THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN KINH DOANH TẠI CÔNG TY GIẤY VÀ BAO BÌ PHÚ GIANG
3.3. Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp (điều tra, phỏng vấn)
3.3.1. Kết quả điều tra.
*) Kết quả điều tra Cán Bộ Quản Lý
Số phiếu phát ra : 13 phiếu Số phiếu thu về : 8 phiếu
Bảng 3.3: Kết quả thống kê đánh giá của CBQL đối với kiến thức, kỹ năng và phẩm chất của NVKD tại công ty giấy và bao bì Phú Giang
Chỉ tiêu Số phiếu trả lời Mức độ đánh giá ( với 5: tốt nhất, 1 : yếu) Điểm trung bình/5
Kiến thức chuyên môn 1 2 3 4 5
- Kiến thức về sản phẩm 8 0 1 2 1 4 4
- Kiến thức về môi trường kinh doanh 8 0 2 3 1 2 3,375
- Kiến thức về KH, ĐTCT 8 0 1 2 2 3 3,875
Kỹ năng
- Lập kế hoạch kinh doanh 8 0 0 2 3 3 4,125
- Lập báo cáo nghiên cứu thị trường 8 0 1 3 1 3 3,75
- Giao tiếp 8 0 1 3 2 2 3,625
- Làm việc nhóm (Team Work) 8 1 2 2 3 0 2,875
- Đàm phán, thuyết phục 8 0 1 5 1 1 3,25
- Tiếng anh 8 2 2 3 1 0 2,375
- Sử dụng tin học văn phòng 8 0 0 2 5 1 3,875
Phẩm chất
- Chấp hành nội quy chung của DN 8 0 0 1 4 3 4,25
- Khả năng thích nghi với môi trường
làm việc mới 8 0 1 5 2 0 3,125
- Yêu nghề, ham học hỏi 8 0 1 3 3 1 3,5
- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc
8 0 0 3 2 3 4
- Tôn trọng, trung thực với cấp trên, đồng nghiệp
Về kiến thức chuyên môn, kết quả điều tra cho thấy các nhà quản trị, CBQL của công ty đánh giá kiến thức về sản phẩm cao nhất (mức điểm trung bình là 4 trên 5), ngược lại thì NVKD bị đánh giá yếu nhất về kiến thức môi trường kinh doanh.
Về kĩ năng: qua bảng tổng hợp trên cho thấy CBQL đánh giá NVKD thực hiện lập kế hoạch kinh doanh cao nhất, trong khi trình độ tiếng anh, kĩ năng làm việc theo nhóm bị đánh giá thấp nhất (điểm trung bình lần lượt chỉ là 2,375 và 2,875) qua đó cho thấy việc đào tạo về ngoại ngữ và kĩ năng làm việc nhóm thực sự là vấn đề cấp thiết cho NVKD trong công ty. Về phẩm chất nghề nghiệp, các CBQL của công ty đánh giá tương đối cao NVKD về ý thức tôn trọng, chấp hành nội quy của DN (điểm trung bình là 4,25 trên 5), tiếp theo là tinh thần trách nhiệm trong công việc. Ngược lại, khả năng thích nghi với môi trường làm việc mới của nhân viên còn hạn chế (mức điểm trung bình chỉ là 3,125).
+) Đối với việc thực hiện các bước trong quy trình đào tạo
Bảng 3.4: Kết quả thống kê về tình hình thực hiện các giai đoạn trong quy trình đào tạo Giai đoạn Số phiếu trả lời Mức độ thực hiện ( với 5: tốt nhất, 1: kém) Điểm trung bình/5 1 2 3 4 5
1. Xác định nhu cầu đào tạo 8 0 1 4 1 2 3,5
2. Xây dựng kế hoạch đào tạo 8 0 3 3 2 0 2,875
3. Triển khai thực hiện đào tạo 8 0 0 2 3 3 4,125
4. Đánh giá hiệu quả đào tạo 8 1 2 3 2 0 2,75
Nhận xét : có thể thấy rằng giai đoạn xác định nhu cầu, triển khai thực hiện đào tạo được tiến hành tương đối tốt với mức điểm làn lượt là 3,5 và 4,125. Tuy nhiên, giai đoạn xây dựng kế hoạch đào tạo và đánh giá hiệu quả đào tạo còn chưa tốt (mức điểm trung bình < 3).
+) Đối với những hình thức đào tạo đã được áp dụng tại công ty trong những năm gần đây .
Bảng 3.5 : Kết quả thống kê về hình thức đào tạo Hình thức đào tạo Số
phiếu trả lời
Mức độ hiệu quả
( với 5: hiệu quả nhất, 1: không hiệu quả)
Điểm trung bình/5
1 2 3 4 5
1. Đào tạo tập trung 8 0 0 3 2 3 4
2. Kèm cặp, chỉ bảo 8 0 1 3 2 2 3,625
3. Tự học 8 1 2 2 2 1 3
4. Tổ chức chia sẻ kinh nghiệm 8 2 2 3 1 0 2,375
Biểu 3.3. Kết quả thống kê mức độ hiệu quả của các hình thức đào tạo NVKD
Có thể thấy rằng hình thức đào tạo tập trung và kèm cặp phát huy hiệu quả cao nhất, 2 hình thức này được đánh giá mức điểm trung bình lần lượt là 4 và 3,625. Trong khi hình thức tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm tỏ ra ít hiệu quả nhất
+) Về những khó khăn gặp phải khi tổ chức công tác đào tạo NVKD
Qua điều tra cho thấy có 3 khó khăn chính mà công ty gặp phải khi tổ chức đào tạo cho đó là việc thiếu kinh phí, sắp xếp thời gian tổ chức đào tạo và khả năng của học viên. Mỗi khó khăn thì mức độ ảnh hưởng là khác nhau (xem biểu 3.4)
Biểu 3.4. Kết quả thống kê về những khó khăn trong tổ chức đào tạo NVKD của công ty
Khó khăn lớn nhất trong công tác đào tạo NVKD của công ty đó chính là thiếu kinh phí đào tạo, trong những năm gần đây việc suy thoái kinh tế cộng với tỉ lệ lạm phát cao khiến cho công ty gặp nhiều khó khăn về kinh phí để tổ chức những khóa học cho NVKD.
*) Kết quả điều tra Nhân viên kinh doanh
Bảng 3.6: Kết quả thống kê mức độ hài lòng của NVKD đối với nội dung đào tạo Nội dung đào tạo Số
phiếu trả lời Mức độ hài lòng (5: hài lòng nhất, 1: ko hài lòng) Điểm trung bình/5 1 2 3 4 5
1. Đào tạo về kiến thức chuyên môn 10 0 1 2 5 2 3,8
2. Đào tạo về kỹ năng 10 1 3 4 2 0 2,7
3. Đào tạo về chính trị, luật pháp 10 0 0 3 4 3 4
4. Đào tạo văn hóa doanh nghiệp 10 0 2 5 2 1 3,2
NVKD tỏ ra hài lòng nhất với nội dung đào tạo chính trị, luật pháp và đào tạo kiến thức chuyên môn, ngược lại thì nội dung đào tạo về kĩ năng của công ty không mang lại sự hài lòng cho NVKD với mức điểm chỉ đạt 2,7 trên 5 điểm. Điều đó chứng tỏ rằng công tác đào tạo về kĩ năng cho NVKD cần phải cải thiện hơn nữa, ngoài ra công ty cũng cần đẩy mạnh đào tạo văn hóa DN
Đối với chất lượng của các khóa học gần đây
Bảng 3.7: Kết quả thống kê đánh giá của NVKD về các khóa học gần đây
Vấn đề Số phiếu trả lời Mức độ phù hợp (5: phù hợp nhất, 1: ko phù hợp) Điểm trung bình/5 1 2 3 4 5
1. Phương pháp đào tạo 10 1 2 4 1 2 3,1
2. Giảng viên 10 0 3 3 3 1 3,2
3. Công cụ và tài liệu học tập 10 0 1 1 5 3 4
4. Địa điểm và thời gian 10 0 0 2 4 4 4,2
5. Khác (nếu có) - - - - -
Biểu 3.6. Mức độ phù hợp của các khóa học gần đây
Có thể thấy rằng NVKD đánh giá mức độ phù hợp của vấn đề về công cụ, tài liệu học tập và thời gian, địa điểm là cao nhất với số điểm là 4 và 4,2. trong khi đó, phương pháp đào tạo và giảng viên còn tương đối hạn chế với mức điểm trung bình chỉ đạt 3,1 và 3,2. Điều đó cho thấy công ty chưa quan tâm đúng đắn đến việc chọn lựa phương pháp đào tạo và giảng viên phù hợp.
Phương pháp phỏng vấn kết hợp với phương pháp khảo sát điều tra để xác định rõ hơn về thực trạng công tác đào tạo NVKD tại công ty giấy và bao bì Phú Giang. Số lượng tham gia phỏng vấn là 10 người bao gồm 5 NVKD và 5 CBQL. Sau khi tiến hành phỏng vấn, luận văn đã tổng hợp được một số kết quả sau đây :
Khi được hỏi về hiệu quả của phương pháp đào tạo thường được áp dụng trong công ty 3 năm gần đây, 85% ý kiến cho rằng phương pháp tự học chưa phát huy hiệu quả, trong khi 75% ý kiến của NVKD cho rằng công ty nên thay đổi cách thức đào tạo hiện nay. Điều này cho thấy phương pháp đào tạo NVKD của công ty vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Khi được hỏi về ngân sách chi cho đào tạo, hơn 50% CBQL cho rằng ngân sách dành cho đào tạo chưa hợp lý, cụ thể là công ty chi tương đối ít tiền để đào tạo NVKD, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới thiết lập chương trình đào tạo NVKD tại công ty.
Khi được hỏi về những thay đổi trong thực hiện công việc của NVKD sau đào tạo, có 3 trên 5 CBQL cho rằng họ không thấy có sự khác biệt nào trong cách làm việc của NVKD, còn khi phỏng vấn NVKD thì cũng chỉ có 40% (tức là 2 trên 5 người) ý kiến cho rằng họ cảm thấy tự tin hơn, làm việc tốt hơn, số còn lại thì đều không cảm thấy có gì cải tiến so với lúc trước khi đào tạo. Điều đó phản ánh chất lượng đào tạo NVKD của công ty còn hạn chế Khi được hỏi về cảm nhận của cá nhân đối với công tác đào tạo của công ty, đa phần NVKD trả lời rằng họ cảm thấy đào tạo là rất cần thiết và họ nhiệt tình tham gia. Trong khi đó nhận xét về thái độ của NVKD đối với đào tạo thì 80% CBQL cho rằng nhân viên của họ rất quan tâm, hưởng ứng đối với hoạt động đào tạo. Từ đó có thể thấy nhu cầu được đào tạo của NVKD tại công ty là rất cao.
Khi được hỏi về những đề xuất trong chính sách đào tạo NVKD thời gian tới thì có 3 người tham gia phỏng vấn (chiếm 30%) không có ý kiến gì, còn lại 70% số người có kiến nghị. Sau khi tổng hợp, phân tích thì một số kiến nghị đó tập trung vào các vấn đề sau đây : - Đổi mới nội dung đào tạo, cụ thể là cần đẩy mạnh đào tạo tiếng Anh và các kỹ năng ‘mềm’ khác
- Có thêm những hình thức đãi ngộ sau đào tạo nhằm động viên, khuyến khích học viên. - Thường xuyên tăng cường theo dõi và đánh giá học viên trong quá trình đào tạo. - Tăng ngân sách đào tạo NVKD