1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp ổn định đất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH

68 497 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 528,5 KB

Nội dung

Sự cần thiết phải đảm bảo nguồn lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực...12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẤT ĐAI ĐẾN VẤN

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ AN NINH LƯƠNG THỰC 4

1.1 Cơ sở lý luận về an ninh lương thực 4

1.1.1 Khái niệm về lương thực 4

1.1.2 Khái niệm an ninh lương thực 4

1.1.3 Vai trò an ninh lương thực 6

1.1.4 Nhân tố ảnh hưởng đảm bảo an ninh lương thực 7

1.2 Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp 9

1.2.1 Khái niệm đất nông nghiệp 9

1.2.2 Vị trí đất đai trong sản xuất nông nghiệp 10

1.2.3 Sự cần thiết phải đảm bảo nguồn lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẤT ĐAI ĐẾN VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC Ở VIỆT NAM 19

2.1 Tổng quan chung về nguồn đất nông nghiệp Việt Nam 19

2.1.1 Hiện trạng quỹ đất và những biến động diện tích đất đai sản xuất lương thực Viêt Nam 19

2.1.2 Đặc điểm ruộng đất các vùng trọng yếu trồng cây lương thực 24

2.2 Thực trạng việc ổn định đất sản xuất lương thực hiện nay 26

2.2.1 Thực trạng quản lý đất nông nghiệp 26

2.2.2 Thực trạng sử dụng, bảo tồn đất nông nghiệp 29

2.2.3 Thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp 31

2.3 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức nguồn lực ruộng đất với việc đảm bảo anh ninh lương thực 37

2.3.1 Điểm mạnh 37

2.3.2 Điểm yếu 38

Trang 2

2.3.3 Cơ hội 38

2.3.4 Thách thức 39

2.4 Ruộng đất và khả năng đảm bảo an ninh lương thực Việt Nam hiện nay 39

2.4.1 Cơ cấu sử dụng đất trồng cây lương thực hiện nay 39

2.4.2 Khả năng sản xuất lương thực hiện nay Việt Nam 40

2.4.3 Nhu cầu lương thực trong hiện tại và tương lai của Việt Nam 43

2.4.4 Đánh giá mức độ đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam hiện nay và dự báo tương lai 45

2.5 Những vấn đề đặt ra nhằm ổn định đất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực 46

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH ĐẤT NÔNG NGHỊÊP NHẰM ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC TRONG QUÁ TRÌNH ĐẨY MẠNH CNH, HĐH 48

3.1 Phương hướng ổn định đất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực Việt Nam hiện nay 48

3.1.1 Dự báo nhu cầu lương thực hiện tại, khả năng sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng sản lượng lương thực 48

3.1.2 Định hướng ổn định đất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực 48

3.2 Đề xuất một số giải pháp ổn định đất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực 54

3.2.1 Giải pháp quy hoạch đất nông nghiệp 54

3.2.2 Giải pháp về sử dụng đất nông nghiệp 55

3.2.3 Các chính sách ổn định đất đai đảm bảo an ninh lương thực 56

KẾT LUẬN 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

01 CNH- HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

02 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

03 ANLT An ninh lương thực

04 IPCC Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc

05 ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

06 UBND Ủy ban nhân dân

07 KHĐT Kế hoạch đầu tư

08 DHNTB Duyên hải Nam Trung Bộ

10 WWF Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Diện tích đất lúa toàn quốc giai đoạn 1995 - 2011 20

Bảng 2.2 Diện tích đất lúa giai đoạn 2000 - 2009 theo các vùng 20

Bảng 2.3 Diện tích gieo trồng lúa toàn quốc giai đoạn 1995- 2010 21

Bảng 2.4 Diện tích một số cây lương thực khác 21

Bảng 2.5 Cơ cấu sản xuất các nhóm cây trồng 22

Bảng 2.6 Biến động sử dụng đất lúa toàn quốc giai đoạn 1995 - 2010 22

Bảng 2.7 Năng suất hai cây lương thực chính cả nước giai đoạn 2006-2010 41

Bảng 2.8 Dự báo nhu cầu chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đich 41

sử dụng khác đến năm 2020 41

Bảng 2.9 Mục tiêu cơ cấu cây trồng 2011- 2015 43

Bảng 2.10: Dự báo nhu cầu lương thực của Việt Nam đến năm 2015 44

Bảng 2.11: Kết quả cung ứng lương thực và tốc độ phát triển Trồng trọt 45

2006-2010 45

Bảng 3.1 Quỹ đất sản xuất nông nghiệp dự kiến bố trí sử dụng 49

Bảng 3.2 Phân bổ chỉ tiêu đất lúa cho các địa phương 51

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Sự phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật một mặt đưa con người bước lên tầmcao mới, kéo theo đó là rất nhiều những bất cập, khó khăn đòi hỏi con người cầnphải giải quyết: Sự ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên tácđộng đến mọi mặt của nền kinh tế; đặc biệt là đối với nông nghiệp, một ngành đặcthù phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Theo tổ chức Nông Lương Liên hợpquốc (FAO), tình trạng hạn hán và lũ lụt gây ra tại nhiều quốc gia là nguyên nhâncủa việc giá lương thực tăng lên tới đỉnh điểm trong lịch sử ''Khủng hoảng lươngthực'' đang là mối lo ngại toàn cầu, và an ninh lương thực là một thách thức, một đềtài nóng được cả nhân loại quan tâm

Việt Nam là một nước đang phát triển với bộ phận dân cư sống bằng nghề nông

là chủ yếu thì đảm bảo an ninh lương thực là rất cần thiết Với những thế mạnhtrong sản xuất nông nghiệp, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể Từnước khủng hoảng lương thực và cần phải nhập khẩu lương thực hàng năm đã trởthành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo an ninhlương thực cũng không được xem nhẹ và là mối quan tâm chung của cả nước tronggiai đoạn CNH- HĐH hiện nay

Khả năng đảm bảo an ninh lương thực chịu tác động của nhiều nhân tố trong đóphải kể đến nguồn lực ''ruộng đất'' Việc ổn định đất nông nghiệp và an ninh lươngthực có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau Công tác quản lý, sử dụng, ổnđịnh đất nông nghiệp được thực hiện tốt sẽ góp phần tăng khả năng đảm bảo an ninhlương thực Với mục tiêu năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, quátrình CNH-HĐH đang diễn ra thực sự mạnh mẽ, việc thu hồi đất nông nghiệp đểlàm đường sá, xây dựng khu công nghiệp và dịch vụ, giải trí hay chuyển dịch cơ cấu

là nhu cầu chính đáng đối với sự phát triển của đất nước chúng ta Tuy nhiên hiệntại quản lý, sử dụng đất còn nhiều hạn chế Tình trạng thu hồi, chuyển đổi đất sangmục đích phi nông nghiệp diễn ra tràn làn, bừa bãi, quy hoạch treo là khá phổ biến.Nhiều vùng đất lúa hai vụ bị chuyển sang xây dựng khu công nghiệp, sân golf mà

Trang 6

không có một định hướng, phương án cụ thể Quỹ đất nông nghiệp giảm khá nhanhtrung bình mỗi năm khoảng 40.000 ha Là một nước có diện tích đất canh tác vàoloại thấp nhất thế giới thì việc mở rộng diện tích đất là rất khó Hơn nữa, chúng taphải đối mặt với hiện tượng trái đất nóng lên, nước biển dâng dẫn đến mất đất, dân

số tăng nhanh Vì vậy, việc ổn định đất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thựccần được quan tâm một cách đúng đắn Một đất nước nông nghiệp mà không đảmbảo được an ninh lương thực thì đây là một thất bại lớn của ngành nông nghiệp

Xuất phát từ những lý do nêu trên, Em đã lựa chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp ổn định đất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH" làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Hệ thống hoá cơ sở lý luận về vấn đề đất nông nghiệp và đảm bảo an ninhlương thực ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH

Đánh giá đúng thực trạng quỹ đất cũng như công tác quản lý, sử dụng, ổn địnhđất nông nghiệp và khả năng đảm bảo an ninh lương thực hiện nay và tương lai Rút

ra được các kết quả, những vấn đề đặt ra cần giải quyết và những nguyên nhân củachúng

Đề xuất các biện pháp ổn định đất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lươngthực nước ta trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu đến các vấn đề liên quan đến các vấn đề ổn định đất nôngnghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực, bao gồm các vấn đề về quy hoạch, sửdụng đất nông nghiệp và các chính sách ổn định ruộng đất, mức độ đảm bảo an ninhlương thực ở Việt Nam trong điều kiện đẩy mạnh CNH- HĐH

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

- Phương pháp thu thập số liệu, thông tin

- Phương pháp thống kê

Trang 7

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp dự báo và dự đoán

5 Kết cấu đề tài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đềtài được trình bày theo kết cấu 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề đất nông nghiệp và an ninh lương thực Chương 2: Thực trạng của nguồn lực đất nông nghiệp và tác động của đất đai

đến vấn đề đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam

Chương 3: Định hướng và giải pháp ổn định đất nông nghiệp nhằm bảo đảm an

ninh lương thực trong quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH

Để hoàn thành đề tài này em đã được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của

PGS.TS Phạm Văn Khôi Do trình độ, khả năng và thời gian ngắn, đặc biệt do

kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót.Kính mong các thầy cô cùng bạn đọc đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thiện đề tàinày

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ AN NINH LƯƠNG THỰC

1.1 Cơ sở lý luận về an ninh lương thực

1.1.1 Khái niệm về lương thực

Lương thực là sản phẩm của các loại cây trồng (5 loại) được gọi là cây lươngthực (ngũ cốc) Lương thực là nguồn thức ăn chính cho con người, nguồn cung cấpchính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn Ngoài ralương thực còn được sử dụng phục vụ công tác sản xuất, làm thức ăn cho gia súc,ngày nay con người còn dùng nó trong việc sản xuất năng lương sinh học

Trên thế giới có năm loại cây lương thực chính yếu là: Lúa nước, ngô, lúa mì,sắn, khoai tây Ở Việt Nam thì bốn loại cây lương thực chính là lúa nước (Oryza

sativa L.) chiếm phần lớn diện tích canh tác, ngô (Zea Mays L.), sắn (Manihot

esculenta Crantz tên khác khoai mì) và khoai lang (Ipomoea batatas L.)

1.1.2 Khái niệm an ninh lương thực

 Quan điểm an ninh lương thực

Có khá nhiều khái niệm về an ninh lương thực được đưa ra Các khái niệm được

bổ sung dựa trên tình hình thay đổi của vấn đề an ninh lương thực trên thế giới Tựuchung lại thì quan điểm về an ninh lương thực gồm các điểm chính sau:

Thứ nhất: Để đảm bảo chiến lược an ninh lương thực cần tập trung vào việc

đẩy mạnh sản xuất lương thực đồng thời phải kết hợp với lưu thông, buôn bán traođổi hình thành thị trường lương thực, và các chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo lươngthực cho mọi người ở mọi nơi mọi lúc

Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực là điều kiện tiên quyết để đảm bảo an ninhlương thực Trên thực tế, an ninh lương thực không chỉ đơn thuần như vậy Bởi lẽ, ởnhững quốc gia khác nhau hay trong cùng một quốc gia thì điều kiện tự nhiên, kinh

tế, xã hội, văn hóa là khác nhau và không phải nơi nào cũng có những điều kiệnthuận lợi để sản xuất lương thực Vì vậy ngoài việc tập trung vào việc sản xuất

Trang 9

lương thực đồng thời cũng phải tập trung khâu lưu thông, trao đổi hình thành thịtrường lương thực.

Thứ hai: Đảm bảo an ninh lương thực là đảm bảo cho mọi người không bị đói,

kể cả nạn đói thông thường và nạn đói vi chất

Đói thông thường là tình trạng một bộ phận dân cư không đáp ứng được nhucầu cần thiết về lương thực, thực phẩm để duy trì cuộc sống Đói vi chất là tìnhtrạng một bộ phận dân cư mà trong khẩu phần ăn không đáp ứng được nhu cầu dinhdưỡng như đạm, canxi hay nhu cầu năng lượng kalo Đảm bảo an ninh lương thựcđòi hỏi phải đảm bảo lương thực cho mọi người dân cả về số lượng và chất lượngnhằm duy trì cuộc sống khỏe mạnh, năng động

Thứ ba: Đảm bảo an ninh lương thực là ổn định nguồn lương thực, đủ nguồn

cung cấp lương thực, thực phẩm cơ bản của thế giới để đảm bảo việc tiêu dùnglương thực, thực phẩm ngày một nhiều hơn và để bù đắp được những biến độngtrong sản xuất và giá cả, tình hình bất ổn xảy ra

Thứ tư: Đảm bảo an ninh lương thực là đảm bảo cho mọi người tiếp cận đủ

lương thực về mặt vật lý và kinh tế đối với nguồn lương thực mà họ cần

Ở cấp độ quốc gia Tiếp cận lương thực theo hai hướng: tự sản xuất hoặc nhậpkhẩu Đối với việc tự sản xuất lương thực đòi hỏi phải có đầy đủ các điều kiệnnguồn lực cần thiết và quan trọng nhất chính là đất đai sản xuất lương thực.Về nhậpkhẩu lương thực, quốc gia cần phải có tiềm lực tài chính đủ lớn, ổn định nguồncung Ở cấp độ hộ gia đình, để đảm bảo việc tiếp cận lương thuận lợi thì việc phânphối, lưu thông trên thị trường diễn ra đồng bộ, linh hoạt, việc tiếp cận lương thực

dễ dàng ( tiếp cận mặt vật lý đảm bảo), đồng thời có mức thu nhập ổn định đáp ứngnhu cầu lương thực ( tiếp cận mặt kinh tế đảm bảo)

 Khái niệm an ninh lương thực

Khái niệm an ninh lương thực: An ninh lương thực là tình trạng khi tất cả mọi

người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lý, xã hội và kinh tế đối với nguồnlương thực đầy đủ, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu bữa ăn và sởthích đối với thức ăn nhằm đảm bảo một cuộc sống năng động và khoẻ mạnh

Trang 10

1.1.3 Vai trò an ninh lương thực

Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu sinh lý thiết yếu nhất của con người, ổn định cuộc

Thứ hai: Góp phần phát triển bền vững, ổn định chính trị, đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một quốc gia phát triển bền vững thì trước tiên quốc gia đó phải có một nềnchính trị ổn định, một nền kinh tế phát triển và để có được điều này thì các quốcgia phải duy trì, ổn định cuộc sống của các công dân trên lãnh thổ để thực hiện côngviệc, duy trì hoạt động của cả quốc gia Đảm bảo an ninh lương thực có nghĩa làngười dân sẽ tiếp cận được với nguồn lương thực một cách tốt nhất cả về số lượng,chất lượng, thị hiếu duy trì cuộc sống năng động, khỏe mạnh Khi thực hiện đượcnhững điều trên hay an ninh lương thực được đảm bảo sẽ tạo lên một tâm lý ổnđịnh, lòng tin sâu sắc vào chính quyền đương nhiệm, vào các chính sách của Đảng

và Nhà nước, góp phần có được một nền chính trị, xã hội ổn định

Chính trị, xã hội ổn định tạo ra một động lực mạnh mẽ thúc đầy kinh tế pháttriển Nền chính trị ổn định sẽ tạo ra môi trường kinh tế tốt, có sức hút mạnh mẽtrong việc thu hút vốn đầu tư, mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa

Sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị thì quốc gia phát triển bền vững Chẳnghạn như đối với các quốc gia châu Phi luôn phải đối mặt với nạn đói, vấn đề xã hộibất ổn, nền kinh tế chậm phát triển

Trang 11

Thứ ba: Đối phó được với các biến động đột xuất như là thiên tai, hạn hán,

xung đột, chiến tranh.

Khi xảy ra các biến động đột xuất như thiên tai, hạn hán, xung đột, chiến tranhthì quốc gia đó sẽ đối mặt với vấn đề thiếu lương thực Nếu an ninh lương thựckhông được đảm bảo, không đối phó kịp thời đối với các tình huống khẩn cấp xảy

ra, sẽ gây nên những bất ổn nghiêm trọng Việc một quốc gia đảm bảo an ninhlương thực trong trường hợp khẩn cấp sẽ nâng cao vị thế trên trường quốc tế, gópphần phát triển kinh tế, quân sự

Vì vậy, chính phủ phải đảm bảo an ninh lương thực để đáp ứng mọi tình huốngxảy ra

Thứ tư: Góp phần xóa đói giảm nghèo

Đảm bảo an ninh lương thực đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo Hiện naytrên thế giới đói nghèo chiếm tỷ lệ cao, đây là vấn đề nóng được cả thế giới quantâm, đặc biệt tình trạng ở các nước Châu Phi Việc đảm bảo an ninh lương thực sẽgóp phần giảm tỷ lệ nghèo đói về lương thực, tạo tiền đề thực hiện các công táckhác nhằm nâng cao đời sống cho tất cả người dân Đối với các quốc gia đang pháttriển trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH, phát triển kinh tế đòi hỏi phải giảiquyết vấn đề này Việt Nam cũng không ngoại lệ, chúng ta cần đảm bảo an ninhlương thực cho các vùng sâu, giao thông khó khăn, khó tiếp cận với nguồn lươngthực cũng như nâng cao thu nhập đảm bảo tiếp cận mặt kinh tế

Thứ năm: An ninh lương thực được đảm bảo có nghĩa là cân bằng cung cầu thị

trưởng lương thực, việc ổn định giá cả được đảm bảo Thị trường ít xảy ra biếnđộng, người dân sử dụng lương thực yên tâm hơn, ổn định xã hội, kinh tế bền vững

1.1.4 Nhân tố ảnh hưởng đảm bảo an ninh lương thực

Việc đảm bảo an ninh lương thực chịu tác động của nhiều nhân tố, từ đây gây ranhững đe dọa đến khả năng đảm bảo an ninh lương thực

Thứ nhất: Sản lượng lương thực quyết định vấn đề cung ứng lương thực, khả

năng thỏa mãn nhu cầu lương thực của tất cả các cá nhân, gia đình

Tuy nhiên nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như ở Việt Nam thì việc đầu tư vào

Trang 12

nông nghiệp nói chung và sản xuất lương thực đã không còn được chú trọng, dẫnđến sản lượng lương thực giảm mạnh ở mức báo động

Thứ hai: Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang

ngày càng bị thu hẹp, giảm sút Nguyên nhân của tình trạng này chính là sự gia tăngdân số, quá trình đô thị hóa trong giai đoạn CNH- HĐH khiến một phần lớn diệntích đất nông nghiệp bị mất do chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ,nhà ở Điều này ảnh hưởng năng suất, sản lượng lương thực

Thứ ba: Biến đổi khí hậu gây ra một loạt các tác động tiêu cực như: hạn hán, lũ

lụt, thời tiết bất thường gây mất mùa, hiện tượng băng tan và nước biển dâng dẫnđến mất đất canh tác, giảm sản lượng lương thực dẫn đến đẩy giá lương thực tăngcao, làm bất ổn thị trường

Thứ tư: Dân số tăng nhanh tạo lên sức ép lớn đối với nhu cầu lương thực, đồng

thời làm giảm quỹ đất nông nghiệp do xây dựng nhà ở, trường học

Thứ năm: Các chính sách, tình hình kinh tế- xã hội

Các chính sách trợ cấp nông nghiệp của các nước phát triển khiến các mặt hàngnông sản bao gồm lương thực từ các nước đang phát triển bị giảm sức cạnh tranh vàthị trường do đó bị bóp méo

Việc nhiều nước xuất khẩu lương thực thực hiện chính sách hạn chế xuất khẩu

đã đẩy giá lương thực tăng cao

Việc sử dụng lương thực vào sản xuất năng lượng sinh học làm tiêu hao mộtphần lớn sản lượng lương thực, trong khi vấn đề an ninh lương thực đang rất cấpbách

Tình hình chính trị bất ổn, chiến tranh, xung đột cũng gây ảnh hưởng việc đảmbảo an ninh lương thực

Để chủ động nguồn lương thực, các quốc gia có thể thực hiện hai phương thức : Một là: Tự sản xuất nguồn lương thực cho quốc gia.

Hai là : Thông qua việc nhập khẩu.

Tự sản xuất nguồn lương thực : Việc chủ động đảm bảo nguồn lương thực

thông qua sản xuất thì có lợi ích chủ động cung ứng và chủ động giá lương thực, từ

Trang 13

đó đảm bảo an sinh xã hội, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội tuy nhiên các quốc gianày cũng sẽ phải giành một diện tích và nguồn nhân lực nhất định cho việc sản xuấtlương thực Trong khi đó, nếu những nguồn lực này đầu tư vào các lĩnh vực, ngànhnghề khác thì sẽ mang lại giá trị kinh tế cao hơn, các quốc gia đều phải cân nhắcvấn đề này Trong đó, đặc biệt chú trọng nguồn lực ruộng đất Diện tích, độ màu mỡcủa đất cũng như đặc điểm ruộng đất quyết định năng suất, sản lượng lương thực, từ

đó quyết định khả năng đáp ứng nhu cầu thị hiếu của mọi người nhằm đảm bảo anninh lương thực

Nhập khẩu lương thực: Đảm bảo nguồn lương thực thông qua nhập khẩu thì

nước đó sẽ rơi vào tình trạng bị động trong việc đảm bảo an ninh lương thực, do sựbiến động về sản lượng và giá cả trên thị trường lương thực thế giới

Kết luận: Hai phương thức chính đảm bảo an ninh lương thực: tự sản xuất và

nhập khẩu Đối với việc tự sản xuất lương thực cần phải có các điều kiện nguồn lựccho sản xuất Trong đó chúng ta quan tâm đặc biệt đến đất nông nghiệp, cụ thể đấtsản xuất lương thực Việt Nam là một nước đảm bảo nguồn cung lương thực thôngqua hình thức tự sản xuất Mà chúng ta không chỉ đảm bảo nguồn lương thực chochính mình mà còn xuất khẩu một lượng lớn lúa gạo Vì vậy, việc đảm bảo an ninhlương thực đối với nước ta là rất quan trọng Tuy nhiên, những năm gần đây cùngvới tiến trình CNH- HĐH đất nước, đất trồng lúa ngày càng bị giảm do phát triểncông nghiệp, kết cấu hạ tầng và đô thị Điều đáng quan tâm là phần lớn diện tích lúachuyển sang mục đích phi nông nghiệp là đất tốt, cơ sở hạ tầng tương đối hoànchỉnh thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ Vấn đề đặt ra cho Việt Nam là làm sao ổnđịnh, giữ vững nguồn đất nông nghiệp đảm bảo có thể tự sản xuất, cung cấp ổn địnhnguồn lương thực trong nước, đảm bảo an ninh lương thực Tránh tình trạng phảinhập khẩu lương thực trong tương lai

1.2 Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp

1.2.1 Khái niệm đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào mục đích sảnxuất, nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục

Trang 14

đích bảo vệ, phát triển rừng.

Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:

 Đất sản xuất nông nghiệp

- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác

- Đất trồng cây lâu năm

1.2.2 Vị trí đất đai trong sản xuất nông nghiệp

a) Là tư liệu sản xuất không thể thay thế được

Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của mọi quá trình sản xuất Đất đaitham gia vào hầu hết tất cả các quá trình sản xuất của xã hội Như trong côngnghiệp, thương mại, giao thông, xây dựng nhà ở thì đất đai là cơ sở, nền móng đểtrên đó xây dựng nhà xưởng, cửa hàng mạng lưới đường giao thông, thì ngược lạitrong nông nghiệp ruộng đất tham gia với tư cách yếu tố tích cực của sản xuất, lànơi chăn thả gia súc, gia cầm; gieo trồng, điều kiện sống các loài thực vật Đất đai là

tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được

Trang 15

Ruộng đất được hình thành qua hàng nghìn năm cùng với quá trình hình thànhtrái đất Vì vậy, ruộng đất có trước lao động, nó xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốncủa con người Ruộng đất là sản phẩm của tự nhiên.

Nhưng từ khi con người khai phá ruộng đất, đưa ruộng đất vào mục đích sửdụng nhằm phục vụ lợi ích của con người, trong quá trình sử dụng lâu dài lao độngcủa nhiều thế hệ được kết tinh ở trong đó Cho đến ngày nay ruộng đất vừa là sảnphẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của xã hội

c ) Ruộng đất vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động

Ruộng đất là đối tượng của lao động khi con người tác động vào nó để biến đổi

nó phù hợp với mục đích của con người Các quá trình đó làm tăng chất lượngruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi tăng năng suất cây trồng (cày, bừa, đập đất, lênluống, bón phân…)

Ruộng đất là tư liêu lao động khi nó được coi là một yếu tố vật chất mà conngười dựa vào đó để tác động lên đối tượng lao động Quá trình đó diễn ra khi conngười sử dụng công cụ lao động tác động lên đất, thông qua các thuộc tính lý học,hóa học, sinh vật học và các thuộc tính khác của đất để tác động lên cây trồng Điều này đã làm ruộng đất trở thành tư liệu sản xuất chủ yếu, tư liệu sản xuấtđặc biệt, tư liệu sản xuất không thể thay thế được

d ) Độ phì nhiêu của đất ảnh hưởng tới năng xuất cây trồng

Độ phì nhiều là thuộc tính quan trọng nhất, là dấu hiệu chất lượng của ruộngđất Nó có ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, đến hiệu quả sử dụng lao độngsống và lao động quá khứ được sử dụng Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất chúng

ta phải có biện pháp bảo vệ đồng thời tăng độ phì nhiêu cho đất

e ) Ruộng đất cùng với các điều kiện tự nhiện khác hình thành nên các vùng chuyên canh

Trong giai đoạn ngày nay, sản xuất hàng hóa ngày càng phổ biến và mở rộng.Nhu cầu đặt ra là hình thành lên các vùng chuyên canh lớn nhằm tạo điều kiện đầu

tư sản xuất, năng cao năng suất Cơ sở hình thành vùng chuyên canh là dựa vào điềukiện tự nhiên sẽ phù hợp với loại cây trồng nào, năng suất, chất lượng cây nào là tốt

Trang 16

nhất trên vùng đất đó Điều kiện mang tính quyết định cần phải quan tâm là đất đai.

Sự kết hợp đất đai và các điều kiện khác hình thành lên các vùng chuyên canh

Kết luận: Đất đai là một nguồn lực không thể thiếu, không thể thay thế được

trong sản xuất nông nghiệp Đất đai là điều kiện cho sự sống, phát triển của conngười, cây trồng, vật nuôi Trong tiến trình CNH- HĐH hiện nay, chúng ta phải đặcbiệt chú trọng nguồn lực này nhằm đảm bảo tốt công tác sản xuất, đặc biệt đảm bảo

an ninh lương thực

1.2.3 Sự cần thiết phải đảm bảo nguồn lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực

1.2.3.1 Mối quan hệ đất nông nghiệp và khả năng đảm bảo an ninh lương thực

Để có thể tự sản xuất lương thực đảm bảo an ninh lương thực thì đất sản xuấtnông nghiệp là điều kiện không thể thiếu Tình hình nguồn lực đất sản xuất cónhững biến động, thay đổi sẽ tác động trực tiếp đến năng suất, sản lượng cũng nhưchất lượng lương thực Từ đó ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực Ở đây,chúng ta xét một số mối quan hệ biện chứng, những tác động qua lại giữa đất sảnxuất nông nghiệp (trong đó đặc biệt chú trọng đến đất lúa) và vấn đề đảm bảo anninh lương thực

a) Qũy đất tác động đến khả năng đảm bảo an ninh lương thực

Quỹ đất là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tổng sản lượnglương thực sản xuất ra, quỹ đất tăng kéo theo sản lượng tăng với cùng một côngnghệ và ngược lại, từ đó quyết định trực tiếp nguồn cung trên thị trường Đối vớivấn đề đảm bảo an ninh lương thực thì việc ổn định quỹ đất nông nghiệp góp phầngiải quyết vấn đề đảm bảo sự sẵn có về lượng thực, cung cấp đầy đủ khối lượng cầnthiết, mặt khác sẽ đảm bảo sự ổn định nguồn lương thực cả về số lượng và chấtlượng, duy trì giá cả hợp lý, góp phần bình ổn thị trường Hơn nữa, nguồn cung ổnđịnh thì khả năng tiếp cận lương thực, sự thỏa mãn mức tiêu dùng sẽ được thực hiệntốt

Đảm bảo an ninh lương thực cần phải đẩy mạnh việc sản xuất, tăng sản lượng

Trang 17

Mà đất đai thì có giới hạn, trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện naythì một phần đất nông nghiệp chuyển sang mục đích sử dụng khác đã làm giảm quỹđất.Tuy nhiên, ta có thể thưc hiện việc thâm canh Điều này sẽ làm tăng năng suất.Tuy nhiên nó chỉ có thể thực hiện đạt đến mức giới hạn năng suất cây trồng Màngày nay, cùng với sự gia tăng dân số, cũng như cầu lương thực cho sản xuất ngàycàng cao vấn đề đặt ra là diện tích đất phải giữ ở mức tối thiểu đảm bảo khả năngsản xuất cho nhu cầu hiện tại và tương lai.

Ổn định nguồn lực ruộng đất góp phần đảm bảo an ninh lương thực Đảm bảođược an ninh lương thực cũng có nghĩa là diện tích đất sản xuất lương thực ổn định

b ) Đặc điểm đất đai tác động khả năng đảm bảo an ninh lương thực

Độ phì là dấu hiệu chất lượng của đất, nó mang tính quyết định năng suất câytrồng Đất có độ phì cao, màu mỡ có thể mang lại năng suất cao và ngược lại thâmchí là không có khả năng trồng trọt Ngày nay bằng các biện pháp kỹ thuật, côngnghệ thì ta có thể nâng cao năng suất cây trồng, tăng sản lượng Theo đó đảm bảođược nguồn lương thực để duy trì cuộc sống nhân dân, duy trì các hoạt động, ổnđịnh để phát triển kinh tế - xã hội

Mặt khác mức độ tập trung, tích tụ ruộng đất quyết định quy mô sản xuất, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật Việc chuyển đổi ruộng đất, khắc phục tình trạng

manh mún tạo tiền đề cho một nền sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp Sự tậptrung ruộng đất sẽ hình thành lên các vùng chuyên môn hóa Vì vậy, việc đầu tưcông nghệ, khoa học, kỹ thuật sẽ được khuyến khích, quan tâm hơn Điều này gópphần tăng năng suất, sản lượng cây trồng An ninh lương thực sẽ được đảm bảo hơn

c ) Cơ cấu đất nông nghiệp tác động an ninh lương thực

Nếu chúng ta có một cơ cấu đất nông nghiệp hợp lý, đất giành cho trồng câylương thực phù hợp với chiến lược quy hoạch chung của địa phương, cả nước thì

vấn đề an ninh lương thực sẽ không còn là một mối lo ngại

Tuy nhiên, trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH, phát triển kinh tế, việc sảnxuất lương thực không mang lại thu nhập cao, nguời dân đã tìm cho họ nhữnghướng đi mới, những cây trồng có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường Xu

Trang 18

hướng hiện nay đó là chuyển đất trồng cây lương thực sang trồng các loại hoa màunăng suất cao, các lọai cây công nghiệp, trái cây hay là chuyển sang nuôi trồng thủysản, chăn nuôi Điều này đã thu hẹp diện tích đất giành cho lương thực, làm giảmkhả năng đảm bảo an ninh lương thực.

d ) Sử dụng đất tác động an ninh lương thực

Ruộng đất càng khan hiếm và độ màu mỡ tự nhiên ngày càng giảm sút do mưa,

lũ lụt làm xói mòn, rửa trôi lớp đất màu hoặc do chính sự khai thác thiếu ý thức củacon người cũng làm cho ruộng đất bị kiệt quệ Nếu không quan tâm việc nâng caochất đất thì năng suất cây trồng sẽ bị giảm, ảnh hưởng sản lượng lương thực sảnxuất ra Tuy nhiên ruộng đất không bị hao mòn và đào thải khỏi quá trình sản xuất,nếu sử dụng hợp lý thì ruộng đất ngày càng tốt hơn Bằng những biện pháp cải tạo,bồi dưỡng ta có thể làm tăng độ phì nhiêu của đất, sản lượng tăng lên, tăng khả năngđáp ứng nguồn cung trên thị trường lương thực

Nguồn lực đất là yếu tố then chốt, quan trọng nhất Tuy nhiên sự đầu tư vào câylương thực không mang lại hiệu quả cao, nhiều hộ gia đình, cá nhân đã bỏ hoangruộng đất chuyển sang làm các công việc khác Sự mặn mà của người nông dân vớiruộng đồng đã không còn nhiều Và tất yếu sẽ gây lãng phí nguồn tài nguyên màngày một khan hiếm này khi mà nhu cầu về đất cho quá trình CNH-HĐH, phát triển

cơ sở hạ tầng ngày càng gia tăng

Hơn nữa việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thưc vật, phân bón không đúngcác đã làm ô nhiễm, thoái hóa đất Việc này sẽ tác động trược tiếp đến chất lượng,sản lượng cụ thể là nguồn lương thực không đảm bảo về chất lượng, và cũng sẽ làmgiảm một phần nào sản lượng Điều này sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, khi

mà không thể đáp ứng cho người dân cho một cuộc sống năng động

Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp như thế nào cho tiết kiệm, tối ưu hóa càng cầnphải được quan tâm hiện nay Sử dụng tốt, tiết kiệm nguồn tài nguyên đất sẽ tăngsản lượng, năng suất lương thực, an ninh lương thực càng được đảm bảo hơn

e ) Chuyển đổi đất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp và đảm bảo

an ninh lương thực.

Quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH thì việc thu hồi đất nông nghiệp để làm đường

Trang 19

sá, xây dựng khu công nghiệp và dịch vụ, giải trí là nhu cầu chính đáng đối với sựphát triển của đất nước chúng ta Tuy nhiên, việc thu hồi đất chuyển sang mục đíchkhác phải được thực hiện như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất Bởi vì việcchuyển đất trồng lương thực sang mục đích phi nông nghiệp đồng nghĩa là chúng ta

đã mất đi một phần diện tích đất tốt và rất khó có thể cải tạo lại phục vụ cho sảnxuất Nếu công tác này không được thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến anninh lương thực.Việc chuyển đổi bất hợp lý, không có quy hoạch cụ thể sẽ làm giảmquỹ đất nông nghiệp nói chung và đặc biệt là đất lúa Từ đây, tổng sản lượng lươngthực sẽ giảm và có thể không đảm bảo được nhu cầu xã hội

Đất đai có quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời với sản xuất lương thực Chúng

ta phải giữ được quỹ đất tối thiểu nhất nhằm đảm bảo sản lượng đáp ứng nhu cầutiêu dùng hiện tại và tương lai

1.2.3.2 Phương thức đảm bảo nguồn lực ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

Để giải quyết vấn đề ổn định đất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực cầnphải chú ý đến nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹpnghiêm trọng Từ đó đề xuất những phương hướng cần giải quyết

Thứ nhất: Quá trình CNH- HĐH là điều tất yếu đối với nước ta hiện nay Tuy

nhiên đi kèm với quá trình CNH- HĐH là vấn đề chuyển đổi đất sản xuất lươngthực mà chủ yếu đất lúa sang các mục đích khác Nhu cầu này là chính đáng, khôngthể tránh khỏi nhưng thực tế hiện nay tình trạng chuyển đổi còn diễn ra tràn lan, bừabãi, không có quy hoạch, kế hoạch cụ thể Ruộng đất sau khi chuyển đổi khôngđược sử dụng một cách hiệu quả, gây lãng phí Trong khi đó đất sản xuất nôngnghiệp là một tư liệu sản xuất cực kỳ quan trọng

Thứ hai: Sự tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn lực đất sản xuất nông

nghiệp.Tình trạng biến đổi khí hậu đang là đề tài nóng hiện nay Biến đổi khí hậugây ra nhiều tác động xấu tới sản xuất lương thực, ảnh hưởng nghiêm trọng an ninhlương thực Biến đổi khí hậu làm trái đất nóng lên, băng tan, nước biển dâng sẽnhấn chìm một phần đất, làm nhiễm mặn một số vùng dẫn tới không thể sản xuấtnông nghiệp Biến đổi khí hậu cũng làm giảm sản lương, năng suất cây trồng, dịch

Trang 20

bện xảy ra nhiều hơn Theo dự báo thì Việt Nam sẽ là một trong 5 nước chịu ảnhhưởng lớn nhất Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến đến năm 2020 diện tíchđất nông nghiệp bị mất do biến đổi khí hậu là 5,72 nghìn ha, năm 2030 là 19,87nghìn ha, chủ yếu ĐBSCL, vựa lúa quan trọng nhất của nước ta Đây là một tháchthức lớn.

Thứ ba: Việc chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác

trong nội bộ ngành nông nghiệp Quá trình chuyển đồi đất sang trồng các cây có giátrị kinh tế cao hơn hoặc sang nuôi trồng thủy sản đang diễn ra khá mạnh Với điềukiện kinh tế nước ta hiện nay còn kém phát triển; người nông dân vốn còn ít, ruộngđất manh mún nên một phần hạn chế sự chuyển đổi Tuy nhiên trong tương lai xuhướng này là không tránh khỏi và sẽ làm mất một phần đất lương thực, chủ yếu đấtlúa, ảnh hưởng an ninh lương thực

Ngoài ra người dân không mặn mà với việc sản xuất lương thực do thu nhậpthấp Người dân bỏ ruộng, di cư ra thành phố làm việc khá phổ biến hiện nay Đấtđai bị hoang hóa, lãng phí, đồng thời gây bất ổn kinh tế

Khai thác nước ngầm không hợp lý, chặt phá rừng làm sa mạc hóa nguồn đấtnông nghiệp

Phương thức giải quyết:

Đối với vấn đề chuyển đổi đất do quá trình CNH – HĐH thì vấn đề cần thiếtphải làm là thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch các khu công nghiệp; quản

lý tốt vấn đề thực hiện quy hoạch

+ Xác định rõ chỉ tiêu đất nông nghiệp, nhất đất lúa cần phải bảo vệ Quy định rõtrách nhiệm cho các cơ quan có liên quan để tiến hành ổn định quỹ đất

+ Rà soát lại các quy định của pháp luật về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổngxây dựng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của vùng Chúng ta phải có một

hệ thống pháp lý đủ chặt nâng cao hiệu quả trong sử dụng đất, bảo vệ quỹ đất, chếtài đủ mạnh nghiêm cấm việc chuyển đổi mục đích bừa bãi, trái phép Phải xem xét

dự án một cách kỹ lưỡng trước khi phê duyệt

+ Việc quy hoạch đất nông nghiệp phải đồng bộ với quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế- xã hội Giải quyết hiện tượng quy hoạch còn chạy theo các dự án Tăng

Trang 21

cường công tác quản lý thực hiện quy hoạch, xử lý nghiêm các địa phương vi phạm

về quản lý đất đai, về bảo vệ đất trồng lúa

+ Thực hiện nghiêm ngặt công tác quản lý đất nông nghiệp và đất lúa Kiểm tra, rasoát tình hình sử dụng đất nông nghiệp hiện nay, xử lý nghiêm việc sử dụng đất tráimục đích được giao, bỏ hoang hóa, việc tự phát chuyển đổi đất nông nghiệp sangmục đích khác

+ Có chính sách khuyến khích, hỗ trỡ việc xây dựng nhà máy, khu công nghiệp ởvùng đất kém màu mỡ, trung du miền núi, đất cát ven biển, hạn chế tối đa trên đấtlúa nước, bảo vệ quỹ đất chuyên lúa của cả nước

+ Không quy hoạch giao thông mới vào các vùng đất chuyên sản xuất lúa nước;điều chỉnh lại quy định giao thông theo hướng: nắn tuyến hạn chế tối đa lấy đất lúalàm đường, không quy hoạch giao thông mới vào các vùng đất chuyên sản xuất lúanước, xây dựng cầu cạn hầm ngầm

+ Hạn chế xây dựng nhiều biệt thự rộng lớn gây tốn quỹ đất nông nghiệp Tiến hànhxây dựng các trung cư cao tầng nhằm tiết kiệm quỹ đất trong thời kỳ dân số ngàycàng tăng như hiện nay

Đối với tình trạng biến đổi khí hậu dẫn đến mất đất Nhằm ổn định diện tích đấtnông nghiệp, đặc biệt diện tích lúa chúng ta phải có các biện pháp khắc phục, hạnchế tối đa ảnh hưởng của biến đổi khí hậu: biện pháp hạn chế sự xâm thực nướcbiển, cải tiến giống cây trồng, chuyển từ những giống lúa có khả năng chịu mặncao, có thời gian sinh trưởng dài ngày sang ngắn ngày để dễ dàng thích nghi vớinhững thay đổi mùa lũ, chuyển từ giống lúa thường sang giống lúa nổi để có thểcanh tác ở cả những vùng ngập cao.Việt Nam cùng với thế giới hạn chế nguyênnhân gây biến đổi khí hậu: giảm thiểu khí thải nhà kính, giảm sự nóng lên toàn cầu,

xử lý khí thải gây hiệu ứng nhà kính, cải tiến công nghệ trong sản xuất

Thực hiện chuyển đổi trong nội bộ ngành nông nghiệp phải phù hợp cơ cấu câytrồng địa phương Hỗ trợ người trồng lúa, tăng thu nhập nhập người dân

Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy sự đầu tư vào nguồn lực ruộng đất; hỗ trợcho các địa phương thuần nông và các hộ nông dân, khuyến khích họ yên tâm làmruộng, tránh tình trạng di cư gia thành phố; mở rộng cơ chế thúc đẩy quá trình

Trang 22

chuyển đổi ruộng đất, hình thành nền sản xuất nông nghiệp lớn.

Khai thác nước ngầm hợp lý, hạn chế chặt phá rừng bừa bãi, làm sa mạc nguồnđất nông nghiệp Tiến hành bảo vệ và cải tạo nguồn đất nông nghiệp, nghiêm cấmhành vi gây ô nhiễm, thoái hóa nguồn đất (chất thải của các khu công nghiêm, sửdụng thuốc hóa học, phân bón bừa bãi, )

Trang 23

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẤT ĐAI ĐẾN VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO

AN NINH LƯƠNG THỰC Ở VIỆT NAM2.1 Tổng quan chung về nguồn đất nông nghiệp Việt Nam

2.1.1 Hiện trạng quỹ đất và những biến động diện tích đất đai sản xuất lương thực Viêt Nam

Trong vài thập niên tới, dân số nước ta tiếp tục tăng, nhu cầu tiêu thụ lươngthực, thực phẩm sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng Đồng thời để thực hiện mụctiêu CNH-HĐH đất nước, nhu cầu về đất để xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triểncông nghiệp, dịch vụ và đô thị hóa tiếp tục tăng Mặt khác theo dự báo của Ủy banliên chính phủ về biến đối khí hậu toàn cầu (IPCC), Việt Nam là một trong 5 quốcgia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng biến đổi khí hậu, trong 100 năm tới,mực nước biển dự kiến sẽ dâng cao khoảng 1m, nếu không có biện pháp phòngchống hữu hiệu sẽ gây ngập lụt, nhiễm mặn cho hàng triệu ha đất nông nghiệp, chủyếu là đất lúa ở vùng ĐBSCL, ĐBSH và các vùng ven biển khác, ảnh hưởng đếnđời sống của khoảng 20 % dân số và đe dọa nghiêm trọng tới ANLT quốc gia

Vấn đề cấp bách hiện nay là phải kiểm soát chặt chẽ quỹ đất nông nghiệp nóichung và đất trồng lúa nói riêng để vừa giữ vững ANLT quốc gia kể cả trước mắt vàlâu dài, vừa đảm bảo mục tiêu CNH, HĐH đất nước

Với nước ta, là một nước nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khíhậu, một đất nước mà nguồn lương thực chủ yếu nuôi sống gần 90 triệu dân là lúa

gạo, do đó giữ được đất lúa là nhiệm vị hàng đầu Vì vậy, chúng đề sẽ đi sâu hơn

vào xem xét hiện trạng đất lúa hiện nay và những giải pháp đồng bộ nhằm ổn định diện tích.

a) Diện tích đất nông nghiệp và đất lúa cả nước một số năm gần đây

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT từ năm 2000 đến năm 2009, tổng diện tíchđất nông nghiệp bị thu hồi, chuyển sang mục đích phi nông nghiệp là hơn 500 nghìn

Trang 24

ha, diện tích đất lúa giảm 378,7 nghìn ha, bình quân 1%/năm Trong đó, mạnh nhất

là thời kỳ 2000-2005 (giảm tới 302,5 nghìn ha), bình quân mỗi năm giảm 60,5nghìn ha

Bảng 2.1 Diện tích đất lúa toàn quốc giai đoạn 1995 - 2011

Đơn vị: 1.000 ha

Tổng diện tích đất lúa 4.328 4.468 4.165 4.106 4.068 4.120

- Đất chuyên lúa nước 2.763 3.147 3.333 3.277 3.288 3.297

- Đất lúa nước còn lại, lúa

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường )

Xu hướng giảm diện tích lúa diễm ra ở hầu hết các vùng trong cả nước Diệntích đất lúa giảm tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng, vùng ven đô thị dochuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây khác và sang mục đích phi nôngnghiệp Đứng đầu danh sách vùng có diện tích lúa giảm mạnh nhiều nhất là ĐBSCLvới 217.9 nghìn ha, chiếm 57% diện tích đất lúa trên toàn quốc Vùng Đông Nam

Bộ đứng thứ 2 với 71,3 nghìn ha nhưng lại có tỷ lệ giảm cao nhất, ở mức 3,2 %.Đồng bằng sông Hồng ở vị trí thứ 3, giảm 29,4 nghìn ha, chiếm 14,4 % Cũng tronggiai đoạn từ năm 2001 đến 2008 đất lúa cũng được bổ sung khoảng 161,8 nghìn ha

do khai hoang, cải tạo đất chưa sử dụng và đất bỏ hóa để đưa vào trồng lúa

Bảng 2.2 Diện tích đất lúa giai đoạn 2000 - 2009 theo các vùng

Trang 25

(Nguồn: Bộ Tài nguyên-Môi trường )

Bảng 2.3 Diện tích gieo trồng lúa toàn quốc giai đoạn 1995- 2010

Nhìn chung cả nước diện tích lúa và diện tích gieo trồng giảm nhẹ qua các năm,

do giành đất cho phát triển công nghiệp đô thị, giao thông hoặc chuyển sang nuôitrồng thủy sản hoặc các cây trồng khác có giá trị cao hơn

Trong đó, ĐBSCL là vùng sản suất lúa lớn nhất cả nước, diện tích đất lúa cũng

như diện tích gieo trồng hàng năm chiếm đến 50% diện tích lúa cả nước; Đây làvùng đóng góp sản lượng lớn nhất cho cả nước Những biến động đất lúa của vùng

sẽ tác động rất lớn tới tình hình sản suất chung, cũng như là tác động mạnh mẽ đếnviệc đảm bảo an ninh lương thực

ĐBSH là vùng sản xuất lúa đứng thứ 2 sau vùng ĐBSCL, diện tích đất lúa vàgieo trồng hằng năm của vùng chiếm khoảng 15- 16% diện tích cả nước Giữ tầmquan trọng thứ hai trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực Đây là hai vùng cóđiều kiện đất đai, khí hậu tốt nhất cho sản xuất lương thực Nhưng đây cũng lànhững nơi đứng đầu trong danh sách vùng diện tích đất nông nghiệp giảm mạnhnhất Việc ổn định đất nông nghiệp nới chung và đất lúa nói riêng là thực sự bứcthiết

Bảng 2.4 Diện tích một số cây lương thực khác

Đơn vị : 1000 ha

Trang 26

Sắn 495,5 554,0 507,8 496,2

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Ngoài cây lúa là chính, một số cây lương thực khác như: ngô, sắn, khoai lang

cũng đóng vai trò quan trọng an ninh lương thực Hiện đang có những biến động

tích cực trong sản xuất Diện tích, sản lượng tăng đáp ứng nhu cầu lương thực cho

hoạt động của các ngành khác, chăn nuôi

b) Cơ cấu đất gieo trồng các loại cây lương thực một số năm

Cơ cấu sản xuất các nhóm cây trồng có giá trị kinh tế cao ngày càng có xu

hướng tăng những cây có giá trị kinh tế cao như nhóm cây rau đậu, cây công nghiệp

và cây ăn quả Nhóm cây lương thực có xu hướng giảm dần

Bảng 2.5 Cơ cấu sản xuất các nhóm cây trồng

ĐVT: %

STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

(Nguồn: Cục Trồng trọt)

c)Thống kê những biến động đất đai những năm vừa qua và đánh giá xu hướng

Bảng 2.6 Biến động sử dụng đất lúa toàn quốc giai đoạn 1995 - 2010

8 4.46 8 4.16 5 4.06 8 4.12 0 139,6 -302,4 -97,0 52,0 -208,0

- Đất chuyên lúa

nước 2.763 3.147 3.333 3.288 3.297 384,8 185,2 -45,0 9,0 534,0

- Đất lúa nước còn 1.56 1.32 832 780 823 -244 -489,0 -52,0 43,0 -742,0

Trang 27

lại, lúa nương 5 1

(Nguồn : Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Giai đoạn 1995-2000: Đất lúa tăng cả về số lượng và chất lượng

- Về diện tích: đã tăng 139,6 nghìn ha, trong đó đất chuyên lúa nước ( 2 vụ trở

lên) tăng 384,8 nghìn ha; đất lúa nước còn lại và lúa nương giảm 244,0 nghìn ha

- Về chất lượng: cơ cấu đất chuyên lúa nước tăng từ 63,8 % năm 1995 lên70,4% năm 2000; đất lúa nước tăng từ 63,8% năm 2005 lên 70,4% năm 2000; Đấtlúa nước còn lại và lúa nương giảm từ 36,2% năm 1995 xuống còn 29,6% năm2000

* Nguyên nhân: Đất lúa tăng cả về số lượng và chất lượng là do khai hoang mở

rộng diện tích lúa từ đất chưa sử dụng, đặc biệt thực hiện chương trình thủy lợi ngọthóa ĐBSCL đã cải tạo đất bỏ hóa do nhiễm phèn để đưa vào trồng lúa

Giai đoạn 2000-2005: Đất lúa bị giảm về diện tích, nhưng chất lượng đất được

cải thiện đáng kể

- Về diện tích: đất lúa giảm 302,4 nghìn ha, trong đó diện tích giảm chủ yếu làđất 1 vụ lúa nước và lúa nương 489,0 nghìn ha (419,2 nghìn ha lúa 1 vụ và đất lúanương 68,4 nghìn ha ) Tuy nhiên diện tích chuyên lúa (2 vụ trở lên) vẫn tiếp tụctăng 185,2 nghìn ha

- Về chất lượng: cơ cấu đất chuyên lúa nước tăng từ 70,4% năm 2000 lên 80,0%năm 2005; đất lúa nước còn lại và lúa nương giảm từ 29,6% năm 2000 xuống còn20% năm 2005

Phân tích biến động và nguyên nhân:

- Đất lúa giai đoạn này bị chuyển đổi mục đích sử dụng 464,3 nghìn ha, tuynhiên đất lúa cũng được bổ sung khoảng 161,8 nghìn ha do khai hoang, cải tạo đấtchưa sử dụng và đất bỏ hoá để đưa vào trồng lúa Vì vậy diện tích đất lúa chỉ bịgiảm 302,4 nghìn ha so với năm 2000 Cụ thể như sau:

+ Tổng diện tích đất lúa bị chuyển đổi mục đích sử dụng giai đoạn này là: 464,3nghìn ha, trong đó: chuyển trong nội bộ đất nông nghiệp khoảng 359,3 nghìn ha

Trang 28

chiếm 77% diện tích đất lúa bị giảm (trong đó chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản 220nghìn ha); chuyển sang đất phi nông nghiệp 105 nghìn ha, chiếm 23% diện tích đấtlúa bị giảm (trong đó chuyển sang đất ở 33 nghìn ha, chuyển sang đất sản xuất kinhdoanh phi nông nghiệp 25 nghìn ha, chuyển sang đất phi nông nghiệp khác 47 nghìnha).

+ Diện tích đất lúa được bổ sung: 161,8 nghìn ha, do khai thác đất chưa sử dụngkhoảng 70 nghìn ha; chuyển từ trong nội bộ đất nông nghiệp khoảng 72,7 nghìn ha;chuyển từ các loại đất phi nông nghiệp khoảng 19,1 nghìn ha

 Giai đoạn 2005-2010: Diện tích đất lúa tiếp tục giảm

- Về diện tích đất lúa: tiếp tục giảm 97,0 nghìn ha, trong đó đất chuyên lúa nước45,0 nghìn ha (chiếm 46,4% tổng diện tích đất lúa bị giảm); đất một vụ lúa và lúanương giảm 52,0 nghìn ha chiếm 54,6%

- Trong giai đoạn từ năm 2005- 2007 diện tích đất lúa hai vụ giảm khá nhiều55,2 nghìn ha trong tổng số 59,7 nghìn ha so với năm 2000 chiếm 93% Do việcchuyển đổi mục đích sử dụng (chuyển trong nội bộ đất nông nghiệp, chuyển sangđất phi nông nghiệp) Trước tình hình mất đất nhanh chóng, đe dọa khả năng đảmbảo an ninh lương thực Vấn đề đặt ra là thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng,chuyển đổi đất nông nghiệp nói chung và đất lúa nói riêng Do đó giai đoạn 2007-

2010 sự mất đất diễn ra với tốc độ chậm hơn

Giai đoạn năm 2010-2011: Diện tích đất lúa tăng

- Về diện tích: Đất lúa tăng 52,0 nghìn ha trong đó đất 2 chuyên lúa nước tăng9,0 nghìn ha, đất lúa 1 vụ và lúa nương là 43,0 nghìn ha Việc tăng về chất lượngkhông nhiều

- Nguyên nhân: Sự tăng này do Đảng và Nhà nước đã có những chính sáchtrong việc giữ ổn định đất lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực

Từ những phân tích trên đây thấy rằng: từ năm 1995 đến năm 2000 đất lúa tăng, tuy nhiên từ năm 2000 đất lúa bị giảm mạnh, nhưng đất chuyên lúa nước vẫn tăng và đất chuyên lúa nước chỉ bị giảm từ năm 2005- 2010 Từ năm 2010 đất lúa tăng, tuy nhiên đất chuyên lúa tăng ít.

Trang 29

2.1.2 Đặc điểm ruộng đất các vùng trọng yếu trồng cây lương thực

Việt Nam có 3 vùng trồng lúa lớn: vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đồngbằng ven biển miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long

a ) Đặc điểm ruộng đất vùng đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng có diện tích châu thổ vào khoảng 15.000 km², địa hình

có độ dốc và không được bằng phẳng, được tạo thành bởi 2 hệ thống sông lớn là hệthống sông Hồng (sông Lô, sông Đà) và hệ thống sông Thái Bình (sông Cầu, sôngThương, sông Lục Nam)

Diện tích đất nông nghiệp của vùng vào khoảng 760 nghìn ha, trong đó 70% đấtđai màu mỡ do được bồi đắp phù sa Đa phần diện tích lúa của đồng bằng sông

Hồng là đất có thể canh tác lúa hai vụ Trong những năm cuối của thế kỷ 20, diện

tích đất canh tác lúa của đồng bằng sông Hồng có xu hướng tăng do những mảnhđất bị bỏ hoang từ những thời kỳ trước đó được đem vào sử dụng Tuy nhiên nhữngnăm gần đây diện tích lúa bị thu hẹp do việc chuyển đổi mục đích sử dụng trongquá trình CNH-HĐH và chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Có giá trị nhất đối với việc phát triển cây lương thực ở đồng bằng sông Hồng làdiện tích đất không được phù sa bồi đắp hàng năm (đất trong đê ) Lọai đất chiếmphần lớn diện tích, tuy nhiên trong quá trình gieo trồng đặc biệt do trồng lúa thì độphù sa đã giảm rất nhiều

Mặt khác đất sản xuất nông nghiệp ở ĐBSH manh mún, nhỏ lẻ rất khó khăn chosản xuất hàng hóa với quy mô lớn Việc áp dụng khoa học kỹ thuật cũng gặp hạnchế

b) Đặc điểm ruộng đất vùng đồng bằng ven biển miền Trung

Đồng bằng ven biển miền Trung có diện tích trải dài dọc theo đường bở biển,kéo dài từ Thanh Hóa tới Bình Thuận, trong đó lại chia thành 2 vùng nhỏ là vùngđồng bằng ven biển Bắc Bộ và vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và Nam TrungBộ

Vùng Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh từ Thanh Hóa tới Thừa Thiên Huế, địa hìnhtương đối bằng phẳng, hình thành hệ thống sông Mã, sông Chu và Lục Nam Điềukiện đất đai của vùng kém màu mỡ, do sự bồi đắp không nhiều Vùng Bắc Trung Bộ

Trang 30

chủ yếu là đất cát pha không thích hợp cho trồng cây lương thưc, thường hay bị cátxâm nhập Nguyên nhân do địa hình lãnh thổ kéo dài hẹp bề ngang, chịu sự tácđộng gió Lào Vì vậy, năng suất vùng không cao.

Vùng Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng đến Bình Thuận Đồng bằng chủ yếu do sông

và biển bồi đắp, thường bám sát theo chân núi Đất đai khu vực này thường cơ giớinhẹ hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, có thể bị nhiễm mặn

c) Đặc điểm ruộng đất vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành từ lưu vực sông Mê Kông với hainhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu và với 9 cửa sông đổ ra biển, có diệntích toàn châu thổ vào khoảng 36.000km² Đây là khu vực mà địa hình tương đốibằng phẳng, có độ dốc không đáng kể và mới được người dân Việt Nam khai phá và

mở rộng trong khoảng 500 – 600 năm trở lại đây Tuy nhiên đây là vùng đóng gópsản lượng lương thực chủ yếu trong nước và xuất khẩu ĐBSCL là đồng bằng rất trùphú

Ngoài một số diện tích đất phèn, đất mặn, đất than bùn…, lượng lớn đất ở khuvực này là đất phù sa màu mỡ do được bồi đắp hàng năm Thành phần cơ giới chủyếu của loại đất phù sa này là sét, giàu chất dinh dưỡng nhưng thiếu lân Như vậy,đồng bằng sông Cửu Long có khá phong phú các loại đất và đa phần thì hàm lượngchất dinh dưỡng cao, tuy vậy trong quá trình canh tác cũng cần bổ sung lân và đốivới các loại đất phèn, mặn thì cần tiến hành thêm việc thau chua rửa mặn để có thể

sử dụng và khai thác tài nguyên đất một cách hợp lý, hiệu quả

Vùng ĐBSCL sản xuất 3 vụ lúa một năm Tùy theo mức độ ngập nước khácnhau, mà khu vực đồng bằng sông Cửu Long áp dụng phương thức gieo cấy phùhợp Ở đây cũng có những giống lúa nổi phù hợp đất phèn trên trầm tích đầm mặntrũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên

2.2 Thực trạng việc ổn định đất sản xuất lương thực hiện nay

2.2.1 Thực trạng quản lý đất nông nghiệp

Vấn đề quan trọng nhất quản lý được đất lúa Bởi lúa là cây lương thực chủ yếuViệt Nam

a ) Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Trang 31

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lúa nước được tiến hành cùng vớiviệc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc và các cấp tỉnh,huyện và xã.

Ở Trung ương: Quy hoạch sử dụng đất toàn quốc được Quốc Hội thông qua tạiNghị quyết số 29/2004/QH11 ngày 15/06/2004; Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của cả nước được quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 57/ 2006/QH 11 ngày29/06/2006

Ở địa phương: đã có 100% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựngxong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm(2006-2010)

Về chất lượng quy hoạch còn nhiều hạn chế, bất cập Tình trạng quy hoạchchồng chéo nhiều loại cây trồng trên một vùng đất, quy hoạch không đồng bộ (quyhoạch vùng nguyên liệu nhưng không có nhà máy chế biến hoặc ngược lại, quyhoạch nhưng không có nguồn lực đầu tư, dẫn đến quy hoạch “treo” vẫn xảy ra ởnhiều địa phương; một số quy hoạch chưa được rà soát, điều chỉnh kịp thời cho phùhợp với thực tế Quy hoạch của cấp dưới chưa phù hợp với quy hoạch của cấp trên,phần lớn đều thiếu sự thống nhất về các chỉ tiêu sử dụng đất, chỉ tiêu chuyển mụcđích và chỉ tiêu thu hồi đất;

Nguyên nhân chủ yếu do:

- Quy định hiện hành về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn nhiềuđiểm chưa hợp lý:

+ Khối lượng thực hiện lớn do phải quy hoạch ở cả 4 cấp: trung ương, tỉnh,huyện và xã

+ Nội dung quy hoạch ở cấp vĩ mô quá chi tiết; chồng chéo về nội dung giữacác cấp và giữa các ngành

+ Thiếu kinh phí phục vụ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

+ Các đơn vị lập quy hoạch thiếu về số lượng, yếu về trình độ, kinh nghiệm sovới yêu cầu nhiệm vụ đặt ra

b) Công tác quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Mặt được:

Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian

Trang 32

qua đi dần vào nề nếp Chúng ta thực hiện nghiệm ngặt công tác chuyển đổi đấtsang mục đích khác nhằm ổn định 3,8 triệu ha đất lúa, theo chủ trương của chínhphủ Diện tích đất lúa tăng 4.068 nghìn ha lên 4.120 nghìn ha.

Việc phân bổ đất ngày càng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững; đấtgiành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đôthị được mở rộng, cơ bản đáp ứng nhu cầu CNH - HĐH, góp phần thức đẩy pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước

Đã cơ bản chấm dứt tình trạng giao đất, cho thuê đất ngoài quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất; hạn chế việc tùy tiện chuyển đất nông nghiệp, đặc biệt đất chuyêntrồng lúa nước sang mục đích phi nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lươngthực

 Mặt hạn chế:

` Việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương còn lỏng lẻo, chưađược các địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc theo đúng quy địnhcủa pháp luật đất đai

Chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giữa các cấp ở hầu hết các địa phươngchưa được quản lý thống nhất, nguyên nhân chủ yếu do việc lập, điều chỉnh quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất không được thực hiện đồng bộ, kịp thời ở các cấp.Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thấp, chưa sát thực tiễn, chưatính toán khả năng tài chính của địa phương Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch

đã được duyệt trong những năm qua ở hầu hết các địa phương đều đạt mức thấp so

kế hoạch, quy hoạch đã được duyệt

Tình trạng vi phạm quy định tình trạng việc giao đất không quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương Tình trạng quy hoạch chạy theo dự

án còn phổ biến, nhiều địa phương đã có quy hoạch sử dụng đất nhưng không thựchiện giao đất theo quy hoạch mà liên tục xin điều chỉnh quy hoạch để đáp ứng nhàđầu tư, có địa phương còn xin chủ trương đầu tư các dự án lớn không có trong quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất

Tình trạng đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất chuyên trồng lúa bị bỏ

Trang 33

hoang hóa, không sản xuất được do bị ảnh hưởng bởi giao đất, cho thuê đất để xâydựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cho thuê đất manh mún, phân tán, chưatuân thủ quy hoạch, kế hoạch được duyệt.

 Một số dẫn chứng cụ thể:

Trong định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam được Thủtướng Chính phủ phê duyệt năm 1998 có dự báo, đến năm 2010, diện tích đô thịkhoảng 243.000 ha, chiếm 1,4% diện tích cả nước Nhưng thực tế chỉ đến năm

2005, diện tích đô thị cả nước đã là trên 325 nghìn ha vượt quá 1,8 lần so với dựbáo diện tích đất đô thị đến năm 2010

Hoặc theo số liệu thống kê đến ngày 1/1/2010, đồng bằng sông Hồng còn hơn20.000 ha đất bằng chưa sử dụng, trong đó Hà Nội còn gần 4.300 ha Hải Phòng cònhơn 4100 ha, Ninh Bình còn gần 5.000 ha, Thái Bình còn gần 1.700 ha Tuy nhiêntrên thực tế quy hoạch đất nông nghiệp thì các địa phương trên đã không còn diệntích chưa sử dụng

Hay như sự điều chỉnh hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị ViệtNam năm 2025, tầm nhìn 2050 của chính phủ (QĐ 445/QĐ -TTg ngày 7/4/2009) đãđịnh hướng với tốc độ đô thị hóa còn nhanh hơn cả giai đoạn 10 năm vừa qua

Nhìn chung buông lỏng quản lý, nôn nóng chạy theo các lợi ích kinh tế ở nhiềuđịa phương, tự phát chuyển mục đích sử dụng đất đang gây sự lãng phí nguồn lựcđất đai, gây tác động xấu đến kinh tế- xã hội- môi trường, đặc biệt đe dọa an ninhlương thực

2.2.2 Thực trạng sử dụng, bảo tồn đất nông nghiệp

a) Tình hình sử dụng đất

Tình trạng đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất chuyên trồng lúa bị bỏhoang hoá, không sản xuất được do bị ảnh hưởng bởi việc giao đất, cho thuê đất đểxây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh vàcác khu đô thị mới gây nên tình trạng thiếu nước, ô nhiễm môi trường đất xảy ra ởnhiều địa phương, điển hình là các tỉnh: Thừa Thiên Huế 348 ha (có 87 ha đấtchuyên trồng lúa nước), Bình Định 121 ha (có 98 ha đất chuyên trồng lúa nước), HàTĩnh 93 ha (có 88 ha đất chuyên trồng lúa nước), Lai Châu 70 ha, Thái Nguyên 65

Trang 34

ha (có 28 ha đất chuyên trồng lúa nước), Nam Định 58 ha đất chuyên trồng lúanước, Phú Thọ 44 ha đất chuyên trồng lúa nước, Hà Tây 36 ha chuyên trồng lúanước, Thái Bình 36 ha chuyên trồng lúa nước…

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do:

Việc giao đất cho các dự án khu đô thị mới, các khu, cụm công nghiệp và cơ sởsản xuất bị phân tán, không theo quy hoạch hoặc kế hoạch sử dụng đất được duyệttạo thành những khu vực đất nông nghiệp nhỏ lẻ còn lại xen kẹt trong các khu dân

cư, các khu, cụm công nghiệp dễ bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, chất thảisinh hoạt và bị phá hoại bởi các loại chuột, côn trùng; nhiều trường hợp do phá vỡ

hệ thống kênh mương tiêu thoát nước gây nên tình trạng ngập úng hoặc hạn hán cục

bộ,

Các khu, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất được giao đất, cho thuê đất và

đã đi vào hoạt động trong điều kiện chưa hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng, chưaxây dựng khu xử lý nước thải, nhiều trường hợp còn để nước thải chảy tự do trênmặt đất hoặc theo nước mưa chảy tràn vào các ao hồ, kênh mương, các khu dân cư

và đồng ruộng Điều này ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh gia tăng,giảm năng suất, chất lượng của cây trồng, vật nuôi

b) Việc thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật

Nhờ khoa học kỹ thuật, sử dụng phân bón nâng cao chất đất, tăng độ màu mỡnên năng suất, sản lượng lương thực tăng qua các năm

Sử dụng biện pháp cải tạo đất chua, bạc màu, hoang hóa đưa vào sản xuất, tăngdiện tích đất nông nghiệp Có các biện pháp chống sự xâm nhập mặn vào đất nôngnghiệp, sự lấn của cát

Tuy nhiên vẫn còn sự hạn chế đó là việc sử dụng quá nhiều phân bón có thể gâylãng phí đồng thời gây suy thoái nguồn đất, thuốc trừ sâu sử dụng một cách tràn lan,không đúng cách, sử dụng các loại thuốc ngoài danh mục cho phép một mặt khôngchỉ làm ô nhiễm nguồn đất ảnh hưởng năng suất, chất lượng sản phẩm, tác động tớisức khỏe con người

Thứ hai người dân không mặn mà với việc sản xuất nông nghiệp do lợi ích thấp,

Ngày đăng: 21/04/2015, 22:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Vũ Đình Thắng chủ biên (2006), Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế nông nghiệp
Tác giả: Vũ Đình Thắng chủ biên
Nhà XB: Nhà xuất bảnĐại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2006
3. Quyết đinh 124/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 tầm nhìn 2030, 02/02/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê duyệt quy hoạch tổngthể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 tầm nhìn 2030
4. Cục Trồng trọt, Tờ trình Xin phê duyệt đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020 tầm nhìn 2030, 27/2/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xin phê duyệt đề án phát triển ngành trồng trọt đếnnăm 2020 tầm nhìn 2030
5. Cục Trồng trọt, Báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2010, giai đoạn 2006 - 2010 và kế hoạch phát triển ngành Trồng trọt năm 2011, giai đoạn 2011-2015 6. Cục Trồng trọt, Báo cáo Kết quả công tác năm 2011 và triển khai kế hoạch năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2010, giai đoạn 2006- 2010 và kế hoạch phát triển ngành Trồng trọt năm 2011, giai đoạn 2011-2015"6. Cục Trồng trọt
7. Cục Trồng trọt, Dự thảo Nghị định về quản lý, sử dụng đất lúa, tờ trình 208/TTr-BNN-TT 02/02/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo Nghị định về quản lý, sử dụng đất lúa
8. Cục trồng trọt (2009), Báo cáo Kết quả rà soát, kiểm tra việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, theo Quyết định số 391/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Kết quả rà soát, kiểm tra việc quản lý quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất
Tác giả: Cục trồng trọt
Năm: 2009
10. Dương Hằng Linh (2011), Vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trong điều kiện biến đổi khí hậu, Nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trong điều kiệnbiến đổi khí hậu
Tác giả: Dương Hằng Linh
Năm: 2011
11. Nguyễn Lân Dũng, Diện tích đất nông nghiệp giảm manh, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số tháng 05/200912. Các trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diện tích đất nông nghiệp giảm manh
9. Bộ NN&PTNT (2010) , Báo cáo Quy hoạch tổng thể sử dụng đất lúa toàn quốc đến 2020, tầm nhìn 2030 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w