1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Bài giảng điều tra xã hội học chương 2 ths nguyễn thị xuân mai

43 500 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 2,62 MB

Nội dung

- Vận dụng: Với những tiêu thức mà các biểu hiện của nó có quan hệ hơn kém, có thể là tiêu thức thuộc tính hoặc tiêu thức số lượng.. - Đặc điểm: Sự chênh lệch giữa các biểu hiện không nh

Trang 1

MỘT SỐ CÁCH

ĐẶT THANG ĐIỂM

CƠ BẢN

Chương II

ĐO LƯỜNG VÀ XÂY DỰNG THANG ĐO

Trang 2

4 Những điều cần quan tâm để tránh sai lầm trong đo lường

3 Đánh giá yêu cầu của đo lường

2 Những yêu cầu của đo lường

1 Đo lường

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

VỀ ĐO LƯỜNG

Trang 3

1 Đo lường

Steven: "Đo lường là việc ấn định các con số cho

các đối tượng và các sự kiện theo các quy tắc nhất định“.

Baker: “Một quá trình mà qua đó các dữ liệu thực nghiệm được sắp xếp trong mối quan hệ hệ thống nào đó với khái niệm đang nghiên cứu".

Trang 4

Mục đích của đo lường

Biến những đặc tính của sự vật hiện tượng

thành một dạng mà nhà nghiên cứu có thể

phân tích được.

Trang 5

2 Những yêu cầu của đo lường

Trang 6

* Độ tin cậy

Thu được những kết quả nhất quán hoặc

tương đương khi sử dụng lặp đi, lặp lại cùng

một phương pháp đo vì nó đã loại trừ được

những sai số ngẫu nhiên, đảm bảo chất lượng

của dữ liệu thu thập.

Trang 8

* Có độ nhạy

Việc đo lường phải có khả năng chỉ ra được sự biến động hay sự khác biệt của các sự vật, hiện tượng.

Trang 9

Thuật ngữ dùng mô tả những hiện tượng và

những kết quả đo lường phải được xác định

đối với người ra quyết định, đối với nhà nghiên

cứu và những đối tượng cung cấp thông tin.

* Liên hệ với những thuật ngữ dùng mô tả

Trang 10

* Có tính đa dạng

Kết quả của đo lường có thể được đem

ra sử dụng cho nhiều mục đích thống kê.

Trang 11

* Dễ trả lời/cung cấp thông tin

Phải phù hợp với trình độ của người trả lời.

Trang 12

3 Đánh giá yêu cầu của đo lường

Để kiểm tra, đánh giá xem hệ thống đo lường có đảm bảo yêu cầu hay không.

Trang 13

* Đánh giá độ tin cậy của đo lường

- Phương pháp thử - thử lại: hỏi đi hỏi lại đối tượng nghiên cứu.

- Phương pháp dạng thay thế: hỏi đối tượng nghiên cứu bằng hai công cụ đo lường tương đương nhau.

- Phương pháp nhất quán nội tại: đánh giá độ tin cậy của thang đo lấy tổng (thang đo đa biến), các mục đo phải nhất quán với nhau.

Trang 14

* Đánh giá độ giá trị của đo lường

- Độ giá trị nội dung: cho biết khả năng đại diện của

đo lường đó cho khái niệm cần đo.

- Độ giá trị khái niệm: cho biết tính hợp lý về mặt lý thuyết của đo lường.

+ độ giá trị phân biệt

+ độ giá trị hội tụ

+ độ giá trị liên hệ lý thuyết

- Độ giá trị tiêu chuẩn: cho biết tính tương xứng của

đo lường với biến tiêu chuẩn khác.

+ độ giá trị đồng hành

+ độ giá trị dự báo

Trang 15

* Đánh giá độ nhạy của đo lường

Bằng cách mở rộng hay thu hẹp dần thước đo.

Trang 16

4 Những điều cần quan tâm để tránh

sai lầm trong đo lường

- Tiết kiệm số chủ đề hay nội dung cấu tạo trong bảng hỏi

- Sử dụng một lượng tương đối những khái niệm, thuật ngữ chomỗi nội dung cần truyền đạt hay thu thập

- Quan tâm kỹ tất cả các mặt của nhóm người được hỏi

- Phải thành thạo và cập nhật kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu

- Thử nghiệm trước các câu hỏi

Trang 17

4 Những điều cần quan tâm để tránh

sai lầm trong đo lường

- Cần nhận định xem có sự khác biệt khi biết mục đích nghiêncứu, nguồn tài trợ,…

- Kiểm tra lại những dữ liệu đã thu thập

+ Kiểm tra độ tin cậy (trắc nghiệm lại bằng nhữngphương pháp tương tự)

+ Kiểm tra giá trị của những câu trả lời (sử dụng nhiềuloại câu hỏi khác nhau về một nội dung)

- Tăng số đơn vị điều tra (nếu là ĐTCM)

Trang 19

3 Thang đo khoảng

2 Thang đo thứ bậc

1 Thang đo định danh

II CÁC LOẠI THANG ĐO

4 Thang đo tỷ lệ

Trang 20

1 Thang đo định danh (norminal scale)

- Là đánh số các biểu hiện cùng loại của tiêu thức.

- Vận dụng: với tiêu thức thuộc tính mà biểu hiện

của nó có vai trò như nhau và cùng loại.

- Đặc điểm: Các con số trên thang đo không biểu thị

quan hệ hơn kém nên không áp dụng được các phép tính.

Trang 21

2 Thang đo thứ bậc (ordinal scale)

- Là thang đo định danh nhưng giữa các biểu hiện của tiêu thức có

quan hệ hơn kém.

- Vận dụng: Với những tiêu thức mà các biểu hiện của nó có quan

hệ hơn kém, có thể là tiêu thức thuộc tính hoặc tiêu thức số lượng.

- Đặc điểm: Sự chênh lệch giữa các biểu hiện không nhất thiết

phải bằng nhau; có thể tính toán đặc trưng chung cho một tổng thể

một cách tương đối qua tính số bình quân, nhưng nhìn chung vẫn

không thực hiện được nhiều phép tính.

Trang 22

3 Thang đo khoảng (interval scale)

- Là thang đo thứ bậc có các khoảng cách đều nhau nhưngkhông có điểm gốc là 0 tuyệt đối

- Vận dụng: Với những tiêu thức mà số 0 là một biểu hiện

của tiêu thức, thường sử dụng cho các tiêu thức số lượng

- Đặc điểm: Có thể sử dụng các phép tính cộng, trừ và có

thể tính được các đặc trưng của dãy số như số bình quân,phương sai nhưng không tính được tỷ lệ giữa các trị số đo

Trang 23

4 Thang đo tỷ lệ (ratio scale)

- Là thang đo khoảng với một điểm gốc 0 tuyệt đối.

- Vận dụng: Được sử dụng rất rộng rãi để đo lường

các hiện tượng kinh tế xã hội Đơn vị của thang đo này là các đơn vị đo lường vật lý thông thường.

- Đặc điểm: Có thể thực hiện tất cả các phép tính với

trị số đo và có thể so sánh các tỷ lệ giữa các trị số đo.

Trang 24

Thứ tự ưa thích các mẫu hàng hóa

Kiểu Người

Trang 25

Chênh lệch giá các mẫu hàng hóa

Trang 26

Giá tiền trả các mẫu hàng hóa

Kiểu Người

Trang 27

• Bạn hãy ước tính điểm IQ cho nhân vật

nữ chính trong phim nói trên.

• Bạn hãy đánh giá mức độ chân thực mà

bộ phim đó phản ánh.

Trang 28

Thang đo gì đây?

• Xin anh/chị hãy cho biết, chi tiêu bình quân của anh/chị trong một tháng là bao nhiêu (nghìn đồng)?

Trang 29

MỘT SỐ CÁCH

ĐẶT THANG ĐIỂM

CƠ BẢN

Chương III

ĐO LƯỜNG VÀ XÂY DỰNG THANG ĐO

Trang 30

5 Thang điểm có ý nghĩa đối nghịch nhau

4 Thang điểm có tổng không đổi

3 Thang điểm xếp hạng theo thứ tự

2 Thang điểm đánh giá qua hình vẽ

1 Thang điểm điều mục

III MỘT SỐ CÁCH ĐẶT THANG ĐIỂM CƠ BẢN

6 Thang điểm Likert

Trang 31

1 THANG ĐIỂM ĐIỀU MỤC

Liệt kê các điều mục (điều khoản) giúp

cho người được phỏng vấn lựa chọn các

điều mục phù hợp

→ áp dụng với thang đo định danh

+ số lượng điều mục vừa phải

+ phải có sự hiểu biết tốt và cập nhật thông tin về vấn đề nghiên cứu để có thể liệt kê các điều mục một cách đầy đủ và phù hợp.

Trang 32

2 THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ QUA HÌNH VẼ

Thang điểm này đòi hỏi người được phỏng vấn xác định vị trí thái độ trên

các hình vẽ

Trang 33

3 THANG ĐIỂM XẾP HẠNG THEO THỨ TỰ

Hạn chế:

+ Khó liệt kê được đầy đủ các trường hợp

+ Vì nhấn mạnh vào việc xếp thứ tự nên có thể ảnh

hưởng đến câu trả lời

+ Khi hỏi để xếp hạng những mục hoàn toàn nằm ngoài

ý thích của người được hỏi thì những câu trả lời sẽ không

có ý nghĩa

+ Không giúp ta xác định được khoảng cách xa gần giữa

các mục là bao nhiêu.

Người được hỏi sắp xếp hạng các mục trả

lời theo thứ tự mà họ đánh giá

→ áp dụng với thang đo thứ bậc

Trang 34

4 THANG ĐIỂM CÓ TỔNG KHÔNG ĐỔI

*) Ưu điểm: Thang điểm này cung cấp một sự nhận thức tổng

quát tốt hơn về khoảng cách giữa các điểm trên dải thang điểm.

*) Hạn chế:

- Kết quả chưa chắc đã biểu thị đúng với khoảng cách và tỷ lệ.

- Nếu có quá nhiều đặc điểm thì việc chia điểm gặp khó khăn.

Người được hỏi chia hoặc xác định một số điểm có tổng không đổi (thường là 100) để biểu thị sự quan trọng tương đối của những

đặc điểm được nghiên cứu

→ áp dụng với thang đo khoảng

Trang 35

5 THANG ĐIỂM CÓ Ý NGHĨA ĐỐI NGHỊCH NHAU

Người được hỏi cho biết đánh giá về vấn đề cần được nghiên cứu bằng cách ghi ý kiến trả lời trên một chuỗi tính từ tạo thành từng cặp

đối nghịch nhau về ý nghĩa

+ Số lượng điều mục nên vừa phải + Số lượng điều mục nên chẵn hay lẻ?

+ Không nên đặt câu trả lời lệch về một phía

Trang 36

6 THANG ĐIỂM LIKERT

Đo lường về mức độ đồng ý hay không đồng ý vói

các mục được đề nghị

→ áp dụng với thang đo thứ bậc và thang đo

khoảng

- nhận diện và đặt tên các biến muốn đo lường.

- xây dựng danh sách các nhận định hoặc câu hỏi biểu thị sự đánh giá.

- lựa chọn các loại trả lời thành hai thái cực đối nghịch.

- quyết định số lượng mức độ.

- kiểm tra các mục hỏi thông qua khảo sát thử trên các đối tượng.

- phân tích các mục hỏi trong danh sách để lựa chọn được tổ hợp các mục

có thể sử dụng đo lường một khía cạnh của khái niệm muốn nghiên cứu trong mô hình Đồng nhất khi α>0,7.

Trang 37

Quyết định sử dụng loại thang điểm

- Thu nhận được tối đa thông tin dùng vào mục đích nghiên cứu.

- Kỹ thuật được lựa chọn phải dễ sử dụng đối với người được hỏi.

- Phù hợp với khả năng và kỹ thuật phân tích mà nhà nghiên cứu sẽ sử dụng.

- Phương pháp truyền đạt thông tin.

Trang 38

Các tiêu chuẩn tuyển chọn của người sử

Trang 39

Xin quí vị hãy cho biết chất lượng của bệnh viện

mà quí vị đã đến trong 3 tháng gần đây nhất.

Rất tốt

thường

Không tốt

Rất tệChất lượng phục vụ

Trang thiết bị máy móc

Trình độ y bác sĩ

Chất lượng phòng bệnh

Trang 40

Lý do chính nào khiến bạn bắt đầu

hút thuốc?

1 Các bạn đều hút

2 Chứng tỏ là người lớn

3 Quá căng thẳng

4 Mọi người xung quanh đều hút

5 Hút thuốc mới là sành điệu

6 Chứng tỏ tính đàn ông

7 Lý do khác (ghi rõ)

Trang 41

Xin hãy vui lòng cho biết, ông (bà) có đồng ý

với các đánh giá sau không

Hoàn toàn đồng ý

Tương đối đồng ý

Bình thường

Tưong đối không đồng ý

Hoàn toàn không đồng ý Tôi nghĩ Việt Nam là một nơi tốt để

Tôi thấy chúng ta cần bảo vệ lối

sống truyền thống của nước ta

Tôi thấy chúng ta cần bảo vệ văn

hoá truyền thống của nước ta

Chúng ta cần cố gắng hơn nữa để

đảm bảo bình đẳng nam nữ tại Việt

Nam

Trang 42

Theo ông (bà), nguyên nhân nào là quan trọng nhất dẫn đến việc chia tách tỉnh (xếp hạng theo thứ tự với 1 là quan trọng nhất)

Vì mâu thuẫn nội bộ lãnh đạo

Khó quản lý địa bàn do đất rộng, dân đông

Để tăng thêm ghế, cơ cấu và đầu mối hành chính

Vì mâu thuẫn giữa nhân dân các vùng

Để tăng kinh phí y tế, văn hoá, giáo dục cho địa

phương

Để thuận lợi hơn về thủ tục hành chính cho dân

Vì mục đích an ninh quốc phòng

Lý do khác

Trang 43

Theo bạn, tình hình giao thông ở

Hà Nội hiện nay như thế nào?

Ngày đăng: 22/04/2015, 10:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w