Tình hình TV do TNTT chung:

Một phần của tài liệu Đánh giá gánh nặng tử vong do tai nạn thương tích thông qua số năm sống tiềm tàng bị mất đi do chết sớm tại tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2005 - 2008 (Trang 47 - 48)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1.1 Tình hình TV do TNTT chung:

Tỷ lệ TV do TNTT trong nghiên cứu này là 21,1%. Trong đó, tỷ lệ này tăng dần từ năm 2005 đến năm 2007, năm 2008 tỷ lệ này thấp nhất trong 4 năm nghiên cứu. Điều này khác với các nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ TV do TNTT toàn cầu năm 1998 (16%) [6], ở châu Âu (8,3%) [41], Ấn Độ giai đoạn 1993- 2002 (11%) [32], Bangladesh 2006- 2007 (6,01%) [22]. Tương tự tỷ lệ này cao hơn gấp khoảng 2 lần so với tỷ lệ TV do TNTT trung bình toàn quốc (11%/năm), năm 2001 (10,7%), năm 2002 (10,8%), năm 2006 (11,8%) và cũng cao hơn tỷ lệ TV do TNTT ở huyện Lâm Thao- Phú Thọ (8,91%) [13], ở xã Thượng Cát- Từ Liêm- Hà Nội (8,3%) [17].

Với kết quả đó, TNTT là nguyên nhân gây TV đầu tiên ở tỉnh Điện Biên trong 4 năm nghiên cứu, cũng khác với nghiên cứu ở Thượng Cát- Từ Liêm- Hà Nội (đứng thứ 3 trong các nguyên nhân gây TV) [17].

Tỷ lệ TV do TNTT ở tỉnh Điện Biên có sự khác nhau giữa nam và nữ, ở tất cả các năm tỷ lệ TV do TNTT ở nam luôn luôn cao hơn nữ khoảng 1,5 lần. Nguyên nhân có thể do nam giới là nguồn lao động chính, là đối tượng nguy cơ cao bị TNTT, tham gia giao thông nhiều....

TNTT ở tỉnh Điện Biên trong 4 năm 2005- 2008 là nguyên nhân lớn đầu tiên gây TV ở cộng đồng, khác với các nước trên thế giới: Philippines nghiên cứu giai đoạn 2004- 2006, TNTT là nguyên nhân thứ 2 gây TV [28]; Ấn Độ cũng như nghiên cứu tai xã Thượng Cát, Từ Liêm, Hà Nội, TNTT là nguyên nhân thứ 3 gây TV trong cộng đồng. Câu hỏi được đưa ra cho chính quyền và nhân dân tỉnh Điện Biên là cần làm gì để phòng chống TNTT cũng như giảm tỷ lệ TV do TNTT?

Tỷ lệ TV do TNTT/100.000 dân của cả tỉnh Điện Biên là 84,9. Tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ TV do TNTT trên cả nước năm 2001 (88,4/100.000 dân). Trong đó, tỷ lệ TV do TNTT tại tỉnh Điện Biên tăng dần từ năm 2005 (66,1/100.000 dân) đến năm 2008 (98,0/100.000 dân) [8].

Tỷ lệ TV do TNTT/100.000 dân ở tỉnh Điện Biên cao hơn rất nhiều mức TV do TNTT ở Việt Nam năm 2005 (45/100.000 dân) và năm 2006 (46,1/100.000 dân) và cũng cao hơn kết quả thống kê TV do TNTT ở đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Bắc và Tây Bắc năm 2005, 2006 được ghi nhận trong niên giám thống kê y tế 2007 và các kết quả nghiên cứu ở các địa phương khác: Long An, Huế, Hải Dương, Hưng Yên, Sơn La, Hòa Bình, Định Công và Từ Liêm- Hà Nội [8], [36], [39], [40]. Kết quả này cũng cao hơn so với số liệu TV của tỉnh Điện Biên được ghi nhận trong Niên giám thống kê Y tế 2007, năm 2005 và 2006 (lần lượt là 54,8/100.000 dân và 69/100.000 dân) [8]. Nguyên nhân có thể do công tác phòng chống TNTT tại tỉnh Điện Biên còn hạn chế và chưa được triển khai rộng rãi. Việc tuyên truyền phòng chống TNTT còn gặp nhiều khó khăn do sự bất đồng ngôn ngữ, sự khác biệt về phong tục tập quán, lối sống... giữa các vùng khác nhau của Điện Biên.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ TV do TNTT tăng dần từ năm 2005 đến năm 2007, nhưng tỷ lệ này lại giảm đi vào năm 2008. Điều này có thể do năm 2008 luật Đội mũ bảo hiểm bắt buộc đối với người đi mô tô, xe gắn máy, kết hợp với công tác tuyên truyền tốt hơn, có nhiều chương trình phòng chống TNTT được triển khai trên cả nước, đặc biệt là tỉnh Điện Biên.

Một phần của tài liệu Đánh giá gánh nặng tử vong do tai nạn thương tích thông qua số năm sống tiềm tàng bị mất đi do chết sớm tại tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2005 - 2008 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w