Cách giải quyết khủng hoảng trong quan hệ công chúng
Trang 1Trường Đại học Quốc gia Hà Nội Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Khoa Báo chí
BÀI TẬP CUỐI KHÓA
- NIÊN LUẬN -
Giáo viên chủ nhiệm :
Giáo viên hướng dẫn:
Đề tài : Cách giải quyết khủng hoảng trong
quan hệ công chúng (PR - Public Relations).
- Hà Nội, -
Trang 2CHƯƠNG MỘT
1, LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
PR (Public Relations) hiện nay là một công việc còn tương đối mới
mẻ, tuy nhiên cũng đã và đang được sự quan tâm đặc biệt của rất nhiều
người, nhất là các doanh nhân, và những nhân viên PR trẻ đang định hướng
nghề nghiệp So với những nghành nghề khác, dường như PR dễ bị hiểu
lệch lạc hơn về mục đích thực sự của nó Và xét ở một khía cạnh nào đó,
PR có một mối quan hệ vô cùng thân thiết và tương hỗ với báo chí PR từ
khi xuất hiện đã đươc xác nhận là một “đối tác tin cậy” của báo chí Nhận
thấy điều đó, đề tài được thực hiện với mục đích duy nhất là tìm hiểu phần
nào về PR, nói chung, và quản trị khủng hỏang trong PR, nói riêng, một
thành tố quan trọng nhất khi nói về PR
2, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Đối tượng nghiên cứu ở đây chính là công việc của các nhân viên tại
một số công ty chuyên về PR hiện nay cũng như cách đối mặt và giải quyết
khủng hỏang trong nghề Đối tượng khảo sát là theo dõi, phân tích một số
cuộc khủng hỏang về mặt PR trong các lĩnh vực như văn hóa, kinh tế
3, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2007 và cụ thể ở đây là vụ khủng hỏang
liên quan đến việc hợp tác giữa công ty cổ phần chứng khóan Thiên Việt
(TVS) và hợp đồng hợp tác bị nghi ngờ với tập đòan tài chính hàng đầu thế
giới Goldman Sachs để tăng giá trị cổ phiếu của TVS trên sàn giao dịch
4, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Niên luận sẽ đi sâu vào chuyên môn chống khủng hoảng trong PR và
những biện pháp thường được sử dụng trong công việc này Phương pháp
Trang 3nghiên cứu sẽ dựa trên những tài liệu thu thập về một cuộc khủng hoảng cụ
thể, bên cạnh đó sẽ là những phân tích, đánh giá, tổng hợp và so sánh
5, Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Về mặt khoa học, đề tài nghiên cứu, khảo sát đánh giá những vấn đề
liên quan đến xử lý khủng hỏang trong nghề PR như nắm bắt, đối đầu và
giải quyết những sự việc xung quanh cuộc khủng hỏang đó
Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần nâng cao nhận thức, hiệu quả thông
tin về một lát cắt cụ thể nhưng quan trọng nhất đối với những ai quan tâm
tới nghề PR, một nghề không còn mới nhưng vẫn hút được sự quan tâm
đặc biệt của giới trẻ Đặc biệt hơn, PR chính là một nghề có quan hệ mật
thiết với báo chí như đã nói ở trên
7, KẾT CẤU TIỂU LUẬN
Niên luận sẽ bao gồm ba chương Chương một là giới thiệu chung về
đề tài nghiên cứu Chương hai sẽ là những bước thực hiện đề tài nghiên cứu
như định nghĩa, cách giải quyết khủng hỏang trong PR Chương ba sẽ là ví
dụ cụ thể về một cuộc khủng hoảng nào đó cụ thể
Trang 4CHƯƠNG HAI
1, PR là gì?
Có nhiều định nghĩa khác nhau về PR Tuy nhiên, nếu nghĩ PR là
những hoạt động nhằm cố gắng tạo ra một hình ảnh tốt đẹp hay môi trường
thuận lợi để ủng hộ một ý kiến hay ý tưởng nào đó, hoặc cố gắng tô vẽ cho
một hình ảnh đã lu mờ thì xem rằng đó là một ý kiến sai về cơ bản Sở dĩ
xuất hiện những khái niệm như vậy là do có sự hiểu lầm về lĩnh vực quảng
cáo và tiếp thị Nếu nhìn rộng hơn, ta sẽ thấy những khái niệm này không
chỉ không đúng bởi mộ hình ảnh chỉ có thể là những gì thật sự trong tâm trí
con người Nhưng trong cuộc sống thực tế, không phải tất cả mọi chuyện
đều “thuận buồm xuôi gió”, và đôi khi chúng ta phải tìm cách giải thích
cho những điều “trái gió” ấy Chẳng hạn, bất kỳ ai, dù là công nhân, ông
chủ khách hàng hay chính khách, có liên quan đến cuộc đình công của các
nhân viên một hãng đường xắt X cũng đều thấy khó khắn khi phải tìm một
ký do hợp lý để giải quyết vụ việc ấy Đó chính là công việc quản trị khủng
hỏang (crisis management) một chức năng quan trọng của PR
Cho đến nay vẫn cón rất nhiều định nghĩa về PR, nhưng nội dung
chính vẫn là cung cấp kiến thức cho công chúng trong đó bao hàm mục
đích thay đổi nhận thức của họ
Như vậy, PR là một hình thức giao tiếp Nó được áp dụng trong tất
cả các dạng tổ chức, cả thương mại và phi thương mai, trong khu vực tư
nhân và nhà nước PR xuất hiện sớm hơn cả tiếp thị và quảng cáo, và phạm
vi hoạt động của nó cũng rộng lớn hơn
Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về PR, trong số đó có 3 định
nghĩa được chấp nhận trên phạm vi quốc tế và quen thuộc với các chuyện
gia PR
Định nghĩa của Institute of Public Relations (IPR - Viện Quan hệ
Công chúng của Anh) như sau:
Trang 5“PR là một nỗ lực được lên kế hoạch và kéo dài liên tục để thiết lập
và duy trì sự tín nhiệm và hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công
chúng”
Định nghĩa này nhấn mạnh hoạt động của PR được tổ chức thành
một chiến dịch hay một chương trình và là một hoạt động liên tục, nó
không thể không có kế hoạch
Định nghĩa thứ hai là của tác giả Franks Jefkins (tác giả cuốn Public
Relations - Frameworks do Financial Times xuất bản):
“PR bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên kế hoạch, cả bên
trong và ngòai tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng của nó nhằm đạt
được những mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau”
Tác giả Frank Jefkins muốn nhấn mạnh khía cạnh hoạt động có mục
tiêu cụ thể của PR (không chỉ là sự hiểu biết lẫn nhau chung chung), và như
vậy chúng ta có thể đánh giá mức độ thành công hay thất bại của một chiến
dịch PR dựa trên những mục tiêu đã đề ra
Trong một cuộc họp giữa các viện sĩ thông tấn PR đến từ nhiều nước
(World Asseembly of Public Relations Associates) diễn ra ở thành phố
Mexico tháng 8 năm 1978, mọi người đã tán đồng lời phát biểu sau:
“PR là một nghệ thuật và môn khoa học xã hội, phân tích những xu
hướng, dự đóan những kết quả, tư vấn cho các nhà lãnh đạo tổ chức, và
thực hiện các chương trình hành động đã được lập kế hoạch để phục vụ
quyền lợi của cả tổ chức và công chúng”
Định nghĩa này chú trọng đến việc áp dụng các phương pháp nghiên
cứu trước khi lên kế hoạch PR và khía cạnh xã hội của một tổ chức Một tổ
chức sẽ được đánh giá qua sự quan tâm và trách nhiệm của nó đối với
quyền lợi của công chúng PR liênquan đến sự tín nhiệm và danh tiếng của
tổ chức
2, Phân biệt PR và Quảng cáo
Trang 6Viện những người hoạt động trong nghành quảng cáo của Anh
(Institute of Practictioners Advertising) đưa ra một định nghĩa như sau về
quảng cáo: “Quảng cáo trình bày thông điệp bán thuyết phục và hopự lý
nhất cho nhữngkhách nàg tương lai để có thể bán sản phẩm hay dịch vụ với
giá thấp nhất có thể” Theo định nghĩa này, “Quảng cáo trình bày thông
điệp bán thuyết phục và hợp lý nhất” thông qua những kỹ năng sáng tạo
trong việc viết lời quảng cáo (copy-writing), minh họa, bố trí, trình bày bản
in, viết bản thào và làm video dựa trên một chủ đề hay trong việc chọn
phương tiện truyền thông để thực hiện Trọng tâm được đặt lên việc bán,
khác biệt với vai trò của PR là cung cấp thông tin, giáo dục và tạo sự hiểu
thành công hơn nếu trước đó có hoạt động PR hỗ trợ và cung cấp kiến thức
cho khách hàng tiềm năng về sản phẩm hay dịch vụ đang được quảng cáo
Nó thực tế và đúng đắn hơn việc chỉ đơn thuần dựa vào quảng cáo để tiến
vào một thị trường mới hoặc giới thiệu một sản phẩm hay dịch vụ mới chưa
được biết đến Nhiều sản phẩm đã thất bại, không bán ra được đơn giản chỉ
vì không có sự cung cấp kiến thức cho thị trường, và như thế chi phí quảng
cáo bị lãng phí
PR là một hoạt động có tầm bao quát rộng hơn quảng cáo PR liên
quan đến tòan bộ việc giao tiếp tổ chức, trong khi quảng cáo - mặc dù có
thể tốn nhiều chi phí hơn PR - chủ yếu giới hạn trong chức năng tiếp thị
(với một số ngoạilệ nhỏ như quảng cáo tuyển chọn nhân viên hay thu hút
tài chính) Hơn nữa, một số công ty có thể không dùng quảng cáo, nhưng
tất cả các công ty ít nhiều đều có liên quan đến PR Ví dụ như một đội chữa
cháy không thể quảng cáo cho các đám chay hay thậm chí quảng cáo cho
dịch vụ của họ, nhưng nó chắc chắn có moi sliên hệ với nhiều công chúng
Một điểm khác biệt nữa giữa PR và quảng cáo là vấn đề tài chính
Thu nhập của các công ty quảng cáo chủ yếu từ phí hoa hồng thu được từ
các công ty truyền thông mà nó đặt phát sóng hay đăng mẩu quảng cáo
Trang 7Trong khi đó, các công ty PR cjỏ có thể bán thời gian và chuyên môn, và
tiền công được tính theo số lượng dịch vụ cung cấp
Nói một cách ngắn gọn và dễ hiều thì PR là nhen ngọn lửa và quảng
cáo thổi ngọn lửa to lên PR tốn ít tiền trong cả chiến dịch còn quảng cáo
tốn nhiều hơn gấp nhiều lần PR đáng tin cậy còn quảng cáo thì không
3, Phân biệt PR và tiếp thị
Theo định nghĩa của Viện nghiên cứu thị trường đặc quyền của Anh
(Chartered Instute of Markeing), “tiếp thi là một quá trình quản lý - có
nhiệm vụ xác định, dự đóan và đáp ứng yêu cầu của khách hàng để thu lợi
nhuận”
Trọng tâm đặt trên khía cạnh quản lý của tiếp thị - nghĩa là, đối với
việc tiếp thị ban quản lý phải có tính chuyên môn, không bán sản phẩm hay
dịch vụ một cách hấp tấp, thiếu kế hoạch Ban quản lý có trách nhiệm tìm
kiếm chính xác những gì thị trường thiếu hay cần, và đáp ứng nhu cầu này
nếu có việcđó đem lại lợi nhuận Đây là một thách thức đối với việc quản
trị kinh doanh Một vài công ty chỉ dừng ở việc bán loại sản phẩm mà
không áp dụng một phương pháp nghiên cứu thị trường nà Thị trường
ngày nay đòi hỏi các công ty phải có tính sáng tạo, đồng thời phải có trách
nhiệm đối với PR - đối với quyền lợi của công chúng Một công ty sẽ bị
mất tín nhiệm nếu theo đuổi lợi nhuận tối đa lại làm gia tăng phí tổn khách
hàng - khách hàng phải chi trả nhiều hơn cho sản phẩm họ muốn mua
Vai trò của PR trong hỗn hợp Marketing (Marketing Mix) 4P =
Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (nơi chốn), Promotion (khuyến
mại)
Trong thế giới thương mại, ngay cả trong khu vực tư nhân cảu nền
kinh tế, PR và quảng cáo sẽ được kết hợp với tiếp thị Tiếp thị là một chức
năng của kinh doanh; PR có thể được áp dụng trong từng phần của hỗn hợp
marketing, mà trong đó quảng cáo như một yếu tố Hỗn hợp marketing bao
Trang 8gồm tất cả các yếu tố trong chiến lược tiếp thị - như đặt tên, đóng gói,
nghiên cứu, định giá, bán hàng, phân phối và cung cấp dịch vụ hậu mãi Tất
cả những việc này dều có liên quan ít nhiều đến sự giao tiếp và uy tín của
một công ty, một nhãn hàng, có nghĩa là liên quan đến PR Trong quá trình
này, PR có thể đóng vai trò hết sức quan trọng uq việc tăng cường kiến
thức cho thị trường, mà thành công của việc quảng cáo sẽ phụ thuộc vào
đây
4, Phân biệt PR và khuyến mại
Khuyến mại (sales promotion) bao gồm các chiến lược ngắn hạn,
thường ngay tại thời điểm bán và cả trong tiếp thị trực tiếp, để giới thiệu,
hay “làm mới” lại sản phẩm, hoặc tăng lượng hàng bán ra
Khuyến mại thường được dùng thay thế co quảng cáo trên
phươngtiện truyền thông Chi phí khuyến mại - một món quà, hay giảm giá
- cũng tương đương như chi phí quảng cáo
PR đôi khi bị nhầm lẫn với khuyến mại Điều đó có thể do khuyến
mại cũng giúp người sản xuất và khách hàng gần nhau hơn Nó là một hình
thức tiếp thị mang tính cá nhân nhiều hơn cách quảng cáo truyền thống trên
phương tiền truyền thông Đồng thời nó cũng có những khía cạnh PR, ví dụ
như thông tin có quà khuyến mại nhưng lại trao tặng trễ gây sự thất vọng
cho khách hàng
5, Phân biệt PR và tuyên truyền
Tuyên truyền là một cách vận động để đạt được sự ủng hộ cho một ý
kiến, hành vi hay niềm tin
Tính chất của tuyên truyền là tập trung vào những vấn đề tình cảm
và lý trí Đó là những vấn đề mang tính lý trí, tri thức hay tình cảm, như
vấn đề chính trị hay tôn giáo - những đề tài thường gây tranh cãi
Trang 96, Khủng hoảng là gì?
Khủng hoảng là bất cứ tìn huống nào đe dọa sự bất ổn hay danh tiếng
của tổ chức, công ty nào đó, và thường xuyên xảy ra sự “nhòm ngó” theo
hướng bất lợi của giới truyền thông Những tình huống này có thể là một
vụ tranh chấp liên quan đến luật pháp, ăn cắp, tai nạn, hỏa hoạn, lũ lụt hay
những tai hoạc do con người gây ra mà ảnh hưởng xấu đến tổ chức, công ty
cụ thể nào đó Nó cũng có thể là tình huống mà trong mắt giới truyền thông
hay công chúng nói chung, tổ chức đó đã không phản ứng với một trong
những tình huống nêu trên một cách thích hợp
Đây có thể là một tình huống không tòan diện nhưng nó sẽ giúp hình
dung các dạng tình huống mà có thể tham khảo trong bản kế hoạch này
Nếu khủng hỏang được xử lý đúng cách, thiệt hại có thể giảm đến
mức tối thiểu Một điều quan trọng cần ghi nhớ là trong cuộc khủng hỏang,
cần thiết phải nói hết tất cả, nói sớm và nói sự thật Nếu làm được như thế,
cuộc khủng hoảng đã giảm nhiều những hậu quả bất lợi có thể xảy ra
Khi có sự việc không hay xảy ra, điều đầu tiên nên làm là liên lạc với
Tổng giám đốc điều hành (CEO), và trưởng phòng PR Càng liên lạc sớm
với hai phòng ban trên, nhân viên làm PR cành có thể thực hiện được kế
hoạch xử lý khủng hoảng nhanh hơn
7, Bộ phận quảng trị khủng hỏang
Khi có khủng hỏang xảy ra thì tất nhiên vai trò đầu tiên và vô cùng
quan trọng thuộc về bộ phận quản trị khủng hỏang Nhiệm vụ chính của bộ
phận này là xác định cần phải có hành động gì và hành động như thế nào Ít
nhất nhóm này nen bao gồm những cá nhân có vị trí quan trọng để đưa ra
những quyết định đối với tình huống xảy ra như CEO, trưởng phòng PR,
phó giám đốc, quản lý cấp cao từ phòng phụ trách khu vực có liên quan đến
tình huống dẫn đến khủng hỏang, lực lượng an ninh/an tòan, luật sư của tổ
chứ, và bất cứ ai mà có thể làm chứngcho tình huống
Trang 10Công việc ủa nhóm là soạn thảo kế hoạch hành động và quyết định
chọn phát ngôn của nhóm Bản kê shoạch nênđính kèm bảng phân công, và
danh sách thành viên với số điện thoại liên lạc Một danh sách ban lãnh đạo
cần liên lạc trong trường hợp khẩn cấp nên được đưa ra và thông báo cho
các thành viên Một khi quản trị nhóm khủng hỏang được chọn lựa, nên
thành lập danh sách và trách nhiệm của từng thành viên
Ngoài ra, phòng PR nên được bổ sung thêm những người có khả
năng trả lời điện thoại Việc sắn sàng trả lời những cuộc điện thoại của giới
truyền thông là rất quan trọng Ngay khi có thể, nhân viên nên được chuẩn
bị trước những câu hỏi ứng phó Một câu ứng phó có thể là “Hiện tại
chúng tôi đang thu thập sự kiện, chúng tôi sẽ có một cuộc họp báo trước 4h
chiều nay, xin hãy để lại số điện thoại và tôi sẽ gọi lại cho nhân viên PRđể
báo chính xác thời gian”
Một trong những trách nhiệm đầu tiên của nhóm xử lý khủng hoảng
là xác định vị trí hợp lý hay thông điệp để giải quyết trường hợp khẩn cấp
Đầy là thời điểm “nói tất cả, nói sớm và nói sự thật” Khi mắc một
lỗi nào đó, và bắt đầu làm những việc có thể dể tái tạo lòng tin trước giới
truyền thông Việc này có thể rất khó khăn đối với một vị lãnh đạo cấp cao,
nhất là nếu trong ban lãnh đạo có người là luật sư cao cấp vì công việc của
họ là giảm thiểu tổng chi phí pháp lý cho tổ chức nên họ thường tìm cách
che đậy giấu bới trách nhiệm của tổ chức và ít khi nhìn nhận những ảnh
hưởng về lâu dài Tuy nhiên, có nhận thấy rằng nếu làm theo những lời
khuyên trong như trên có thể giảm thiểu cho phí pháp lý Nhiều trường hợp
gặp rắc rối là do luật sư tham gia quá nhiều vài công việc và ban lãnh đạo
không tham gia giải quyết từ đầu
Mục tiêu đầu tiên và duy nhất là bảo vệ sự ổn định và danh tiếng của
công ty Không bao giờ cố ý nói dối, chối bỏ hay che giấu sự liên quan của
bạn Nếu nhân viên PRlờ đi sự việc, nó chỉ tồi tệ hơn mà thôi Đừng để luật