Sự thay đổi độ bão hòa nước theo chiều sâu

Một phần của tài liệu Luận Văn Đánh giá thông số vỉa chứa tầng chứa Trias sớm, mỏ X, bồn trũng Oued Mya Algeria (Trang 88)

Độ bão hòa nƣớc là tham số hết sức quan trọng phản ánh tính chất và tham gia vào quá trình đánh giá khả năng chứa của các tầng chứa, nó cho biết phần nƣớc chiếm chỗ lấp đầy trong các lỗ rỗng của vỉa chứa từ đó ta có thể suy ra độ bão hòa dầu khí có trong vỉa. Từ kết quả minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan ta cũng có bảng tổng hợp thể hiện sự thay đổi độ bão hòa nƣớc theo chiều sâu nhƣ sau.

Bảng 7.4: Phân bố độ bão hòa nƣớc theo chiều sâu

Tầng chứa Độ sâu (m) Độ bão hòa nƣớc (%)

T1B 3671 22.8 T1B 3680 27.2 T1A 3692 28.1 T1B 3697 55 T1B 3698 29 T1A 3699 28.5 T1A 3715 50 T1A 3719 51.4

79

Hình 7.2. Biểu đồ phân bố độ bão hòa nƣớc theo chiều sâu

Nhận xét:

Dựa theo biểu đồ trên thì ta thấy rằng giá trị độ bão hòa nƣớc tăng khi chiều sâu tăng, điều này cho thấy càng xuống sâu thì khả năng hydrocacbon có trong các tập càng nhỏ. Trong khoảng độ sâu từ 3670 m đến 3700 m giá trị độ bão hòa nƣớc khá tốt dao động trong khoảng từ 20 – 30%, cho thấy khả năng chứa hydrocacbon (HC) là tƣơng đối tốt đây là tiền đề quan trọng để xem xét khả năng tiến hành khai thác vỉa. Độ bão hòa nƣớc trung bình của toàn tập T1B ƣớc tính là 29% và của toàn tập T1B ƣớc tính là 28%.

Mối quan hệ độ bão hòa nƣớc và chiều sâu khá chặt chẽ theo phƣơng trình bậc 3. Hệ số tƣơng quan R2 = 0.919 (>0.64) cho nên có thể sử dụng phƣơng trình sau để tính độ rỗng theo chiều sâu:

M = -0.002SW3 + 0.183 SW2 + 0.611SW + 3594

Trong đó: M: là giá trị độ sâu (m) ; SW: là giá trị độ bão hòa nƣớc (%)

Một phần của tài liệu Luận Văn Đánh giá thông số vỉa chứa tầng chứa Trias sớm, mỏ X, bồn trũng Oued Mya Algeria (Trang 88)