Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
258,42 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TÌNH HUỐNG 1: CHÍNH SÁCH CHIA CỔ TỨC CỦA CÔNG TY NORTHBORO Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Phan Thị Bích Nguyệt Sinh viên thực hiện: Trần Trương Mạnh Hiếu TC12 Lương Thị Trang TC12 Nguyễn Anh Đào TC12 Nguyễn Thị Kim Ngân TC12 Nguyễn Văn Quan TC12 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 2 năm 2011 1 Mục lục Khái quát về tình huống: 2 Phụ lục 1: 10 Tài liệu tham khảo 16 Khái quát về tình huống: Christine Olsen ,là giám đốc tài chính của công ty máy công cụ Northboro, phải đề xuất lên hội đồng quản trị một chính sách cổ tức để thực hiện vào cuối quý III của năm 1992 (năm 1990, cổ tức đã giảm xuống dưới mức thu nhập, năm 1991 mặc dù thua lỗ lớn nhưng hội đồng quản trị vẫn công bố một mức cổ tức nhỏ). Olsen phải lựa chọn giữa ba chính sách cổ tức được đề xuất: • Không chi trả cổ tức. 2 • Tỷ lệ chi trả cổ tức 40% hay mức cổ tức $0,20 mỗi cổ phần, điều này sẽ khơi phục lại mức cổ tức hàng năm tương ứng là $0,80 mỗi cổ phần. • Chính sách cổ tức thặng dư. không chi trảcổtức (cổtứcbằng 0) chi trảcổtức chínhsáchcổtức tỷlệ chi trảcổtức 40% hay cổtức 0,2$/ cổphiếu chínhsách cổtứcthặngđư Khơng chỉ vậy, Olsen cần phải đề xuất hành động lên hội đồng quản trị về đề nghị bắt đầu một chiến dịch quảng cáo hình ảnh của cơng ty đi kèm với việc đổi tên cơng ty thành Northboro Advanced Systems International, Inc từ ban giám đốc. Chúng tơi sẽ phân tích và đưa ra quyết định chính sách cổ tức như sau: Phần đầu là lựa chọn giữa việc Khơng chi trả cổ tức hay chi trả cổ tức Phần hai, nếu chia cổ tức thì phải chi trả như thế nào. Phần kế tiếp, đưa ra ý kiến về đề nghị quảng cáo hình ảnh của cơng ty A. Khơng chi trả cổ tức hay chi trả cổ tức? Theo như những phân tích sau, cơng ty nên chọn chính sách chi trả cổ tức: 1. Quan sát bảng số liệu về cổ đơng : Bảng 4: Dữ liệu cổ đơng, 1981 và 1991 (ngàn cổ phần) 3 1981 1991 thay đổi Cổ phần % Cổ phần % Gia đình người sáng lập 1540 12.70 % 1540 12.50 % -0.20% Nhân viên 2483 20.40 % 2063 16.80 % -3.60% Nhà đầu tư tổ chức A. Nhà đầu tư tăng trưởng 1546 12.70 % 786 6.40% -6.30% B. Nhà đầu tư giá trị 987 8.10% 1590 12.90 % 4.80% Nhà đầu tư cá nhân A. Dài hạn; hưu trí 4598 37.80 % 3324 27.00 % -10.80% B. Ngắn hạn; giao dịch theo xu hướng 587 4.80% 1586 12.90 % 8.10% C. Khác; không rõ 429 3.50% 1425 11.60 % 8.10% 1217 0 100% 1231 4 100% Cho ta nhận xét: Từ giai đoạn 1981-1991: tỷ lệ nhà đầu tư tăng trưởng giảm, tỷ lệ nhà đầu tư giá trị tăng cho thấy các nhà đầu tư xem Northboro là một công ty đang bước vào giai đoạn có lợi nhuận ổn định. Việc chi trả cổ tức là điều tất yếu. 2. doanh thu của công ty đang có xu hướng giảm: 4 Không chỉ vậy ngành mà Northboro đang kinh doanh đang bị cạnh tranh khốc liệt. “Ngành CAD/CAM, một số công ty lớn bao gồm General Electric, Hewlett-Packard và Digital Equipment đang cạnh để dành vị thế trong thị trường đang tăng trưởng này.” Thời gian hoạt động của Northboro là 68 năm đây là một thời gian khá dài để doanh nghiệp qua giai đoạn khởi sự tạo lập. Nhiều khả năng các nhà đầu tư nhìn nhận Northboro là một công ty trưởng thành có tỷ lệ gia tăng lợi nhuận thấp. Vậy việc chia cổ tức của Northboro là điều hợp lý. 3. Công ty đang thực hiện một chính sách cổ tức ổn định lâu dài qua các 5 năm. Ngay cả trong những năm thu lỗ (1989, 1991) Northboro vẫn thức hiện một chính sách cổ tức, với mức cổ tức thấp. Việc không chi trả cổ tức đi ngược lại với chính sách hiện hành của công ty. 4. Nếu công ty đưa ra một chính sách không chi trả cổ tức sẽ gây ra một hiệu ứng khách hàng không tốt. Giá cổ phiếu sẽ suy giảm vì: Có 12.9% các nhà đâu tư giá trị 1 và 27% các nhà đầu tư hưu trí 2 (bảng 4) kỳ vọng một chính sách chi trả cổ tức từ công ty. Việc không chi trả cổ tức sẽ làm những cổ động trên có cái nhìn không tốt về triển vọng của công ty, đi ngược lại với mong muốn của nhà đầu tư. Nên các nhóm này sẽ bán ra cổ phiếu. Việc cổ phiếu giảm giá trong ngắn hạn 3 sẽ làm các nhà đầu tư theo xu hướng bán theo làm giá cổ phiếu giảm xuống. Việc giảm giá này chỉ kết thúc khi giá trị của công ty được chiếc khấu, tính toán về một giá hợp lý, nhưng chắc chắn thấp hơn giá trước khi công bố tin không chia cổ tức. Việc không chi trả cổ tức cũng tác động đến tỷ lệ của nhà đầu tư tăng trưởng. Những nhà đấu tư này chỉ mua vào khi giá cổ phần đã được chiếc khấu với tỷ xuất sinh lời cao dẫn đến giá cố phần thấp. Mặc khác việc quan trọng của các nhà quản lý là tối đa hóa giá trị cổ đông, cụ thể là giá cổ phần. Việc giảm giá như trên chính là một thất bại trong các chiến lược của công ty làm mất lòng tin nơi nhà đầu tư, ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động của doanh nghiệp sau này. Dẫn chức(số liệu) 5. Ưu điểm lớn nhất của việc không chi trả cổ tức là có được nguồn lợi nhuận để tài trợ phần nào các hoạt động sau này. Nhưng theo nhận xét của nhóm, nêu tình hình công ty đúng như sau: “Vào tháng 10/1991, khi AR đầu tiên được phân phối đi, Northboro đã có các đơn đặt hàng với tổng trị giá $75 triệu. Vào thời điểm kết thúc năm, giá trị các đơn hàng chưa thực hiện lên tới $100 triệu. Tương lai cho sản phẩm này có vẽ sáng lạn. Một số nhà phân tích ngành lạc quan về ảnh hưởng của sản phẩm đối với công ty.” Thì Northboro hoàn toàn có thể vay vốn từ ngân hang để tài trợ cho các hoạt động này. Ty le no 1 Các nhà đâu tư mong kỳ vọng một dòng cổ tức đều và tang trong tương lai. 2 Những người kỳ vọng dòng thu nhập cố định từ cổ tức. 3 Những nhà đầu cơ theo xu hướng. kiếm lời từ sự tang giảm giá cổ phiếu. 6 6. Dù Northboro không chi trả cồ tức thì Northboro cũng cần 21 triệu Dollar (theo bảng 8) để tài trợ cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Northboro buộc phải huy động từ các nguồn khác như: đi vay hay phát hành cổ phiếu. nếu đi lãi suất sẽ cao vì Northboro đang có rủi ro lớn về tài chính. Nếu sử dụng vay một phần và bán cổ phiếu mới là lựa chọn tốt hơn. Nến chi trả cổ tức thì giá cổ phần của Northboro không suy giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Northboro huy động nguồn tài trợ này dễ hơn. Chưa có ý kiến B. Chính sách chi trả cổ tức: 1. Chính sách cổ tức thặng dư hay tăng trưởng ổn định: Giữa chính sách cổ tức thặng dư và tăng trưởng ổn định, nhà đầu tư thường trả giá cao hơn cho những doanh nghiệp chia trả cổ tức tăng trưởng ổn định. Vì một chính sách cổ tức tăng trưởng và ổn định giảm bất trắc cho nhà đầu tư. Không những vậy, chính sách cổ tức thặng dư sẽ phát một số tín hiệu không tốt: • Ban giám đốc tin rằng công ty không thể duy trì mức cổ tức hiện tại. • Tín hiệu về một công ty đang gặp khó khăn về tài chính. • Lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai không ổn định. Về mặt pháp lý, nhiều định chế tài chính bị ràng buộc, giới hạn về về những cổ phiếu được nắm giữ. Các công ty đủ tiêu chuẩn (các định chế tài chính ở trên được phép mua cổ phiếu) là công ty phải có một quá trình chi trả cổ tức và ổn định. Việc không chi trả hoặc cắt giảm cố tức sẽ dẫn đến việc công ty mất đi một thị trường tiềm năng (những qũy có quy mô rất lớn) cho cổ phiếu của họ. Northboro đang cần huy động một thêm các nguồn tài trợ trong tương lai, nếu sử dụng một chính sách cổ tức thặng dư vô tình loại bỏ những quỹ đầu tư này những người có khả năng mua cổ phiếu mới của Northboro. 2. Chính sách cổ tức tăng tưởng ổn định: Nhiều nhà đầu tư cảm thấy việc thay đổi cổ tức có nội dung hàm chứa thông tin. Một mức cắt giảm trong cổ tức có thể được hiểu như một sự suy giảm lợi nhuận trong dài hạn của công ty trong tương lai. Như vậy một mức tăng trong cổ tức hàm chứa thông tin về một mức tăng trưởng trong lợi nhuận của công ty về lâu dài. Vậy khi thức hiện chính sách cổ tức thì mức cổ tức năm sau của Northboro phải cao hơn năm trước tức lớn hơn 0,25$/ cổ phiếu (năm 1991) như vậy sẽ giử đi một tính hiệu tích cực về một 7 viễn cảnh tươi sáng của Northboro. Mặt khác nêu chia cổ tức cao 0,8$/ cổ phần sẽ ảnh hưởng không tốt đến tài chính của công ty. Các chỉ số đòn bẫy của Northboro đang tăng lên vào năm 1992 với mức cổ tức 40%=0,39$/ cổ phần (phụ lục 3). Nếu tăng lên cổ tức lên 0,8$/ cổ phần sẽ làm các chỉ số này tăng thêm (nhu cầu vay thêm để chi trả cổ tức), rủi ro tài chính của Northboro sẽ tăng cao. Vậy Christine Olsen nên đề suất một chính sách tỷ lệ chi trả cổ tức 40%. Tuy nhiên , như đã phân tích ở phụ lục 3, các hệ số đòn bẫy của Northboro đang tăng (nếu chia cổ tức 40%) chứng tỏ Northboro đang gia tăng đòn bẫy. Mặt khác việc chia cổ tức cũng ảnh hưởng đến tài chính của công ty. Nếu chia cổ cao (40%) thì gành nặng về tài chính của công ty càng lớn vậy ta nên có một chính sách cổ tức phù hợp và khôn ngoan . Theo các điều kiện như trên thì nhóm đề xuất một mức chính sách cổ tức tiền mặt ổn định qua các năm với mức cổ tức là 0,29$ / cổ phẩn trong năm 1992 . Nhóm cũng đề nghị một chính sách cổ tức tiền mặt ổn định tăng dần qua các năm: chia cổ tức 30% tương đương 0,29$(1992) qua các năm sau tăng dần có thể 3,4$ (1993), 4$ (1994)… là phù hợp với quá trình phát triền của Northboro. Vì: • Chính sách này gửi đi một thông điệp tích cực về sự tăng trưởng của công ty qua cổ tức được chia tăng dần theo các năm. • Chính sách này làm giảm bất trắc cho các nhà đầu tư về các dòng cổ tức tương lai và từ đó cổ phần của công ty sẽ được trả một giá cao hơn. Điều này sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn của công ty. • Tiếp tục được quá trình, chính sách cổ tức mà Northboro đã thực hiện trong lịch sử. • Không tạo quá nhiều áp lực về mặt tài chính lên Northboro. C. Ý kiến về việc đổi tên của Northboro Machine Tools Corporation: Việc đổi tên Northboro Machine Tools Corporation thành Northboro Advanced Systems International. Theo những nhận định từ đề bài thì việc đổi tên chỉ nhằm mục đích thay đổi nhận thức của những nhà đầu tư về công ty. Theo Alice Dent các nhà đầu tư có cái nhìn không đúng về triển vọng của công ty. “Dent đã tiến hành một cuộc khảo sát người đọc thời báo tài chính và kết quả cho thấy sự hiểu biết của họ tương đối thấp về Northboro và hoạt động của nó.” • Tên Northboro Machine Tools Corporation cộng thời gian hoạt động 68 năm dễ làm cho nhà đầu tư nghĩ Northboro là một công ty hoạt động lâu đời trong những ngành công nghiệp (Machine Tools) ít có sự thay đổi cải tiếng. 8 • Northboro Advanced Systems International gợi cho nhà đâu tư về một công ty lớn có phạm vi hoạt động trên nhiều quốc gia, toàn cầu (International) và có những sản phẩm cải tiến mới (Advanced). Đổi tên là cách thay đổi nhận thức của nhà đầu tư bên ngoài từ một công ty truyền thống sang một công ty có những sản phẩm hộ trợ mới trong ngành công nghiệp đang tang trưởng, có năng lực phạm vi toàn cầu. Đồng thời, việc giữ lại từ Northboro công ty mong muốn việc đổi tên sẽ mang tính kế thừa, mong muốn nhà đầu tư đánh giá công ty như một doanh nghiệp hoạt động lâu đời trong ngành công nghiệp mới và là công ty có nhiều sản phẩm mới. Vậy Northboro nên đổi tên công ty, với việc thay đổi tên mới, Northboro Advanced Systems International, thể hiện một cách chính xác hơn những sản phẩm của công ty trong ngành sản xuất phần mền và phần cứng. Đồng thời việc làm này sẽ thu hút những nhà đầu tư mới quan tâm đến sự tăng trưởng của ngành mà công ty đang tham gia. Hình ảnh mới và một chính sách cổ tức phù hợp sẽ định vị sự thành công của họ trong ngành. Tuy nhiên việc đổi tên của công ty nên được thực hiện trong một vài năm tới khi mà tình hình của công ty trở nên ổn định hơn chứ không phải là đổi tên bây giờ. Đổi tên bây giờ là không phù hợp bởi vì: • Công ty vừa mới trải qua hai đợt tái cấu trúc với quy mô lớn với chi phí lên tới $104 triệu ( $44 triệu năm 1989 và $60 triệu năm 1991). Bên cạnh đó sản phẩm AR mới ra đời đang rất cần vốn để mở rộng sản phẩm. Công ty bây giờ nên để dành khoàn $10 triệu cho những công việc này hơn là để đổi tên công ty ở thời điểm hiện tại. • Trong tương lai khi mà tình hình công ty trở nên ổn định hơn, sản phẩm AR và ngành công nghệ CAD/CAM chiếm phần lớn trong việc kinh doanh của Northboro, công ty này thực sự trở thành một công ty chuyên sản xuất thiết bị phần mềm AR và CAD/CAM , còn công cụ máy và các sản phẩm linh tinh khác chỉ là bổ trợ hoặc có thể bỏ qua thì lúc đó công ty mới nên đổi tên. 9 Phụ lục 1: Đánh giá về Rủi ro kinh doanh của Northboro Do doanh thu của các công cụ máy, khuôn, ép và các thiết bị và phần mềm CAD/CAM có tính chu kì cao, bên cạnh đó tình hình kinh tế Mĩ đã yếu đi gần 2 năm qua. Đây là những yếu tố mà công ty không thể khắc phục được (rủi ro có hệ thống) và có ảnh hưởng lớn đến doanh thu của công ty. Các yếu tố tác động đến rủi ro kinh doanh của Northboro: • Về sự tồn tại của sức mạnh thị trường: Hiện công ty đang sản xuất các sản phẩm về phần mềm và thiết bị CAD/CAM, thiết bị ép, khuôn và các thiết bị linh tinh khác. Đối với phần mềm và thiết bị CAD/CAM (chiếm tới 46% doanh thu vào cuối năm 1991) đang gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các công ty nước ngoài, không những thế Northboro còn bị tụt lại sau một số đối thủ cạnh tranh trong việc phát triển phần mềm thân thiện cho người sử dụng và tích hợp giữa thiết kế và sản xuất. Chính những sự cạnh tranh trên đã khiến cho doanh thu đã sụt giảm từ mức cao $607 triệu (năm 1985) xuống còn $504 triệu (năm 1991). Đối với sản phẩm mới AR thì cũng đã có các đối thủ mạnh đang phát triển các sản phẩm tương tự và có khả năng tung ra thị trường trong vòng 12 tháng tới, đó là chưa kể các đối thủ cạnh tranh khác. Vì vậy mặc dù AR là sản phẩm mới nhưng cũng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và điều này tác động rất lớn đến việc kinh doanh của Northboro. Như chúng ta thấy, đây là một lĩnh vực kinh doanh chiếm phần lớn doanh thu của công ty lại đang gặp phải một sự cạnh tranh và sự sụt giảm nên điều này tác động rất lớn đến rủi ro kinh doanh của Northboro. Đối với thiết bị ép khuôn ( chiếm 40% doanh thu) thì đối thủ cạnh tranh chỉ là những công ty địa phương hoặc khu vực có qui mô nhỏ với khách hàng hạn chế và Northboro đứng vị trí đầu ngành. Bên cạnh đó, công ty này xuất thân là một công ty sản xuất thiết bị ép, khuôn nên có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chính vì vậy ngay cả đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai là vấn đề không đáng ngại đối với Northboro. • Về việc đa dạng hóa sản phẩm: Northboro từ khi thành lập cho tới nay đã tham gia vào rất nhiều lĩnh vực từ việc chỉ sản xuất các thiết bị ép khuôn sau đó sản xuất các bộ phận của xe tải và các thiết bị linh tinh phục vụ chiến tranh rồi sau đó tham gia vào lĩnh vực sản xuất thiết bị, phần mềm CAD/CAM và tới cuối năm 1991 thì công ty tập trung sản xuất chủ yếu là CAD/CAM và thiết bị ép khuôn. 10 [...]... dụng vốn cổ phần Tài sản lưu động/nợ ngắn hạn (Tài sản lưu động-hàng tồn kho)/nợ ngắn hạn Doanh thu thuần/Các khoản phải thu Các khoản phải thu /Doanh thu bình quân ngày Doanh thu thuần/Hàng tồn kho Doanh thu thuần /Tài sản cố định Doanh thu thuần/Toàn bộ tài sản Doanh thu thuần/Vốn cổ phần Tỷ số nợ Tổng nợ/Tổng tài sản 13 1992 1990 1991 (dự kiến) 1 2.44 1.67 67 0 1.29 0.91 94 4 3.91 4.04 00 90 92.01... hệ số tài chính (năm 1992: dự kiến, với mức chi trả cổ tức 0,4$/cổ phần) Các hệ số tài chính Tỷ số thanh toán Tỷ số hoạt động Tỷ số đòn bẩy Tỷ số thanh toán hiện hành Tỷ số thanh toán nhanh Vòng quay các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân(ngày) Vòng quay hàng tồn kho Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần Tài sản lưu động/nợ ngắn hạn (Tài sản... tốt chứng tỏ doanh nghiệp đang tăng nợ để đáp ứng cho các nhu cầu về vốn của mình trong tương lai Nếu không kiểm soát tốt có khả năng doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng khó khăn về tài chình trong tương lai Đặc biệt khi Northboro đang sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn là chủ yếu Thay vì sử dụng những nguồn ngắn hạn rủi ro cho công ty, chúng tôi đề nghị Northboro có thể sử dụng những nguồn tài trợ khác... tăng 20% Với quay lại chính sách cổ tức tiền mặt tăng và ổn định cùng với dự báo về tang trưởng ngành mà Northboro đang hoạt động, không khó gì để huy động vốn tài trợ cho những nhu cầu của Northboro Vay dài hạn: với nguồn này Northboro sẽ linh hoạt, dễ dàng hơn trong chiến lược phát triển của mình 14 15 Tài liệu tham khảo Sách, giáo trình: Nhiều tác giả (2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB... số nợ trên vốn cổ phần Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần Tổng tài sản trên vốn cổ phần Khả năng thanh toán lãi vay Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu ROA 1 Tổng nợ/Vốn cổ phần 0.68 1.27 40 0 Nợ dài hạn/Vốn cổ phần 0.02 0.03 05 2 Toàn bộ tài sản/Vốn cổ phần Lãi trước thuế và lãi vay/Lãi vay Lợi nhuận ròng /Doanh thu thuần Lợi nhuận ròng/Toàn bộ tài sản 1.68 2.27 40 0.02 (0.19) 02 0.02 (0.22) 02 Lợi nhuận... lượng nhanh đến mức nào, các chi phí nảy sinh và nhiều yếu tố khác, từ đó dẫn đến một sự thay đổi trong EBIT • Về giá bán: Việc tăng giá đồng Dollar đã ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của công ty 11 Phụ lục 2: Giả sử lợi nhuận trên doanh thu không đổi như khi chia cổ tức 40%, đựa vào bảng 8 ta có: 1992 Tiền thiếu hụt (trước cổ tức) 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Tổng 19921998 -21 -6 3 11 23 26 67 103 cổ...Có thể nói các chủng loại sản phẩm mà Northbro sản xuất là khá đa dạng (sau này còn thêm cả sản phẩm AR), điều này sẽ khiến cho EBIT của công ty ít biến động hơn do việc bù trừ doanh số của các sản phẩm khác nhau • Về tăng trưởng: Do việc tái cấu trúc và thiết kế ra sản phẩm mới AR, nhiều nhà phân tích cho rằng công ty đang bước vào một giai đoạn tăng trưởng mới sau một sự suy . TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TÌNH HUỐNG 1: CHÍNH SÁCH CHIA CỔ TỨC CỦA CÔNG TY NORTHBORO Giáo viên hướng. tháng 2 năm 2011 1 Mục lục Khái quát về tình huống: 2 Phụ lục 1: 10 Tài liệu tham khảo 16 Khái quát về tình huống: Christine Olsen ,là giám đốc tài chính của công ty máy công cụ Northboro,. Tín hiệu về một công ty đang gặp khó khăn về tài chính. • Lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai không ổn định. Về mặt pháp lý, nhiều định chế tài chính bị ràng buộc, giới hạn về về những cổ