Kết quả cho thấy sử dụng mỡ cá vào thức ăn trong suốt thời gian dài từ khoảng 65 ngày tuổi đến xuất chuồng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi và nâng cao chất lượng quầy thịt
Trang 1ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG MỠ CÁ TRONG THỨC ĂN HEO THỊT THEO BA GIAI ĐOẠN
TỪ SAU CAI SỮA ĐẾN XUẤT CHUỒNG
NGÀNH : THÚ Y KHÓA : TC 16 (1999-2004) SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN NGỌC THÀNH
2004
Trang 2ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG MỠ CÁ TRONG THỨC ĂN HEO THỊT THEO BA GIAI ĐOẠN TỪ SAU CAI SỮA ĐẾN XUẤT CHUỒNG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS DƯƠNG DUY ĐỒNG Nguyễn Ngọc Thành
2004
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Thành kính nhớ ơn cha, mẹ đã sinh thành ra con và cho con có ngày nay
Xin chân thành cảm tạ Trường Đại Học Nông Lâm, các thầy cô trong Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã hết lòng chỉ bảo em trong suốt thời gian học và thực tập
Xin chân thành cảm tạ Tiến Sĩ DƯƠNG DUY ĐỒNG đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp
Xin chân thành cảm tạ Ông NGUYỄN TRÍ CÔNG, chủ trại chăn nuôi heo PIGFARM TRÍ CÔNG và các anh, chị công nhân đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng tôi trong
suốt thời gian thực tập tốt nghiệp
Trang 4ii
MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 01
I Đặt vấn đề 01
II Mục đích yêu cầu 01
PHẦN 2 TỔNG QUAN 02
I CƠ SỞ LÝ LUẬN 02
1.1 Mỡ cá 02
1.1.1 Khái niệm 02
1.1.2 Vai trò sinh học của mỡ cá ù04 II Điều kiện chuồng trại thí nghiệm .04
2.1 Chuồng trại 04
2.2 Nước uống 05
2.3 Vệ sinh và phòng bệnh 05
2.4 Qui trình tiêm phòng 05
PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 06
3.1 Thời gian và địa điểm 06
3.2 Bố trí thí nghiệm 06
3.3 Thức ăn 07
3.4 Các chỉ tiêu khảo sát 10
3.4.1 Trọng lượng bình quân (kg) 10
3.4.2 Tăng trọng bình quân (kg) 10
3.4.3 Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) 11
3.4.4 Thức ăn tiêu thụ (kg/con/ngày) 11
3.4.5 Hệ số chuyển biến thức ăn (kg thức ăn/kg P) 11
3.4.6 Tiêu chảy 11
3.4.7 Chất lượng quầy thịt 11
3.4.8 Hiệu quả kinh tế .12
3.4.9 Phương pháp xử lý số liệu 12
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 13
4.1 Trọng lượng bình quân (kg) 13
4.1.4 So sánh mức trọng lượng bình quân lúc kết thúc của cả 3 thí nghiệm 15
4.2 Tăng trong bình quân (kg) 15
4.3 Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) 16
4.4 Thức ăn tiêu thụ (kg/con/ngày) 16
4.5 Hệ số chuyển biến thức ăn 17
4.6 Hiệu quả kinh tế .18
4.7 Chất lượng quầy thịt 18
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 23
I Kết luận 23
II Tồn tại 23
Trang 5iii
III Đề nghị 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
PHẦN VI PHỤ LỤC 25
DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1.1 Thành phần của mỡ cá .02
Bảng 1.2 Thành phần của mỡ cá 03
Bảng 1.5 Thành phần acid béo .04
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí của thí nghiệm 1 06
Bảng 3.2 Sơ đồ bố trí của thí nghiệm 2 07
Bảng 3.3 Sơ đồ bố trí của thí nghiệm 3 07
Bảng 3.4 Thành phần nguyên liệu của các loại cám 08
Bảng 3.5 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn loại 10 kg- 30 kg 08
Bảng 3.5 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn loại 30 kg- 60 kg 09
Bảng 3.5 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn loại 60 kg- xuất chuồng 10
Bảng 4.4 Trọng lượng bình quân của 3 thí nghiệm 15
Bảng 4.5 Tăng trọng bình quân của heo thí nghiệm .15
Bảng 4.6 Tăng trọng tuyệt đối 16
Bảng 4.7 Thức ăn tiêu thụ 17
Bảng 4.8 Hệ số chuyển biến thức ăn 17
Bảng 4.9 Bảng giá chi phí thức ăn cho 1kg P 18
Bảng 4.10 Độ dày mỡ lưng 19
Bảng 4.11 Diện tích thịt thăn 19
Bảng 4.12 Độ hao hụt khối lượng (độ mất nước) 20
DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1 Phần thịt thăn của heo sử dụng thức ăn thông thường của trại 21
Hình 2 Phần thịt thăn của heo sử dụng thức ăn có bổ sung mỡ cá với tỉ lệ 1 % 21
Hình 3 Phần thịt thăn của heo sử dụng thức ăn thông thường của trại 22
Hình 4 Phần thịt thăn của heo sử dụng thức ăn có bổ sung mỡ cá với tỉ lệ 1 % 22
Hình 5 Phần thịt thăn của heo sử dụng thức ăn thông thường của trại 22
Hình 6 Phần thịt thăn của heo sử dụng thức ăn có bổ sung mỡ cá với tỉ lệ 1 % 22
Trang 6
TÓM TẮT LUẬN VĂN
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG MỠ CÁ TRONG THỨC ĂN HEO THỊT THEO BA GIAI ĐOẠN TỪ SAU CAI SỮA ĐẾN XUẤT CHUỒNG
Luận văn được thực hiện từ ngày 15/04/2004 đến ngày 05/08/2004 tại trại chăn nuôi heo PIGFARM TRI CONG 74A Đoàn Văn Cừ, Ấp Vàm, Xã Thiện Tân, Huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai
Thí nghiệm gồm 3 thí nghiệm với tổng số 160 heo:
-Thí nghiệm 1: 80 heo 65 ngày tuổi chia thành 2 lô nuôi đến khi xuất chuồng
165 ngày tuổi Lô 1 có 40 heo, sử dụng thức ăn thông thường của trại, dùng để đối chứng cho giai đoạn heo 65 ngày đến 165 ngày tuổi (thí nghiệm 1) và các giai đoạn 91 – 165 ngày (thí nghiệm 2), và giai đoạn 119 – 165 ngày tuổi (thí nghiệm 3) Lô 2 có 40 heo, sử dụng thức ăn cơ bản có bổ sung mỡ cá tỉ lệ 1%
-Thí nghiệm 2: gồm 40 heo 91 ngày tuổi phân vào lô thí nghiệm nuôi đến khi xuất chuồng 165 ngày tuổi với nội dung thí nghiệm giống như ở thí nghiệm 1 Các heo này được so sánh với heo của lô đối chứng trong thí nghiệm 1 từ 91 ngày tuổi trở đi
-Thí nghiệm 3: cũng giống như thí nghiệm 2, 40 heo 119 ngày tuổi phân vào lô thí nghiệm, sử dụng thức ăn có bổ sung thêm mỡ cá với tỉ lệ 1% và so sánh với heo ở lô đối chứng trong thí nghiệm 1 từ 119 ngày tuổi trở đi
Kết quả cho thấy sử dụng mỡ cá vào thức ăn trong suốt thời gian dài từ khoảng
65 ngày tuổi đến xuất chuồng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà chăn nuôi và nâng cao chất lượng quầy thịt Khi bổ sung mỡ cá trễ hơn, lúc 91 ngày hoặc 119 ngày tuổi thì heo thí nghiệm cũng có cải thiện tăng trưởng và hiệu quả kinh tế tốt hơn đối chứng
nhưng sự khác biệt không rõ bằng như khi bổ sung mỡ cá ngày từ lúc 65 ngày tuổi
Trang 7
PHẦN I MỞ ĐẦU
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lĩnh vực chăn nuôi, phát triển mạnh mẽ nhất là chăn nuôi heo Để nâng cao năng suất, cải thiện phẩm chất quầy thịt như độ dày mỡ lưng, diện tích thịt thăn, khả năng giữ nước, màu sắc… của thịt heo cần phải bổ sung một số dưỡng chất phù hợp cho heo theo từng giai đoạn tăng trưởng Song song với mục đích trên còn mong muốn heo tăng trọng nhanh, giảm tiêu thụ thức ăn để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho nhà chăn nuôi Mỡ cá là một trong những thực liệu cung cấp năng lượng cho heo khi tổ hợp khẩu phần, mỡ cá chứa nhiều loại acid béo mà quan trọng là các acid béo không no Các loại thức ăn hỗn hợp hiện được sử dụng đôi khi không cung cấp đủ năng lượng cho sự tăng trưởng tối đa của heo do giá thành hoặc do khó khăn khi bảo quản nên các trại heo đôi lúc vẫn phải tìm nguồn năng lượng cao có giá cả hợp lý bổ sung thêm Vì vậy việc tìm hiểu ảnh hưởng của sử dụng mỡ cá trong thức ăn heo thịt sẽ có thể đóng góp phần nào cho mục đích trên
Được sự phân công của KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y – BỘ MÔN DINH DƯỠNG và sự hướng dẫn của TS DƯƠNG DUY ĐỒNG chúng tôi thực hiện đề tài:
Ảnh hưởng của việc sử dụng mỡ cá trong thức ăn heo thịt theo ba giai đoạn từ sau cai sữa đến xuất chuồng
II MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
Trang 8PHẦN II TỔNG QUAN
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Mỡ cá
1.1.1 Khái niệm
Mỡ cá là loại mỡ được chế biến từ công nghiệp chế biến cá Thành phần của mỡ cá gồm có các acid béo không no và acid béo no Nhưng chủ yếu là các acid béo không no mà đại diện là các acid linolenic liên kết (CLA)
Bảng 1.1 Thành phần của mỡ cá (g/85 g)
(tham khảo từ http://www.annecollins.com)
Acid béo no Tổng lượng mỡ
Trang 9Thành phần của mỡ cá tham khảo từ http://www.weightlossforall.com được trình bày ở
bảng 1.2
Bảng 1.2 Thành phần của mỡ cá trong các loại cá thịt trắng (g/85 g)
(tham khảo từ http://www.weightlossforall.com)
Mỡ Acid béo no Acid béo không no
Trang 10Cá BaSa được xếp vào loại cá da trơn, hiện nay mỡ cá BaSa sẵn có trên thị trường, là phụ phẩm của ngành công nghiệp chế biến cá, giá rẻ, là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho heo
1.1.2 Vai trò sinh học của mỡ cá
Ảnh hưởng của mỡ cá đến thức ăn tiêu thụ, sự tăng trọng, và thành phần quầy thịt (tham khảo từ Purdue University)
Bảng 1.5 Thành phần acid béo
Aên tự do Aên giới hạn Sự khác biệt
Tổng (UFA) acid béo không no (%) 63.96 63.27 P < 0.1
Tổng (MUFA) acid béo không no
đơn (%)
53.27 52.78 Không
II ĐIỀU KIỆN CHUỒNG TRẠI NƠI THÍ NGHIỆM
Trại chăn nuôi heo PIGFARM TRI CONG – ĐONG NAI 74A/Đoàn Văn Cừ Aáp Vàm, Xã Thiện Tân, Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai
Trang 112.2 Nước uống
- Nước uống được bơm từ giếng khoan, trữ trên bồn chứa rồi dẫn đến từng ô chuồng
2.3 Vệ sinh và phòng bệnh
- Trại áp dụng phương thức cùng vào cùng ra
- Chuồng được chà rửa kĩ, quét vôi, phun thuốc sát trùng sau khi chuyển heo, xuất heo, để trống ít nhất 1 tuần trước khi đưa heo vào nuôi
- Mỗi tuần phun thuốc sát trùng 1 lần toàn trại và không gian quanh trại, tắm heo, rửa chuồng mỗi ngày 1 lần từ 10 giờ đến 11 giờ 30 phút
2.4 Quy trình tiêm phòng
Tiêm phòng cho heo nọc: tiêm phòng vaccin Aujeszky, FMD, Dịch tả, Parvo, Tụ Huyết Trùng: 6 tháng/1lần Mỗi loại vaccin tiêm cách nhau 7 ngày
Tiêm phòng cho nái hậu bị khoảng 6 tháng tuổi thì chủng ngừa các loại vaccin: Aujeszky, dịch tả, FMD, parvo Nái trước khi sanh khoảng 2 tuần thì chủng ngừa vaccin dịch tả và vaccin FMD
Tiêm phòng cho heo con theo mẹ và heo cai sữa (cai sữa heo con đạt 28 ngày ):
+ Trong vòng 12 giờ đầu sau khi sanh: cho uống kháng huyết thanh E.coli nếu trại có tình trạng tỉ lệ heo biểu hiện tiêu chảy nhiều
+ 3 ngày sau khi sanh: cho uống Baycox (ngừa cầu trùng)
+ 2 tuần tuổi: vaccin ngừa viêm phổi (lần 1)
+ 5 tuần tuổi: vacccin ngừa viêm phổi (lần 2)
+ 6 tuần tuổi: vaccin dịch tả (lần 1)
+ 7 tuần 3 ngày tuổi: vaccin Aujeszky
+ 8 tuần 2 ngày tuổi: vaccin dịch tả (lần 2)
+8 tuần 5 ngày tuổi: vaccin FMD
Trang 12PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: Từ ngày 15/04/2004 đến ngày 15/08/2004
Địa điểm: Tại trại chăn nuôi heo PIGFARM TRI CONG_ ĐONG NAI
74A/Đoàn Văn Cừ Aáp Vàm – xã Thiện Tân – Huyện Vĩnh Cửu – Tỉnh Đồng Nai
Trại được xây dựng từ đầu năm 1998, hoạt động và phát triển đến ngày nay
Đây là trại heo thương phẩm, tổng số heo là 2500 con gồm từ 28 ngày tuổi (cai
sữa ) đến khoảng 140 ngày tuổi
3.2 Bố trí thí nghiệm
3.2.1 Thí nghiệm 1
Thí nghiệm được tiến hành trên 80 heo 65 ngày tuổi, trọng lượng ban đầu trung
bình khoảng 27.5kg, chia thành 2 lô, nuôi đến kết thúc thí nghiệm là 165 ngày tuổi
(thời gian nuôi 100 ngày )
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí của thí nghiệm 1
3.2.2 Thí nghiệm 2
Thí nghiệm được tiến hành trên 80 heo 91 ngày tuổi, trọng lượng ban đầu trung
bình khoảng 43.5kg, chia thành 2 lô, nuôi đến kết thúc thí nghiệm là 165 ngày tuổi
(thời gian nuôi là 74 ngày tuổi ) Sơ đồ bố trí thí ngiiệm được trình bày ở trang bên
Lô 1 (65 ngày tuổi) Lô 2 (65 ngày tuổi)
Trọng lượng BQ ban đầu (kg) 27,50± 1,71 27,65 ± 2,45
Trang 13Bảng 3.2 Sơ đồ bố trí của thí nghịêm 2
Lô 1 (91 ngày tuổi) Lô 2 (91 ngày tuổi)
Trọng lượng BQ ban đầu (kg) 43,55 ± 3.97 43,65 ± 4,85
3.2.3 Thí nghiệm 3
Thí nghiệm được tiến hành trên 80 heo 119 ngày tuổi, trọng lượng ban đầu
trung bình khoảng 59 kg, chia thành 2 lô, nuôi đến kết thúc thí nghiệm Do giá cả thị
trường nên khi xuất chuồng thời gian nuôi của 2 lô là khác nhau, lô 1 kết thúc thí
nghiệm lúc heo đạt 153 ngày tuổi (thời gian nuôi là 46 ngày ), lô 2 kết thúc thí nghiệm
lúc heo đạt 179 ngày tuổi (thời gian nuôi là 60 ngày)
Bảng 3.3 Sơ đồ bố trí của thí nghiệm 3
Lô1 (119 ngày tuổi) Lô 2 (119 ngày tuổi)
Trọng lượng BQ ban đầu (kg) 58,95 ± 4.87 59,1 ± 3,96
3.3 Thức ăn
Sử dụng thức ăn hỗn hợp do trại tự trộn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của
heo theo mỗi giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ 40 ngày tuổi đến 80 ngày tuổi (khoảng 10 kg – 30 kg)
Giai đoạn 2: Từ 80 ngày tuổi đến 120 ngày tuổi (khoảng 30 kg – 60 kg)
Trang 14Giai đoạn 3: Từ 120 ngày tuổi đến xuất chuồng (khoảng 60 kg - xuất chuồng)
Bảng 3.4 Thành phần nguyên liệu các loại thức ăn hỗn hợp
NL
TL heo
Đậm đặc pocry (%)
Mì lát (%)
Cám gạo (%)
Cám bắp (%)
Mỡ cá (%)
10kg-30kg 25 15 15 45 1 30kg-60kg 20 20 20 40 1
Heo được ăn tự do bằng máng ăn tự động, loại thức ăn được căn cứ theo trọng lượng của heo
Giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn được trình bày như sau:
Bảng 3.5 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn loại 10 kg – 30 kg
STT Thành phần dinh dưỡng Đơn vị Nhỏ nhất Lớn nhất
Trang 15Bảng 3.6 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn loại 30 kg - 60 kg
STT Thành phần dinh dưỡng Đơn vị Nhỏ nhất Lớn nhất
Trang 16Bảng 3.7 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn loại 60 kg - xuất chuồng
STT Thành phần DD Đơn vị Calculated Tối thiểu Tối đa
1 Năng lượng trao đổi Kcal/kg 3.066,74 3.040,00 3.200,00
3.4 Các chỉ tiêu khảo sát
3.4.1 Trọng lượng bình quân (kg)
Heo được cân trọng lượng lúc bắt đầu thí nghiệm là 65 ngày tuổi, 91 ngày tuổi,
119 ngày tuổi và lúc xuất chuồng Cân 40 con/lô (tương tự cho tất cả các lô) để so sánh khả năng tăng trọng giữa các lô trong suốt thời gian thí nghiệm, sử dụng cân bàn và cân từng con
3.4.2 Tăng trọng bình quân (kg)
Khảo sát tăng trọng bình quân (TTBQ) bằng cách lấy trọng lượng sau (trọng lượng lúc kết thúc thí nghiệm) trừ cho trọng lượng trước (trọng lượng lúc bắt đầu thí nghiệm) TTBQ (kg) = Tlsau – Tltrước
Trang 173.4.3 Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày)
Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) được xác định bằng TTBQ của heo thí nghiệm chia cho tổng số heo trên 1 lô và chia cho tổng số ngày nuôi của heo thí nghiệm
TTTĐ (g/con/ngày)= (pt -po)/n(t-to)
Pt : Trọng lượng lúc kết thúc thí nghiệm(g)
Po : Trọng lượng lúc bắt đầu thí nghiệm(g)
n: số con nuôi trong lô
(t –to): số ngày nuôi
3.4.4 Thức ăn tiêu thụ (kg/con/ngày)
Lấy mốc lúc cân heo bắt đầu thí nghiệm, trong thời gian này ghi nhận số lượng(kg) thức ăn mỗi lần cho ăn để biết được tổng lượng thức ăn trong suốt thời gian thí nghiệm
TATT (kg/con/ngày) =∑TATT/số con/số ngày nuôi
3.4.5 Hệ số chuyển biến thức ăn (kg TA/kg P)
Là tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng tính từ úc bắt đầu nuôi cho đến kết thúc thí nghiệm
HSCBTA (kg TA/kg P) =TATT/TTTĐ
3.4.6 Tiêu chảy
Ghi nhận số con tiêu chảy với dấu hiệu phân dính hậu môn, số ngày tiêu chảy của từng con, quan sát ngày hai lần
3.4.7 Chất lượng quày thịt
Chọn ngẫu nhiên 6 mẫu (6 con)/lô khi giết mổ để quan sát các chỉ tiêu:
+ Độ dày mỡ lưng(mm): Đo bằng thước kẹp, đo ở điểm đốt xương sườn cuối cùng, vị trí P1, P2, P3 P1 được xác định theo chiều ngang từ đường thẳng lưng một đoạn là 45cm, P2 xác định tương tự như vậy một đoạn là 65cm, tương tự cho P3 một đoạn là 85cm
Trang 18+ Diện tích thịt thăn(mm2): Tiết diện thịt thăn được xác định bằng cách cắt
ngang phần thăn rồi cho lên giấy có chia ô, 1 ô = 1 cm2) diện tích thịt thăn sẽ được in
trên giấy Đếm các ô nguyên, phần còn lại tính ta tiếp tục chia ô nhỏ (0.1 cm2), những
phần không chia nhỏ được ta tính theo diện tích tam giác, cộng dồn các phần tính được
sau khi qui đổi cùng đơn vị
+ Độ rỉ dịch: Lấy khối lượng thịt thăn nhất định, 6 mẫu/lô, dùng cân tiểu li để
cân độ hao hụt khối lương do bị rỉ dịch sau những khoảng thời gian 4giờ, 8giờ, 12giờ
của các mẩu trong các lô thí nghiệm
+ Màu sắc: So sánh độ đậm nhạt của thịt thăn giữa các lô thí nghiệm và lô đối
chưng, mô tả, đánh giá bằng chụp hình minh hoạ 6 mẫu/lô
3.4.8 Hiệu quả kinh tế
Tính chi phí thức ăn cho một kg tăng trọng
Trong suốt thời gian thí nghiệm, đơn giá các thực liệu có nhiều biến động nên
chúng tôi tính toán dựa trên giá cả thị trường lúc kết thúc thí nghiệm (tháng 08/2004)
3.4.9 Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học