Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân viên kinh doanh tại công ty giấy và bao bì Phú Giang (Trang 42)

BAO BÌ PHÚ GIANG

4.2. Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề.

4.2.1. Dự báo triển vọng của ngành sản xuất giấy và bao bì việt nam từ nay đến năm 2012.

4.2.1.1. Dự báo triển vọng về nhu cầu đối với sản phẩm giấy, bao bì trên thị trường

Cùng với nhịp độ phục hồi kinh tế của nước ta, ngành sản xuất giấy được dự đoán là tăng trưởng trở lại do nhu cầu của khách hàng về sản phẩm giấy, bao bì tăng lên đáng kể. Cụ thể là:

Bảng 4.1 Tỉ lệ so sánh tiêu dùng giấy trên thị trường nội địa Đơn vị : %

Nhu cầu tiêu dùng 14,0 21,2 14,1 20,0

Nguồn: báo cáo mức tiêu dùng giấy của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (vppa)

Với giấy in và viết, năm 2009 so với năm 2008, mức tiêu dùng đạt 390.000 tấn (2008: 326.000 tấn), tăng 20%; Đối với giấy làm bao bì, năm 2009 so với năm 2008, tiêu dùng đạt 1.289.000 tấn (2008: 1.255.000 tấn), tăng 2,7%; Riêng giấy làm lớp mặt các tông sóng, tiêu dùng năm 2009 đạt 609.000 tấn (2008: 591.000 tấn), chỉ tăng 3%;

Như vậy, nhu cầu về sản phẩm giấy tăng đều đặn và ở mức cao, điều này phản ánh nhu cầu của khách hàng về mặt hàng giấy, bao bì không ngừng tăng lên.

4.2.1.2. Dự báo triển vọng về năng lực sản xuất giấy trong năm 2010

Theo TS.Vũ Ngọc Bảo, Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) trao đổi trên báo điện tử Vietnamplus đã đưa ra nhận định rằng “ Năm 2010, ngành giấy dự tính có tăng trưởng khoảng 10%, so với dự báo tăng trưởng GDP của cả nước 6,8% là tương đối phù hợp”.

Dự báo trong năm 2010, năng lực sản xuất của ngành giấy sẽ tăng đáng kể do nhiều dự án sẽ được huy động vào sản xuất. Điều đáng mừng là quy mô đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân đã lớn, phần nhiều từ mốc 30.000 tấn/năm và nhiều người đang ấp ủ vươn tới quy mô 100.000 tấn/năm trong 1-2 năm tới. Hy vọng rằng sản xuất sẽ tăng trưởng với hai con số, nhập khẩu giấy giảm mạnh, xuất khẩu tăng.

4.2.1.3. Dự báo những khó khăn của ngành giấy trong năm 2010

Bên cạnh những thời cơ, ngành giấy và bao bì cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn trong những năm tới, đặc biệt là giá nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất bột giấy tăng lên. Quý I/2010 thị trường sản xuất-kinh doanh giấy, bao bì có nhiều biến động với hàng loạt các yếu tố chủ quan cũng như khách quan. Đầu tiên là giá bột tiếp tục gia tăng mạnh do nhu cầu tại thị trường Trung Quốc và sự phục hồi của thị trường Mỹ, tiếp đến là giá cả nguyên nhiên liệu đầu vào gia tăng. Bên cạnh đó, trận động đất vào ngày 27/02/2010 tại Chile (có tổng sản lượng bột giấy cung cấp cho thị trường toàn cầu hàng năm là 4,8 triệu tấn) vừa qua cũng làm cho nguồn cung toàn cầu bị đình trệ khoảng 8% tổng sản lượng bột giấy (khoảng 3,75 triệu tấn bột giấy). Đây là nguyên nhân chính làm cho giá bột thế giới nói chung và

Châu Á nói riêng tăng vọt. Nhiều chuyên gia phân tích thị trường trên thế giới dự báo rằng “giá bột có thể vượt ngưỡng 1000 usd/tấn” sau sự kiện này. Còn tại Việt Nam, ngoài những yếu tố trên thì đầu năm 2010, giá than, giá điện và các vật tự khác đều tăng lên, ngoài ra việc tỷ giá USD/VNĐ tiếp tục tăng cao càng làm cho giá cả đầu vào thêm căng thẳng. Thêm vào đó việc tăng trở lại 50% mức thuế VAT cũng làm cho giá bán tăng vọt.

4.2.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty giấy và bao bì Phú Giang giai đoạn 2010-2012.

Mục tiêu

Nhiệm kỳ 2010-2012, Ban lãnh đạo công ty xây dựng mục tiêu duy trì mức tăng trưởng bình quân hàng năm 20%; cụ thể là công ty phấn đấu tổng doanh thu năm 2010 đạt 120 tỷ đồng, năm 2011 đạt khoảng 145 tỷ đồng, năm 2012 đạt 200 tỷ đồng.

Đơn vị: tỷ đồng

Biểu 4.1. Mục tiêu kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2012

Phương hướng

Đấy mạnh sản xuất, phấn đấu đạt mức sản lượng 1200 tấn giấy và bao bì hàng tháng

Tiếp tục đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất giấy KRAF, DUPLEX theo hướng hiện đại, năng suất.

Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch.

4.2.3. Định hướng chính sách đào tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh của công ty trong tương lai

Bổ sung hơn nữa đội ngũ NVKD, Ban Giám đốc đặt mục tiêu phấn đấu nâng tổng số NVKD trong công ty lên 30 người năm 2011 và 40 người vào năm 2012.

Từng bước nâng cao trình độ chuyên môn đối với NVKD. Công ty đề ra mục tiêu đến năm 2012 tỷ lệ NVKD có trình độ đại học phải đạt 75%

Ưu tiên và đề bạt những cán bộ, nhân viên trẻ có năng lực, có nhiệt huyết và lòng say mê công việc để đảm nhận những vị trí chủ chốt trong Công ty.

4.2.4. Quan điểm nâng cao chất lượng đào tạo nhân viên kinh doanh tại công ty giấy và bao bì Phú giang

Nâng cao chất lượng đào tạo NVKD trên cơ sở nâng cao vai trò của đội ngũ này trong tổ chức. Công ty cần phải coi trọng hơn nữa vai trò của NVKD trong chiến lược phát triển kinh doanh. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì NVKD là lực lượng tiên phong thực hiện nhiệm vụ tạo dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, đối tác. Để công tác đào tạo NVKD ngày càng phát huy hiệu quả thì ban lãnh đạo công ty cần quan tâm, phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ này.

Nâng cao chất lượng đào tạo NVKD trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Khi lợi ích của mỗi cá nhân được thỏa mãn sẽ góp phần thực hiện mục tiêu của DN, chỉ khi nhu cầu cá nhân được đáp ứng thì khi đó công tác đào tạo mới đem lại lợi ích thiết thực cho tổ chức. NVKD là những người đã trưởng thành và chỉ tiếp thu những kiến thức, kỹ năng mới mẻ, phù hợp với công việc và gắn liền với tương lai phát triển của họ. Họ gắn mục đích đào tạo của mình với lợi ích cá nhân sau đó mới đến lợi ích của DN

Nâng cao chất lượng đào tạo NVKD trên cơ sở đầu tư dài hạn về nguồn tài chính và cơ sở vật chất. Jack Welch- cựu Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn General Electric (Hoa Kỳ) đã từng nói: “Chúng ta sẽ không có năng suất nếu chúng ta không dấn thân vào tiến trình đào tạo cả ở trong lẫn ngoài công ty”. Bất kỳ một hoạt động nào muốn đạt được thành công cũng cần phải xây dựng một lộ trình dài hạn. công tác đào tạo, bồi dưỡng NVKD không thể đạt được hiệu quả nếu thiếu kinh phí hay cách thức tổ chức đào tạo.

Nâng cao chất lượng đào tạo NVKD trên cơ sở đẩy mạnh công tác đào tạo một cách thường xuyên hơn. Peter Drucker- cha đẻ của quản trị học hiện đại đã nói: “Bạn càng làm

đào tạo không chỉ diễn ra thường xuyên mà còn phải liên tục. Ngày nay, Khoa học-công nghệ phát triển không ngừng, đòi hỏi mỗi cá nhân cần phải tiếp cận, trau dồi những tri thức mới, để tổ chức không bị tụt hậu, cách hữu hiệu là cần đẩy mạnh công tác đào tạo một cách thường xuyên, liên tục nhằm trang bị cho NVKD những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mới qua đó góp phần nâng cao trình độ, năng lực của cá nhân, xa hơn nữa là nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn.

Nâng cao chất lượng đào tạo NVKD trên cơ sở nâng cao nhận thức, thái độ của NVKD về đào tạo. Ngay cả khi có hoạch định và tổ chức, việc đào tạo đôi khi cũng không đạt được hiệu quả như mong muốn, đó là do xuất phát từ sự nhận thức, thái độ của người học. Chính vì thế, công ty cần nâng cao thái độ của NVKD đối với công tác đào tạo, phải làm sao cho người học nhìn thấy rõ tính phù hợp và giá trị của khóa học đối với công việc của họ. Như vậy để việc đào tạo có hiệu quả cao, công ty cần tạo ra động lực học hỏi ở người học. Đối với mỗi khóa học, cần làm cho người học thấy rõ sự liên quan của khóa học đối với công việc và những cơ hội mà họ sẽ áp dụng những điều học được vào công việc thực tế. Có như vậy người học mới nỗ lực tiếp thu những kiến thức và kỹ năng mới.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân viên kinh doanh tại công ty giấy và bao bì Phú Giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w