Những kiến thức/ kỹ năng học được.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân viên kinh doanh tại công ty giấy và bao bì Phú Giang (Trang 50)

năng học được.

Người học học được những gì? Bài kiểm tra, tình huống giả

3

Ứng dụng vào công việc

Người học áp dụng những điều đã học vào công việc như thế nào

Những đo lường về kết quả thực hiện công việc

4

Kết quả mà doanh nghiệp đạt được.

Doanh nghiệp thu được những gì từ việc đầu tư vào đào tạo

Phân tích chi phí bỏ ra và lợi ích đạt được

Qua bảng 4.3 có thể thấy rằng mức độ (1) và (2) có thể đánh giá ngay trong quá trình đào tạo, trong khi đó mức độ (3) và (4) chỉ thực hiện được sau quá trình đào tạo.

Công ty nên tham khảo và áp dụng một số phương pháp đánh giá đào tạo NVKD sau đây: *) Phương pháp đánh giá ngay trong quá trình đào tạo

Mục đích của phương pháp này là giúp DN đánh giá được phản ứng của người học và những kiến thức, kỹ năng mà người học học được. Một số công cụ của phương pháp này là: - Bản câu hỏi đánh giá: bản câu hỏi đánh giá yêu cầu NVKD chấm điểm và cho ý kiến về chương trình học, qua đó DN biết được điểm nào cần phải cải thiện cho chương trình

- Thảo luận nhóm với NVKD: tiến hành thảo luận nhóm với NVKD ngay sau khóa học để trực tiếp nhận phản hồi của nhân viên về chất lượng khóa học

- Bài kiểm tra cuối khóa, đây là cách để kiểm tra liệu NVKD có nắm bắt được những kiến thức như mong muốn hay không. Bài kiểm tra có thể dưới dạng bài tập tính huống, câu hỏi trắc nghiệm ... Thông thường giảng viên sẽ là người tiến hành kiểm tra và cho ý kiến phản hồi về bài kiểm tra tại chỗ

*) Phương pháp đánh giá sau quá trình đào tạo.

Mục đích là để đánh giá liệu người học có thể áp dụng những điều đã học vào công việc thực tế và mang lại kết quả gì cho công ty. Đối với phương pháp này, các trưởng bộ phận quản lý cần đặt ra một khoảng thời gian cho NVKD áp dụng sau đó mới đánh giá. Có thể sử dụng một số công cụ sau đây

- Quan sát tại chỗ: thông qua việc quan sát những biểu hiện của NVKD trong công việc mà nhà quản lý có thể biết được những kiến thức, kỹ năng mới có được áp dụng hay không

- Phỏng vấn cấp trên trực tiếp về biểu hiện và kết quả công việc của NVKD sau khi được đào tạo. Cách này giúp công ty biết được người học có những thay đổi gì trong khi thực hiện công việc và đạt được những kết quả gì sau khi được đào tạo. Căn cứ vào kết quả đánh giá, nhà quản trị có thể xác định đầu tư cho việc đào tạo và phát triển NVKD mang lại kết quả gì cho công ty.

Đối với những kỹ năng có thể áp dụng ngay lập tức chẳng hạn như: kỹ năng bán hàng, kỹ năng chăm sóc KH... nhà quản trị nên cùng với cấp trên trực tiếp đưa ra những tiêu chí thực hiện công việc. Việc đánh giá hiệu quả đào tạo sẽ dựa trên việc liệu NVKD có tuân theo các tiêu chí hay có những biểu hiện mong muốn trong thực tế công việc hay không.

Đối với những kỹ năng mà NVKD cần phải có điều kiện phù hợp hay cần có nhiều thời gian mới áp dụng và phát triển được, chẳng hạn như kỹ năng lãnh đạo nhóm, kỹ năng làm việc nhóm...các CBQL nên có những gợi ý để giúp người học áp dụng. Cụ thể là yêu cầu NVKD lập kế hoạch hành động sau khóa học, trong đó nêu những hành vi hay những nhiệm vụ ( đòi hỏi sử dụng những kỹ năng đã học) mà họ sẽ thực hiện. Cấp trên trực tiếp sẽ hỗ trợ để NVKD thực hành và củng cố kỹ năng. Việc đánh giá sẽ dựa trên những thay đổi gì mà NVKD biểu hiện trong công việc và những thay đổi này mang lại kết quả gì cho công ty.

4.3.1.4. Tăng cường chính sách đãi ngộ, khen thưởng cho NVKD và cán bộ huấn luyện của công ty tham gia đào tạo

Đối với những NVKD có năng lực và đạt thành tích tốt công ty nên tăng lương hay đề bạt đảm nhận chức vụ trưởng nhóm bán hàng hay trưởng bộ phận kinh doanh. Còn những NVKD trẻ, nhiệt tình thì cũng nên tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí để họ học cao hơn hay nếu có thể cử họ đi học ở nước ngoài nhằm phát triển năng lực. Việc thực hiện chính sách đãi ngộ, khuyến khích của công ty cần đảm bảo nguyên tắc “công bằng”. Ngoài ra, đối với

những cán bộ trong công ty tham gia giảng dạy cũng phải động viên, khích lệ họ bằng những hình thức khen thưởng cụ thể như: tuyên dương , tặng bằng khen ...

Bên cạnh việc động viên, khen thưởng kịp thời với cán bộ, NVKD hoàn thành tốt đào tạo. Thì đối với những NVKD không có thái độ nghiêm túc trong khi đào tạo hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì công ty cũng cần xem xét để đưa ra hình phạt, quyết định kiểm điểm, phê bình trong nhóm hay thuyên chuyển công tác, cho nghỉ việc...

4.3.1.5. Một số giải pháp khác

- Tăng ngân sách đào tạo. Ngân sách đào tạo chi phối việc lựa chọn hình thức đào tạo, xem bảng 3.11. về phân bổ Ngân sách đào tạo, có thể thấy rằng ngân sách chi cho đào tạo NVKD còn tương đối hạn chế. Với một nguồn ngân sách hạn hẹp sẽ rất khó để xây dựng được đội ngũ NVKD có kiến thức vững vàng, có năng lực tốt. Chính vì thế, ban lãnh đạo cần quy định 1 khoản cụ thể trong bảng lương dùng chi cho chương trình đào tạo NVKD để đảo bảo công tác này được thực hiện 1 cách thường xuyên, bài bản hơn

- Xây dựng môi trường văn hóa học tập trong toàn công ty : thường xuyên giao lưu, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn trong các buổi gặp gỡ hoặc trong từng nhóm làm việc. Đồng thời, công ty cần phải khuyến khích hơn nữa tinh thần tự học, tự nghiên cứu của NVKD

4.3.2. Một số kiến nghị

4.3.2.1. Kiến nghị với Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

Đổi mới, nội dung đào tạo tại các trường đại học theo hướng “tăng thực hành, giảm lí thuyết”. Thực tế cho thấy chất lượng giáo dục Đại Học ở nước ta còn ở mức thấp, không ít các DN đã phải tiến hành đào tạo lại những sinh viên khi tuyển dụng, điều này đã gây ra sự lãng phí lớn cho xã hội. đặc biệt, sinh viên còn yếu và thiếu về kỹ năng ‘mềm’. Trên thực tế Trong một cuộc khảo sát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tiến hành trên toàn cầu, kết quả khảo sát cho thấy trong kinh doanh người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Kỹ năng “mềm” không những cần thiết đối với các nhà quản lý, giám đốc, mà nó cũng rất hữu ích cho những người phải tiếp xúc nhiều trong công việc, với đối tác, khách hàng, như NVKD, đại diện bán hàng. Chính vì vậy, bên cạnh việc dạy kiến thức chuyên ngành thì các cơ sở giáo dục cần chú trọng hơn nữa đến trang bị những kỹ năng ‘mềm’ cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sinh viên chẳng hạn như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử, thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới.

Tăng cường mối quan hệ giữa trường học và DN. Bằng việc các DN liên hệ với các trường đại học để tiếp nhận sinh viên vào thực tập tại cơ sở, qua đó giúp cho sinh viên sắp tốt nghiệp có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm, mô hình kinh doanh tại DN, giúp họ trao đổi và thể hiện năng lực trong môi trường thực hành

4.3.2.2. Kiến nghị với Nhà nước

Nhà nước cần Khuyến khích hơn nữa DN tham gia đầu tư vào đào tạo nhân sự, trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, công tác đào tạo cần được tiến hành thường xuyên. Ngoài ra, Nhà nước cần có thêm các chính sách cụ thể để khuyến khích các DN Việt Nam, nhất là các DN vừa và nhỏ tham gia tích cực vào hoạt động đào tạo như: ưu đãi thuế đối với các DN bỏ chi phí đào tạo, trực tiếp hỗ trợ kinh phí để giúp các DN tiếp cận với các dự án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân viên kinh doanh tại công ty giấy và bao bì Phú Giang (Trang 50)