Nghiên cứu phương pháp xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp. Phân tích môi trường và nguồn nhân lực của công ty dầu Tường An
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU . 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 3. Nội dung nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Bố cục của luận văn CHƯƠNG I : PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 1 1. Khái quát về chiến lược phát triển doanh nghiệp .1 1.1 Khái niệm chiến lược của doanh nghiệp 1 1.2 Vai trò của xây dựng chiến lược đối với doanh nghiệp 1 1.3 Các loại chi ến lược phát triển doanh nghiệp . 2 2. Hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp 3 2.1 Quy trình hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp . 3 2.2 Công cụ hoạch định chiến lược . 6 2.3 Nguyên tắc lựa chọn chiến lược . 12 2.4 Đánh giá chiến lược chọn lựa 17 CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN 1996-2006 19 I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN .19 1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp 19 1.1 Ngày thành lập 19 1.2 Chức năng nhiệm vụ . 20 1.3 Sứ mệnh . 20 1.4 Tổ chức bộ máy . 21 1.5 Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Tường An 21 2. Các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp . 23 2.1 Vốn 23 2.2 Nguồn nhân lực . 24 2.3 Công nghệ . 24 2.4 Các quan hệ kinh tế . 26 II. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1996 - 2006 . .27 1. Tình hình đầu tư 27 2. Tình hình sản xuất 28 3. Tình hình tiêu thụ . 29 4. Các hoạt động quảng bá thương hiệu . 31 5. Hiệu quả kinh doanh . 31 6. Các hoạt động tài chính 32 6.1 Trích khấu hao tài sản cố định . 32 6.2 Mức lương bình quân 33 6.3 Các khoản phải nộp . 33 6.4 Trích lập các quỹ theo luật định 34 CHƯƠNG III : CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN GIAI ĐOẠN 1996-2006 35 I. CÁC CHIẾN LƯỢC ĐÃ ĐƯỢC HOẠCH ĐỊNH . .35 1. Các chiến lược tổng quát 35 2. Các chiến lược bộ phận 35 2.1 Chiến lược nghiên cứu, phát triển các sản phẩ m mới 35 2.2 Chiến lược nghiên cứu khách hàng . 36 2.3 Chiến lược giá . 36 2.5 Chiến lược phân phối . 37 2.6 Chiến lược chiêu thị 37 2.7 Chiến lược đầu tư phát triển . 37 2.8 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực 37 II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC .38 1. Khái quát . 38 2. Ưu nhược điểm của chiến lược đã và đang áp dụng 38 3. Những vấn đề cần lưu ý trong việc hoạch định chiến lược củ a doanh nghiệp giai đoạn 2007- 2015 39 CHƯƠNG IV : XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN GIAI ĐOẠN 2007-2015 41 I. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI .41 1. Phân tích môi trường nội bộ . 41 1.1 Nguồn nhân lực . 41 1.2 Khả năng tài chính 41 1.3 Nghiên cứu và phát triển 42 1.4 Hoạt động marketing . 42 1.5 Hoạt động quản trị 43 2. Phân tích môi trường bên ngoài 43 2.1 Môi trường vĩ mô 43 2.2 Môi trường vi mô 47 II. PHÂN TÍCH TỔNG HỢP BẰNG CÁC MA TRẬN . .53 1. Ma trận đánh giá các yế u tố nội bộ (IFE) . 53 2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 55 3. Ma trận S.W.O.T 57 4. Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM . 58 4.1 Cho nhóm SO 58 4.2 Cho nhóm ST . 60 4.3 Cho nhóm WO . 62 4.4 Cho nhóm WT . 64 III. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY TƯỜNG AN ĐẾN NĂM 2015 . .66 1. Mục tiêu của doanh nghiệp . 66 1.1 Mục tiêu chiến lược 66 1.2 Các mục tiêu cụ thể . 66 2. Các phương án chiến lược cho Dầu Tường An 68 2.1 Các chiến lược tổng quát 68 2.2 Các chiến lược chức năng 72 IV. KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC TRỂN KHAI CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂ N DOANH NGHIỆP, GIAI ĐOẠN 2007- 2015 . .74 1. Kiến nghị đối với công ty Tường An . 74 2. Các kiến nghị đối với chính phủ . 75 KẾT LUẬN . DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Ma trận SWOT 10 Hình 1.2 Ma trận QSPM 11 Hình 1.3 Ma trận chiến lược chính .15 Hình 4.1 Biểu đồ tốc độ phát triển đến năm 2010 .46 Hình 4.2 Thị phần sản lượng tiêu thụ sản phẩm dầu thực vật của Tường An 47 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Các giai đoạn và các hoạt động trong quá trình quản trị chiến lược 3 Sơ đồ 1.2 Mô hình quản trị chiến lược toàn diện 5 Sơ đồ 1.3 Khung phân tích hình thành chiến lược 6 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy doanh nghiệp .21 -17- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Cơ cấu vốn điều lệ tại thời điểm 30/10/2006 .23 Bảng 2.2 Danh sách các cổ đông nắm giữ từ % vốn cổ phần tại ngày 30/10/2006 23 Bảng 2.3 Cơ cấu lao động tại Công ty Tường An 24 Bảng 2.4 Cơ cấu máy móc thiết bị tại Công ty Tường An 25 Bảng 2.5 Cơ cấu các khoản mục chi phí của Tường An .28 Bảng 2.6 Tình hình doanh thu tiêu thụ của Tường An 29 Bảng 2.7 Sản lượng tiêu thụ từng nhóm sản phẩm qua các năm 30 Bảng 2.8 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu 31 Bảng 2.9 Các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước năm 2004 – 2006 33 Bảng 2.10 Tình hình trích lập quỹ tại công ty Tường An .34 Bảng 4.1 Dự báo tốc độ gia tăng công nghi ệp – dịch vụ đến năm 2010 45 Bảng 4.2 Trữ lượng sản xuất đậu nành thế giới năm 2005 .48 Bảng 4.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh 49 Bảng 4.4 Quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu đến năm 2010 51 Bảng 4.5 Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư phát triển các loại cây có dầu năm 2010 .52 Bảng 4.6 Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) . 53-54 Bảng 4.7 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) . 55-56 Bảng 4.8 Ma trận SWOT .57 Bảng 4.9 Ma trận QSPM cho nhóm SO 58-59 Bảng 4.10 Ma trận QSPM cho nhóm ST . 60-61 Bảng 4.11 Ma trận QSPM cho nhóm WO . 62-63 Bảng 4.12 Ma trận QSPM cho nhóm WT . 64-65 Bảng 4.13 Kế hoạch doanh thu năm 2007 – 2009 .67 -18- LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xây dựng chiến lược là một việc làm thường xuyên của các doanh nghiệp. Việc xác định chiến lược đúng sẽ quyết định sự thành công của mục tiêu và sứ mệnh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải mọi doanh nghiệp Việt Nam đều có chiến lược phát triển tốt. Thất bại của doanh nghiệp là minh chứng cho sự yếu kém về chiến lược. Chính vì thế việc xây dựng chiến l ược doanh nghiệp luôn được quan tâm và không mất đi tính thời sự ngay cả với những doanh nghiệp vốn có chiến lược phát triển tốt. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào kinh tế thế giới, việc xây dựng chiến lược càng quan trọng hơn. Những cơ hội lớn mở ra cùng những thách thức tăng lên. Sự so sánh về nguồn lực, không phải chủ yếu với doanh nghiệ p trong nước, mà chủ yếu là với doanh nghiệp nước ngoài. Để cạnh tranh thành công các doanh nghiệp phải xác định được hướng đi đúng, chiến lược tốt, trên cơ sở nhận biết rõ về thế mạnh, cũng như điểm yếu, cơ hội cùng với nguy cơ của mình. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, rất ít quan tâm đến vấn đề chi ến lược, thậm chí không xác định được cho mình một chiến lược. Nguyên nhân cơ bản là do các doanh nghiệp này chưa nhận thức được vai trò của chiến lược. Theo Mintzberg, doanh nghiệp cần có chiến lược bởi vì chiến lược cho phép : 1) xác lập định hướng dài hạn cho doanh nghiệp; 2) tập trung các nỗ lực của doanh nghiệp vào việc thực hiện các nhiệm vụ để đạt được mục tiêu mong muốn; 3) xác định phương thứ c tổ chức và hành động định hướng các mục tiêu đặt ra; và 4) xây dựng tính vững chắc và hài hòa của tổ chức. Với sự quan tâm đó, chúng tôi đã chọn Công ty Cổ Phần Dầu Thực Vật Tường An để nghiên cứu chiến lược phát triển của doanh nghiệp. -19- 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu này là: (1)- Đánh giá chiến lược phát triển của Công Ty Cổ Phần Dầu Thực Vật Tường An trong những năm 1996 – 2006, (2)- Phác thảo chiến lược cho Công Ty Cổ Phần Dầu Thực Vật Tường An trong giai đoạn 2007-2015. 3. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề tài như sau: • Phương pháp luận xây dựng chiến lược phát tri ển doanh nghiệp • Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Dầu Tường An 1996-2006 • Đánh giá chiến lược phát triển của Công ty Dầu Tường An 1996-2006 • Phân tích môi trường và nguồn lực của Công ty Dầu Tường An • Xây dựng chiến lược phát triển Công ty Dầu Tường An đến năm 2015 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chủ yếu được sử dụng khi nghiên cứu chuyên đề này là phương pháp thống kê mô tả và các phương pháp ma trận hoạ ch định chiến lược (phương pháp ma trận bên trong – IFE, phương pháp ma trận bên ngoài – EFE, phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh, phương pháp ma trận SWOT, .). Nền tảng lý thuyết của phương pháp ma trận này được trình bày trong chương 1 của báo cáo này. Để phục vụ cho phân tích, chúng tôi đã tiến hành thu thập những thông tin từ nguồn lưu trữ của Công ty Tường An, đặc biệt là các báo tài chính đã được kiểm toán và công bố tại sàn giao dịch của doanh nghiệp chứng khoán ngân hàng Đầ u tư và Phát triển Việt Nam. Một nguồn khác để phục vụ nghiên cứu là trang Web của Dầu Tường An và những điều tra nghiên cứu trên báo chí. Các thông tin về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của Dầu Tường An được thu thập bằng phương pháp chuyên gia. -20- 5. Bố cục của luận văn Luận văn được kết cấu thành 4 phần như sau : Lời mở đầu Chương I : Phương pháp luận xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp Chương II : Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Dầu Thực Vật Tường An 1996-2006 Chương III : Chiến lược của Công ty Cổ Phần Dầu Thực Vật Tường An, giai đoạn 1996-2006 Chương IV : Phác thảo chiến lược phát triển Công ty Cổ Phần Dầu Thực Vật Tường An đến năm 2015 Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục -21- CHƯƠNG I PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 1. Khái quát về chiến lược phát triển doanh nghiệp 1.1. Khái niệm chiến lược của doanh nghiệp Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm chiến lược. “Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp. Chiến lược không nhằm vạch ra một cách cụ thể làm cách nào để có thể đạt được những mục tiêu vì đó là nhiệm vụ của vô số các chương trình hỗ trợ, các chiến lược ch ức năng khác. Chiến lược chỉ tạo ra các khung để hướng dẫn tư duy để hành động” [2, 14]. Mục đích của hoạch định chiến lược là tìm kiếm những cơ hội và vươn lên tìm vị thế cạnh tranh. Trong “Khái luận về quản trị chiến lược”, Fred R.David xác định: “Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn. Các chiến lược kinh doanh có thể gồm: mở rộng địa bàn hoạt động, đa dạng hóa hoạt động, sở hữu hóa, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu, thanh lý và liên doanh” [1, 20]. Gần đây đã xuất hiện quan niệm mới cho rằng, “chiến lược vừa là quá trình kế hoạch hóa vừa là quá trình bổ sung các vấn đề mới nổi lên” [18]. 1.2. Vai trò của xây dựng chiến lược đối với doanh nghiệp - Thứ nhất, việc xây dựng chiến lược giúp các doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của mình. - Thứ hai là, quá trình quản trị chiến lược yêu cầu dự báo cụ thể những biến đổi môi trường, nhờ đó các nhà quản trị có khả năng nắm bắt tốt hơn các cơ hội, và giảm thiểu nguy cơ. [...]... lựa chiến lược nào cho phù hợp -39- CHƯƠNG II TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN 1996-2006 I GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN 1 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Ngày thành lập Từ trước năm 1975 tiền thân của Tường An là cơ sở sản xuất nhỏ tên gọi Tường An Doanh nghiệp do một người Hoa làm chủ Sau ngày giải phóng 30/04/1975,... là Xí nghiệp Công quản dầu ăn Tường An Doanh nghiệp Ngày 20/11/1977, Bộ Lương thực thực phẩm ra quyết định số 3008/LTTP-TC chuyển Xí nghiệp Công quản dầu ăn Tường An Doanh nghiệp thành Xí nghiệp công nghiệp quốc doanh trực thuộc Doanh nghiệp dầu thực vật Miền Nam, sản lượng sản xuất hàng năm theo chỉ tiêu kế hoạch Tháng 07/1984, Nhà nước xóa bỏ bao cấp, giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho các... sản phẩm chế biến từ dầu thực vật nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Công ty dầu Tường An hiện có khoảng 11 loại dầu và các sản phẩm chế biến từ dầu mỡ động thực vật gồm: dầu nành, dầu mè, dầu phọng, dầu Vio, theo các loại sản phẩm xuất khẩu như: dầu Cooking, dầu vạn thọ, dầu nành, 1.3 Sứ mệnh Không ngừng phát triển và mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, mở rộng thị... phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược yểm trợ khách hàng Chiến lược chung và chiến lược bộ phận liên kết với nhau thành hệ thống chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 1.3.2 Phân loại căn cứ vào hướng tiếp cận chiến lược : - Chiến lược tập trung vào những nhân tố then chốt Tư tưởng chỉ đạo là tập trung cho những hoạt động có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất kinh doanh - Chiến lược. .. đơn vị Nhà máy dầu Tường An là đơn vị thành viên của Liên hiệp các xí nghiệp dầu thực vật Việt Nam, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, được chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh Ngày 04/06/2004, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã có Quyết định số 42/2004/QĐ-BCN chuyển Nhà máy dầu Tường An thuộc Doanh nghiệp Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam thành Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An -40- 1.2... chiến lược của doanh nghiệp Những ảnh hưởng then chốt của chiến lược cấp doanh nghiệp là sức mạnh sản xuất, sức mạnh doanh nghiệp, mục tiêu, những thái độ của công nhân quản trị, những nguồn tài chính, những khả năng của doanh nghiệp, những phản ứng của những thành phần ảnh hưởng và việc định thời điểm 2.3.6.1 Sức mạnh của doanh nghiệp Sức mạnh của doanh nghiệp hay vị trí tương đối so với những doanh. .. rộng những dạng kinh doanh nào? Tiến trình chọn lựa chiến lược tổng quát cần tiến hành các bước sau: - (1)- Nhận ra chiến lược kinh doanh hiện nay - (2)- Điều khiển hạng mục vốn đầu tư - (3)- Đánh giá chiến lược doanh nghiệp 2.3.1 Nhận diện chiến lược kinh doanh hiện tại Nhà quản trị phải biết doanh nghiệp đang hoạt động ở đâu và tổ chức đang theo đuổi chiến lược nào Sự nhận ra chiến lược kết hợp hiện... loại chiến lược phát triển doanh nghiệp 1.3.1 Căn cứ vào phạm vi, chiến lược kinh doanh có thể chia thành hai loại: - Một là, các chiến lược chung hay còn gọi là chiến lược tổng quát Các chiến lược này nhằm vào những vấn đề quan trọng nhất, bao trùm nhất và có ý nghĩa dài hạn, quyết định những vấn đề sống còn của doanh nghiệp - Hai là, chiến lược bộ phận Đây là chiến lược cấp hai, gồm chiến lược sản. .. chính của công ty Tường An: - Sản xuất, mua bán và xuất nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu mỡ động vật, từ các hạt có dầu, thạch dừa - Sản xuất, mua bán các loại bao bì đóng gói - Mua bán, xuất nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất chế biến dầu thực vật - Cho thuê mặt bằng nhà xưởng - Sản xuất ,mua bán các loại gia vị ngành chế biến thực phẩm, nước chấm, nước xốt - Sản. .. bị và công nghệ của Châu Âu, Mỹ, Nhật, trình độ công nghệ của Tường An là tiên tiến so với ngành dầu thực vật trong và ngoài nước 2.4 Các quan hệ kinh tế - xã hội Tường An là một công ty có thị phần lớn, quan hệ rộng trong và ngoài nước Công ty có quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp nguyên liệu từ nhiều vùng, quan hệ với nhiều hãng cung cấp máy móc thiết bị Hệ thống đại lý phân phối của công ty rộng . hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Dầu Thực Vật Tường An 1996-2006 Chương III : Chiến lược của Công ty Cổ Phần Dầu Thực Vật Tường An, giai. dựng chiến lược phát tri ển doanh nghiệp • Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Dầu Tường An 1996-2006 • Đánh giá chiến lược phát triển của Công ty