1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Đổi mới phương pháp bình giảng thơ trong chương trình THPT

8 402 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 42 KB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP BÌNH GIẢNG THƠ TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT" Bình giảng văn xuôi và bình giảng thơ là kiểu bài thuộc phân môn Làm văn của bộ môn Ngữ văn, cũng là kỹ năng không thể thiếu trong giờ Đọc văn. Trong đó, thể loại thơ chiếm địa vị quan trọng trong chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn từ cấp Tiểu học đến Trung học phổ thông. Việc cảm thụ tác phẩm luôn là một yêu cầu hàng đầu giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm, thẩm thấu được các giá trị Chân, Thiện, Mỹ của cuộc sống và văn chương, bồi đắp và nâng cao tâm hồn. 1.Mục đích đề tài: Đổi mới phương pháp bình giảng thơ trong chương trình THPT nhằm góp phần nhỏ trong việc làm cho môn Văn thật sự là một môn học hứng thú với học sinh và giáo viên, làm giờ dạy đọc hiểu các tác phẩm thơ sinh động và cuốn hút hơn. Về phía giáo viên có thể tự mình hướng dẫn các em học sinh thực hiện các thao tác bình giảng một cách thuần thục và tránh khuôn sáo, phát huy cao độ tính tích cực sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập bộ môn Ngữ Văn. 2.Mô tả giải pháp: 2.1- Thực trạng việc học bình giảng thơ ở trường phổ thông hiện nay: 2.1.1- Thời lượng dành cho các tiết học thơ thường giới hạn trong một tiết học, cá biệt có một tiết phải học cả hai bài thơ. Phần lớn các bài thơ dài mới có thời lượng 2 tiết/bài. Thời lượng dành cho tiết dạy thơ hạn chế, khó phát huy hết các thao tác bình giảng trong tiết dạy. 2.1.2- Thể loại bình giảng thơ thích hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, kích thích óc sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của tuổi học trò. Tuy nhiên, thiên hướng các năm gần đây ngả về phía các bộ môn tự nhiên hơn bộ môn xã hội nên các em không mặn mà với môn Văn. Kỹ năng bình giảng lại là một kỹ năng khó, nhiều em chưa nắm được phương pháp, năng lực cảm thụ yếu. Hạn chế của học sinh tập trung chủ yếu ở sự nghèo nàn về vốn sống, thiếu kiến thức về lịch sử cũng như văn chương. Học sinh không thuộc tác phẩm, không hiểu nội dung cũng như phương pháp tiếp cận văn bản thơ, vì vậy thường bình tán, suy diễn chủ quan vô căn cứ. 2.2- Nội dung giải pháp: 2.2.1 Chuẩn bị tư liệu Để bình giảng tốt một tác phẩm thơ, khâu quan trọng là chuẩn bị tư liệu, càng có nhiều cách tiếp cận, người giáo viên càng có nhiều cảm hứng và hướng xử lý văn bản, chọn lọc được chi tiết bình giảng đắt giá. Internet là công cụ hỗ trợ hiệu quả để tham khảo các nguồn bài bình giảng, các bản ghi âm giọng đọc, giọng ngâm, các bài bình giảng hay xung quanh tác phẩm ở trên mạng toàn cầu. Do vậy, giáo viên thành thục thao tác tra cứu trên mạng, sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian. 2.2.2 Đọc văn bản Với văn bản thơ cần đọc đi đọc lại theo nhiều cách khác nhau, từ đọc thầm đến đọc diễn cảm để chọn ra cách đọc đúng tinh thần văn bản nhất. Nhiều giáo viên không chú ý khâu đọc, không thuộc văn bản, lệ thuộc vào sách giáo khoa nên không tránh khỏi lúng túng khi diễn đạt cũng như bình vào chi tiết không chính xác. Thực tế cho thấy việc đọc rõ ràng, chính xác và truyền cảm một bài thơ trên lớp sẽ giúp ích rất nhiều cho giáo viên truyền thụ cảm xúc vào bài giảng, tạo hứng thú cho các em cùng khám phá cái hay cái đẹp của tác phẩm. 2.2.3 Bình giảng trên lớp Thao tác bình giảng trên lớp tỏ ra có ưu thế hơn so với phương pháp phân tích, diễn giảng theo lối truyền thống. Trước kia, giáo viên thường phải “làm thay” việc cảm thụ tác phẩm cho học sinh, cách dạy ấy không tránh khỏi những áp đặt mà học sinh cũng không dám phát biểu tranh luận với giáo viên. Còn dạy theo phương pháp bình giảng, theo tôi cần phải tạo môi trường thân thiện, hướng học sinh cùng tham gia cảm thụ tác phẩm theo định hướng và những gợi ý từ giáo viên. Các thao tác cơ bản: - Nhấn mạnh vào các trọng tâm cần khai thác trong bài thơ - Xây dựng lại hệ thống câu hỏi theo hướng bình giảng, bám sát những đặc trưng thể loại của tác phẩm. Trong khâu này, giáo viên cần khuyến khích học sinh mạnh dạn phát biểu suy nghĩ riêng của bản thân, trên cơ sở chỉ định ngẫu nhiên học sinh phát biểu ý kiến (không theo cách truyền thống lâu nay là chờ học sinh giơ tay phát biểu, sẽ chỉ có một nhóm nhỏ làm việc trong khi phần lớn không chú ý vào bài!). Giáo viên cũng hình dung được cách tiếp cận của học sinh để điều chỉnh, định hướng kịp thời. -Chọn lọc những ý thơ, đoạn thơ trọng tâm bình giảng mẫu, sau đó yêu cầu học sinh dựa vào cách trình bày, diễn đạt của giáo viên để bình giảng các đoạn thơ, ý thơ tương tự. - Giáo viên hệ thống hoá, chốt lại những trọng tâm. Giáo viên phải nắm chắc kết cấu tác phẩm, chọn lọc được những từ ngữ, hình ảnh đắt giá, đúng trọng tâm để bình thật trúng ý, vừa mang tính bao quát vừa thể hiện chiều sâu trong bài giảng. 2.2.4 Viết bài bình giảng Khả năng viết bài bình giảng của giáo viên còn làm tăng sức thuyết phục đối với học sinh về cách thức tiếp cận, cảm thụ tác phẩm theo nhiều hướng khác nhau. Đồng thời giúp học sinh nhận thức sự khác biệt giữa cách diễn đạt bình giảng dạng nói với cách diễn đạt bình giảng dạng viết. Để làm tốt điều này, cần phải trải qua hai khâu chính: + Xây dựng đề cương bình giảng: xác định đúng trọng tâm bình giảng, định hướng tiếp cận văn bản, theo hướng Tổng – Phân - Hợp. Trong đó: - Phần Tổng: xác định đặc điểm đề tài, cảm hứng chủ đạo. So sánh những cách hiểu quen thuộc về bài thơ trước đây, từ đó đề xuất hướng tiếp cận phù hợp, có thể tiếp thu và phát triển, bổ sung hoàn chỉnh ý cần bình giảng. - Phần Phân: chia nội dung bình giảng thành nhiều khía cạnh nhỏ, dựa trên định hướng ở phần Tổng. Bám sát các tiêu chí về ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ, khai thác lối diễn đạt độc đáo của tác giả. Phân đoạn bình giảng trên cơ sở chọn lọc chi tiết đắt giá nhất để chỉ ra vẻ đẹp tiêu biểu trong ý thơ, câu thơ, kết cấu… -Phần Hợp: đánh giá tổng quát, nhấn mạnh vào những khám phá riêng để khái quát giá trị của đoạn thơ được bình giảng. Liên hệ mở rộng làm rõ tư tưởng, phong cách của tác giả và chỉ ra những đóng góp nâng cao giá trị của tác phẩm. + Viết bài bình giảng thơ: Công việc này phục vụ trực tiếp việc giảng dạy, giúp học sinh nắm được các thao tác làm bài trong khuôn khổ nhà trường, có thể vận dụng phương pháp bình giảng theo cảm nhận của chính các em. Điều quan trọng nhất là phải tìm ra được tác phẩm tâm đắc thật sự, chọn lựa phương pháp diễn đạt thể hiện được cách cảm, cách đánh giá của bản thân. Cần chú trọng đáp ứng các yêu cầu sau: -Bảo đảm truyền đạt các ý trọng tâm trong bài giảng theo định hướng chuẩn kiến thức cần đạt của bài. -Linh hoạt trong cách diễn đạt, cần chọn lọc được những chi tiết trọng tâm của tác phẩm để viết bình giảng. Các ý bình giảng phải thể hiện được sự tìm tòi thật sự của giáo viên, không rập khuôn lối diễn đạt trong các bài văn mẫu, bài tham khảo trong các tài liệu của người khác. -Giáo viên cần đầu tư chọn lọc từ ngữ diễn đạt “trúng” ý, tạo được ấn tượng và cảm xúc mạnh đối với học sinh. Điều này đòi hỏi chính người giáo viên phải trau dồi vốn từ, năng lực diễn đạt đa dạng, tránh theo lối mòn câu chữ có sẵn, dễ dãi thiếu sự đầu tư. Sau quá trình viết xong một bài bình giảng luôn luôn phải có kiểm định bằng phép thử - sai để điều chỉnh các ý bình giảng cho phù hợp. Viết bài bình thơ: Đây là khâu bổ sung kỹ năng, kỹ xảo cho chính giáo viên, nhằm tự kiểm tra năng lực cảm thụ của bản thân, phát hiện những chi tiết đắt giá trong văn bản thơ, luyện tập phương pháp diễn đạt. Có thể thực hiện bằng cách rút gọn văn bản bình giảng hoặc viết bài bình thơ độc lập. Giáo viên cần có sổ ghi chép để tập bình những ý thơ, đoạn thơ mình tâm đắc nhất trong bài giảng, nhằm tích lũy và bổ sung làm phong phú thêm bài bình giảng cho học sinh. 2.2.5 Đổi mới việc kiểm tra đánh giá học sinh Kiểm tra trên lớp: đổi mới cách ra đề theo hướng kích thích hứng thú của học sinh, tạo điều kiện cho các em phát triển cảm xúc và kỹ năng diễn đạt ý, tăng cường chất văn cho đoạn nghị luận, bài nghị luận. Bài viết về nhà: phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, hạn chế tối đa việc sao chép các tài liệu tham khảo có sẵn. Một trong những biện pháp hạn chế việc sao chép mẫu của học sinh là yêu cầu các em lập dàn ý trước khi viết bài, khi nộp bài đồng thời với nộp dàn ý sẽ tập cho học sinh có thói quen tìm tòi, xây dựng hệ thống lập luận của riêng mình và hạn chế sự trùng lặp ý tưởng, lời văn, rập khuôn theo tài liệu có sẵn. 3.Khả năng áp dụng: Nắm vững nguyên tắc bình giảng thơ, vận dụng thành thục kỹ năng bình giảng là yêu cầu không thể thiếu đối với giáo viên dạy Văn trong nhà trường phổ thông. Vì vậy mỗi giáo viên cần tự trau dồi nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng bình giảng. Vận dụng bình giảng thơ một cách hợp lý sẽ giúp giờ học trở nên sinh động, môn Văn có sức cuốn hút và phát huy được tính tích cực chủ động trong giờ học môn Văn của cả giáo viên và học sinh. Bình giảng thơ là công việc khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân giáo viên để tự nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện năng lực tiếp nhận và cảm thụ văn chương nói chung và thể loại thơ nói riêng. Bình giảng thơ góp phần nâng cao tâm hồn và nhận thức của học sinh, hướng các em vào suy nghĩ sâu sắc về các sự vật hiện tượng trong đời sống được phản chiếu trong thơ . Không những thế, bình giảng còn giúp các em rèn luyện các thao tác phân tích bình giảng thơ, phát huy năng lực liên tưởng, có khả năng quan sát và phát hiện những vẻ đẹp Chân - Thiện - Mỹ của cuộc sống và văn chương. Qua đó cũng có thể phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có chất văn, có năng khiếu trở thành học sinh giỏi môn Ngữ văn. 4.Hiệu quả của phương pháp: Những kinh nghiệm của bản thân được nêu ra trong đề tài này đã được vận dụng trong quá trình dạy học trên lớp, bồi dưỡng học sinh giỏi, viết sách bồi dưỡng nâng cao Ngữ văn, tạo được hứng thú học tập cho các em và đã có nhiều học sinh thành công trong các kỳ thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp phổ thông. Chỉ tính riêng trong năm học 2008 – 2009, ở bốn lớp 12 và 2 lớp 11 theo Ban Khoa học tự nhiên mà tôi dạy tại trường, phần kiểm tra về thơ của các em luôn đạt điểm khá giỏi từ 75 – 85%. Trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển quốc gia, tôi được phân công giảng dạy phần thơ ở chương trình lớp 11, vận dụng phương pháp này có hiệu quả. Khi các em làm bài thi quốc gia có đề phân tích, so sánh hai tác phẩm thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương và “Sóng” của Xuân Quỳnh, tất cả các thành viên đội tuyển đều làm tốt, vì vậy đã góp phần thành công chung cho môn Văn với 100% đạt giải (3 giải Ba, 3 giải khuyến khích) . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP BÌNH GIẢNG THƠ TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT& quot; Bình giảng văn xuôi và bình giảng thơ là kiểu bài thuộc phân môn Làm văn của bộ. Thiện, Mỹ của cuộc sống và văn chương, bồi đắp và nâng cao tâm hồn. 1.Mục đích đề tài: Đổi mới phương pháp bình giảng thơ trong chương trình THPT nhằm góp phần nhỏ trong việc làm cho môn Văn thật. bài thơ. Phần lớn các bài thơ dài mới có thời lượng 2 tiết/bài. Thời lượng dành cho tiết dạy thơ hạn chế, khó phát huy hết các thao tác bình giảng trong tiết dạy. 2.1.2- Thể loại bình giảng thơ

Ngày đăng: 23/04/2015, 07:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w