Tình hình TV do TNTT theo huyện/ thị/ thành phố:

Một phần của tài liệu Đánh giá gánh nặng tử vong do tai nạn thương tích thông qua số năm sống tiềm tàng bị mất đi do chết sớm tại tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2005 - 2008 (Trang 49 - 50)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1.3 Tình hình TV do TNTT theo huyện/ thị/ thành phố:

Tỷ lệ TV do TNTT ở tỉnh Điện Biên có sự dao động rất lớn giữa các huyện/ thị/ thành phố, cao nhất ở huyện Điện Biên Đông, xếp thứ 2 là huyện Mường Nhé, xếp thứ 3 là huyện Tuần Giáo. Ba huyện này đều có tỷ lệ TV do TNTT cao hơn so với tỷ lệ chung toàn tỉnh trong 4 năm nghiên cứu. Điều này có thể do 3 huyện này là 3 huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh, với dân cư sinh sống chủ yếu là người dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa thấp, điều kiện kinh tế nghèo, lạc hậu nên người dân chưa có ý thức về an toàn giao thông. Mặt khác, đặc điểm đường xá tại 3 huyện này rất khó khăn, phương tiện được sử dụng để tham gia giao thông chủ yếu là xe máy mà xe máy chủ yếu là loại xe không tốt, quá hạn sử dụng, không bảo dưỡng xe định kỳ... cũng là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ TNTT ở vùng này cao hơn những vùng khác của Điện Biên.

Tỷ lệ TV do TNTT thấp nhất là thành phố Điện Biên phủ và huyện Điện Biên. Có một số lý do có thể giải thích được cho kết quả này. Thứ nhất, hai huyện này nằm ở “lòng chảo Điện Biên”, có địa hình tương đối bằng phẳng, đường xá đi lại thuận lợi. Thứ hai, người dân sống tại khu vực này chủ yếu là dân tộc Kinh, có trình độ văn hóa ở mức tương đối cao nên họ ý thức được việc thực hiện các biện pháp an toàn giao thông. Hơn nữa, tại khu vực này, việc truyền thông giáo dục an toàn giao thông dễ triển khai, người tham gia giao thông được đào tạo, huấn luyện kỹ lưỡng và người dân chủ yếu sử dụng các loại xe tốt, đảm bảo chất lượng.

Tính số TV do TNTT/100.000 dân thì huyện chiếm tỷ lệ cao nhất là huyện Điện Biên Đông, tiếp theo là thị xã Mường Lay, huyện Tuần giáo, cao hơn mức TV do TNTT cả nước và khu vực Đông Nam Á [41], [42]; thấp nhất là huyện Mường Nhé. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với cả nước năm 2001 (88,4/100.000 dân), năm 2005 (45/100.000 dân), năm 2006 (46,1/100.000 dân) [8]. Nguyên nhân có thể do huyện Mường Nhé là một huyện mới được thành lập, dân số chủ yếu là người H’mông nên người dân ở đây chủ yếu di chuyển bằng đi bộ, đường xá đi lại khó khăn, ít phương tiện xe cơ giới đi lại, chủ yếu chỉ đi lại bằng xe cơ giới trong mùa khô.

Một phần của tài liệu Đánh giá gánh nặng tử vong do tai nạn thương tích thông qua số năm sống tiềm tàng bị mất đi do chết sớm tại tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2005 - 2008 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w