Đó cũng là những con người có ham muốn đem tài trí của mình để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Từ mục tiêu tổng quát trên đã được cụ thể hóa bằng ba phương diện: M
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG I: LỜI MỞ ĐẦU:
1 Vai trò của bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THCS 2
2 Tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học trong
giảng dạy Ngữ văn 3
3 Đổi mới phương pháp giáo dục trong giảng dạy Tiếng Việt khối 7 3
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1 Nhận thức luận của Lê-nin 4
2 Phương pháp dạy học Tiếng Việt 4
3 Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh THCS 7
CHƯƠNG III: DẪN CHỨNG MINH HỌA
1 Kết hợp linh hoạt các phương pháp trong giờ dạy Tiếng Việt 7 9
2 Sử dụng thủ pháp so sánh, đối chiếu trong giờ dạy Tiếng Việt 7 15
3 Đổi mới phương pháp dạy học trong phần củng cố của giờ dạy Tiếng Việt 17
4 Xây dựng bản đồ tư duy trong giờ dạy Tiếng Việt 7 22
5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ dạy Tiếng Việt 7 26
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Trang 21 Vai trò của bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THCS:
Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội được tích hợp từ baphân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn trước đây Đây là một bộ môn cóvai trò quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh Đồng thời,môn Ngữ văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ Điều ấy có nghĩa là giữamôn Ngữ văn và các môn học khác có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Việc học tậptốt môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác vàngược lại, các môn khác cũng góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn Vị trí đó đãđịnh hướng cho việc đề ra mục tiêu tổng quát của môn Ngữ văn như sau:
“Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường Trung học cơ sở; góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ hoặc ra đời, hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bè bạn; có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác Đó là những con người có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân thiện mĩ trong nghệ thuật trước hết là văn học, có năng lực thực hành, và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy, giao tiếp Đó cũng là những con người có ham muốn đem tài trí của mình để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Từ mục tiêu tổng quát trên đã được cụ thể hóa bằng ba phương diện: Môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở nhằm giúp học sinh:
- Về kiến thức: Có những kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại về văn học và TiếngViệt, bao gồm: kiến thức về những tác phẩm, đoạn trích tiêu biểu cho một số thểloại cơ bản của văn học Việt Nam và một số tác phẩm, trích đoạn của văn học nước
Trang 3ngoài; kiến thức sơ giản về lịch sử văn học và một số khái niệm lí luận văn họcthông dụng; kiến thức về các đơn vị tiêu biểu của Tiếng Việt (đặc điểm và các quytác sử dụng); kiến thức về các loại văn bản (đặc điểm, cách thức tiếp nhận, tạo lập)
- Về kĩ năng: Hình thành và phát triển năng lực ngữ văn bao gồm:
+ Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện ở bốn kĩ năng cơ bản (đọc, viết, nghe,nói)
+ Năng lực tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ
+ Năng lực tự học
+ Năng lực thực hành, ứng dụng
- Về thái độ: Có tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa; tình yêu gia đình, thiênnhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập tự cường, lí tưởng xã hội chủnghĩa; tinh thần dân chủ nhân văn; ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghịvà hợp tác quốc tế; ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc vànhân loại
2 Tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp trong giảng dạy Ngữ văn:
Với đặc thù như trên của môn Ngữ văn, việc đổi mới phương pháp dạy họcnhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là rất cần thiết Và đó cũng lànhiện vụ tất yếu của người giáo viên ở thế kỉ XXI - thế kỉ của tri thức, trí tuệ, củathời đại bùng nổ công nghệ thông tin Đồng thời, đổi mới phương pháp dạy học làmột trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2011-2012 và những năm tiếptheo Do đó, trong nhà trường Trung học cơ sở hiện nay, người giáo viên không chỉ
có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản mà còn phải biết pháthuy hết tính tích cực, tự học, tự sáng tạo và khả năng say mê tự tin trong học tậpcủa học sinh Làm tốt được điều đó, người giáo viên sẽ định hướng vững vàng conđường làm chủ nhân tương lai của thế hệ trẻ Việt Nam Vì thế cùng với giáo viên,học sinh cũng sẽ đóng vai trò là người nghiên cứu biết nêu ra những giả thuyết và
Trang 4thực hiện phương án giải quyết để thực hiện các phương án giải quyết của mình,đồng thời biết mạnh dạn trình bày quan điểm của mình trước lớp bằng những lí lẽkhoa học, tự tìm ra những tri thức mới dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo và điều khiểncủa giáo viên Điều đó chỉ trở thành sự thật nếu người giáo viên thực hiện đổi mớiphương pháp dạy học vào thực tế giảng dạy.
Việc đổi mới phương pháp dạy học trong giờ dạy Ngữ văn nhằm mục đích
đa dạng hóa các phương pháp dạy học, dựa trên quan điểm lấy học sinh làm trungtâm, từ đó nâng cao chất lượng giờ học và khả năng làm việc độc lập của học sinh.Đồng thời, giáo viên và học sinh có thể sử dụng linh hoạt hiệu quả nhiều phươngpháp dạy học nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm của từng phương pháp
Từ đó bài giảng sẽ trở lên phong phú và thú vị hơn Nhờ đổi mới phương pháp dạyhọc mà nhiều phần kiến thức Ngữ văn được gợi mở, được minh họa sinh động, do
đó học sinh dễ hình dung, dễ tưởng tượng, nắm bắt Từ đó, tính thực tiễn của mỗibài học được nâng cao rõ ràng Việc đổi mới phương pháp dạy học trong bài giảngcũng góp phần tăng thêm hứng thú học tập và lòng yêu thích bộ môn trong số đônghọc sinh của trường
3 Đổi mới phương pháp dạy học trong giảng dạy Tiếng Việt khối 7:
Bằng sự nỗ lực, cố gắng của cả cô và trò trong công tác giảng dạy và họctập phân môn Tiếng Việt khối 7, bước đầu tôi đã thu được nhiều kết quả khả quan.Với sự kết hợp có lựa chọn phương pháp dạy học trong từng bài giảng bản thân tôi
đã rút ra một số bài học kinh nghiệm về việc ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠYHỌC TRONG GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI TIẾNG VIỆT KHỐI 7 Tôi xin đónggóp phần kinh nghiệm nhỏ bé của mình mong các đồng nghiệp cùng tham khảo, bổsung và giúp đỡ tôi hoàn thiện hơn đề tài này
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TÂM LÝ
Trang 51 Nhận thức luận của Lê-nin:
Trong nhận thức luận của mình, Lê-nin đã chỉ ra con đường nhận thức chân
lý của con người:
“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng trở
về thực tiễn, đó là con đường biện chứng để nhận thức thế giới khách quan.”
Từ đó ta có thể thấy và mối quan hệ khăng khít giữa nhận thức và thực
tiễn Từ sự tiếp xúc với các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan thông quacác giác quan, con người có được những hình ảnh, các khái niệm ban đầu về sự vậthiện tượng đó Bộ não phân tích, phán đoán chỉ ra các thuộc tính bản chất của sựvật, hiện tượng (ta gọi đó là sự nhận thức) Phán đoán của con người đúng hay sai,thực tiễn chính là câu trả lời, là đáp án kiểm tra sự trung thực, chính xác nhận thứccủa con người Từ đó, có thể nói mọi khoa học đều là kết quả nhận thức của conngười trong quá trình hoạt động thực tiễn Vì thế, trong mỗi giờ dạy Ngữ văn, tôithất cần phải cho học sinh tiếp xúc với những đơn vị kiến thức bắt đầu từ sự quansát thực tế
Vậy những đơn vị kiến thức của bộ môn Ngữ văn xuất phát từ đâu? Chúngxuất phát từ chính kênh chữ trong sách giáo khoa Ở giờ Văn học chính là quá trìnhhọc sinh tiếp xúc với văn bản, tác phẩm văn chương Ở giờ Tiếng Việt chính làkênh chữ, là hệ thống ví dụ, bài tập minh họa trong sách giáo khoa Ở giờ Tập làmvăn đó chính là hệ thống ví dụ mẫu, bài tập trong sách giáo khoa Tất nhiên tất cảphần kênh chữ này trong sách giáo khoa không tách rời với thực tế cuộc sống đangdiễn ra xung quanh chúng ta bởi văn chương là hình dung của sự sống muôn hìnhvạn trạng Tôi dựa vào những phương pháp giảng dạy đặc thù bộ môn, dựa vàomục tiêu của bài học và những tiến bộ của công nghệ thông tin để ứng dụng vào bàigiảng giúp học sinh tiếp cận tri thức một cách dễ hiểu, nhanh chóng và sâu đậm
Trang 6Chính điều đó sẽ giúp học sinh thêm yêu thích bộ môn hơn Đó cũng chính là đíchmà nền giáo dục hiện đại đang hướng tới một cách toàn diện.
2 Phương pháp dạy học Tiếng Việt.
Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức làm việc phối hợp thống
nhất của thầy và trò (trong đó thầy đóng vai trò chủ đạo, đóng vai trò tích cực chủđộng) nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học Như vậy, phương pháp dạy học baogồm cả phương pháp dạy và phương pháp học
Phương pháp dạy là cách thức giáo viên trình bày tri thức, tổ chức và kiểm
tra hoạt động nhận thức và thực tiễn của học sinh nhằm đạt được các nhiệm vụ dạyhọc Theo quan điểm của công nghệ dạy học, phương pháp dạy học là phương phápthiết kế và góp phần thi công quá trình dạy học của người giáo viên
Phương pháp học là cách tiếp thu, tự tổ chức và kiểm tra hoạt động nhận
thức và thực tiễn của học sinh nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy học Cũng có thểnói phương pháp học là cách thức tự thiết kế và thi công quá trình học tập của mỗingười học sinh nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy học
Mỗi phương pháp thường gồm các yếu tố sau đây:
- Mục đích định trước
- Hệ thống những hành động liên tiếp tương ứng
- Phương pháp hành động (ngôn ngữ, thao tác…)
- Quá trình biến đổi của đối tượng bị tác động
- Kết quả thực tế đạt được
Nói tóm lại “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động và tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học của người học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”
Những năm gần đây, trong thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX, ở nước ngoàicũng như ở Việt Nam xuất hiện một quan điểm, tư tưởng, một cách tiếp cận mới
Trang 7về hoạt động dạy và học Đó chính là quan điểm “dạy học lấy học sinh làm trung
tâm” Hay còn gọi là “dạy học tập trung vào người học” Các thuật ngữ này đều có
chung một nội hàm là nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của người học trong quátrình dạy học (khác với quan điểm, cách tiếp cận truyền thống là nhấn mạnh hoạtđộng dạy và vai trò của người dạy)
Nhóm phương pháp lấy học sinh làm trung tâm bao gồm các phương phápcoi toàn bộ quá trình dạy học đều hướng vào nhu cầu, khả năng, hứng thú học tậpcủa học sinh Mục đích chính là nhằm phát huy ở học sinh năng lực tư duy, khảnăng độc lập tìm cách giải quyết khó khăn trong quá trình lĩnh hội tri thức Giáoviên có nhiệm vụ giúp đỡ học sinh tìm ra tri thức mới bằng cách tạo tình huống vàhướng dẫn học sinh cách giải quyết vấn đề như: cung cấp tài liệu cần thiết, giúp họnhận thức, lập giả thiết và thử nghiệm các giả thiết để rút ra kết luận
Đối với phần Tiếng Việt thuộc môn Ngữ văn, do đặc thù của bộ môn baogồm những tri thức về ngành ngôn ngữ học (nghiên cứu về ngôn ngữ nói chung vàTiếng Việt nói riêng, tức là cung cấp cho học sinh những khái niệm cơ bản về ngônngữ học nhằm tạo tiền đề cho sự ý thức hóa, tự giác hóa việc sử dụng tiếng Việt ởhọc sinh) Đồng thời, giờ dạy Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh các kiến thức
về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và cách sử dụng chúng trong đời sống hàng ngàyqua hoạt động của cá nhân và xã hội Nói tóm lại, nội dung dạy học và học TiếngViệt bao gồm cả lí thuyết và thực hành về ngôn ngữ nói chung, về Tiếng Việt nóiriêng Trong đó nổi bật hơn cả là Tiếng Việt với tư cách là một công cụ giao tiếpbằng tư duy, là hệ thống các kĩ năng hoạt động giao tiếp bằng Tiếng Việt
Chính vì lẽ đó mà trong việc giảng dạy Tiếng Việt, người ta thường sử dụngchủ yếu bốn phương pháp, được coi là đặc trưng của bộ môn như sau:
- Phương pháp thông báo - giải thích: Thầy giáo dùng lời nói của mình để giải
thích minh họa các tri thức mới Phương pháp này thường được áp dụng trong giờTiếng Việt khi dạy các tri thức lí thuyết mới
Trang 8- Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Là phương pháp đi từ việc quan sát, phân
tích các hiện tượng ngôn ngữ theo chủ đề nhất định và tìm ra các dấu hiệu đặctrưng của hiện tượng ấy Nó gồm các thao tác cơ bản sau:
+ Phân tích – phát hiện: Trên cơ sở các tài liệu mẫu thầy giáo sử dụng các câu hỏi
định hướng để học sinh quan sát, so sánh, đối chiếu tìm ra các nét đặc trưng cơ bảncủa khái niệm và quy tắc mới
+ Phân tích - chứng minh: là thao tác nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức mới đã
học để hình thành kĩ năng cụ thể
+ Phân tích – phán đoán: là thao tác không yêu cầu học sinh tái hiện lại các định
nghĩa, quy tắc mà cần phải nhận diện ngay các hiện tượng ngôn ngữ đã học
+ Phân tích - tổng hợp: là thao tác nhằm hướng đến mục đích cuối cùng, bước cao
nhất của quá trình phân tích: hướng học sinh sử dụng hiện tương ngôn ngữ vào hoạtđộng giao tiếp
- Phương pháp rèn luyện theo mẫu: là phương pháp mà thầy giáo chọn và giới
thiệu các mẫu hoạt động ngôn ngữ rồi hướng dẫn học sinh phân tích để hiểu và nắmvững cơ chế của chúng và bắt chước theo mẫu đó một cách sáng tạo vào lời nói củamình
- Phương pháp giao tiếp: hướng học sinh vận dụng lí thuyết được học vào thực
hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp, có chú ý đến đặc điểm và các nhân tốtham gia vào hoạt động giao tiếp Phương pháp này có thể áp dụng khi dạy học từngữ, câu
Các phương pháp trên thường được sử dụng trong giờ dạy Tiếng Việt kếthợp với năm thủ pháp sau:
- Phân tích và tổng hợp: Trước một tài liệu ngôn ngữ, học sinh phải phân tích ra
các phương diện từ đó chỉ ra mối quan hệ giữa cac phương diện với nhau Thủ phápnày thường được áp dụng trong phương pháp thông báo - giải thích, phân tích ngônngữ, rèn luyện theo mẫu và cả phương pháp giao tiếp
Trang 9- So sánh, đối chiếu: để phân biệt hiện tượng khái niệm này với hiện tượng khái
niệm khác Đây là thủ pháp quan trọng, thường dùng nhất trong tất cả các phươngpháp dạy học Tiếng Việt
- Khái quát hoá: là thao tác tư duy nhằm rút ra những đặc điểm bản chất nhất của
nhiều hiện tượng được phân tích.Thủ pháp này thường được sử dụng sử dụng chophương pháp thông báo giải thích và phương pháp phân tích ngôn ngữ
- Quy loại và phân loại: Quy loại là việc đưa các hiện tượng ngôn ngữ vào các
nhóm thích hợp Sự phân loại là việc đưa các hiện tượng ngôn ngữ thành các nhómđưa vào sự giống nhau và khác nhau của chúng Thủ pháp này thường được ứngdụng trong phương pháp thông báo giải thích, phương pháp phân tích ngôn ngữtrong giờ lí thuyết hay thực hành
- Tạo tình huống có vấn đề: Tình hướng có vấn đề là tình huống nảy su=inh trong
quá trình học tập, kích thích nhu cầu nhận thức của học sinh khiến học sinh phảichủ động tìm tòi khám phá ra kiến thức mới Trong giờ Tiếng Việt, giáo viên cungcấp những tài liệu ngôn ngữ để các em quan sát Về phía học sinh sau khi quan sát,các em tự phân tích, so sánh và rút ra những kết luận cần thiết, sau đó phát biểuđịnh nghĩa, quy tắc
Có bốn hình thức thể hiện của phương pháp dạy học Tiếng Việt như sau:
- Hình thức diễn giảng
- Hình thức đàm thoại
- Hình thức đọc sách giáo khoa
- Hình thức làm bài tập Tiếng Việt
Tuy nhiên, mỗi phương pháp, thủ pháp đều có những nét đặc thù, chỗ mạnh vàchỗ yếu của nó Vì thế trong mỗi giờ giảng dạy Tiếng Việt 7, tôi linh hoạt kết hợpcác nhóm phương pháp đặc trưng của bộ môn vận dụng vào bài giảng để làm saocho giờ học đạt kết quả tối ưu nhất Tôi nhận thấy khi người giáo viên thực hiện đổimới phương pháp dạy học và kết hợp với công nghệ thông tin trong giảng dạy thìbài giảng sẽ có rất nhiều ưu điểm:
Trang 10- Giúp cho giờ học trở nên phong phú, linh hoạt, không bị đơn điệu bởi mộtphương pháp Từ đó tạo hứng thú, tình cảm yêu thích của học sinh dành cho
bộ môn
- Thông qua hệ thống câu hỏi và phiếu bài tập giáo viên có thể gợi mở,hướng dẫn cho học sinh cách tìm hiểu các kiến thức của bài theo hình thứcnhóm, cá nhân hay cặp rồi cho các em tự trình bày ý kiến của mình, củanhớm mình Chính điều này sẽ tạo nên tính tích cực chủ động của học sinhtrong giờ học, góp phần thực hiện mục tiêu dạy học hướng vào người học,lấy học sinh làm trung tâm
- Bài giảng đánh đúng vào tâm lí lứa tuổi của các em học sinh Trung học cơ
sở ưa hoạt động, thích tìm hiểu và tò mò nên việc cho các em tự nghiên cứu,tìm tòi kiến thức từ kênh chữ, kênh hình trong sách giáo khoa, tư liệu quasách, báo, mạng internet sẽ gây hứng thú cho học sinh
- Đồng thời việc đổi mới phương pháp dạy học trong giờ Tiếng Việt có kếthợp với sử dụng công nghệ thông tin trong giờ học thì người giáo viên có thểthiết kế giáo án điện tử với nhiều trò chơi hấp dẫn giúp các em vừa được học,vừa được vui chơi, giảm căng thẳng Các slide trình chiếu trên máy tính điện
tử có thể sử dụng các hiệu ứng, màu sắc hấp dẫn lôi cuốn thu hút học sinhvào bài học
Ngoài ra, việc đổi mới phương pháp dạy học trong giờ dạy Tiếng Việt, tôicòn nhằm mục đích gợi mở, hướng dẫn học sinh để các em tiếp thu kiến thức ở bamức độ sau:
- Tái hiện kiến thức
- Phát hiện kiến thức mới
- Sử dụng vốn kiến thứcđã học làm giàu thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ
để các em áp dụng trong lời nói hàng ngày và bài viết của mình
3 Đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh Trung học cơ sở:
Trang 11
Học sinh ở trờng THCS chủ yếu nằm trong độ tuổi 12 - 15 Độ tuổi này họcsinh đang ở trong giai đoạn dậy thì và chuẩn bị trở thành người lớn Các em thớch tựlập, thích bắt chớc, không muốn ngời khác coi mình là trẻ con nữa Khả năng trigiác sự việc của học sinh phát triển rất mạnh Nó thể hiện ở chỗ học sinh đã có khảnăng đặt ra cho mình mục đích, kế hoạch nhiệm vụ quan sát và biết phân tích tổnghợp đối tợng tri giác có chủ định Đặc biệt, có học sinh có thể tri giác phân biệt sựviệc một cách tinh tế, sâu sắc và bao quát Nắm đợc tâm lí của học sinh ở độ tuổinày để ngời thầy hiểu và giúp học sinh phân biệt đợc cái hay, cái đẹp, phân biệt đợcyêu ghét một cách rõ ràng Từ đó, học sinh sẽ nhìn nhận - đánh giá vấn đề một cách
đúng mực và chuẩn xác cao
Trang 12CHƯƠNG III: DẪN CHỨNG MINH HOẠ
Chương trình Tiếng Việt ở khối 7 có nội dung gồm những kiến thức về từ
vựng, trong đó có các hiểu biết về từ ghép, từ láy, từ Hán Việt, các lỗi thường gặp
về dùng từ và cách sửa lỗi Đồng thời, chương trình cũng nhằm cung cấp cho họcsinh những kiến thức ngữ pháp như khái niệm và cách sử dụng các từ loại như đại
từ, quan hệ từ; ngữ (thành ngữ); câu (câu đặc biệt, câu rút gọn, câu chủ động, câu bịđộng, thêm trạng ngữ cho câu, dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu); một số dấuthường sử dụng trong câu như dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang vàcác biện pháp tu từ nghệ thuật như chơi chữ, điệp ngữ, liệt kê Từ đó, ta có thể thấychương trình Tiếng Việt khối 7 gồm một khối lượng kiến thức khá phong phú, gắn
bó mật thiết với lời ăn tiếng nói hàng ngày trong ngôn ngữ sinh hoạt của cộngđồng, đồng thời nó giúp học sinh nâng cao hiểu biết về ngôn ngữ, hướng dẫn chocách viết trong đoạn văn, bài văn thêm sinh động, chỉ cho các em thấy được cái haycái đẹp của ngôn từ trong các tác phẩm văn chương Mục tiêu ấy là nhiệm vụ bắtbuộc đối với người giáo viên trong mỗi tiết giảng dạy Tiếng Việt 7 song có thể nóilàm được điều ấy là không phải dễ Bản thân là một giáo viên còn trẻ nên tôi luôn
cố gắng tìm tòi học hỏi thêm ở các đồng nghiệp qua mỗi buổi dự giờ hay sinh hoạtnhóm chuyên môn để tích luỹ cho mình thêm nhiều kinh nghiệm giảng dạy TiếngViệt Mục đích của tôi là làm sao sau mỗi giờ dạy, học sinh nắm chắc được kiênthức, thêm say mê, yêu thích bộ môn này Vì thế tuỳ theo mục tiêu cần đạt và nộidung của từng bài mà tôi linh hoạt áp dụng kết hợp các phương pháp dạy học khácnhau, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Tôi mạnh dạn trình bày kinh
Trang 13nghiệm mà mình đã làm và thu được những hiệu quả nhất định trong quá trình côngtác.
1 Kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học trong giảng dạy Tiếng Việt khối 7:
Đặc trưng của phân môn Tiếng Việt bao gồm hai bộ phận: tri thức về ngônngữ học như một ngành khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ và tri thức về Tiếng Việtvới tư cách là công cụ giao tiếp xã hội Những tri thức này sẽ cung cấp cho học sinhnhững kiến thức về ngôn ngữ để hiểu Tiếng Việt và các ngôn ngữ khác được họctrong nhà trường, đồng thời là các kiến thức về cách sử dụng Tiếng Việt trong giaotiếp hàng ngày và các sản phẩm được tạo ra trong quá trình đó Hơn nữa mỗiphương pháp dạy học đặc trưng của giừo Tiếng Việt đề có những ưu điểm vànhược điểm riêng Từ đặc trưng ấy của Tiếng Việt và những ưu nhược điểm củacác phương pháp dạy học nên trong giảng dạy, tôi đã linh hoạt kết hợp các phươngpháp dạy học với nhau Nó nhằm giúp thực hiện được mục tiêu cần đạt của bài học,phát huy ưu điểm thế mạnh của từng phương pháp
a Phương pháp thông báo giải thích:
Đầu tiên, tôi thường sử dụng phương pháp thông báo - giải thích tronggiờ dạy Tiếng Việt 7 Đây là phương pháp truyền thống mà người thầy giáo dùnglời nói của mình để giải thích, minh hoạ các tri thức mới, còn học sinh chú ý lắngnghe, suy nghĩ và tiếp nhận những tri thức đó Phương pháp này có thể áp dụng đểdạy học các tri thức lí thuyết mới,cũng có thể để giới thiệu các phương thức hoạtđộng mẫu để thực hiện một nhiệm vụ nào đó Ví dụ như khi giáo viên dẫn dắt họcsinh vào bài mới hoặc khi hướng dẫn các em cách làm bài tập Chẳng hạn như khi
giới thiệu bài “Từ đồng nghĩa”, tôi sử dụng phương pháp thông báo giải thích để
dẫn dắt các em:
Trang 14Tiếng Việt ta rất phong phú và đa dạng Cùng biểu thị một nội dung ý nghĩa
có rất nhiều từ khác nhau để ta chọn lựa Vậy hệ thống những từ mang chung một
ý nghĩa được gọi là gì? Có những loại nào? Ta cần lưu ý gì khi sử dụng chúng Cô trò ta sẽ tìm lời giải đáp trong bài học hôm nay.
Hay như trong bài “Chơi chữ”, tôi hướng dẫn các em cách làm bài tập nhận
diện lối chơi chữ trong bài thơ tỏ lòng cảm ơn của Bác Hồ (bài 4, sách giáo khoaNgữ văn 7 tập 2, trang 166):
Cảm ơn bà biếu gói cam Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?”
Tôi dùng phương pháp thông báo - giải thích để hướng dẫn học sinh Tôi dặn các
em muốn làm được bài tập này thì phải nắm được ý nghĩa của các từ trong bài thơcủa Bác Nếu các em chưa hiểu nghĩa của từ có thể sử dụng từ điển để tra cứu vàchú ý các từ đồng âm trong bài thơ Từ việc hiểu ý nghĩa các từ trong bài thơ, các
em sẽ chỉ ra được Bác Hồ đã sử dụng lối chơi chữ ở từ “cam” Từ “cam” thứ nhất chỉ quả cam Từ “cam” thứ hai mang ý nghĩa chỉ vị ngọt (trong thành ngữ khổ tận
cam lai có nghĩa là hết cay đắng sẽ đến ngọt bùi, qua vất vả, khó khăn sẽ đến hạn
phúc)
Hay như trong bài “Điệp ngữ”, tôi sử dụng phương pháp thông báo - giải
thích khi hướng dẫn cho học sinh khái niệm điệp ngữ Sau khi phân tích ví dụ ở
khổ đầu và khổ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh học sinh chỉ ra được
các từ lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ và tác dụng của việc lặp lại các từ này,tôi diễn giải để chốt lại khái niệm: Việc lặp đi lặp lại nhiều lần một từ, một ngữtrong câu văn, đoạn văn, câu thơ, đoạn thơ một cách có nghệ thuật để làm nổi bật ý,gây cảm xúc mạnh được gọi là điệp ngữ
Vậy là, trong giờ dạy Tiếng Việt nếu như ta biết sử dụng phương phápthông báo giải thích đúng liều lượng thì giờ học ấy rất hiệu quả Nó không những
Trang 15không biến học sinh thành thụ động mà trái lại còn làm thay đổi giờ học, là thời cơ
để cung cấp cho học sinh các mẫu lời nói, những tài liệu ngôn ngữ không thể thiếuđược của phương pháp dạy học theo mẫu, một trong những phương pháp đặc thùcủa giờ dạy Tiếng Việt
b Phương pháp phân tích ngôn ngữ:
Bên cạnh phương pháp thông báo - giải thích thì phương pháp phân tích
ngôn ngữ cũng được tôi kết hợp sử dụng thường xuyên trong giảng dạy các giờ
Tiếng Việt 7 Các thao tác phân tích – phát hiện, phân tích - chứng minh, phân tích– phán đoán, phân tích - tổng hợp của phương pháp này được tôi linh hoạt sử dụng
trong giờ dạy Ví dụ như ở tiết 35 bài “Từ đồng nghĩa”, ở mục I Thế nào là từ
đồng nghĩa tôi dùng lối diễn dịch (đi từ khái niệm sau đó mới xét ví dụ để làm sáng
tỏ khái niệm) để hình thành khái niệm từ đồng nghĩa ở các em Đầu tiên tôi yêu cầucác em nhắc lại khái niệm từ đồng nghĩa đã học ở Tiểu học, sau đó, tôi đưa ra địnhnghĩa hoàn chỉnh:
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau Sau đó, tôi
yêu cầu học sinh đọc lại văn bản dịch thơ “Xa ngắm thác núi Lư” của Tương Như
(gọi một học sinh đọc to trước lớp), yêu cầu các em tìm những từ đồng nghĩa với từ
“rọi” và từ “trông” trong văn bản Các em sẽ chỉ ra đựoc từ “rọi” đồng nghĩa với
chiếu, soi, toả…, còn trông đồng nghĩa với nhìn, ngắm, ngó, liếc… Tôi tiếp tục
dùng phương pháp thông báo, giải thích để giới thiệu với học sinh: Trông là một từ
có nhiều nghĩa Trong văn bản dịch Xa ngắm thác núi Lư của Tương Như “trông”
có nghĩa là nhìn để nhận biết (nét nghĩa thứ nhất) Từ đó, tôi đặt câu hỏi: Ngoài nét
nghĩa đó ra từ trông còn có những nét nghĩa nào khác? Cho ví dụ Qua việc tìm
hiểu sách giáo khoa, học sinh sẽ nêu được từ trông còn có hai nét nghĩa khác:
- Nét nghĩa thứ hai của từ trông: coi sóc, giữ gìn cho yên ổn (ví dụ: trông cháu, trông nhà…) Ở nét nghĩa này từ trông đồng nghĩa với các từ như:
chăm sóc, bảo vệ, coi giữ…
Trang 16- Nét nghĩa thứ ba của từ trông: mong (ví dụ: trông ngóng, trông tin…) Ở nét nghĩa này từ trông đồng nghĩa với từ mong, hi vọng…
Đến đây, tôi diễn giảng bằng lời: Trông là từ có nhiều nghĩa Trong mỗi nhóm nghĩa, từ trông lại đồng nghĩa với nhiều từ Tôi đặt câu hỏi: Ở ví dụ vừa xét, từ
trông thuộc mấy nhóm từ đồng nghĩa? Khi ấy, quan sát lại ví dụ vừa xét, học sinh
sẽ dễ dàng trả lời từ trông thuộc ba nhóm từ đồng nghĩa Vậy là mộit từ nhiều nghĩa như từ trông có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
Tương tự như thế ở mục II Phân loại để hình thành khái niệm Từ đồng
nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn, tôi cũng dùng phương pháp
phân tích ngôn ngữ khi dạy Trước tiên tôi yêu cầu học sinh quan sát hai ví dụ vàchú ý các từ in đậm:
- Ví dụ 1:
Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
(Trần Tuấn Khải)
- Ví dụ 2:
Chim xanh ăn trái xoài xanh
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa (Ca dao)
Sau đó, tôi đặt câu hỏi: So sánh ý nghĩa và sắc thái của từ quả và từ trái? Học sinh
sẽ trả lời được “quả” và “trái” là hai từ giống nhau về ý nghĩa và có sắc thái như
nhau Giáo viên diễn giảng: Những từ có chung ý nghĩa, sắc thái như nhau được gọi
là từ đồng nghĩa hoàn toàn
Tiếp đó, để hình thành khái niệm từ đồng nghĩa không hoàn toàn, tôi yêucầu học sinh quan sát ví dụ, chú ý các từ in đậm:
- Ví dụ 3: Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm
tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.
Trang 17- Ví dụ 4: Công chúa Ha - ba – na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm
trên tay
Tôi đặt câu hỏi: Hai từ bỏ mạng và hi sinh có nghĩa chung là gì? Sắc thái ý nghĩa
của hai từ này có giống nhau không? Sau khi suy nghĩ, học sinh sẽ trả lời được câu hỏi: hai từ “bỏ mạng”, “hi sinh” có nghĩa chung cùng chỉ cái chết nhưng khác nhau về sắc thái Nếu như từ “bỏ mạng” chỉ cái chết vô ích, mang sắc thái khinh bỉ thì từ “hi sinh” lại chỉ cái chết vì nghĩa vụ và lí tưởng cao cả, mang sắc thái trân
trọng, ngợi ca Từ đó, giáo viên giới thiệu: những từ có cùng ý nghĩa nhưng khác
nhau về sắc thái biểu cảm gọi là những từ đồng nghĩa không hoàn toàn
Một ví dụ khác ở tiết 97 bài “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”,
tôi sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ để hình thành khái niệm câu chủđộng, câu bị động ở mục I Ở đây tôi hướng dẫn học sinh hình thành tri thức mớitheo lối quy nạp (qua việc xét phân tích ví dụ để tìm ra kiến thức) Tôi yêu cầu họcsinh quan sát hai ví dụ trong sách giáo khoa:
- Ví dụ 1: Mọi người yêu mến em
- Ví dụ 2: Em được mọi người yêu mến
Sau đó tôi yêu cầu học sinh xác định cấu tạo ngữ pháp của hai câu ví dụ trên Các
em sẽ xác định được chủ ngữ, vị ngữ của câu một cách dễ dàng:
- Ví dụ 1: Mọi người / yêu mến em
Trang 18- Ví dụ 1: Mọi người / yêu mến em.
(Đối tượng của hoạt động )
Từ đó tôi diễn giảng cho học sinh khái niệm câu chủ động, câu bị động:
- Câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người,
vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động) gọi là câu chủ động
- Câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người hay vật khác
hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động) gọi là câu bị động
c Phương pháp rèn luyện theo mẫu:
Ngoài các phương pháp thông báo - giải thích, phương pháp phân tích
ngôn ngữ, trong các giờ dạy Tiếng Việt, tôi còn kết hợp với việc sử dụng phương
pháp rèn luyện theo mẫu Có thể nói quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ
của con người liền với quá trình bắt chước và học tập các mẫu lời nói của ngườikhác trong hoạt động giao tiếp Mô phỏng được coi là phương pháp rèn luyện vàhình thành các kĩ năng thực hành Tiếng Việt nói chung Ở phương pháp này, ngườithầy sẽ lựa chọn và giới thiệu các mẫu hoạt động ngôn ngữ rồi hướng dẫn học sinhphân tích để hiểu và nắm vững cơ chế của chúng và bắt chước mẫu đó một cáchsáng tạo vào lời nói của mình Ví dụ như khi dạy về điệp ngữ và tác dụng của điệp
ngữ, tôi cho học sinh quan sát các khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Tiếng gà
trưa” của Xuân Quỳnh, tìm ra biện pháp điệp ngữ được sử dụng ở từng khổ:
- Khổ thơ đầu:
Trang 19Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ Cục…cục tác cục ta Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ
Học sinh sẽ chỉ ra được từ “nghe” được lặp lại ba lần ở khổ thơ thứ nhất, có tác
dụng nhấn mạnh những cảm xúc sâu xa trong lòng người lính Có đặt âm thanh củatiếng gà nhảy ổ ở một làng quê vào buổi trưa yên ả giữa những năm kháng chiếnchống Mĩ ác liệt ta mới hiểu hết cái xao động trong lòng người lính khi nghe thấy
âm thanh ấy Đối lập với súng đạn, bom dội nơi chiến trường là âm thanh tiếng gàtrưa – âm thanh của cuộc sống rất đỗi bình yên vang lên vào buổi trưa hè ở làngquê yên tĩnh Âm thanh ấy làm xao động không gian, xao động lòng người, làm dịubớt cái nắng trưa gay gắt, xua tan cái mệt mỏi của người lính trên chặng đườnghành quân xa, mang đến cho người lính trẻ những phút giây bình yên và gợi nhớ về
kí ức tuổi thơ bên đàn gà và người bà thân thương của mình Còn ở khổ thơ cuối
bài từ “vì” được lặp lại ba lần có tác dụng chỉ rõ nguyên nhân sâu xa, động lực thúc
đẩy tinh thần chiến đấu của người lính là tình yêu quê hương, xóm làng, lớn hơn
Trang 20hết đó là tình cảm gia đình, nó xuất phát từ tình yêu người bà và những kỉ niệmtrong sáng, hồn hậu của tuổi thơ
Từ đó, tôi yêu cầu học sinh đưa ra một vài ví dụ về nghệ thuật điệp ngữđược sử dụng trong văn, thơ, chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ này trong từngtrường hợp Sau mỗi câu trả lời của học sinh tôi đều mời các bạn khác nhận xét,cuối cùng là sự đánh giá kết luận của cô
c Phương pháp giao tiếp:
Như ta đã biết, chức năng của ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp và mụcđích của dạy và học Tiếng Việt là hình thành và nâng cao khả năng giao tiếp cho
học sinh Phương pháp giao tiếp là phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng lí
thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp Vì thế, tronggiảng dạy Tiếng Việt tôi chú trọng đến phương pháp giao tiếp, dành thời lượng
không nhỏ để thực hiện phương pháp này Trong bài “Từ đồng nghĩa” trong phần
cách sử dụng từ đồng nghĩa, sau khi học sinh nắm đựoc khái niệm về từ đồng nghĩahoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và từ đồng nghĩa không hoàntoàn (có sắc thái nghĩa không giống nhau), tôi yêu cầu học sinh thử thay các từđồng nghĩa quả và trái, bỏ mạng và hi sinh trong bốn ví dụ đã xét ở trên Học sinh
từ phần khái niệm ở trên dễ dàng chỉ ra được rằng: quả và trái là từ đồng nghĩahoàn toàn có thể thay thế cho nhau, còn bỏ mạng và hi sinh là từ đồng nghĩa khônghoàn toàn không thể thay thế cho nhau Sau đó tôi đưa ra hai ví dụ khác, yêu cầuhọc sinh lựa chọn từ ngữ trong dấu ngoặc đơn để điền vào dấu ba chấm sao chophù hợp:
- Ví dụ 1:
Cụ là nhà cách mạng lão thành Sau khi cụ … (mất /qua đời / từ trần), nhân dân địa phương đã… (mai táng / chôn) cụ trên một quả đồi.
- Ví dụ 2:
…….(Anh / Chàng) thì đi cõi xa mưa gió
…….(Em / Thiếp) thì về buồng cũ chiếu chăn
Trang 21Đoái trông theo đã cách ngănTuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh
(Trích “Sau phút chia li”)
Khi học sinh phát biểu lựa chọn từ nào đồng thời phải giải thích vì sao lại lựa chọn
từ ấy Ở đây, học sinh phải chỉ ra được ở ví dụ 1, phải dùng từ “từ trần” (dù cả ba
từ trong dấu ngoặc đơn đều có nghĩa chung là chỉ cái chết), dùng từ “mai táng” (chứ không dùng từ “chôn”) Bởi vì, sắc thái biểu cảm của từ từ trần, mất, qua đời không giống nhau; sắc thái biểu cảm của từ “mai táng” và từ “chôn" không giống
nhau Hai từ ta lựa chọn để điền vào dấu ba chấm đều là từ Hán Việt, tạo sắc tháitrang trọng, tôn kính với người lớn tuổi, hơn nữa ở đây cụ lại là nhà cách mạng lão
thành Còn ở ví dụ 2, ta phải dùng từ Chàng và từ Thiếp để điền vào dấu ba chấm
vì nó phù hợp với cách xưng hô của người vợ với chồng trong thời phong kiến (mà
đoạn trích Sau phút chia li được viết trong giai đoạn này), nó có tác dụng tạo sắc thái và không khí cổ xưa cho văn bản Còn từ anh, em là cách xưng hô của vợ
chồng thời hiện đại, không phù hợp với hiện thực khách quan Qua việc tìm hiểumột bài tập nhỏ về cách lựa chọn khi đứng trước nhiều từ đồng nghĩa, ta đã lưu ý ởhọc sinh trong quá trình giao tiếp hàng ngày phải cân nhắc lựa chọn từ sao cho phùhợp với hiện thực khách quan và sắc thái biểu cảm Chẳng hạn trong bữa cơm khi
mời phải chú ý, đối với người trên phải dùng từ “xơi” (có sắc thái lịch sự tao nhã).
Ví dụ như:
- Cháu mời bà xơi cơm ạ!
Hoặc dùng từ “ăn” đối với người bằng vai hoặc thấp vai hơn với mình Ví dụ như:
- Em mời anh chị ăn cơm!
chứ không được dùng từ “chén” (mang sắc thái thân mật, suồng sã; chỉ được dùng
từ này giữa những người ngang hàng, bằng tuổi nhau khi thân mật) Ví dụ như:
- Bọn mình cùng chén đi.
Nói tóm lại, khi dạy Tiếng Việt để đạt được mục tiêu của bài học, để phát huytối đa các ưu điểm, hạn chế nhược điểm của các phương pháp giáo dục, ta phải hết