Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
155,5 KB
Nội dung
Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ I- Lí do chọn đề tài Đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục và đào tạo sớm đưa giáo dục nước ta thành một nền giáo dục nhân dân theo mô hình giáo dục mở, mô hình xã hội học tập cho mọi người được học được làm, sống tốt, thực học thực làm. Xã hội hóa toàn diện và xã hội học tập hiện đại lấy người học làm trung tâm, phát huy nội lực tự học, tự làm sáng tạo của người học làm mục tiêu: “ Học đi đôi với lao động. Lí luận đi với thực hành. Cần cù đi với tiết kiệm.”. Vì nhu cầu học, làm, sống tốt của người học theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học hay làm sáng tạo, sống văn hóa, học chữ, học nghề, học nên người lao động, một người tri thức tự chủ, năng động sáng tạo. Lấy người học làm trung tâm, năng lực tự học, năng lực tư duy và giải quyết sáng tạo vấn đề. Đổi mới phương pháp dạy và học, dạy cách học hay, làm sáng tạo, cách sống văn hóa, tự làm sáng tạo của học sinh. Để nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh. Đó cũng là một qua trình trăn trở của nhà giáo, đòi hỏi người thầy một trình độ lành nghề cao, một sự cần thiết phải ứng dụng những phương pháp giảng dạy nhiều hình vẻ khác nhau, phải soạn thảo những bài tập trên cơ sở cân nhắc đến vốn hiểu biết của học sinh, phải dạy cho các em phương pháp hoạt động học tập, phải giáo dục cho các em tính độc lập, tính tích cực, sáng tạo… Vì vậy trong một giờ học không thể truyền tải thông tin đầy đủ mọi vấn đề mà học sinh cần khám phá, cần biết , không thể phát huy hết mọi sáng tạo của học sinh. Với những lí do trên tôi đã chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh học ở nhà môn Địa lí”. 1 Đề tài này rất thiết thực với học sinh, vừa chuẩn bị được bài mới, vừa lĩnh hội được kiến thức bài cũ một cách sâu, rộng hơn. Những công việc làm ở nhà không đơn thuần là đọc thuộc lòng trong sách giáo khoa, cách học này không còn phù hợp nữa. Mà là phải biết, hiểu một cách sâu, rộng bài học, để có tính chất bắc cầu cho bài học sau. II- Giới hạn của đề tài. Đề tài chỉ đề cập đến “Hướng dẫn học sinh học ở nhà môn Địa lí” bao gồm các nội dung cơ bản là phân các loại bài tập ở nhà và công việc thực nghiệm thu kết quả. III- Nhiệm vụ. Đề tài chỉ nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ sau: - Khái quát chung những việc học ở nhà. - Các loại bài tập làm ở nhà. - Sự cá nhân hoá các loại bài tập làm ở nhà. 2 Phần II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I - Khái quát chung những việc học ở nhà môn Địa lí. Học tập độc lập, học và làm việc ở nhà đóng vai trò rất quan trọng. Nó củng cố kiến thức học sinh thu nhận được trong giờ học, mở rộng, lĩnh hội tài liệu một cách sâu sắc hơn. Trong một giờ học ngắn ngủi, học sinh khó có thể thu nhận được một cách đầy đủ và sâu sắc bài học. Củng cố phát triển kĩ năng, kĩ xảo của học sinh, nâng cao tính tích cực học tập và nhận thứccũng như tính độc lập của các em, cuối cùng công việc làm ở nhà kích thích hứng thú đối với bộ môn. Trong thực tiễn giảng dạy, việc học ở nhà để nâng cao trình độ chung của công tác học tập và giáo dục còn chưa được sử dụng một cách đầy đủ. Những bài tập ở nhà thường theo công thức sẵn có “Đọc thuộc lòng một đoạn nào đó trong SGK” cùng với điều đó giáo viªn không giải thích, bổ sung thêm phải làm như thế nào với nội dung kiến thức đó trong sách giáo khoa và với các bản đồ. Học sinh đã hoàn thành việc học ở nhà chỉ bó hẹp trong việc đọc và học thuộc lòng ở SGK. Những bài tập dựa vào nguồn kiến thức địa lí, làm việc với bản đồ, số liệu, tài liệu bổ sung…thường không có. Hoạt động của hoc sinh trong việc học ở nhà rất đơn điệu, nó sẽ làm học sinh mất dần sù hứng thú đối với môn học và hạn chế những khả năng sáng tạo của các em. Học ở nhà là một bộ phận cấu thành quan trọng của quá trình giảng dạy trình độ kiến thức và kĩ năng của học sinh trong một chừng mực nhất định, lại phụ thuộc vào việc tổ chức của giáo viên trong công việc này. Để häc sinh hoàn thành một cách có kết quả những bài tập ở nhà đa dạng, có tính chất sáng tạo, giáo viên phải cung cấp trong giờ học những 3 điều chỉ dẫn rõ ràng để hoàn thành. Giáo viên phải xác định các nguồn kiến thức cần sử dụng, chỉ dẫn kết quả cần đạt được, nêu ra những phương pháp làm việc chủ yếu. - Xác định các loại bài tập ở nhà cần ra cho học sinh. - Sự cá nhân hóa các b ià tập ở nhà của học sinh. II- Các loại bài tập làm ở nhà. Khi lập kế hoạch về công việc ở nhà của học sinh một trong số những vấn đề quan trọng là xác định những bài tập nào có hiệu quả đối với mục đích học tập của bài học đó. Mỗi bài tập làm ở nhà phải được đắn đo, suy nghĩ dưới góc độ những yêu cầu cơ bản sau: 1. Nó phải hướng vào phục vụ cho. - Việc lĩnh hội điểm chủ yếu nhất trong toàn bộ nội dung, tài liệu học tập. - Việc hoàn thiện những phương pháp, hoạt động học tập nào đó. 2. Bài tập phải vừa sức đối với học sinh về nội dung và phương pháp hoạt động học tập. 3. Bài tập phải không đòi hỏi học sinh phải bỏ ra một thời lượng lao động quá nhiều vào đó. Thực tế chứng minh rằng: đối với đại đa số học sinh có thể đề ra một vài loại bài tập làm ở nhà về căn bản đáp ứng được yêu cầu nêu ra ở trên. Sự lựa chon các bài tập dưới đây được thực hiện xuất phát từ sự kết hợp có lợi nhất công việc hoc và làm ở lớp với công việc học và làm ở nhà đối với học sinh. Các bài tập làm ở nhà phụ thuộc vào các phương pháp làm việc trong giờ học, được lập kế hoạch theo đề cương giảng dạy cho các chương của chương trình. Nội dung các bài tập ở nhà với công tác độc lập trong giờ học bởi vì các công tác độc lập được chuẩn bị một cách tốt hơn hết cho các hoạt động độc lập cá nhân của học sinh ở nhà. 4 Trong quá trình công tác có thể nhận thấy 2 loại: kết hợp hoạt động ở lớp với việc học ở nhà của học sinh. + Loại thứ nhất: thường được sử dụng khi mà học sinh còn chưa nắm chắc được các phương pháp học tập cần thiết. Trong trường hợp này nên đưa ra những bài tập ở nhà như thế nào để khi hoàn thành các bài tập ấy phải giống tới mức tối đa như hoạt động giờ học Địa Lí trên lớp. Ví dụ: Khi học bài “ Nhật Bản”- Địa lí lớp 11, phần 4 vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn. Có thể yªu cÇu học sinh điền vào bảng sau: Vùng Diện tích Dân số Các ngành công nghiệp chính Các thành phố và trung tâm công nghiệp. Để điền tiếp vào bảng cần phải lấy một số tài liệu từ SGK, tập bản đồ nghĩa là phải làm việc song song với hai nguồn kiến thức Địa lí. Học sinh mới làm công việc này lần đầu cho nên các em bắt đầu điền vào bảng ngay trong giờ học và kết thúc việc học ở nhà. + Loại thứ hai: khi mà hoc sinh biết vận dụng một cách khá thông thạo các phương pháp làm việc cần thiết. Trong trường hợp này các loại bài tập này đề ra được dự tính sao cho hoạt động của học sinh ở nhà ít có tính chất sao chép lại việc làm ở lớp nghĩa là các bài tập phải có tính sáng tạo. Mục đích đó cần đòi hỏi các em phải suy nghĩ về nguồn tài liệu dưới một góc độ khác và theo trình tự khác với trình tự đã biết trong giờ học cũng như trong vận dụng các phương pháp làm việc khác. 5 Ví dụ: “Trong bài cơ cấu nền kinh tế ”, Địa Lí lớp 10. Phần các nguồn lực chính, nếu trong giờ học các nguồn lực trình tự là: ®ất, nước, khoáng sản, sinh vật thì trong việc học ở nhà có thể giao cho học sinh tập trung sự chú ý, nêu lên những nét giống nhau và khác nhau của các loại tài nguyên và liên hệ với địa phương em. Đôi khi đưa vào trong các bài tập ở nhà những câu hỏi có tính chất nêu vấn đề để kích thích hoạt động tư duy của học sinh. Trong các giờ học, công tác độc lập của học sinh với các bản đồ và tập bản đồ chiếm vị trí chủ yếu trong phương pháp, đòi hỏi trên cơ sở bản đồ đã được tiến hành thì nên cho bài tập ở nhà dựa theo sách giáo khoa và ngược lại sách giáo khoa đã được sử dụng trong giờ học thì nên đưa vào bài tập làm ở nhà dạng công việc dựa vào bản đồ hay tập bản đồ. Như vậy hệ thống các bài tập làm ở nhà mỗi bài dường như có quan hệ phụ thuộc ngược lại với nội dung các công tác độc lập của học sinh trong giờ học. Kết quả là một phạm vi lớn các chức năng tâm lý được cuốn vào hoạt động học tập, điều đó làm dễ dàng cho sự lĩnh hội tài liệu nâng cao, sự hứng thú đối với bộ môn làm cho kiến thức học sinh vững chắc hơn. Các bài tập làm ở nhà được phân loại dựa trên cơ sở phụ thuộc vào kiến thức, tức là trên cơ sở làm việc với SGK, tập bản đồ, bản đồ, số liệu, tài liệu có liên quan. 1) Làm việc với SGK: Khi đọc phải biết rút ra ý chính, hiểu cấu trúc logic của sự trình bày biết kết hợp giữa đọc bài với việc nghiên cứu bản đồ. Để rèn luyện những kĩ năng nói trên và nâng cao hiệu quả làm việc với SGK có thể đề ra những dạng bài tập làm ở nhà như sau: a. Lập dàn ý của bài tập SGK. b. Tìm câu trả lời đối với câu hỏi của giáo viên. 6 c. So sánh hiện tượng địa lí hay khu vực riêng biệt. d. Hệ thống hoá các sự kiện khác nhau trong bài. 2) Làm việc với bản đồ: Trong giờ học Địa Lí, bản đồ là nguồn kiến thức địa lí quan trong đối với học sinh, khai thác các kiến thức từ bản đồ trong quá trình hỏi đáp và khi hoàn thành các bài tập độc lập. Nhưng khi học ở nhà học sinh hầu như không sử dụng bản đồ trên cơ sở coi đó như là một nguồn kiến thức. Làm việc với bản đồ ở nhà chủ yếu nhằm học thuộc sự phân bố về mặt không gian của các đối tượng địa lí, việc này được thực hiện bằng miệng hoặc bằng cách điền vào các bản đồ ranh giới thường sử dụng các bài tập này ở tập bản đồ. Ví dụ: Bài thực hành vẽ lược đồ Việt Nam, Địa Lí lớp 12. Học sinh phải làm việc với tập bản đồ át lát Địa Lí Việt Nam để xác định các thành phố, điền tên thủ đô, một số đỉnh núi … 3) Làm việc với số liệu: Lµm viÖc víi sè liÖu môn Địa Lí bao gồm: xử lí các số liệu để vẽ đồ thị, các biểu đồ và phân tích chúng nhằm mục đích làm sáng tỏ các quy luật địa lí. Các bài tập làm ở nhà với các số liệu thường chỉ đóng khung trong việc vẽ đồ thị và các biểu đồ. Điều đó cũng có kĩ năng làm việc với các chỉ tiêu số lượng, ngoài ra còn cung cấp tài liệu làm việc sau này trong giờ học. Ví dụ: Học bài “Vấn đề phát triển nông nghiệp”, Địa lí lớp 12, giáo viên cho học sinh bảng số liệu thống kê về diện tích, sản lượng, năng suất trong một giai đoạn nhất định. Học sinh sẽ đánh giá được tình hình sản xuất lương thực của nước ta trong thêi gian đó. 4) Làm việc với tài liệu tham khảo: 7 Là nguồn kiến thức có thể ứng dụng một cách rộng rãi trong việc học ở nhà hơn là trong giờ chính khoá Địa Lí. Song song với những bài tập là trong thời hạn vài ngày, cũng nên áp dụng các bài tập dài hạn mà việc chuẩn bị chúng phải kéo dài đến vài tuần. Ví dụ: Bài tìm hiểu một vấn đề địa lí kinh tế địa phương ở lớp 12 Ý nghĩa giáo dưỡng và giáo dục cho học sinh làm việc với tài liệu tham khảo đã được thừa nhận rộng rãi, đồng thời cũng có kĩ năng đọc sách mở rộng kiến thức, tiếp thu trong giờ học, kích thích sự hứng thú bộ môn, phát triển tư duy và tầm hiểu biết của học sinh. Các bài tập làm ở nhà có liên quan đến việc sử các phương tiện vô tuyến truyền hình, truyền thanh, internet… III- Sự cá nhân hoá các bài tập về nhà. Sự cá nhân hoá việc giảng dạy là một trong những phương tiện quan trong để nâng cao chất lượng kiến thức, để phát triển khả năng học sinh. Nó còn thoả mãn những hứng thú học sinh riêng biệt muốn cố gắng học tập một cách sâu sắc hơn. Việc học ở nhà dựa trên cơ sở hoạt động cá nhân học sinh, khi mà việc giảng dạy cho toàn lớp đóng vai trò ưu thế trong giờ học. Có thể phân chia ra 2 loại cá nhân hoá các bài tập làm ở nhà. + Sự cá nhân hoá bài tập làm ở nhà cho toàn lớp. + Các loại bài tập ở nhà cho cá nhân và cho từng nhóm. Loại cá nhân hoá bài tập ở nhà cho cá nhân và cho từng nhóm phổ biến hơn khi mà học sinh được giao nhiệm vụ làm các bài tập đề ra cho cá nhân hay cho nhóm về chuẩn bị báo cáo trên cơ sở các tài liệu tham khảo và thu thập các tài liệu minh hoạ theo đề mục đã đặt ra, hay công việc thực hành nào đó “Khi ra những bài tập làm ở nhà không nên sa vào chủ nghĩa bình quân. Cần phải cá nhân hoá những bài tập trên cơ sở chú ý tới những lỗ hổng trong kiến thức của mỗi học sinh tới tổng số kiến thức và kĩ năng của mỗi 8 em”. Như vậy việc sử dụng các loai bài tập làm ở nhà theo các nguồn kiến thức khác nhau củng cố mối liên hệ giữa công việc làm ở lớp và việc học ở nhà của học sinh về nội dung giảng dạy và về phương pháp học tập các bài tập làm ở nhà. Thường hướng cho học sinh không những vào việc củng cố mà còn vào việc làm sâu kiến thức. Học sinh hoàn thành các bài tập làm ở nhà một cách thích thú, ý thức kỉ luật trong lúc làm việc được nâng cao lên nhiều. khi hoàn thành những bài tập riêng biệt theo sách giáo khoa, bản đồ và các nguồn kiến thức địa lí khác, học sinh đã nhìn thấy một cách thực tế những kết quả lao động của mình. Điều này mang lại cho các em sự thoả mãn các bài tập làm ở nhà trở thành có mục đích hơn, yêu cầu học sinh phải hiểu cặn kẽ nội dung căn bản nhất của tài liệu học, điều đó ảnh hưởng tích cực đến chất lượng các câu trả lời trong giờ học. IV. Kết quả thực hiện: Trong học kì I, năm học 2012 - 2013, tôi đã áp dụng các giải pháp trên trong một số bài giảng Địa Lí ở lớp 12C để không ngừng góp phần rèn luyện, khơi gợi khả năng sáng tạo ở các em học sinh. Thực tế qua các giờ dạy tôi thấy HS đã kích thích được khả năng học tập sáng tạo, tích cực, chủ động, say mê tìm hiểu kiến thức mới một cách có hiệu quả. Giờ học sôi nổi, hấp dẫn và có hiệu quả hơn. Bảng khảo sát chất lượng dạy, học trước và sau khi áp dụng đề tài SKKN. Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Số lượng % Số lượng % 9 Giỏi Khá Trung bình Yếu 0 19 28 03 0 38 56 6 05 34 11 0 10 68 22 0 Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy sau thực nghiệm chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Cụ thể số học sinh khá giỏi tăng, học sinh trung bình, yếu giảm đáng kể. Điều đó cho thấy đề tài bước đầu mang tính khả thi. Sau khi nghiên cứu đề tài tôi đã tiến hành ở một số lớp kiểm tra và lớp thực nghiệm, một số câu hỏi. Ở lớp kiểm tra làm bài trước ở nhà được đề ra và những câu hỏi trả lời của học sinh khác với những câu hỏi trả lời ở lớp thực nghiệm . Giảng dạy các khối lớp 10, 11, 12 đa số học sinh hiểu bài ở lớp thực nghiệm. Thể hiện các mối liên hệ địa lí một cách trực quan và hệ thống. Nếu học sinh làm việc ở nhà có tới 90 % học sinh hiểu bài ngay tại lớp nếu không làm việc ở nhà chỉ có 70 % học sinh nắm được bài . PHẦN III KẾT LUẬN 1. Kết luận : 10 [...]... thnh ti: Hng dn hc sinh hc nh mụn a Lớ ề tài đã thu c một số kt qu: - Phỏt huy c tớnh c lp sỏng to ca hc sinh - Gõy hng thỳ trong mụn hc - Phõn loi c hc sinh vi cỏc mc khỏc nhau õy l c s lm tin cho hc sinh t hc v ly hc sinh lm trung tõm trong gi hc s cú kt qu cao hn Hc sinh bit vn dng linh hot cỏc d kin s liu, biu , cỏc ti liu tham kho cú liờn quan trong bi hc, lm cho gi hc sinh ng hn, khụng n... vi giỏo viờn trc tip ging dy Đa Lớ cỏc khi lp cn quan tõm hn n thỏi hc tp ca hc sinh, gõy hng thỳ hc tp cho hc sinh - Nh trng cn trang b y cỏc phng tin, thit b, dựng to iu kin tt hn na cho giỏo viờn trong vic nghiờn cu v trong ging dy mụn a Lớ 11 Xỏc nhn ca th trng n v Thanh Hoỏ ngy 15/05/2013 Tụi xin cam oan õy l SKKN ca mỡnh vit, khụng sao chộp ni dung ca ngi khỏc Ngi vit Lờ Th Hin MC LC u mc... nng mụn a Lớ lp 12, 11, 10 (NXB i hc s phm nm 2010.) 5 Hng dn ụn thi tt nghip THPT mụn ịa lớ nm 2013 S GIO DC V O TO THANH HểA TRNG THPT THIU HểA @ SNG KIN KINH NGHIM 14 HNG DN HC SINH HC NH MễN A L Ngi thc hin: Chc v: SKKN thuc mụn: Lờ Th Hin Giỏo viờn a Lớ THANH HểA 2013 15 . tài: Hướng dẫn học sinh học ở nhà môn Địa Lí ”. ĐÒ tµi ®· thu được mét sè kết quả: - Phát huy được tính độc lập sáng tạo của học sinh. - Gây hứng thú trong môn học. - Phân loại được học sinh. định các loại bài tập ở nhà cần ra cho học sinh. - Sự cá nhân hóa các b ià tập ở nhà của học sinh. II- Các loại bài tập làm ở nhà. Khi lập kế hoạch về công việc ở nhà của học sinh một trong số những. đủ mọi vấn đề mà học sinh cần khám phá, cần biết , không thể phát huy hết mọi sáng tạo của học sinh. Với những lí do trên tôi đã chọn đề tài Hướng dẫn học sinh học ở nhà môn Địa lí”. 1 Đề