Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân viên kinh doanh trong công ty giấy và bao bì Phú Giang.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân viên kinh doanh tại công ty giấy và bao bì Phú Giang (Trang 46)

BAO BÌ PHÚ GIANG

4.3. Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân viên kinh doanh trong công ty giấy và bao bì Phú Giang.

kinh doanh trong công ty giấy và bao bì Phú Giang.

4.3.1. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân viên kinh doanh tại công ty

4.3.1.1. Đánh giá lại nhu cầu đào tạo

*) Xác định thứ tự ưu tiên cho các nhu cầu đào tạo

Nguồn lực trong công ty thì có hạn, vì vậy khi lập kế hoạch và chuẩn bị cho hoạt động đào tạo việc cân nhắc nên đáp ứng nhu cầu đào tạo nào trước là điều không thể bỏ qua.

Thứ tự ưu tiên của các nhu cầu đào tạo được sắp xếp dựa trên 2 tiêu chí là mức độ quan trọng và tính khẩn cấp của nhu cầu đối với hoạt động kinh doanh của DN.

Một nhu cầu đào tạo được xem là quan trọng khi nó có ảnh hưởng lớn hoặc nếu không thực hiện thì gây ra hậu quả đáng kể. Trong khi đó, nhu cầu đào tạo khẩn cấp đòi hỏi sự chú ý ngay lập tức.

Hình 4.1. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tính quan trọng và tính khẩn cấp

Căn cứ vào đồ thị trên có thể phân loại nhu cầu đào tạo thành các nhóm sau :

 Nhu cầu khẩn cấp nhưng không quan trọng (I);

 Nhu cầu vừa quan trọng vừa khẩn cấp (II);

 Nhu cầu quan trọng nhưng không khẩn cấp (III);

 Nhu cầu không khẩn cấp, cũng không quan trọng (IV);

Trong những nhóm nhu cầu trên, chắc chắn DN sẽ ưu tiên nhóm nhu cầu (II) trước tiên rồi sau đó mới đến các nhóm nhu cầu khác. Bằng cách sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhu cầu đào tạo mà công ty có thể phân bổ được nguồn lực hợp lý, đồng thời đáp ứng kịp thời những đòi hỏi về kiến thức, kỹ năng của nhân viên.

Dựa trên quá trình điều tra, phỏng vấn về tình hình công tác đào tạo NVKD trong công ty giấy và bao bì Phú Giang thì có thể phân nhóm nhu cầu đào tạo như sau:

Nhóm (II): đào tạo Tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm

Nhóm (I): đào tạo kỹ năng lãnh đạo nhóm, kỹ năng giải quyết xung đột cho NVKD có năng lực

Nhóm (III) : đào tạo kiến thức sản phẩm, kiến thức về môi trường kinh doanh cho NVKD mới tuyển dụng + Khẩn cấp - Khẩn cấp - Quan trọng + Quan trọng I II IV III

*) Phân loại đối tượng cần đào tạo. Trong công ty, hiển nhiên là tồn tại NVKD mới, NVKD năng lực yếu, NVKD có năng lực. Việc phân loại NVKD theo năng lực nhằm xác định nội dung , phương pháp đào tạo phù hợp, tránh sự lãng phí không cần thiết khi thực hiện đào tạo.

4.3.1.2. Giái pháp về nội dung và phương pháp đào tạo

Trên cơ sở xác định thứ tự ưu tiên của các nhu cầu đào tạo và phân loại đối tượng cần đào tạo, bước tiếp theo là xây dựng kế hoạch đào tạo theo nhu cầu và đối tượng xác định. +/ Đào tạo tiếng anh. Hiện nay, quy mô hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng, thị trường không chỉ còn ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Việc đào tạo tiếng Anh được coi là nội dung cần thiết nhất nhằm trang bị một công cụ hữu ích giúp NVKD giao dịch với KH. Ngoài ra, chiến lược phát triển của công ty giai đoạn 2010-2015 là đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh như khách sạn, du lịch, dữ hành. Do vậy, tiếng anh là đặc biệt quan trọng. Đào tạo tiếng anh sẽ tập trung vào việc cải thiện khả năng giao tiếp. Việc đào tạo tiếng anh cần phải được tiến hành 1 cách thường xuyên, liên tục. Công ty nên liên hệ với một trung tâm ngoại ngữ có uy tín để tổ chức đào tạo và đánh giá trình độ tiếng anh. Bên cạnh đó cũng phải tiến hành theo dõi , kiểm tra thường xuyên tình hình của học viên

+/ Đào tạo kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm. Kết quả điều tra cho thấy kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của NVKD còn rất hạn chế trong khi đây lại là 2 kỹ năng rất quan trọng đối với công việc của 1 NVKD, chính vì thể Luận văn xin đề xuất đưa nhóm kỹ năng này vào chương trình đào tạo của công ty. Ngoài ra còn thêm kỹ năng chăm sóc KH, đối tượng cần đào tạo những kỹ năng này bao gồm NVKD mới và những NVKD kém năng lực. +/ Đào tạo kỹ năng lãnh đạo nhóm, kỹ năng giải quyết xung đột. Đây là những kỹ năng nâng cao dành cho những NVKD có năng lực, nếu công ty có ý định đưa những NVKD có năng lực tốt lên làm trưởng nhóm hay trưởng bộ phận thì không thể bỏ qua việc trang bị kỹ năng này. Nội dung của kỹ năng này sẽ giúp cho NVKD biết cách tổ chức, quản lý nhóm, cách giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong nhóm nhằm mục đích xây dựng và phát triển nhóm làm việc hiệu quả.

+/ Đào tạo kiến thức về sản phẩm, thị trường. Đây là những kiến thức căn bản dành cho NVKD mới tuyển dụng, kiến thức này giúp cho NVKD mới nắm bắt được tình hình về thị trường kinh doanh, về đối thủ cạnh tranh của công ty, từ đó giúp họ có ý thức hơn về công việc đang đảm nhận. Phương pháp đào tạo nội dung này sẽ là kết hợp giữa giảng lý thuyết và

tự học. Việc đào tạo sẽ do trưởng bộ phận và những NVKD giàu kinh nghiệm của công ty đảm nhận

Bảng 4.2. Đề xuất chương trình đào tạo NVKD tại công ty Giấy và bao bì Phú Giang năm 2010 Nội dung đào tạo Đối tượng

cần đào tạo Thời gian dự Hình thức đào tạo

Nhân lực tham gia đào tạo Chi phí ước lượng Trong nội bộ Bên ngoài (Triệu đồng)

Đào tạo Tiếng anh Tất cả NVKD 60 h Đào tạo tại trung tâm ngoại ngữ Giảng viên ĐH ngoại ngữ 20

Đào tạo kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm NVKD năng lực yếu+NVKD mới 30 h Lý thuyết+thảo luận tình huống Ban giám đốc 15

Đào tạo kỹ năng lãnh đạo nhóm, kỹ năng giải quyết xung đột NVKD có năng lực 10 h Kèm cặp+luân chuyển công tác Trưởng phòng tổ chức, giám đốc nhân sự 5

Đào tạo kiến thức về sản phẩm, thị trường

NVKD mới 8 h Giảng lý thuyết kết hợp với tự học Phòng kinh doanh, NVKD giàu kinh nghiệm 3 Tổng cộng - 108 - - - 43

4.3.1.3. Tăng cường đánh giá hiệu quả đào tạo

Qua kết quả khảo sát điều tra và phỏng vấn cho thấy giai đoạn đánh giá hiệu quả đào tạo chưa được công ty chú trọng và quan tâm. Ngoài ra, hệ thống đánh giá NVKD chưa được xây dựng hoàn chỉnh, Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến việc hoạch định các chương trình đào tạo tiếp theo.

Hiệu quả đào tạo được đánh giá ở những mức độ khác nhau ứng với từng khía cạnh và công cụ tương ứng. Bảng dưới đây minh họa điều này.

Luận văn xin đề xuất mô hình đánh giá sau đây (xem bảng 4.3)

Bảng 4.3. Mô hình đánh giá hiệu quả đào tạo của Tiến sĩ Donald Kirkpartrick, Trường Đại học Wisconsin (Hoa Kỳ)

Mức độ

Khía cạnh đánh giá Vấn đề quan tâm Công cụ 1 Phản ứng của người

học.

Người học thích chương trình học như thế nào?

Bản câu hỏi đánh giá

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân viên kinh doanh tại công ty giấy và bao bì Phú Giang (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w