1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi

10 660 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 51 KB

Nội dung

BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI I.Lí do chọn đề tài: - Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương nói chung. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. - Dạy đội tuyển là một công việc khó đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - Việc chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa của trường THPT Tĩnh Gia 2 còn có khó khăn là: Các em học ôn theo hình thức thi trắc nghiệm để thi đại học ngại trình bày tự luận nên ngoài việc động viên, khích lệ các em, giáo viên dạy còn 1 phải làm cho học sinh thấy cái hay, mặt thuận lợi khi tham gia học đội tuyển để từ đó học sinh có quyết tâm cao hơn. - Đây là đối tượng cần thiết vừa rèn luyện kiến thức – kỹ năng , khả năng trình bày bài thi tự luận. Đòi hỏi người giáo viên cũng cần có trách nhiệm và thấy được sự cần thiết trong việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. II. Nội dung thể hiện: 1. Ý tưởng: - Thành lập đội tuyển nắmvững kiến thức cơ bản và ham học tập môn Hóa học. - Giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi tự xây dựng kế hoạch dạy học của mình theo từng tháng, hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, biết độc lập suy nghĩ, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. - Giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh và giáo viên chủ nhiệm trong việc 2 dạy đối tượng học sinh giỏi để tạo mọi điều kiện giúp các em phát huy hết năng lực của mình. 2. Nội dung thể hiện: a. Thành lập đội tuyển học sinh giỏi: Chọn đối tượng là khâu đầu tiên, là hạt nhân nòng cốt cho đội tuyển. Nếu chọn được đối tượng tốt sẽ thuận lợi cho việc bồi dưỡng , từ đó giáo viên có điều kiện để phát huy các thế mạnh về phương pháp bồi dưỡng và kiến thức cần truyền đạt cho học sinh. b. Giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học: - Giáo viên tích cực tìm tòi trau dồi kinh nghiệm bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo tuần, tháng, tích cực sưu tầm tài liệu, bộ đề liên quan. Thực hiện đúng theo lịch đề ra, cần đầu tư thích đáng và hiệu quả trong các giờ dạy, có kế hoạch và đề ra được mục tiêu yêu cầu cần đạt tới, phấn đấu trong quá trình bồi dưỡng phải có học sinh giỏi theo chỉ tiêu đề ra. 3 - Giáo viên cần có sổ theo dõi ghi chép đánh giá từng phần cụ thể mặt đã đạt được, mặt còn hạn chế của đối tượng đã lựa chọn. Để từ đó tìm cách tháo gỡ dần những hạn chế còn tồn tại trong các em. Đánh giá thường xuyên và có thông báo chi tiết cụ thể bằng việc chấm và trả bài cho học sinh đội tuyển. - Giáo viên xây dựng cho mình tinh thần làm việc hăng say, chỉ bảo các em tận tình thì chắc chắn các em sẽ học được tinh thần ấy. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tự ôn lại toàn bộ kiến thức cơ bản của môn Hóa trong chương trình phổ thông dựa theo mục lục sách giáo khoa từ lớp 8 đến lớp 12. Sau mỗi chương cần có một số bài tập tổng quát cho chương đó từ cơ bản đến nâng cao. Được như vậy khi gặp hàng chục, hàng trăm bài khác, mặc dù có những chi tiết cụ thể khác nhau nhưng học sinh vẫn làm được vì chúng giống nhau ở điểm cốt lõi. Thí dụ: bài tập về phản ứng oxi hóa – khử. Sau khi học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, giáo viên mới đưa những bài tập nâng cao tổng 4 hợp nhiều loại kiến thức kĩ năng khác nhau; học sinh đã nắm vững từng loại sẽ dễ dàng nhận ra và giải quyết được. Từ đó giáo viên chia nhóm học sinh để các em tự ra đề cho nhau làm dưới sự gợi ý của giáo viên, sau đó giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ và trách nhiệm làm việc của học sinh. - Giáo viên thường xuyên sưu tầm và cập nhật các đề thi, các dạng kĩ năng đòi hỏi học sinh tự hoàn thiện hoặc hoàn thiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên; tiến tới nâng dần lên việc tự học của học sinh. Để các em thấy được sự cần thiết phải vận dụng được kiến thức cơ bản từ sách giáo khoa vào bài thi. Cho học sinh làm quen với các đề thi năm trước, tạo điều kiện trang bị cho các em kĩ năng hoàn thiện, sự phản xạ với các đề, kiểu đề từ đòi hỏi thấp đến đòi hỏi cao, khả năng trình bày một bài thi tự luận hoàn hảo. Học sinh đội tuyển luôn có tầm để đón nhận các dạng đề mà người ra đề yêu cầu, có khả năng phát huy ngay năng lực tư duy,kiến thức kĩ năng , phương 5 pháp làm bài đã có. Không rơi vào tình trạng bị động khi xem đề, dẫn đến bỡ ngỡ mất phương hướng, hoang mang làm sai khi đọc đề. - Giáo viên thường xuyên kiểm tra sự chuyên cần học tập của học sinh, yêu cầu giáo viên đặt ra thông qua việc yêu cầu làm bài; chấm,trả bài, chữa lỗi câu, lỗi chính tả, lỗi kiến thức một cách nghiêm túc. Từ đó giúp học sinh có nhận thức sâu sắc hơn về việc học, viết, trình bày để làm bài thi đạt điểm cao. - Giáo viên luôn cổ vũ động viên tinh thần cho các em trong đội tuyển giúp các em tự tin trước và sau khi tham dự đội tuyển. Đặt niềm tin và hy vọng vào các em, giúp các em phát huy hết năng lực khi làm bài. c. Cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ đoàn…; tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần cho các em khi tham dự đội tuyển. Phối hợp với phụ huynh học sinh quan tâm tạo điều kiện, thời gian, động viên con em học 6 tập tốt hơn; trang bị cho con em đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 3. Các điểm cần lưu ý về việc tổ chức thực hiện: - Thuận lợi: Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ của nhà trường, tổ chuyên môn; đa số học sinh ngoan, chăm học, học sinh trong đội tuyển yêu thích bộ môn, cơ sơ vật chất tương đối cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. - khó khăn: + Điều kiện kinh tế của địa phương còn khó khăn dẫn đến điều kiện học tập còn khó khăn. + Một số em học sinh chưa chăm học, làm ảnh hưởng đến giờ học trên lớp. + Một số ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, khi nhà trường chọn vào đội tuyển lại chưa quan tâm cho đi bồi dưỡng. III. Khả năng tiếp tục phát huy của sáng kiến: 7 1. Kết quả bước đầu đã đạt được: - Năm học 2011 – 2012: Trong đợt thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh tôi được phép cho 4 học sinh dự thi, kết quả đạt được là 4/4 giải trong đó có 1 giải 3 và 3 giải khuyến khích. - Năm học 2012-2013: Trong đợt thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh tôi được phép cho 7 học sinh dự thi, kết quả đạt được là 7/7 giải, trong số đó có: 2 giải nhì, 2 giải ba và 3 giải khuyến khích. 2. Bài học kinh nghiệm: Qua thực tiễn đề tài giúp cho người giáo viên mau chóng cải thiện phương pháp có hiệu quả. Việc áp dụng các bước trong đề tài còn là cơ sở cho giáo viên hiểu, vận dụng cách tự hoàn thiện và nâng cao chính kiến kĩ năng của thầy. Qua thực tiễn dạy học và nghiên cứu đề tài này tôi nhận thấy sự thành công của đội tuyển 12 môn Hóa học nói riêng và 8 các đội tuyển các môn khác nói chung khác nói chung đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với nghề, luôn có sự tìm tòi sáng tạo. 3. Khả năng mở rộng trên địa bàn tỉnh, toàn quốc: Các thầy cô có thể áp dụng đề tài này cho việc ôn thi đội tuyển học sinh giỏi và ôn thi đại học đối với các môn thi ở hình thức thi tự luận. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 6 tháng 6 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. 9 Nguyễn Thị Phương 10 . BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI I.Lí do chọn đề tài: - Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công. thiết trong việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. II. Nội dung thể hiện: 1. Ý tưởng: - Thành lập đội tuyển nắmvững kiến thức cơ bản và ham học. viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh và giáo viên chủ nhiệm trong việc 2 dạy đối tượng học sinh giỏi để tạo mọi điều kiện giúp các em phát huy hết năng

Ngày đăng: 22/04/2015, 01:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w