câu hỏi và bài tập môn quản trị doanh nghiệp

9 1.8K 10
câu hỏi và bài tập môn quản trị doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KHOA KINH TẾ CÔNG NGHIỆP BỘ MÔN: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CÂU HỎI&BÀI TẬP HỌC PHẦN FIM501- QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Số tín chỉ: 2 Dành cho chương trình đào tạo bậc đại học THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CÁC NGÀNH KỸ THUẬT THÁI NGUYÊN – 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN KHOA KINH TẾ CÔNG NGHIỆP Bộ môn: Quản trị doanh nghiệp CÂU HỎI&BÀI TẬP Môn học Quản trị doanh nghiệp Bộ môn: Quản trị doanh nghiệp Đối tượng: Sinh viên bậc đại học các Ngành Kỹ thuật Lớp HP: FI 20 Chương 1. Những vấn đề kinh tế cơ bản 1.1. Kinh tế học là gì? Mô tả đường giới hạn năng lực sản xuất. 1.2. Tại sao phải nghiên cứu Kinh tế học. 1.3. Khái niệm về cầu hàng hoá (định nghĩa, cách biểu diễn cầu). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hoá 1.4. Khái niệm về cung hàng hoá(định nghĩa, cách biểu diễn cung). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung hàng hoá 1.5. Trạng thái cân bằng, dư cầu, dư cung của thị trường. Minh họa bằng đồ thị 1.6. Cơ chế hình thành giá cả, áp dụng để giải thích: Tại sao trong những ngày lễ tết giá hoa tươi đắt hơn ngày bình thường 1.7. Khái niệm về giá trần, giá sàn. Hiện nay chính phủ đang áp đặt một mức giá trần về điện năng. Hãy phân tích cơ sở để thiết lập mức trần giá điện năng 1.8. Nêu khái niệm về GDP và GNP. . Phân biệt hai khái niệm GNP và GDP. Người ta tính chỉ tiêu GDP và GNP để làm gì? 1.9. Cho đường cầu xe máy của thị trường trong nước là P D = 28 – Q D . Đường cung xe máy trong nước P s = 6 + 2Q S . Trong đó giá tính bằng triệuđ, lượng tính bằng vạn chiếc 1. Vẽ đường cung, đường cầu trên cùng đồ thị. Giải thích sự dốc xuống của đường cầu xe máy 2. Tìm giá và lượng cân bằng của thị trường xe máy. Tính doanh thu của người bán tại mứcgiá cân bằng 3. Giả sử có một lượng xe máy được nhập khẩu vào thị trường nội địa, hãy dự đoán diễn biến về giá cả, số lượng mua bán trên thị truờng xe máy 4. Tại mức giá P = 22 thị trường ở trạng thái nào, số lượng mua bán trên thị trường bằng bao nhiêu 1.10. Cho đường cầu xe máy của thị trường trong nước là P D = 26 – Q D . Đường cung xe máy trong nước P s = 4 + 2Q S . Trong đó giá tính bằng triệuđ, lượng tính bằng vạn chiếc 1. Vẽ đường cung, đường cầu trên cùng đồ thị. Giải thích sự dốc xuống của đường cầu xe máy 2. Tìm giá và lượng cân bằng của thị trường xe máy. Tính doanh thu người bán tại giá cân bằng. 3. Giả sử thu nhập người tiêu dùng tăng lên, hãy dự đoán diễn biến về giá cả, số lượng mua bán trên thị truờng xe máy 4. Giả sử lượng cầu tăng lên gấp 3 lần tại các mức giá hãy xác định trạng thái cân bằng mới trên thị trường 1.11. Bảng sau cho các thông tin về giá P và số lượng cung, cầu của hàng hoá X: Giá P (nghìnđ/ sp) Lượng cầu (triệu.sp/năm) Lượng cung (triệu.sp/năm) 1 80 60 3 78 65 5 76 70 7 74 75 9 72 80 11 70 85 1.Vẽ đường cầu và đường cung, trên cùng một đồ thị nhận xét mối quan hệ giữa lượng cầu, lượng cung và giá cả P 2. Xác định giá và lượng cân bằng của thị trường. Tính doanh thu người bán tại mức giá cân bằng 3. Tại mức giá P = 11000đ, thị truờng ở trạng thái nào, số lượng mua bán trên thị trường là bao nhiêu 4. Điều gì xảy ra nếu lượng cầu tăng gấp 2 lần ở mỗi mức giá. Chương 2. Cơ sở tính toán kinh tế kỹ thuật 2.1. Vấn đề lựa chọn tối ưu( mô hình, phân tích các yếu tố của mô hình) 2.2. Phân biệt giữa vấn đề lựa chọn tối ưu và tốt nhất khi so sánh các phương án 2.3. Phân tích các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá phương án khi so sánh lựa chọn phương án tối ưu. Lấy thí dụ minh hoạ 2.4. Phân tích các điều kiện khi so sánh lựa chọn phương án. Cho thí dụ minh họa. 2.5. Biết thời gian thu hồi vốn đầu tư chênh lệch định mức Tđm = 8 năm. Hãy chọn phương án tối ưu trong 3 phương án sau bằng phương pháp thời gian thu hồi vốn đầu tư chêch lệch và chi phí tính toán cực tiểu Phương án Vốn đầu tư K (triệu đ) Giá thành C (triệu đ/n) I 1700 1330 II 1600 1 260 III 1 500 1 330 2.6. Chọn phương án tốt nhất trong 2 phương án sau khi xây dựng một công trình bằng phương pháp thời gian thu hồi vốn đầu tư chêch lệch và chi phí tính toán cực tiểu. Cho thời gian thu hồi vốn đầu tư chênh lệch Tđm = 6 năm. T T Tên các chỉ tiêu Đơn vị đo Phương án I Phương án II 1 Số sản phẩm sản xuất chiếc 2000 2000 2 Giá trị nhà xưởng 10 6 đ 800 700 3 Giá trị máy móc thiết bị 10 6 đ 1200 1500 4 Chi phí lương trong năm 10 6 đ/n 600 400 5 Chi phí quản lý, sửa chữa 10 6 đ/n 300 400 6 Chi phí NVL cho một sản phẩm 10 3 đ/chiếc 1 200 1500 7 Hệ số trích khấu hao  (%) 5 5 2.7. Chọn phương án tốt nhất trong 2 phương án sau khi xây dựng một công trình bằng phương pháp thời gian thu hồi vốn đầu tư chêch lệch. Cho biết thời gian thu hồi vốn đầu tư chênh lệch Tđm = 6 năm. T T Tên các chỉ tiêu Đơn vị đo Phương án I Phương án II 1 Số sản phẩm sản xuất chiếc 2000 2000 2 Giá trị nhà xưởng 10 6 đ 800 700 3 Giá trị máy móc thiết bị 10 6 đ 1200 1500 4 Chi phí lương trong năm 10 6 đ/n 600 400 5 Chi phí quản lý, sửa chữa 10 6 đ/n 300 400 6 Chi phí NVL cho một sản phẩm 10 3 đ/chiếc 1 200 1500 7 Chi phí điện năng sản xuất sản phẩm - Tiêu hao điện năng cho 1 sản phẩm - Giá bán 1kwh điện năng Kwh/chiếc đ/kwh 5 1500 4 1500 8 Hệ số trích khấu hao  (%) 5 5 2.8 Biết thời gian thu hồi vốn đầu tư chênh lệch định mức Tđm = 8 năm. Hãy chọn phương án tối ưu trong 4 phương án sau bằng phương pháp thời gian thu hồi vốn đầu tư chêch lệch và phương pháp chi phí tính toán cực tiểu. Nhận xét kết quả Phương án Vốn đầu tư K (triệu đ) Chi phí vận hành hàng năm C (triệu đ/n) I 1200 850 II 1500 860 III 2000 650 IV 2500 600 Chương3. Doanh nghiệp và quản lý DN 3.1. Doanh nghiệp là gì? Phân tích các đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp 3.2. Trình bày lý do tồn tại các doanh nghiệp. Hãy đưa ra một doanh nghiệp anh (chị ) biết để minh họa cho các vấn đề trình bày 3.3. Phân tích yêu tố môi trường của doanh nghiệp 3.4. Phân tích khái niệm quản lý .Nêu tầm quan trọng của quản lý trong hoạt động của các tổ chức trong xã hội 3.5. Phân tích các chức năng quản lý doanh nghiệp 3.6. Khái niệm về cơ cấu tổ chức quản lý. Phân tích cơ cấu tổ chức theo trực tuyến 3.7. Phân tích cơ cấu tổ chức theo chức năng. Cho thí dụ minh họa 3.8. Đặc trưng cơ bản của loại hình doanh nghiệp tư nhân 3.9. Đặc trưng cơ bản của loại hình công ty đối nhân 3.10. Đặc trưng cơ bản của loại hình công ty đối vốn 3.11. Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp nhà nước Chương 4. Quản lý sản xuất kinh doanh 4.1. Nêu khái niệm cơ bản về quá trình sản xuất kinh doanh. 4.2. Loại hình sản xuất là gì. Các yếu tố ảnh hưởng đến loại hình sản xuất. Nêu thí dụ minh hoạ. 4.3. Hệ thống sản xuất doanh nghiệp là gì. Phân tích các bộ phận cơ bản của một hệ thống sản xuất 4.4. Chu kỳ sản xuất là gì. Phân tích hình thức tổ chức sản xuất theo phương thức tuần tự. Nêu các thí dụ để minh hoạ 4.5. Chu kỳ sản xuất là gì. Phân tích hình thức tổ chức sản xuất theo phương thức song song. Nêu các thí dụ để minh hoạ 4.6. Khái niệm về Marketing. M truyền thống và M hiện đại 4.7. Phân tích những tư tưởng của Marketing hiện đại 4.8. Phân tích quyết định sản phẩm hàng hoá trong nội dung Marketing 4.9. Phân tích tình huống: Tình thế lưỡng nan của giám đốc Một vị giấm đốc doanh nghiệp giầy da có ý định mở rộng thị trường đến tỉnh M. Ông ta cử 2 đoàn công tác khảo sát. Kết quả 2 bản báo cáo hoàn toàn trái ngược nhau, khiến vị giám đóc rất khó xử: - Báo cáo 1. Tại tỉnh M không thấy người dân nào đi giầy. Vì vậy không nên mở cửa hàng tiêu thụ tại đây. - Báo cáo 2. Tại tỉnh M không thấy người dân nào đi giầy. Vì vậy rất cần thiết mở cửa hàng tiêu thụ tại đây. Hãy cho ý kiến cá nhân để tư vấn cho vị giám đốc trên 4.10. Phân tích một loại sản phẩm: ô tô, máy tính để minh họa cho tư tưởng cơ bản của Marketing: Trong thị trường người mua có vai trò quyết định, nên hoạt động M phải coi trọng khách hàng. Nghệ thuật M là nghệ thuật làm vừa lòng khách hàng. M không những phải thỏa mãn và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng mà con phải hướng dẫn , khơi dậy nhu cầu, kích thích nuôi dưỡng nhu cầu ngày càng phát triển Chương 5. Quản lý câc yếu tố sản xuất 5.1. Khái niệm về vốn doanh nghiệp. 5.2.Vẽ sơ đồ mô tả các loại vốn cơ bản trong các doanh nghiệp 5.3. Khái niệm về tài sản cố định và tài sản lưu động. 5.4. Khái niệm về khấu hao tài sản cố định. Tại sao cần phải tiến hành khấu hao cho tài sản cố định trong doanh nghiệp 5.5. Phân biệt tài sản cố định và tài sản lưu động trong doanh nghiệp? 5.6. Các phương pháp cơ bản để tính khấu hao cho TSCĐ 5.7. Hao mòn của tài sản cố định. 5.8. Các biện pháp để giảm bớt tác hại của hao mòn tài sản cố định? Đối với các thiết bị điện, điện tử trong doanh nghiệp để giảm thiệt hại do hiện tượng hao mòn cần phải làm gì? 5.9.Tại sao ngoài tiền lương cần phải có tiền thưởng cho người lao động trong doanh nghiệp ? 5.10. Tại sao cần phải tính khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp. Một tài sản cố định có giá trị ban đầu K 0 = 100 triệu đồng, ước tính giá trị còn lại TSCĐ khi bị loại bỏ là 10 triệu đồng. Thời gian để tính khấu hao T = 8 năm. Hãy xác định tiền trích khấu hao hàng năm cho TSCĐ bằng 2 phương pháp: khấu hao cơ bản và khấu hao nhanh. Từ thí dụ trên đưa ra những nhận xét về 2 phương pháp tính này Chương 6. Công tác hạch toán trong doanh nghiệp 6.1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm và công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp 6.2. Khái niệm về chi phí sản xuất. 6.3. Khái niệm về lợi nhuận doanh nghiệp. 6.4.Phân tích các biện pháp tăng lợi nhuận. Theo anh (chị) biện pháp nào là cơ bản nhất để tăng lợi nhuận. Tại sao? 6.5. Khái niệm về thuế. Bản thân anh (chi) đang đóng những loại thuế nào cho chính phủ. 6.6. Nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng. 6.7. Giá thành sản phẩm. Các thành phần cơ bản của giá thành. 6.8. Dự toán là gì? 6.9. Nêu các bước và cách thức tiến hành để các kỹ sư thực hiện công việc dự toán khi thực hiện nhiệm vụ 6.10. Dự toán chi phí để lắp đặt một thiết bị nào đó: máy điều hòa, động cơ, 6.11. Ông A nhận công việc sửa chữa động cơ điện. Công tác chuẩn bị thực hiện công việc sử chữathể hiện qua dự trù chi phí - Số lượng động cơ sửa chữa cùng loại: 2 chiếc - Tiền mua dây cuốn động cơ 3 kg x 200 000đ/kg = 600 000đ - Dự trù tiền công 20 giờ x 30 000đ /giờ = 600 000đ - Tiền thuê máy móc công cụ để sửa chữa = 200 000đ - Tiền mua nguyên vật liệu phụ, phụ kiện khác = 200 000đ Kết quả A thực hiện công việc sửa chữa 2 động cơ đúng như dự trù và còn thừa lại 1 kg dây cuốn. Yêu cầu: 1. Tính giá thành sửa chữa cho một động cơ 2. Số tiền A đề nghị khách hàng trả cần tối thiểu bằng bao nhiêu. Tại sao? 3. Nếu A mở xưởng sửa chữa chuyên nghiệp thì khi dự trù chi phí sản xuất cần liệt kê thêm các hạng mục cơ bản nào?Tại sao. 4. Hãy thiết kế bảng dự trù kinh phí để trình bày dự toán chi phí trong doanh nghiệp 6.12. Ông A mở của hàng kinh doanh hàng điện tử. Kết quả hoạt động kinh doanh của cửa hàng năm vừa qua theo sổ sách ghi chép của A được xác định gồm: - Tổng doanh thu cả năm TR = 130 triệu đồng - Tổng chi phí đã tiêu tốn cho việc kinh doanh trong năm TC = 100 triệu đồng Để tiến hành công việc kinh doanh A đã phải nghỉ công việc bảo vệ tại một công ty với mức lương 15 triệu đồng/năm và sử dụng số tiền tiết kiệm của bản thân là 100 triệu đồng 1. Xác định lợi nhuận theo sổ sách của cửa hàng 2. Giả sử lãi suất tiền gửi trên thị trường là 10% trong năm hãy cho ý kiến tư vấn để A tiếp tục kinh doanh hay đóng cửa hàng tiếp tục đi làm bảo vệ 3. Theo bạn để tăng lợi nhuận của cửa hàng ông A phải làm gì? Ngân hàng câu hỏi và bài tập được sử dụng để phục vụ công tác giảng dạy, học tập thi, kiểm tra của học phần Quản trị doanh nghiệp công nghiệp theo lịch trình giảng dạy CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA KHỌC KHOA THÔNG QUA BỘ MÔN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG BỘ MÔN . HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN KHOA KINH TẾ CÔNG NGHIỆP Bộ môn: Quản trị doanh nghiệp CÂU HỎI&BÀI TẬP Môn học Quản trị doanh nghiệp Bộ môn: Quản trị doanh nghiệp Đối tượng:. KHOA KINH TẾ CÔNG NGHIỆP BỘ MÔN: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CÂU HỎI&BÀI TẬP HỌC PHẦN FIM501- QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Số tín chỉ: 2 Dành cho chương. Chương3. Doanh nghiệp và quản lý DN 3.1. Doanh nghiệp là gì? Phân tích các đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp 3.2. Trình bày lý do tồn tại các doanh nghiệp. Hãy đưa ra một doanh nghiệp anh

Ngày đăng: 16/11/2014, 11:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan