Đánh giá gánh nặng tử vong do tai nạn thương tích thông qua số năm sống tiềm tàng bị mất đi do chết sớm tại tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2005 - 2008

60 408 0
Đánh giá gánh nặng tử vong do tai nạn thương tích thông qua số năm sống tiềm tàng bị mất đi do chết sớm tại tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2005 - 2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu tử vong (TV) đã được bắt đầu từ rất lâu, hàng năm trong Niên giám thống kê Y tế do Bộ Y tế ban hành đều có các số liệu TV, chủ yếu là số liệu TV tại Bệnh viện [8]. Nghiên cứu mô hình bệnh tật và TV nói chung và TV do tai nạn thương tích (TNTT) nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá hoạt động y tế cũng như tình hình phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của khu vực, phục vụ phòng ngừa bệnh tật và giảm tỷ lệ TV, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Hiện nay, tỷ lệ TV do TNTT ngày càng gia tăng, một trong những nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật và là vấn đề Y tế công cộng mang tính toàn cầu, cần được cả thế giới quan tâm. Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), hàng năm có khoảng trên 5 triệu người TV do TNTT, tương đương với khoảng 98 trường hợp TV do TNTT/100.000 dân. Ngoài ra, còn một số lượng lớn hơn các trường hợp TNTT bị di chứng hoặc tàn tật suốt đời, TV do TNTT chiếm 10% số năm sống bị mất đã được điều chỉnh do tàn tật của con người [41]. Theo báo cáo của TCYTTG có chủ đề “Gánh nặng toàn cầu về bệnh tật” dự báo đến năm 2020 hàng năm có khoảng 8 triệu người TV do TNTT [6] và TNTT là một trong ba nguyên nhân gây TV nhiều nhất trên thế giới và TV do TNTT chiếm 20% số năm sống bị mất đã được điều chỉnh do tàn tật của con người. TV do TNTT nhìn chung cao hơn ở các nước có thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam. Trong các TNTT thì tai nạn giao thông (TNGT) là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng TNTT ở mọi khu vực [41]. Ở Việt Nam, TNTT là nguyên nhân gây TV hàng đầu với trên 30 người TV và 70 người tàn phế sau TNTT xảy ra hàng ngày và gia tăng nhanh theo 1 các năm [56]. Theo Tổng cục Thống kê, cứ 10 trường hợp TV do các nguyên nhân, có 1 trường hợp TV do TNTT [11]. Đánh giá gánh nặng TV qua số năm sống tiềm tàng bị mất đi vì chết sớm (YPLL) do TNTT là chỉ số cho phép đánh giá gánh nặng TV của một cộng đồng. Đây là phương tiện hữu ích trong việc so sánh tình trạng sức khỏe chung giữa các cộng đồng khác nhau và hỗ trợ một cách đắc lực quá trình lựa chọn ưu tiên và đang được áp dụng khá phổ biến trên thế giới và khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam [13]. Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều chương trình can thiệp phòng chống TNTT đã và đang được triển khai ở nhiều địa phương trong cả nước, nhưng tại Điện Biên có rất ít nghiên cứu về TV do TNTT, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào đánh giá gánh nặng TV do TNTT. Từ tình hình trên, luận văn này được tiến hành nhằm các Mục tiêu sau: 1. Mô tả tình hình tử vong do tai nạn thương tích tại tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2005 - 2008. 2. Đánh giá gánh nặng tử vong do tai nạn thương tích thông qua số năm sống tiềm tàng bị mất đi do chết sớm tại tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2005 - 2008. Từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa TV do TNTT theo một số nguyên nhân TNTT thường gặp tại địa phương. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Một số khái niệm: 1.1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu tử vong: Việc nghiên cứu TV có lẽ xuất phát từ rất lâu, bắt nguồn từ việc đăng ký quản lý hộ khẩu, hộ tịch. Theo các tài liệu nước ngoài, ở châu Âu người ta đã nghiên cứu TV từ những năm cuối của thế kỷ 19. Khi đó người ta thấy tỷ lệ TV rất khác nhau giữa các quốc gia, các vùng và có liên quan rất lớn đến chủ trương, chính sách, luật pháp của xã hội. Điều này được chứng minh qua một số bệnh tật và TV được giảm hẳn ở nước Anh khi có những chương trình sức khỏe cộng đồng, bảo hiểm y tế, phúc lợi xã hội cho bà mẹ trẻ em, luật cho người nghèo, hệ thống chăm sóc sức khỏe cho trẻ em [37]. 1.1.2 TNTT và các khái niệm liên quan: - Tuổi thọ trung bình hay Kỳ vọng sống (KVS) khi sinh là số năm trung bình có thể sống của một cá thể trong một cộng đồng dân cư nào đó ước tính từ khi mới sinh ra. Tuổi thọ là một con số được tính trên cơ sở những cuộc điều tra về dân số, về TV ở một cộng đồng xác định [7]. - TNTT: là thương tổn thực thể trên cơ thể người do tác động của năng lượng (cơ học, nhiệt, điện, hóa học/ phóng xạ) với mức độ, tốc độ khác nhau quá sức chịu đựng của cơ thể người. Ngoài ra, chấn thương còn là thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sự sống (thiếu oxy trong đuối nước, nghẹt/ giảm nhiệt trong đông lạnh). TNTT gây tổn hại sức khỏe người bị tai nạn và làm người này phải nghỉ việc hoặc nghỉ học, cần phải chăm sóc y tế, làm hạn chế sinh hoạt bình thường ít nhất một ngày hoặc làm chết người [34]. 3 - TV do TNTT là TNTT làm cho người bị nạn TV vì thương tích trong vòng 1 tháng kể từ ngày bị tai nạn [23]. - TNTT là danh từ chung để chỉ: TNGT, TNLĐ, Ngã, Đuối nước, Bỏng, Ngộ độc, Hành hung, bạo lực, Điện giật. • TNGT bao gồm tất cả các tai nạn do người đi bộ không liên quan đến phương tiện giao thông đi trên đường giao thông, người đang tham gia giao thông đụng vào người đi bộ, đi xe đạp, đi xe máy, đụng vào xe súc vật kéo, xe công nông, xe ô tô, xe bus, xe tải, tàu hỏa hoặc đổ tàu, xe không do va chạm. • Tai nạn lao động (TNLĐ): là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây TV, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (Theo Bộ luật lao động 23/ 6/ 1994). • Ngã: là những trường hợp chấn thương do bị ngã, rơi từ trên cao xuống (ngã cao) hoặc ngã trên cùng một mặt bằng. Ngã là nguyên nhân thường gây nên những chấn thương nghiêm trọng khiến cho nạn nhân buộc phải nằm viện. Ngã thường gây ra các thương tật vĩnh viễn và dẫn đến rất nhiều chấn thương nhỏ khác. Phần lớn các vụ gãy xương, chấn thương sọ não, tủy sống đều do ngã gây ra [23]. • Đuối nước: Là những trường hợp TV do bị ngạt khi bị chìm sâu dưới nước. Chết đuối nước được phân thành 2 loại: Chết đuối nước và chết đuối khô [23]. • Bỏng: là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với lửa, chất lỏng nóng, chất rắn nóng. Các tổn thương da do sự phát xạ của tia cực tím hoặc phóng xạ, điện, chất hóa học cũng như tổn 4 thương phổi do khói cũng được coi là những trường hợp bỏng như: bỏng do lửa cháy, nước sôi, nước vôi tôi…[23]. • Ngộ độc: là những trường hợp hít phải, ăn vào, ngấm vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến TV hoặc dẫn đến sự chăm sóc Y tế: ngộ độc thuốc chuột, rượu và các loại hóa chất khác [23]. • Hành hung, bạo lực là những TNTT do 1 người có chủ ý gây ra cho người khác hoặc do một người có chủ ý gây ra cho mình: cố ý gây TNTT do xung đột trong gia đình, tự tử, cưỡng bức tình dục, côn đồ gây gổ [23]. • Điện giật: là những chấn thương do tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện dẫn đến chấn thương hoặc TV. Điện giật trong các gia đình do sử dụng không an toàn, nơi công cộng trong mưa bão, trong đánh cá bằng điện, bị điện giật ở nơi lao động [23]. 1.1.3 Phân loại bệnh tật theo Bảng phân loại quốc tế bệnh tật chỉnh sửa lần thứ 10 (ICD- 10) [5]: - TNTT (Chấn thương, ngộ độc và nguyên nhân bên ngoài) (V01- Y98): + TNGT (V01- V99) + TNLĐ (W20- W49) + Súc vật, động vật cắn, đốt, húc (W50- W64) + Ngã (W01- W19) + Đuối nước (W65- W84) + Bỏng (W85- W99, X40- X49) + Ngộ độc (X25- X29, X40- X49) + Tự tử (X60- X84) + Bạo lực, xung đột (X85- Y09) + Điện giật (W85- W99) + Khác các nhóm trên. 5 - Bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng (A00- B99) - Khối u, ung thư (C00- D48) - Bệnh máu và cơ quan tạo máu (D50- D89) - Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa (E00- E90) - Bệnh hệ thần kinh (G00- G99) - Bệnh hệ tuần hoàn (I00- I99) - Bệnh hệ hô hấp (J00- J99) - Bệnh hệ tiêu hóa (K00- K93) - Bệnh hệ sinh dục, tiết niệu (N00- N99) - Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản (O00- O99) - Bệnh lý xuất phát trong thời kỳ chu sinh (P00- P96) - Dị tật bẩm sinh (Q00- Q99) - Khác: Bệnh tâm thần, hành vi; Bệnh mắt và phần phụ; Bệnh tai xương chũm; Bệnh da và mô dưới da; bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết; Dấu hiệu, triệu chứng không phân loại ở phần khác (F00- F99; H00- H59; H60- H95; L00- L99; M00- M99; R00- R99; S00- T98; Z00- Z99) [5]. 1.2 Tình hình TV do TNTT: 1.2.1 Tình hình TV do TNTT trên thế giới và trong khu vực: Nghiên cứu TV có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tình hình bệnh tật, tuổi thọ của một dân tộc, khu vực cũng như toàn cầu. Với thông tin số liệu thống kê có thể dự báo được xu thế tuổi thọ tăng hay giảm ở mức độ nào đó và chiến lược đầu tư nào đem lại hiệu quả hơn [13]. Hiện nay, TNTT là vấn đề sức khỏe công cộng nghiêm trọng ở khắp mọi nơi trên thế giới với số TV ước tính ngày càng tăng, là một trong những thách thức hàng đầu của sức khỏe ngày nay [41]. Năm 1998, trên toàn cầu có khoảng 5,8 triệu người TV do TNTT, chiếm 16% của tất cả các nguyên nhân TV [6]. Tám trong tổng số 15 nguyên nhân hàng đầu của TV ở người 15- 29 6 tuổi có liên quan đến thương tích và bạo lực. Nhiều người có thể sống sót nhưng mang di chứng tàn tật suốt đời, nhiều gia đình và cộng đồng đang đối mặt với những gánh nặng do thương tích và bạo lực gây nên [14]. Mức độ TNTT và TV do TNTT rất khác nhau giữa các quốc gia và khu vực. Ở châu Âu, tỷ lệ chết do TNTT chiếm khoảng 8,3% so với tất cả các loại TV khác. Khu vực Tây Thái Bình Dương, có khoảng 1,2 triệu người TV do TNTT/ năm, tương đương với khoảng 3.300 người TV do TNTT/ngày. Khu vực Đông Nam Á, có khoảng 1,4 triệu người TV do TNTT/ năm [41]. Trung Quốc: Theo thống kê Quốc gia năm 1999, TNTT là nguyên nhân gây TV hàng đầu ở độ tuổi 1- 44 với khoảng 750.000 người TV do TNTT/ năm [59]. TV do TNTT ở độ tuổi 0- 39, vùng nông thôn 30,4/100.000 dân; vùng thành thị 21,3/100.000 dân [16]. Philippines: TV do TNTT tăng 7 lần trong vòng 42 năm từ 1960 đến 2002; TNTT là nguyên nhân thứ 2 gây TV ở nhóm tuổi 0- 14, Số TV do TNTT/100.000 dân là 40 (năm 1976) [28]. Tương tự ở Singapore: Số TV do TNTT/100.000 dân là 43 (năm 1984) [65]. Ở Thái Lan: Số TV do TNTT/100.000 dân là 61 (năm 1978) [66], 68 (năm 1981) [67]. Khảo sát TV tại thành phố Malaybalay, Bukidnon, Philippines năm 2004- 2006 cho kết quả: TNTT là nguyên nhân thứ hai gây TV cho mọi nhóm tuổi [23]. Nghiên cứu ở Ấn Độ về các trường hợp TV từ 1993- 2002 cho thấy tỷ lệ TV do TNTT chiếm 11% tổng số TV, là nguyên nhân gây TV thứ 3 (nam 13%, nữ 9%). Tỷ lệ TV do TNTT ở nhóm tuổi 5- 14 là 32%, nhóm tuổi 15- 45 là 35% [20]. Nghiên cứu ở nước này năm 1994- 2007, tỷ lệ TV do TNTT ở nam 68%, cao gấp 2,1 lần ở nữ (32%) [32]. 7 Ở Bangladesh, năm 2005, tỷ lệ TV do TNTT tăng theo lứa tuổi của trẻ em với 2% ở trẻ sơ sinh, 29% TV trong độ tuổi 1- 4, 48% trường hợp TV trong độ tuổi 5- 9, 52% trường hợp TV từ 10- 14, 64% trường hợp TV từ 15- 17. Đuối nước là nguyên nhân TV lớn duy nhất ở trẻ trên 1 tuổi. TNGT, bỏng, ngã, ngạt, chấn thương có chủ định là những cấu phần quan trọng trong chấn thương của trẻ [1]. Và vẫn là vấn đề lớn ở Bangladesh với khoảng 19% số ca TV ở trẻ 1- 4 tuổi [29], Tỷ lệ TV do TNTT năm 2007 là 6,01% [22]. Nghiên cứu ở Mỹ 1986- 1996 cho kết quả TNTT là nguyên nhân TV đầu tiên ở trẻ > 1 tuổi và thanh thiếu niên với tỷ lệ 67,9% [47]. Ngoài ra, TNTT còn là một trong bảy nguyên nhân hàng đầu gây TV ở người lớn tại nước này, chủ yếu là ngã, TNGT và bỏng [63]. Trong các nguyên nhân gây TV do TNTT thì TV do TNGT là cao nhất. Trên toàn cầu, trung bình hàng năm TNGT đường bộ đã giết chết gần 1,2 triệu người [9]. Năm 2004, TV do TNGT chiếm 2,1% TV toàn cầu [25]. Ước tính đến năm 2030 TNGT đường bộ là nguyên nhân thứ 8 trong các nguyên nhân gây TV [11]. TNGT có sự khác nhau ở từng quốc gia. Ở Trung Quốc, ước tính hàng năm có khoảng 100.000 trường hợp TV do TNGT [68]. trong khoảng thời gian 42 năm từ 1951 đến 1999, số người bị TV do TNGT tăng lên gấp 4 lần [69]. Tỷ lệ TV do TNGT tăng nhanh từ năm 1987 đến năm 2001 tăng từ 7,5% lên 19% [53]. Một nghiên cứu khác cho thấy TV do TNGT từ 2,1/100.000 (năm 1975) tăng lên 3,65/100.000 dân (năm 2005) [26]. Ngoài ra, ở Trung Quốc, TNGT là nguyên nhân quan trọng làm tỷ lệ TV ở nông thôn cao hơn thành thị [16]; Ở Philippines, nghiên cứu các trường hợp TV từ 2004- 2006 cho biết, TNGT là nguyên nhân chính gây TV do TNTT ở nước này, chiếm tỷ lệ 39,3% 8 [23]; TV do TNGT tăng từ 1,12/100.000 dân (năm 1961) lên 3,65/100.000 dân (năm 2002) [28]. Ở Ấn Độ, nghiên cứu TV từ 1994- 2007, TV do TNGT là cao nhất với tỷ lệ 52% [32]. TV do TNGT cũng có sự khác nhau về giới và tuổi. Trên toàn thế giới TV do TNGT ở nam chiếm 26%, nữ chiếm 4% trong tổng số các nguyên nhân gây TV [20]. Ở Mỹ, nghiên cứu giai đoạn 1981- 1985, TV do TNGT ở nam 14,88/100.000 dân, nữ 5,75/100.000 dân; nghiên cứu giai đoạn năm 1994- 1998, TV do TNGT ở nam là 9,27/100.000 dân, nữ là 3,55/100.000 dân [51]. Năm 2006, có 1335 trẻ em ≤ 14 tuổi TV do TNGT, tương đương với khoảng 4 trường hợp TV do TNGT/ ngày [48]. Ở Thụy Điển, năm 1992 TV do TNGT chiếm 9/100.000 dân [57]. Ở Ấn Độ, TV do TNGT ở trẻ em ≤ 10 tuổi chiếm 52% [55]. Sau TNGT, tính trên toàn cầu, đuối nước là nguyên nhân thứ 2 gây TNTT không chủ ý và đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây TV ở trẻ em trên 1 tuổi trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương, trên 50% TV do đuối nước xảy ra ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Trong đó, nam giới chiếm phần lớn [21]. Ở Trung Quốc, đuối nước là nguyên nhân chính gây ra sự khác biệt tỷ lệ TV giữa vùng nông thôn và thành thị ở nước này [46]. Ở Philippines, đuối nước là một trong những nguyên nhân chính gây TV do TNTT ở trẻ em [28], TV do đuối nước chiếm 2,3% tổng số TV do các nguyên nhân [23]; Ở Mỹ, năm 2005, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây TV ở trẻ em ≤ 14 tuổi với tỷ lệ là 25%. Trong đó, trẻ em 1- 4 tuổi chiếm 30%, nam TV do đuối nước nhiều hơn nữ 4 lần [46]. Tương tự với kết quả nghiên cứu ở Bangladesh [1] và ở Thái Lan, TV do đuối nước cao gấp 2 lần TV do TNGT đường bộ, với Tỷ lệ TV do đuối nước dao động từ 7,5- 11,5/100.000 trẻ [30]. 9 Ngoài các nguyên nhân TV trên còn có TV do bỏng, súc vật, côn trùng cắn, TNLĐ, ngộ độc, tự tử, điện giật. Trên thế giới TV do ngộ độc khác nhau giữa nam và nữ, giai đoạn 1979- 1980, TV do ngộ độc ở nam 5,41/100.000 dân, nữ 2,59/100.000 dân; giai đoạn 1989- 1990, nam 7,4/100.000 dân, nữ 2,64/100.000 dân [51]; Tỷ lệ TV do TNLĐ giai đoạn 1980- 1985 ở nam là 7,45/100.000 dân, ở nữ là 0,29/100.000 dân; giai đoạn 1993- 1997 ở nam là 6,26/100.000 dân, ở nữ là 0,39/100.000 dân [51]; Ở Philippines, nghiên cứu giai đoạn 2004- 2006, TV do bỏng chiếm 3,4%, do tự tử chiếm 3%, do bị đâm chiếm 21,4%, do bị bắn là 19,9% [23]; Ở Ấn Độ, năm 1994- 2007, TV do bỏng ở trẻ em ≤ 10 tuổi chiếm 22,7% [55], tự tử là nguyên nhân hàng đầu gây TV do TNTT, với nam chiếm 20%, nữ chiếm 11% trong tổng số TV do TNTT [20]. Ở Trung Quốc, tự tử là nguyên nhân làm tỷ lệ TV ở tuổi 15- 39 vùng nông thôn cao và ngạt là nguyên nhân hàng đầu gây TV [16]. Ở Mỹ, từ 1980 đến 1991, với tỷ lệ TV do điện giật đứng thứ 2 2,7/100.000 dân, chủ yếu ở nam giới, trẻ [52]; Năm 1984- 1988, điện giật là nguyên nhân thứ năm gây TV do TNTT và là nguyên nhân thứ hai gây TV trong các ngành công nghiệp xây dựng [60]; TV do điện giật trong tiểu bang Washington từ 1950- 1979, tuổi trung bình TV là 33,2 năm, chủ yếu gặp TV ở những người dưới 20 tuổi [50]; Năm 2001 tỷ lệ TV do chó cắn là 0,004- 0,07/100.000 dân [61]; Năm 2005, TV do bỏng là 1 trong 5 nguyên nhân đầu tiên gây TV do TNTT [45]; Ở Atlanta, TV do điện giật (1977- 1985) 0,9/100.000 dân/ năm. Cao nhất ở công nhân lao động trong các công ty tiện ích (10/100.000 dân), công nhân mỏ (5,9/100.000 dân), và các ngành công nghiệp (3,9/100.000 dân) [54]. 10 [...]... là 5.110 năm/ 100.000 dân (theo KVS của người Việt Nam [13] 17 Tại Sóc Sơn- Hà Nội, nghiên cứu TV năm 2002 cho biết tổng số YPLL do TNTT 34,8% [37] Nghiên cứu “Đo lường gánh nặng TV sớm tại Tại Ba V - Hà Tây thông qua chỉ số năm sống tiềm tàng bị mất đi năm 200 2- 2003” cho thấy trong 2 năm 200 2- 2003, số năm sống tiềm tàng bị mất do chết sớm chủ yếu tập trung vào nhóm TNTT với tỷ lệ 25,7% và chủ yếu... 60 và giai đoạn trưởng thành 2 0- 60 Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy số năm sống tiềm tàng bị mất do chết sớm ở nam cao hơn nữ, năm 2002 gấp 1,24 lần; Năm 2003 nam gấp nữ 2,60 lần; trong đó, chung cả 2 giới, gánh nặng TV do TNTT là 20.000/100.000 dân [19] 1.4 Tình hình TV do TNTT và gánh nặng TV do TNTT tại tỉnh Đi n Biên - Tại tỉnh Đi n Biên, có ít nghiên cứu về tình hình TV và tình hình TV do TNTT... 2: Đánh giá gánh nặng tử vong do tai nạn thương Tuổi tích thông qua số năm sống tiềm tàng bị mất đi do TNTT/100.000 dân= (YPLL của TNTT/ dân số tham gia nghiên cứu) X100.000 về số dân trung bình theo giới từ Trạm y tế xã năm 2005, 2006, 2007, 2008 theo mẫu báo cáo nguyên nhân TV - Tính YPLL = [Kỳ vong Hồi cứu tư liệu sẵn có (Sổ sống khi sinh của Việt A6/YTCS) theo mẫu báo Nam năm 2007 (72,84 )- cáo... nhân bị thương là 4,04 DALYs, nam mất nhiều DALYs hơn nữ (nam 3,743 DALYs, nữ 0,287 DALYs) [12] Kết quả nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật tại huyện Chí Linh- Hải Dương qua phân tích số liệu TV năm 199 7- 1998 cho thấy TNTT là gánh nặng bệnh tật hàng đầu, chiếm gần 40% tổng số năm sống tiềm tàng bị mất đi do chết sớm Khi phân tích số liệu theo giới, gánh nặng TV do TNTT ở nam cao hơn hẳn ở nữ trong cả 2 năm. .. chiếm 87,5%; năm 2007 và 2008 đạt tỷ lệ 100% Số xã tham gia nghiên cứu, năm 2005 là 68/101 xã, đạt tỷ lệ 67,3%; năm 2006 là 75/101 xã, chiếm tỷ lệ 74,3%; năm 2007 là 106/106 xã, chiếm tỷ lệ 100%; năm 2008 là 105/106 xã, chiếm tỷ lệ 99,1% 3.2 Tình hình TV do TNTT tại tỉnh Đi n Biên giai đoạn 200 5- 2008: 3.2.1 Tình hình TV do TNTT tại tỉnh Đi n Biên giai đoạn 200 5- 2008 theo tuổi, giới, năm, huyện/ thị/... 6.41 0 100 Nhận xét: TV do TNTT 1355 trường hợp, chiếm tỷ lệ cao nhất 21,1% TV do TNTT cao nhất ở năm 2007 (21,9%), thấp nhất năm 2008 (20,2%) 3.2.3 Tình hình TV do TNTT tại tỉnh Đi n Biên giai đoạn 200 5- 2008 theo nguyên nhân TNTT: 32 Bảng 3.7: TV do TNTT theo nguyên nhân và năm tại tỉnh Đi n Biên: Nguyên nhân TV 2005 Số Tỷ lệ 2006 Số Tỷ lệ 2007 Số Tỷ lệ 2008 Số Tỷ lệ Tổng Số Tỷ lệ TV % TV % TV %... mẫu: - Toàn bộ các trường hợp TV trong 4 năm (200 5- 2008) được ghi chép trong sổ A6/YTCS tại 106 xã/ phường/ thị trấn của tỉnh Đi n Biên trong 4 năm 200 5- 2008: 6410 trường hợp TV.2.3.3 Biến số, chỉ số nghiên cứu và công cụ, kỹ thuật thu thập thông tin: 20 2.3.3.1 Biến số, chỉ số nghiên cứu: Mục tiêu Biến số Định nghĩa biến số/ chỉ số Phương pháp thu thập Mục tiêu Dân số 1: Mô tả tình hình tử vong do. .. thuẫn nhiều TV do tự tử cao Tình hình tử vong ở tỉnh Đi n Biên giai đoạn 2005 - 2008 Tử vong do TNTT và gánh nặng TV do TNTT cao Văn hoá lối sống lạc hậu TV do đuối nước cao TV do các nguyên nhân tai nạn thương tích khác Không có người lớn trông trẻ Kinh tế nghèo phải đi làm kiếm sống Sơ đồ 2 : Cây vấn đề: Hệ thống sông ngòi ao hồ dày đặc không rào bảo vệ 27 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Số huyện, xã,... năm 2008 không phân biệt tuổi, giới, dân tộc, có hộ khẩu tại tỉnh Đi n Biên, dù TV ở bất kỳ đâu - Tiêu chuẩn loại trừ: Những trường hợp TV trên địa bàn tỉnh Đi n Biên nhưng không thuộc tỉnh Đi n Biên quản lý hộ khẩu 2.3 Phương pháp nghiên cứu: 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu chung: Dịch tễ học mô tả cắt ngang hồi cứu số liệu TV do TNTT của 106 xã/ phường/ thị trấn thuộc tỉnh Đi n Biên trong 4 năm 200 5- 2008. .. do tai nạn thương tích tại tỉnh Đi n Biên trong giai đoạn 2005 Tuổi 2008 - Tính tỷ lệ TV theo nguyên nhân/100.000 dân = (số TV từng nguyên nhân/dân số tham gia nghiên cứu năm đó) X 100.000 - Hồi cứu tư liệu sẵn có về số dân trung bình theo giới từ Trạm y tế xã năm 2005, 2006, 2007, 2008 theo mẫu báo cáo nguyên nhân TV - Tính cấu trúc dân số theo nhóm tuổi = (dân số tham gia nghiên cứu X dân số từng . vong do tai nạn thương tích tại tỉnh Đi n Biên trong giai đoạn 2005 - 2008. 2. Đánh giá gánh nặng tử vong do tai nạn thương tích thông qua số năm sống tiềm tàng bị mất đi do chết sớm tại. nặng TV sớm tại Tại Ba V - Hà Tây thông qua chỉ số năm sống tiềm tàng bị mất đi năm 200 2- 2003” cho thấy trong 2 năm 200 2- 2003, số năm sống tiềm tàng bị mất do chết sớm chủ yếu tập trung vào. trong 4 năm 200 5- 2008. 2.3.2 Cỡ mẫu: - Toàn bộ các trường hợp TV trong 4 năm (200 5- 2008) được ghi chép trong sổ A6/YTCS tại 106 xã/ phường/ thị trấn của tỉnh Đi n Biên trong 4 năm 200 5- 2008:

Ngày đăng: 21/04/2015, 09:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan