1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các biện pháp chăm sóc và điều khiển ra hoa cây Mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm-Hà Nội.

71 676 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 30,89 MB

Nội dung

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá tới sự sinh trưởng của cây Mai vàng Yên Tử sau ghép...21 4.1.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá tới chiều cao cây và số lỏ trờn cành cây

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích và yêu cầu 3

1.2.1 Mục đích 3

1.2.2 Yêu cầu 3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Tình hình nghiên CỨu ngoài nước 4

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 5

2.2.1 Tình hình nghiên cứu Mai vàng miền Nam 5

2.2.2 Tình hình nghiên cứu Mai vàng Yên Tử 10

PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1 Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 16

3.1.1 Đối tượng 16

3.1.2 Vật liệu 16

3.1.3 Địa điểm 16

3.1.4 Thời gian nghiên cứu 16

3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 16

3.2.1 Nội dung 1 16

3.2.2 Nội dung 2 17

3.2.3 Nội dung 3 18

PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21

4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá tới sự sinh trưởng của cây Mai vàng Yên Tử sau ghép 21

4.1.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá tới chiều cao cây và số lỏ trờn cành cây Mai vàng Yên Tử sau ghép 21

4.1.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá tới thời gian bật mầm, số mầm bật trong một đợt 23

Trang 2

4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới tới cây Mai vàng Yên Tử sau ghép 26

4.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước tới chiều cao cây, đường kính thân và số lá cây Mai vàng Yên Tử 26

4.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước tới thời gian bật mầm và số mầm bật trong một đợt 28

4.3 Nghiên cứu các biện pháp điều khiển nở hoa Mai vàng Yên Tử sau ghép 30

4.3.1 Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật “tạo sốc khụ’’ tới sự phân hóa mầm hoa 30

4.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá qua lá tới sự phát triển của nụ hoa 32

4.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp “trảy lỏ” tới thời gian nở hoa 35

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39

5.1 Kết luận 39

5.2 Đề nghị 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

PHỤ LỤC 41

Trang 3

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Đặng Văn Đông – Trưởng Bộ môn Nghiên cứu Hoa & Cây cảnh thuộc Viện nghiên cứu Rau Quả - Viện Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành thực tập tốt nghiệp.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới anh Phùng Tiến Dũng và các Anh, các Chị của Bộ môn Hoa & Cây cảnh thuộc Viện nghiên cứu Rau Quả - Viện Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ kỹ thuật giỳp tụi tiến hành các thí nghiệm

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy giáo, Cô giáo đã truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình tôi thực tập tại trường.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đó luụn động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tụt nghiệp.

Tụi luôn ghi nhận sự giúp đỡ quý báu đó.

Hà Nôi, ngày 14 tháng 01 năm 2010

Sinh viên

Phùng Thị Kim Liên

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Ảnh hưởng của phân bón qua lá tới chiều cao cây, đường kính thân và

số lá cây Mai vàng Yên Tử 21

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của phân bón qua lá tới thời gian bật mầm và số mầm bật trong một đợt 23

Bảng 4.3 Diễn biến sâu bệnh hại cõy thí nghiệm phõn bún qua lá 26

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của chế độ tưới tới chiều cao cây, đường kính thân và số lá cây Mai vàng Yên Tử 27

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của chế độ tưới tới thời gian bật mầm và số mầm bật trong một đợt 29

Bảng 4.6: Diễn biến sâu bệnh hại cõy thí nghiệm chế độ tưới nước 29

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của kỹ thuật tạo sốc khô tới cây mai vàng Yên Tử 31

Bảng 4.8 : Diễn biến sâu bệnh hại cõy thớ nghiệm “tạo sốc khô” 32

Bảng 4.9: Ảnh hưởng của loại phân bón lá tới sự phát triển nụ hoa 33

Bảng 4.10: Diễn biến sâu bệnh hại cõy thớ nghiệm phõn bún qua lá 34

Bảng 4.11: Ảnh hưởng của kỹ thuật “trảy lỏ” tới sự phát triển nụ hoa 35

Bảng 4.12: Diễn biến sõu bênh hại cây thí nghiệm “trảy lá” 38

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Bản đồ phân bố thảm thực vật tại Yên Tử 12

Hình 4.1: Đồ thị biến động số lá thí nghiệm phân bón qua lá theo thời gian 22

Hình 4.2: Đồ thị tăng trưởng chiều cao thí nghiệm phân bón qua lá theo thời gian 22

Hình 4.3 Cây mai vàng Yên Tử bật lộc mới 25

Hình 4.4: Đồ thị biến động số lá thí nghiệm chế độ tưới nước theo thời gian 27

Hình4.5: Đồ thị tăng trưởng chiều cao thí nghiệm chế độ tưới nước theo thời gian 28

Hình 4.6 Biểu hiện của đỉnh sinh trưởng 32

Hình 4.7 “Trảy lỏ” ngoài tự nhiên 37

Hình 4.8 “Trảy lỏ” trong nhà kính 37

Trang 6

Trong muôn vàn loài hoa thì Mai, Lan, Trỳc, Cỳc là biểu tượng của bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông Trong đó, Hoa Mai được các tao nhân, mặc khách

ưa chuộng bởi vẻ đẹp thanh khiết, cao quý, hương hoa nhẹ nhàng, thanh tịnh Trời càng lạnh hoa càng tỏa hương thơm nên hương của hoa Mai còn được gọi là “ Lãnh hương” (Hương lạnh),…(Lờ Hải, 09/02/2008, loantran94.mutiply.com).

Mai vàng, một loài hoa cao quý, với màu vàng biểu tượng cho sự vinh hiển, cao sang, may mắn, mỗi năm chỉ nở một lần đúng vào dịp Xuân về Với người dân Việt phương Nam, từ nghìn năm trước, hoa Mai đã trở thành Sứ giả biểu tượng cho mùa xuân Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, hầu hết nhà nào cũng

có Mai để đón Tết, với hy vọng, một năm may mắn, an khang, hạnh phúc.

Trong mấy năm qua, vào dịp Tết Nguyên Đán, rất nhiều Mai vàng miền Nam đã được chuyển ra miền Bắc, màu vàng của nó đã phần nào xua đi cái lạnh nơi đây Và ngoài hoa Đào truyền thống thì giờ người Bắc đã bắt đầu có sự quan tâm đặc biệt tới hoa Mai vàng Tuy nhiên, việc chuyển Mai vàng ra Bắc gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý và bảo quản hoa Mặt khác, chi phí vận chuyển lại không hề nhỏ, vì vậy mà giá thành tương đối cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của người chơi Mai (Báo Tuổi trẻ, 12/02/2007).

Trang 7

Tuy nhiên, một tín hiệu vui cho những người chơi Mai cả nước nói chung

bà miền Bắc nói riêng là trong thời gian gần đây, rừng “ Đại lão Mai vàng” ước định khoảng 800 năm tuổi đã được phát hiện ra bởi anh Nguyễn Tuấn Việt (Apex Việt Nhật) và anh Lưu Đức Kế (Bến Thành Tourist) trong chuyến khảo sát để thiết kế tour du lịch tại khu di tích Yên Tử-thị xó Uụng Bớ-tỉnh Quảng Ninh (Việt Báo, 03/02/2007).

Theo Đặng Văn Đông và Phùng Tiến Dũng (2008)[5], một thực trạng đáng báo động là hiện nay nạn “ Săn Mai” do người dân địa phương đã biết được giá trị của những cây Mai cổ, họ đã vào rừng chặt cỏc cõy Mai cổ từ hàng chục đến vài trăm năm tuổi chỉ để lấy gốc và bộ rễ bán cho người thích sưu tầm Hậu quả là đã và đang dần làm suy kiệt nguồn gen của rừng Mai cổ này.

Vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm gì để vừa bảo tồn, gìn giữ vừa nâng cao giá trị kinh tế của Mai vàng Yên Tử?

Đứng trước vấn đề đó, Viện nghiên cứu Rau-Quả và Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội đã tiên phong trong công tác nghiên cứu, cùng xác định sự phân bố

và xây dựng quy trình nhân giống Mai vàng Yên Tử, từ đó làm cơ sở để phát triển hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế của nó Tuy nhiên, vẫn chưa có phương pháp hiệu quả để cho hoa nở vào đúng dịp Tết Nguyên Đán và Lễ hội Yên Tử (Bắt đầu

từ mùng 10 tháng giêng tới hết tháng 3 Âm lịch)

Xuất phát từ những lý do trên, nhằm tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quy trình trồng và chăm sóc để tạo ra hoa Mai nở đúng dịp Tết và Lễ hội Yên Tử, tôi

tiến hành đề tài: “Nghiên cứu các biện pháp chăm sóc và điều khiển ra hoa cây Mai vàng Yên Tử tại Gia Lõm-Hà Nội.”

Trang 8

1.2 Mục đích và yêu cầu

1.2.1 Mục đích

- Xác định loại phân bón qua lá tốt nhất tới sự sinh trưởng của cây Mai vàng Yên Tử.

- Xác định chế độ tưới nước tốt nhất tới sự sinh trưởng của Mai vàng Yên Tử.

- Xác định biện pháp điều khiển nở hoa cây Mai vàng Yên Tử vào dịp Tết Nguyên Đán 2010.

- Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại Mai vàng Yên Tử

Trang 9

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tình hình nghiên CỨu ngoài nước

Cây hoa Mai vàng thuộc họ Lão mai (Ochnaceae), nguyên sản ở vùng núi

Tây Nam Trung Quốc Cây hoa Mai có hơn 300 loài khác nhau Những loại Mai thường được dùng chơi cảnh là Mai vàng, Mai tứ quý, Mai hồng, Mai rồng cuốn, …(T.Tsukamot và cộng sự, 2001).

Cách đây 5 thế kỷ, các nhà thực vật học Trung quốc đã phát hiện và đưa giống Mai vàng dùng để làm cảnh Đặc điểm cơ bản của giống Mai vàng là nhị màu nâu, nở hoa vào cuối mùa đông đầu mùa xuân, rất phù hợp để trong nhà, trên bàn uống nước Mai vàng là biểu tượng của sự khỏe khoắn, may mắn nên rất được người Trung Quốc ưa chuộng Mai vàng cũn cú đặc tính quý khác là tỷ

lệ đậu quả khá cao, quả chín hình thuôn dài, quả chín có màu nâu đỏ rất đẹp Vì vậy, Mai vàng không những dùng để chơi hoa mà còn sử dụng chơi quả trong nhiều tháng (Hà Sinh Căn và Miếu Thường Hổ, 2000).

Cây Mai vàng có tên tiếng Anh là Vietnamese Mickey Mouse Plant Mai vàng là loài cây rụng lá hàng năm Thõn cú chiều cao trung bình 2-7 m, đường kính thân 10-25 cm Cành thưa và có màu xám nõu Lỏ Mai vàng có màu xanh,

lá đơn, mọc cách, mặt trên thường bóng Kích thước lỏ 7-19ì3-5,5 cm Hoa có màu vàng, có thể có mùi thơm Đường kính hoa trung bình 3-4 cm Hoa có từ 5-

7 cỏnh hỡnh ụ van, cánh hoa dài 1,3-2 cm, chiều rộng 1-1,4 cm Hoa Mai vàng

có nhiều nhị, số lượng thay đổi, có chiều cao từ 0,9-1,2 cm Nhụy thường cao hơn nhị, trung bình 1-1,4 cm Đài hoa màu xanh, số lượng thay đổi từ 4-6, kích thước lá đài 10-12ì6-7 mm Cây Mai vàng thích hợp trồng ở độ cao 300-1400 m

so với mực nước biển Hoa của cây Mai vàng để tươi có thể cất được tinh dầu thơm, dùng để chữa vết bỏng nước và uống có thể chữa khỏi bệnh ngứa trẻ con Hoa phơi khô dùng để chữa ho, xuyễn (Jianh Qing Hai, 2006).

Trang 10

Ở Trung Quốc, các nhà làm vườn nhân giống Mai vàng chủ yếu bằng 3 phương pháp là chiết cành, giâm cành, ghép cành Trong đó, phương phỏp ghộp cành được áp dụng rộng dãi hơn Gốc ghép thường là gốc Mai dại Cõy ghộp từ lúc trồng đến lúc ra hoa kéo dài ít nhất 2 năm Cây Mai vàng có thể được trồng ngoài đất hay trồng trong chậu Nếu trồng trong chậu thỡ dựng giá thể có trộn xỉ than là tốt nhất Các kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy, cây Mai vàng

có thời gian rụng lá vào mùa đông, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 30°C, thích hợp lúc phân hóa mầm hoa từ 12-18°C Điều này rất phù hợp với khí hậu Miền Nam Việt Nam nờn có triển vọng phát triển tốt (Hà Sinh Căn và Miếu Thường Hổ, 2000).

18-Một nhược điểm của cây Mai vàng là khi vận chuyển đi xa làm hoa tàn nhanh và mặc dù tủ lệ đậu quả cao nhưng số quả còn lại ít Để khắc phục điều này, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Rau-Quả Quảng Châu (Trung Quốc)

đã sử dụng các loại chất điều tiết sinh trưởng và phân bón dưỡng cây, kết quả cho thấy đã khắc phục được những điểm yếu này (Jianh Qing Hai, 2006).

Nhìn chung, các nghiên cứu về cây Mai vàng tập trung nhiều ở Trung Quốc, các nước khác nhau có rất ít nghiên cứu chuyờn sõu về loại cây này.

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

2.2.1 Tình hình nghiên cứu Mai vàng miền Nam

Theo GS Trần Hợp, cây Mai vàng còn có tên gọi là Huỳnh Mai, có tên

khoa học là Ochna integerrima (Lour.) Merr., thuộc họ Lão mai (Ochnaceae).

Cây mọc hoang dại trong rừng Miền Trung và Miền Nam, đôi khi gặp ở rừng Miền Bắc Cây gỗ nhỡ 3-7 m, cành nhánh thưa, dài, mảnh Lá thưa, thường xanh, mọc cách, màu xanh nhạt, mặt lỏ búng Cụm hoa hình thành chùm nhỏ mọc ở nách lá Hoa có cuống ngắn Cánh đài 5, màu xanh bóng, dày, không che kín nụ Cánh tràng 5-10, màu vàng tươi Đĩa hoa dày, có khía, nhị nhiều Bầu có 3-10 múi, mỗi múi một noãn Quả kép có nhiều hạch nhỏ, không cuống, xếp quanh đế hoa ( Trần Hợp, 1993).

Trang 11

Mai vàng mọc hoang dại trong rừng thường có 5 cánh Đây là loại Mai mà

“Người xưa” trồng rất nhiều Đặc điểm của chúng là sống lâu năm, sinh trưởng mạnh, lại ít sâu bệnh tấn công hơn Tuổi thọ của các loại Mai này có thể sống được vài trăm năm tuổi Những loại Mai này sống phù hợp trên đất cao ráo, màu

mỡ, nhất là không bị tán lá bên trên che rợp, …Gốc những cây Mai này có độ lớn 3-4 chét tay người lớn, cây cao 4-5 m Những cây cổ thụ thế này mà trổ hoa thì đẹp rực rỡ Mai vàng 5 cỏnh lỏ xanh tốt suốt năm, chỉ đến tháng cuối năm

Âm lịch, tất cả lỏ trờn cành mới trở nên vàng úa Đó là mùa thay lá của Mai đã đến Và đây cũng là điềm vui báo cho mọi người hay biết Mai sắp trổ hoa trùng vào dịp xuân về tết đến (Việt Chương và Nguyễn Việt Thái, 2005).

Mai vàng 5 cánh chia làm nhiều loại như Mai sẻ, Mai trâu, Mai cỏnh trũn, Mai cỏnh dỳn Mai sẻ là giống có rất nhiều hoa, mỗi hoa có 5 cánh vàng lợt Tuy đóa hoa nhỏ (đường kính 2 cm), chỉ nhỉnh hơn các chủm cau nhưng màu sắc lại rất đậm đà Đây là giống Mai được nhiều người ưa thích do có ưu điểm là nhiều hoa Mai trâu là giống Mai vàng 5 cỏnh, cú ưu điểm là ra hoa với đóa lớn hơn Mai sẻ (đường kính 3,5 cm) Hoa Mai trâu có cánh lớn, dày và có màu nghệ tươi tắn hơn Mai sẻ Giống Mai cỏnh trũn cú đóa hoa lớn như Mai trâu, cũng có màu vàng rực rỡ, năm cánh hoa vừa to vừa tròn cạnh tạo nên nét khác lạ Mai cỏnh dỳn có hoa to, màu sắc rực rỡ nhưng cánh không trơn láng và ngoài rỡa dỳn dợn sóng như lá rau diếp trông lạ mắt và hấp dẫn, …(Việt Chương và Nguyễn Việt Thái, 2005).

Khoảng nửa thế kỷ trở lại đây, nhờ vào tài lai tạo của nhiều thế hệ nghệ nhân đã tạo ra rất nhiều loại hoa mới như Mai Giảo, Mai Huỳnh Tỷ, Mai Cửu Long, Mai cúc, … Những giống Mai này đều rất quý và có số lượng cánh hoa ít nhiều khác nhau Mai Giảo còn có tên là Mai Giảo Thủ Đức, hoa có 12 cánh, xếp thành 2 tầng Mai Huỳnh Tỷ do nghệ nhân Huỳnh Văn Tỷ có công lai tạo,

có 24 cánh, xếp thành 3 tầng theo đúng thứ lớp đều đặn rất khéo Mai Cửu Long

có xuất xứ tại Tiền Giang, mỗi đúa cú 24 cánh, xếp thành 3 tầng Mai cỳc cú

Trang 12

xuất xứ tại Thủ Đức, mỗi đúa cú 24 cánh, được xếp thành 3 tầng nhưng những cánh hoa xếp ở tầng trên cùng đều dún nhiều nếp loăn xoăn như hoa cúc và màu hoa cũng vàng lợt như màu hoa cúc, …(Việt Chương và Nguyễn Việt Thái, 2005).

Gần đây, các nghệ nhân chơi hoa và trồng hoa còn chọn tạo ra rất nhiều loại Mai vàng có kiểu dáng và số lượng hoa rất khác lạ Xét về kiểu dỏng thỡ người ta chia ra rất nhiều thế khác nhau như thế “ Trực quân tử”, thế “Bạt phong hồi đầu”, thế “Quần thụ tam sơn”, thế “Hạc lập”, thế “Nhất trụ kình thiờn”, thế

“Thất hiền”, …Số lượng cánh hoa cũng biến đổi theo từng loại hoa như Mai Sa Đéc 9 cánh, Mai Mỹ Tho 24 cánh, Mai Gò Đen 48 cánh, Mai Bến Tre 120 cánh,

…[10]

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thiện Tịch (Hội hoa Lan Cây cảnh thành

phố Hồ Chí Minh), Mai vàng (thuộc họ Ochnaceae) phân bố chủ yếu ở vùng

nhiệt đới Hoa Mai vàng có nhiều nhị và nhụy Nhụy dời hẳn nhau ở bầu nhụy nhưng vòi và đầu nhụy lại dính nhau thành một vòi duy nhất ở giữa hoa Ở Miền Nam hầu như nhà vườn nào cũng cú cõy Mai vàng Mai có thể mọc dại trong vườn hay được trồng trước sân để nở đẹp vào mùa xuân, cắt cành chưng trên bàn thờ những ngày Tết, cầu cho sự may mắn Hình ảnh của Mai vàng sẽ trở nên yểu điệu, thướt tha, vương vấn nếu được trồng nơi không gian hài hòa của vùng sông nước đồng bằng Mai được xũe cỏnh, khoe sắc trước một ngôi nhà mái ngói đỏ, Mai ẩn hiện dưới những hàng cau xanh, hàng hoa dâm bụt trước sân nhà hay bên con mương nước ăm ắp lớn, giữa nắng gió ngày xuân, cú đỏm trẻ con tíu tít vui đùa nhặt những cánh hoa Mai rụng Và cả âm thanh vọng lại của tiếng chày quết bánh phồng Tết trong những ngày nảy lá Mai Đó là hình ảnh muôn đời về cái Tết nơi miền đất phương Nam (Việt Chương và Nguyễn Việt Thái, 2005).

Theo GS Trần Văn Mão, nhân giống cây Mai hoa vàng có nhiều cách như gieo hạt, chiết cành, ghép và tỏch cõy.

Trang 13

Phương pháp gieo hạt thường không giữ được tính ưu việt của loài nên ít dùng Cần lựa các hạt già (hạt chín) gieo xuống đất Hạt chín là các hạt đã chuyển từ màu xanh sang màu đen sẫm, hạt no tròn Khi gieo cần giữ ẩm để hạt nảy mầm, cây con lên được 20 cm thì đem trồng.

Phương pháp ghép là phương pháp dùng phổ biến nhất Thời gian ghép vào tháng 3 (Âm lịch), khi chồi lá vừa ra bằng hạt gạo Gốc ghép phải sinh trưởng phát triển khỏe, không sâu bệnh Cành ghép phải được chọn trước khi ghép 1 tháng, thường là cành mọc 1 năm, to, dài và cắt bớt ngọn để tập trung dinh dưỡng vào chồi ở giữa Cành ghép dài 7-8 cm, để lại còn 1-2 đôi chồi Gốc ghép để cao 5-6 cm, cắt vát sang 1/3 đường kính và bổ tiếp sâu 4-5 cm, rồi nối cành ghép vào trong miệng cắt của gốc ghép, đối chuẩn tầng vỏ và tượng tầng, sau ghép xong dùng nilon buộc lại Sau gần 1 thỏng cỏc mắt trên cành ghép sẽ lên

Mai vàng cũng có thể dùng phương pháp tỏch cõy, nếu chỉ cần một số ớt cõy để trồng thỡ dựng cỏch này Phương pháp này làm vào tháng 2-3 (Âm lịch) khi chồi lá chưa nở Dùng dao đã khử trùng tách cây con khỏi cây mẹ đem đi trồng.

Kỹ thuật trồng cây Mai hoa vàng lại được chia thành trồng trong vườn và trồng trong chậu Nếu trồng trong vườn phải chọn nơi kín gió và hướng Đông Nam, thời gian trồng thường vào mùa đông và mùa xuân, bộ rễ phải mang bầu đất Trước lúc trồng phải đào hố bún lút phõn Sau trồng phải kịp thời tưới nước

và tỉa cành Vào tháng 6-9 (Âm lịch), cách 20 ngày bón phân 1 lần, sau hoa tàn bón phân 1 lần và tưới nước 1 lần Nên cắt bỏ cành hoa trên 20 cm, cắt ngắn cành dài của năm trước Nếu trồng trong chậu thì đất cần tơi xốp, nhiều mùn Sau trồng tưới lượng nước vừa phải Vào tháng 5-6 (Âm lịch), cách 7 ngày bón phân 1 lần, tỷ lệ phân nước 3:10 Tháng 7-8 (Âm lịch), trong thời kỳ ra chồi hoa, cách 20 ngày tưới phân 1 lần, tỷ lệ phân nước là 1:5 Đầu tháng 12 (Âm lịch),

Trang 14

chuyển chậu cây vào trong nhà Sau 2-3 năm thay chậu 1 lần, bỏ đất cũ, cắt bỏ bớt rễ già (Việt Chương, 2000).

Để cây Mai vàng nở vào đúng dịp Tết Nguyên Đán, người trồng Mai cần làm rất nhiều việc vào những ngày đầu của tháng Chạp Người trồng Mai phải quan sát kỹ nụ hoa, xem nụ hoa lớn hay nhỏ để định kỳ trẩy lá chính xác Sự trẩy lá sớm hay muộn cũng phụ thuộc từng giống Mai Với Mai vàng 5 cánh, nếu nụ hoa nhú nhỏ bằng hạt gạo nên trẩy lá sớm vào ngày 12-13 tháng Chạp, nếu nụ lớn bằng hạt đậu xanh thì trẩy lá vào rằm tháng Chạp, nếu nụ khá to và

có khả năng bung vỏ lụa thì trẩy lá vào ngày 20 tháng Chạp Với Mai có nhiều hơn 5 cánh và có nhiều tầng như Mai Giảo, Mai Huỳnh Tỷ, …phải trẩy lá rất sớm, từ ngày mùng 8 tháng Chạp trở đi Cẩn thận hơn thì vào những ngày đầu tháng Chạp, trẩy cỏc lỏ nằm khuất bên trong tán lá rậm rạp để giỳp cỏc nụ hoa bên trong nhận được nhiều ánh sáng hơn Quá trình nở hoa diễn ra từ khi nụ hoa mới nhú bằng hạt đậu phộng thì gọi là hoa cỏi cú lớp vỏ lụa bọc bờn ngoài, mất khoảng thời gian từ 6-7 ngày Một ngày sau đó lớp vỏ lụa tự bung ra, lộ ra bên trong có 1 chùm hoa có 3-4 nụ kích cỡ không đều nhau Mỗi nụ nhỏ đó sẽ nở thành 1 bông hoa Nụ lớn nở trước, nụ nhỏ nở sau, cách nhau vài ba ngày Từ khi bung vỏ lụa đến ngày chùm hoa bên trong bắt đầu nở mất khoảng 1 tuần Vì vậy, vào ngày 23 tháng Chạp (ngày cúng ông Táo) mà cây Mai vàng có nhiều nụ bung vỏ lụa thì sẽ nở vào đúng dịp Tết (Việt Chương và Nguyễn Việt Thái, 2005).

Tuy nhiên, việc trẩy lá để hoa nở vào đúng dịp Tết còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu Vì vậy, cần phải dự đoán trước được sự biến đổi của thời tiết Việc này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của những người trồng Mai lâu năm Nếu nửa tháng cuối năm Âm lịch có nắng tốt, khi trời ấm áp, tạo điều kiện tốt cho Mai nở sớm thì việc trẩy lá Mai muộn vài ngày so với dự tính Ngược lại, nếu thời tiết nửa tháng cuối năm Âm lịch có mưa to hay thời tiết trở lạnh, hoa Mai sẽ nở trễ, vì vậy cần trẩy lá Mai sớm hơn dự định vài ngày Trong

Trang 15

trường hợp việc dự đoán thời tiết khí hậu bị sai, trời mưa nắng thất thường thì cần có các biện pháp “vớt vỏt” Nếu chỉ còn 3-4 ngày nữa là đến Mồng một Tết

mà vỏ lụa hoa cái mới chịu bung thỡ nờn tưới NPK lên gốc cây ngày 2 lần để kích thích các chùm hoa nhỏ tăng trưởng nhanh, kịp nở hoa vào dịp Tết Phân NPK pha theo tỷ lệ 1 muỗng canh phân NPK với 10 lít nước đủ tưới cho 4-5 cây Mai Ngoài ra, có thể tưới thêm nhiều lần trong ngày lờn cõy Mai và xịt thuốc rầy lên khắp thõn lỏ sẽ kích thích hoa nở nhanh Trong trường hợp hoa Mai vàng

có xu hướng nở sớm do có nắng to và mưa rào, cần phải hãm sự phát triển nhanh của hoa Mai Lúc này cần ngưng việc tưới nước hoặc tưới nước ít vào buổi trưa Sau các trận mưa rào cần đưa ngay ra nắng để phơi nắng (Việt Chương và Nguyễn Việt Thái, 2005).

Cây Mai vàng có khả năng kháng bệnh cao nên thường rất ít khi nhiễm bệnh Kẻ thù nguy hiểm của cây Mai vàng là các loại sâu như sâu đục thân, sâu

tơ, sõu nỏi, ốc sên, rầy bụng, …Vỡ vậy, người trồng Mai cần có các biện pháp phòng trừ sâu bệnh Người ta đặc biệt chý ý tới các biện pháp truyền thống mà

“người xưa” thường dùng như cắt bỏ phần bị sâu bệnh rồi đem đốt, nhặt bỏ và giết từng con nếu số lượng ớt, dựng nước tro bếp, vôi bột, tăng cường ánh sáng, nước cay trong ống điếu thuốc lào, …Khụng nờn sử dụng quá nhiều hoa chất bảo vệ thực vật để phun (Việt Chương, 2000).

2.2.2 Tình hình nghiên cứu Mai vàng Yên Tử

Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Rau-Quả và Trường Đại

học Nông Nghiệp Hà Nội thỡ cây Mai vàng Yên Tử có tên khoa học là Ochna integerrima (Lour.) Merr., cùng loài với Mai vàng Miền Nam

Vị trí phân loại của cây Mai vàng Yên Tử được xác định là:

Domain: Eukaryota Whittaker & Margulis,1978 – Eukaryotes

Kingdom: Plantae Haeckel, 1866 – Plants

Subkingdom: Viridaeplantae Cavalier-Smith, 1981 – Green Plants

Phylum: Tracheophyta Sinnott, 1935 ex Cavalier-Smith, 1998 – Vascular Plants

Subphylum: Spermatophytina (auct.) Cavalier-Smith, 1998 – Seed Plants

Trang 16

Infraphylum: Angiospermae auct.

Class: Magnoliopsida Brongniart, 1843 – Dicotyledons

Subclass: Dilleniidae Takhtajan, 1967

Superorder: Theanae Thorne ex Reveal, 1993

Order: Ochnales Hutchinson ex Reveal, 1992

Family: Ochnaceae (OK-nah) A.P de Candolle, 1811 – Ochna Family

Tribe: Ochneae

Genus: Ochna (OK-nah) Linnaeus, Sp Pl 1: 513 1753 – Ochna

Specific epithet: integerrima (Lour.) Merr.

Botanical name: Ochna integerrima (Lour.) Merr.

(a) Khu phân bố Mai vàng Yên Tử

Trang 17

Hình 2.1: Bản đồ phân bố thảm thực vật tại Yên Tử

Trang 18

Mai vàng Yên Tử được phân bố tại khu vực Yên Tử như chùa Một Mỏi, chựa Bảo Sỏi, chựa Võn Tiờu, Thỏc Vàng, Thác Bạc và các khu vực lân cận Yên Tử như rừng Bỡnh Khờ, khu vực gần Thị xã Uụng Bớ ( Đặng Văn Đông và Phùng Tiến Dũng, 2009).

(b) Đặc điểm về thân cành, lá của cây Mai vàng Yên Tử.

Cây Mai vàng Yên Tử là tiểu mộc hay đại mộc nhỏ, vỏ thõn xỏm trắng, cành non cú bì khổng rất rừ, cú chồi búp vào mùa bất lợi Lá có nhiều phiến bầu dục, dài, mọc thành chùm ở đầu cành, cuống dài 0,3-0,5 cm, gân phụ rất rõ gồm 8-9 gõn, mộp lỏ có răng cưa (Đặng Văn Đông và Phùng Tiến Dũng, 2009).

(c) Đặc điểm về hoa cây Mai vàng Yên Tử.

Hoa của Mai vàng Yên Tử nở đúng vào dịp Lễ hội Yên Tử (Hội xuõn Yờn Tử), kéo dài từ giữa tháng 1 (Âm lịch) đến đầu tháng 3 (Âm lịch), có khi kéo dài tới cuối tháng 3 (Âm lịch).

Cây Mai vàng Yên Tử được xác định là mọc tự nhiên (có thể được trồng khi vua Trần Nhõn Tụng sáng lập Thiền Phỏi Trỳc Lõm Yờn Tử, cách đây chừng 800 năm) Vì vậy, hoa của cây Mai vàng Yên Tử không chịu ảnh hưởng nhiều bởi con người, đặc điểm hình thái hoa Mai vàng Yên Tử có thể coi là đặc điểm tự nhiên Hoa có màu vàng, đường kính của các hoa trung bình là 4,5 cm, trong đó hoa lớn nhất có đường kính 4,5 cm, hoa nhỏ nhất có đường kính 4,3 cm.

So với Mai vàng Miền Nam được bán làm cảnh chơi Tết, đường kính của Mai vàng Yên Tử chỉ đạt mức trung bình và độ biến động về đường kính cũng không lớn Nguyên nhân là do Mai vàng Yên Tử mọc trong điều kiện tự nhiên, chỳng luụn phải tự bảo vệ để sinh tồn và sự tác động của tự nhiên tới chúng cũng như nhau Vì vậy, chúng không có sự biến đổi quá nhiều về mặt hình thái.

Về đài hoa, đài hoa của tất cả các hoa quan sát đều có màu xanh và không

có sự biến động về số lượng đài trên mỗi bông hoa là 5 cánh đài Mỗi cánh đài đều có hình thon dài và cứng hơn so với cánh hoa, chiều dài cánh đài dao động

Trang 19

trong khoảng 1,4-1,9 cm, trung bình đạt 1,5 cm, chiều rộng cánh đài dao động trong khoảng 0,6-1,0 cm, trung bình đạt 0,7 cm.

Về cánh hoa, số lượng cánh hoa của Mai vàng Yên Tử không có sự biến đổi, tất cả các hoa nghiên cứu đều có màu vàng và có 5 cánh hoa.Cánh hoa có hỡnh thuôn dài, hơi to ở phần đầu cánh hoa Cánh hoa khá mềm và nhanh héo sau khi ngắt hoa khỏi cành (chỉ khoảng 2 giờ) Cánh hoa có chiều dài trung bình 2,3 cm, lớn nhất 2,6 cm, nhỏ nhất 2,2 cm So với Mai vàng miền Nam mọc tự nhiên thì cánh hoa của Mai vàng Yên Tử không có sự biến đổi.

Nhị hoa có sự biến đổi về số lượng giữa các hoa Trung bình số lượng nhị của các hoa nghiên cứu là 36, hoa có số lượng nhị lớn nhất là 45, nhỏ nhất là 28 Nguyên nhân ở đây được giải thích là tại các vị trí khác nhau của các hoa trờn cõy hoặc trờn cỏc cõy khác nhau thì điều kiện dinh dưỡng và nước là khác nhau Chính điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triển của các hoa Vì vậy, các bộ phận của các hoa cũng bị tác động dẫn đến có sự biến đổi khác nhau.

Nhụy hoa có hình ống, có 10 lỏ noón Chiều dài trung bình của các nhụy 1,4 cm, lớn nhất là 1,6 cm, nhỏ nhất là 1,1 cm (Đặng Văn Đông và Phùng Tiến Dũng, 2009).

(d) Đặc điểm về quả và hạt của cây Mai vàng Yên Tử.

Quả Mai vàng Yên Tử là quả kép, bao gồm nhiều phân quả đơn bế Quả kép Mai vàng có từ 7-10 quả đơn, được sắp xếp thành một vòng tròn trên đế quả Các quả đơn có màu nâu đen, vỏ quả bóng, căng và mọng Quả có hình giống hình bầu dục một đầu to và một đầu nhỏ, kích thước trung bình các chiều dài là 8 mm, 6 mm, 4 mm Chiều dài lớn nhất của quả là 10 mm, nhỏ nhất là 7

mm, chiều rộng lớn nhất là 7 mm, nhỏ nhất là 5 mm, chiều dày lớn nhất là 5

mm, nhỏ nhất là 4 mm.

Kích thước quả Mai vàng Yên Tử không có sự biến động lớn Mỗi quả đơn chỉ có một hạt Hạt Mai có vỏ nhăn nheo, mỗi hạt có 2 lá mầm Kích thước

Trang 20

hạt cũng không có sự biến động lớn, kích thước trung bình của các chiều là 7

mm, 5 mm, 3 mm Chiều dài của hạt lớn nhất là 9 mm, hạt nhỏ nhất là 6 mm, chiều rộng của hạt lớn nhất là 6 mm, nhỏ nhất là 4 mm, chiều dày của hạt lớn nhất là 4 mm, nhỏ nhất là 3 mm.

Tỷ lệ nảy mầm của hạt rất cao, đạt 80-95% Điều này đảm bảo cho sự duy trì nòi giống trong tự nhiên của chúng Trong chọn tạo và nhân giống cũng rất

có ý nghĩa Sử dụng cây con từ hạt để làm gốc ghép cho hiệu suất nhân giống cao (Đặng Văn Đông và Phùng Tiến Dũng, 2009).

(e) Phương pháp nhân giống Mai vàng Yên Tử.

Phương pháp nhân giống chủ yếu áp dụng cho Mai vàng Yên Tử là ghép đoạn cành và giâm cành.

Về phương phỏp ghép đoạn cành: Đây là phương pháp nhân giống mang lại hiệu quả hơn cả Phương pháp này sử dụng gốc ghép là Mai vàng miền Nam, cành ghép được chọn để ghép phải có từ 3 mầm trở lên, tuy nhiên cũng không được quá dài (giới hạn ở mức 12 cm) Sau khi ghép một thời gian nhất định, cành ghép bắt đầu bật mầm Mầm bật tiếp tục được cành ghép và gốc ghép dẫn truyền vật chất tới để thực hiện các chức năng sinh học Theo đó, mầm bật sẽ tăng trưởng dần về chiều dài và tăng số lượng mầm bật Đây chính là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng tiếp hợp giữa cành ghép và gốc ghép Nếu khả năng tiếp hợp cao, lớp tế bào chuyên hóa được hình thành nhanh, cành ghép

và mầm nhanh chóng nhận được vật chất từ dòng vận chuyển và do đó sức sinh trưởng của cành ghép và mầm sẽ nhanh hơn.

Về biện pháp giâm cành: Cành giâm được chọn là các cành bánh tẻ (không non, không già), không sâu bệnh, trờn cõy sinh trưởng phát triển tốt (chọn trờn cỏc cõy đầu dòng) Nhân giống Mai vàng Yên Tử bằng phương pháp này có tỷ

lệ mầm bật và sự tăng trưởng về chiều dài mầm bật không cao (Đặng Văn Đông

và Phùng Tiến Dũng, 2009).

Trang 21

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá tới sự sinh trưởng của cây Mai vàng Yên Tử sau ghép

* Đối tượng: Cây Mai vàng Yên Tử (sau ghép 2 năm tuổi).

* Thời gian tiến hành: Từ 01/08/2009 đến 02/10/2009.

* Nội dung thí nghiệm:

- Công thức thí nghiệm: Gồm 3 công thức

+ Công thức I (đối chứng): Không sử dụng phân bón qua lá.

+ Công thức II: Sử dụng Atonik.

+ Công thức III: Sử dụng Rong biển.

Quy trình chăm sóc chung: Áp dụng quy trình của Viện Nghiên cứu Rau Quả Viện Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam.

Trang 22

Dung lượng mẫu: Mỗi công thức tiến hành trên 30 cây và được lặp lại 3 lần.

- Phương pháp tiến hành: Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn, phân bón qua lá được phun theo chu kỳ 25 ngày.

* Các chỉ tiêu theo dõi

- Chiều cao cõy ghộp (cm): Đo 10 ngày 1 lần.

- Đường kớnh thân (cm): Đo 2 lần vào lúc bắt đầu tiến hành và kết thúc thí nghiệm.

- Số lỏ (lỏ): Đếm 10 ngày 1 lần.

- Thời gian bật mầm (ngày): Xác định khoảng thời gian giữa các đợt lộc.

- Số mầm bật trong một đợt (mầm): Đếm số mầm bật trong mỗi đợt lộc.

- Tình hình sâu bệnh hại.

3.2.2 Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước tới Mai vàng Yên Tử sau ghép

* Đối tượng: Cây Mai vàng Yên Tử (sau ghép 2 năm tuổi).

* Thời gian tiến hành: 01/08/2009 đến 02/10/2009.

* Nội dung thí nghiệm:

- Công thức thí nghiệm: Gồm 2 công thức

+ Công thức 1: tưới tràn (1 ngày/lần).

+ Công thức 2: tưới nhỏ giọt (liên tục).

+ Công thức 3: tưới nhỏ giọt kết hợp phun nước lờn lỏ (phun nước 1 ngày/lần).

- Quy trình chăm sóc chung: Áp dụng quy trình của Viện nghiên cứu Rau-Quả.

- Dung lượng mẫu: Mỗi công thức tiến hành trên 30 cây và được lặp 3 lần.

- Phương pháp tiến hành: Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn.

* Các chỉ tiêu theo dõi:

- Chiều cao cõy ghộp (cm): Đo 10 ngày 1 lần.

- Đường kớnh thân (cm): Đo 2 lần vào lúc bắt đầu tiến hành và khi kết thúc thí nghiệm.

- Số lỏ (lỏ): Đếm 10 ngày 1 lần.

Trang 23

- Thời gian bật mầm (ngày): Xác định khoảng thời gian giữa các đợt lộc.

- Số mầm bật trong mỗi đợt (mầm): Đếm số mầm bật trong mỗi đợt lộc.

- Tình hình sâu bệnh hại.

3.2.3 Nội dung 3: Nghiên cứu các biện pháp điều khiển nở hoa cây Mai vàng Yên Tử

* Đối tượng: Cây Mai vàng Yên Tử (sau ghép 2 năm tuổi).

* Nội dung thí nghiệm:

(1) Thí nghiệm 1 : Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật “tạo sốc khụ” tới sự phân hóa mầm hoa.

- Địa điểm nghiên cứu: Nhà kính (23-250C) và tự nhiên (ngoài trời).

- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 03/10/2009 đến ngày 18/10/2009.

- Dung lượng mẫu: Mỗi công thức được tiến hành trên 30 cây và không có nhắc lại.

- Công thức thí nghiệm: Gồm 3 công thức

+ Công thức I (đối chứng): Không sốc khô.

+ Công thức II: Sốc khô 3 lần, mỗi lần kéo dài 2 ngày, khoảng cách giữa các lần

+ Biểu hiện của đỉnh sinh trưởng (cảm quan).

+ Thời gian xuất hiện nụ cái (ngày) (nếu có).

+ Tình hình sâu bệnh hại.

(2).Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của loại phân bón lá tới sự phát triển của nụ hoa.

- Địa điểm nghiên cứu: Nhà kính (23-250C) và tự nhiên (ngoài trời).

- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 20/10/2009 đến ngày 10/12/2009.

Trang 24

- Dung lượng mẫu: Mỗi công thức được tiến hành trên 30 cây và không có nhắc lại.

- Công thức thí nghiệm: Gồm 3 công thức

+ Công thức I (đối chứng): Phun nước lã.

+ Công thức II: Sử dụng Nutri Flower (phun 15 ngày/lần).

+ Công thức III: Sử dụng Fito ra hoa (phun 15 ngày/lần).

- Các chỉ tiêu nghiên cứu: Theo dõi 10 ngày/lần.

+ Số lỏ trờn cõy (lỏ/cõy).

+ Thời gian phỏt thờm lộc mới (nếu có).

+ Biểu hiện của đỉnh sinh trưởng (cảm quan).

+ Thời gian xuất hiện nụ cái (ngày).

+ Số nụ cỏi trờn cõy

+ Tình hình sâu bệnh hại.

(3).Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp “trảy lỏ” tới thời gian

nở hoa.

- Địa điểm nghiên cứu: Nhà kính (23-250C) và tự nhiên (ngoài trời).

- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 11/12/2009 đến ngày 10/02/2009.

- Dung lượng mẫu: Mỗi công thức được tiến hành trên 30 cây và không có nhắc lại.

- Công thức thí nghiệm: Gồm 3 công thức

+ Công thức I: Trảy lá từ 11/12/2009 (25/10 Âm lịch).

+ Công thức II: Trảy lá từ 26/12/2009 (11/11 Âm lịch).

+ Công thức III: Trảy lá từ 10/01/2010 (27/11 Âm lịch).

- Các chỉ tiêu nghiên cứu: Theo dõi 10 ngày/lần.

+ Thời gian phỏt thờm lộc mới (nếu có).

+ Biểu hiện của đỉnh sinh trưởng (cảm quan).

+ Thời gian bung vỏ lụa (ngày).

+ Số nụ hoa trên 1 cụm hoa (nụ/cụm).

+ Số nụ hoa trên một cây Mai (cụm/cõy).

+ Chiều dài cuống 1 hoa (cm)

Trang 25

+ Kớch thước lá đài (cm)

+ Kớch thước cánh tràng (cm)

+ Kích thước của trụ nhị nhụy (cm)

+ Số lượng và kích thước quả (cm)

+ Tình hình sâu bệnh hại.

Trang 26

PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá tới sự sinh trưởng của cây Mai vàng Yên Tử sau ghép.

Phân bón là một yếu tố vô cùng quan trọng Nó không chỉ quyờt định tới

sự sinh trưởng phát triển của cây mà còn quyết định tới năng suất, hiệu quả sản xuất và thu nhập của người trồng cây (Việt Chương, 2000).

4.1.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá tới chiều cao cây và số lá trên cành cây Mai vàng Yên Tử sau ghép.

Chiều cao cây, đường kớnh thõn và số lá là các chỉ tiờu có vai trò quan trọng, đánh giá tình hình sinh trưởng của cây Qua nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá tới chiều cao cây , đường kớnh thân và số lá cây Mai vàng Yên Tử sau ghép, chúng tôi thu được kết quả được thể hiện ở bảng 4.1, hình 4.1 và hình 4.2.

Bảng 4.1: Ảnh hưởng của phân bón qua lá tới chiều cao cây, đường kính

thân và số lá cây Mai vàng Yên Tử.

Công

Thức

Số lá (lá)

Đường kính thân (mm)

Chiều cao cây (cm)

Số lá (lá)

Chiều cao cây (cm)

Số lá (lá)

Đường kính thân (mm)

Chiều cao cây (cm)

Trang 27

Sau 20 ngày Sau 40 ngày Sau 60 ngày

Hình 4.1: Đồ thị biến động số lá thí nghiệm phân bón qua lá theo thời gian

80828486889092949698

Sau 20 ngày Sau 40 ngày Sau 60 ngày

Hình 4.2: Đồ thị tăng trưởng chiều cao thí nghiệm phân bón qua lá theo

thời gian

Qua bảng 4.1, ta thấy các công thức khác nhau sự biến động của các chỉ tiêu sinh trưởng là khác nhau Ở công thức III (sử dụng Rong biển) cho hiệu quả tốt nhất Qua 60 ngày thí nghiệm, chiều cao tăng 7,3 cm (từ 88,4 cm đến 95,7 cm), đường kỡnh thõn tăng 2,3mm (từ 30,9 mm đến 33,2 mm), số lá tăng 5,6 lá (từ 30,9 lá đến 36,5 lá) Tiếp đến là công thức II (sử dụng Atonik), qua 60 ngày tiến hành thí nghiệm, chiều cao cây tăng 5,1 cm (từ 86,4 cm đến 91,5 cm),

Trang 28

đường kớnh thõn tăng 1,5 mm (từ 30,6 mm đến 32,1 mm), số lá tăng 4,1 lá (từ 26,1 lá đến 30,2 lá) Kết quả tăng trưởng với cả 3 chỉ tiêu ở công thức I (đối chứng) là kém nhất Qua 60 ngày tiến hành thí nghiệm, chiều cao tăng 3,2 cm (từ 86,7 cm đến 89,9 cm), đường kớnh thõn tăng 0,75 mm (từ 30,35 mm đến 31,1 mm) và số lá tăng 2,8 lá (từ 30,4 lá đến 33,2 lá).

4.1.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá tới thời gian bật mầm, số mầm bật trong một đợt

Thời gian bật mầm và số mầm bật trong mỗi đợt lộc là hai chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng của cây Qua theo dõi ảnh hưởng của phân bón qua lá tới thời gian phát lộc và số mầm bật trong mỗi đợt lộc, chúng tôi thu được kết quả được thể hiện ở bảng kết quả dưới đây.

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của phân bón qua lá tới thời gian bật mầm và số mầm

bật trong một đợt

Công thức

Số mầm bật (mầm/cây)

TGBM (ngày sau THTN)

Số mầm bật (mầm/cây)

TGBM (ngày sau THTN)

Ghi chú: TGBM (thời gian bật mầm), THTN (tiến hành thí nghiệm.

Qua tiến hành theo dõi thí nghiệm, chúng tôi thấy ở tất cả cỏc cụng thức đều xuất hiện 2 đợt bật mầm Tuy nhiên, thời gian bật mầm và số mầm bật trong mỗi đợt ở các công thức khác nhau là khác nhau Qua bảng 4.2, ta thấy ở công thức III (sử dụng Rong biển) cho đợt lộc đầu tiên sớm nhất (10 ngày sau khi tiến hành thí nghiệm), khoảng cách giữa 2 đợt lộc là ngắn nhất (25 ngày) và số lượng mầm bật trong một đợt là cao nhõt (ở đợt 1 là 6,3 mầm/cõy, ở đợt 2 là 5,7 mầm/

Trang 29

cõy) Tiếp đến là công thức II (sử dụng Atonik), thời điểm xuất hiện đợt lộc mới

là 12 ngày sau tiến hành thí nghiệm, khoảng cách giữa 2 đợt lộc là 28 ngày, số mầm bật trong đợt 1 là 5,4 mầm/cõy và 4,9 mầm/cõy trong đợt 2) Cuối cùng là công thức I (đối chứng) Ở công thức này, thời điểm xuất hiện đợt lộc đầu tiên là muộn nhất (15 ngày sau tiến hành thí nghiệm), khoảng cách giữa 2 đợt lộc là dài nhất (31 ngày), số lượng mầm bật trong mỗi đợt lộc cũng thấp nhất (ở đợt 1 là 4,5 mầm/cõy và đợt 2 là 4,3 mầm/cõy.

Trang 30

Hình 4.3 Cây mai vàng Yên Tử bật lộc mới

Trang 31

Dinh dưỡng là một nhân tố có ảnh hưởng mạnh tới sức đề kháng của cây mai vàng trước sâu bệnh gây hại Nếu cung cấp đầy đủ dinh dưỡng kết hợp sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả sẽ hạn chế được sự gây hại của chúng Qua nghiên cứu, chỳng tụi đó tiến hành theo dõi diễn biến của sâu bệnh hại trờn cõy thí nghiệm Kết quả thu được ở bảng 3.

Bảng 4.3 Diễn biến sâu bệnh hại cõy thí nghiệm phõn bún qua lá

Sâu đục thân

Nhện

Nấm nhung

-Ghi chú (-): Không xuất hiện; (+): Xuất hiện ít

Kết quả cho thấy, tất cả các công thức thí nghiệm đều thấy xuất hiện sâu

ăn lá và nhện đỏ ở mức độ nhẹ, riêng công thức không sử dụng phân bón qua lá xuất hiện thêm bọ xít ở mức độ nhẹ.

4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới tới cây Mai vàng Yên Tử sau ghép

4.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước tới chiều cao cây, đường kính thân và số lá cây Mai vàng Yên Tử

Cũng như dinh dưỡng, nước là một yếu tố quan trọng, tham gia vào mọi hoạt động của cây Do vậy, nước có ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sinh trưởng và hiệu quả sản xuất cây trồng Qua theo dõi thí nghiệm ảnh hưởng của chế độ tưới nước tới chiều cao cây, đường kính và số lá cây Mai vàng Yên Tử, chúng tôi thu được kết quả được thể hiện ở bảng 4.4, hình 4.3 và hình 4.4 dưới đây.

Trang 32

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của chế độ tưới tới chiều cao cây, đường kính thân và

số lá cây Mai vàng Yên Tử.

Chiều cao cây (cm)

Số lá (lá)

Đường kính thân (mm)

Chiều cao cây (cm)

Số lá (lá)

Đường kính thân (mm)

Chiều cao cây (cm)

Sau 20 ngày Sau 40 ngày Sau 60 ngày

Hình 4.4: Đồ thị biến động số lá thí nghiệm chế độ tưới nước theo thời gian.

Trang 33

Sau 20 ngày Sau 40 ngày Sau 60 ngày

Hình 4.5: Đồ thị tăng trưởng chiều cao thí nghiệm chế độ tưới nước theo

thời gian

Qua bảng 4.4, ta thấy sau 60 ngày tiến hành thí nghiệm sự biến động các chỉ tiêu sinh trưởng ở mỗi công thức khác nhau là khác nhau Ở công thức III (tưới nhỏ giọt + tưới lờn lỏ) cho kết quả tăng trưởng cao nhất Chiều cao cây tăng 7,4 cm (từ 91,4 cm đến 98,7 cm), đường kính tăng 2,1 mm (từ 31,0 mm đến 33,1 mm), số lá tăng 5,4 lá (từ 31,0 lá đến 36,4 lá) Tiếp theo là công thức II(tưới nhỏ giọt), chiều cao cây tăng 5,6 cm (từ 87,2 cm đến 92,8 cm), đường kính thân tăng 1,7 mm (từ 29,6 cm đến 31,3 cm), số lá tăng 4,3 lá (từ 26,2 lá tới 31,3 lá) Cuối cùng là công thức I (tưới tràn), chiều cao cây chỉ tăng 4,0 cm (từ 86,3 cm đến 90,3 cm), đường kính thân tăng 1,4 cm (từ 30,2 cm đến 31,6 cm).

4.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước tới thời gian bật mầm và

số mầm bật trong một đợt

Để đánh giá sự ảnh hưởng của chế độ tưới nước tới sinh trưởng của cây, ngoài các chỉ tiêu chiều cao cây, số lá, đường kính thân, chúng tôi còn tiến hành theo dõi chỉ tiêu về số mầm bật và thời gian bật mầm Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.5.

Trang 34

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của chế độ tưới tới thời gian bật mầm và số mầm bật trong một đợt.

Công thức

Số mầm bật (mầm/cõy)

TGBM (ngày sau THTN)

Số mầm bật (mầm/cõy)

TGBM (ngày sau THTN)

Ghi chú: TGBM (thời gian bật mầm), THTN (tiến hành thí nghiệm)

Qua theo dõi thí nghiệm, chúng tôi thấy ở tất cả các công thức cũng xuất hiện 2 đợt bật mầm Mỗi công thức khác nhau có thời gian bật mầm và số mầm bật trong một đợt khác nhau Công thức III (tưới nhỏ giọt+tưới lờn lỏ) bật mầm sớm nhất (sau 13 ngày tiến hành thí nghiệm), khoảng cách giữa 2 đợt lộc là 28 ngày, số mầm bật là với đợt 1 là 6,0 mầm/cõy và với đợt 2 là 5,3 mầm/cõy Tiếp

đó là công thức II (tưới nhỏ giọt), đợt bật mầm đầu tiên vào ngày 15 sau tiến hành thí nghiệm, khoảng cách giữa 2 đợt lộc là 30 ngày, số mầm bật với đợt 1 là 5,3 mầm/cõy và với đợt 2 là 4,7 mầm/cõy Bật mầm muộn nhất là ở công thức I (tưới tràn) (ngày 17 sau tiến hành thớ nghiờm), khoảng cách thời gian giữa 2 đợt lộc là 31 ngày, số mầm bật với đợt 1 là 4,3 mầm/cõy và với đợt 2 là 4,0 mầm/cõy.

Qua thời gian thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành theo dõi diễn biến sâu bệnh hại, kết quả được thể hiện ở bảng sau

Bảng 4.6: Diễn biến sâu bệnh hại cõy thí nghiệm chế độ tưới nước Công

Sâu đục

Nấm nhung

Trang 35

CTI - - - + -

Ghi chú: (-) Không xuất hiện; (+) Xuất hiện ít

Bảng 4.6 cho thấy, diễn biến sâu bệnh hại trờn cỏc công thức thí nghiệm không phức tạp Trờn cỏc công thức đều thấy xuất hiện rệp ở mức độ nhẹ, riêng công thức III (tưới nhỏ giọt kết hợp tưới phun lờn lỏ) có xuất hiện bệnh nấm hồng ở mức độ nhẹ.

4.3 Nghiên cứu các biện pháp điều khiển nở hoa Mai vàng Yên Tử sau ghép.

4.3.1 Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật “tạo sốc khô’’ tới sự phân hóa mầm hoa

Theo quy luật tự nhiên, khi gặp phải những điều kiện bất lợi các sinh vật sống luụn cú xu thế sinh sản nhiều hơn để duy trì nòi giống Tận dụng đặc điểm này, chúng tôi đó gõy sốc khô cho cây mai vàng Yên Tử để thử nghiệm các biện pháp cho hoa vào dịp Tết Biện pháp tạo sốc khô được sư dụng ở đây là việc ngừng cung cấp nước tưới cho cây trong 1 khoảng thời gian nhất định mà không làm ảnh hưởng đến sự sống của cây.

Để đánh giá hiệu quả của phương pháp này, chúng tôi đã tiến hành theo dõi nhiều chỉ tiêu khác nhau Kết quả thu được ở bảng 4.7.

Ngày đăng: 22/04/2015, 11:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w