Tình hình TV do TNTT theo các nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Đánh giá gánh nặng tử vong do tai nạn thương tích thông qua số năm sống tiềm tàng bị mất đi do chết sớm tại tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2005 - 2008 (Trang 50 - 53)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1.4 Tình hình TV do TNTT theo các nguyên nhân:

Kết quả nghiên cứu cho thấy 4 nguyên nhân chính gây TV do TNTT ở tỉnh Điện Biên năm 2005- 2008 từ cao đến thấp là Ngộ độc (35,9%), Tự tử (20,6%), TNGT (12,3%), đuối nước (11,7%).

Bốn nguyên nhân trên chiếm tới 80,5% tổng số các nguyên nhân TV do TNTT ở tỉnh Điện Biên, là các nguyên nhân chính gây TV do TNTT trên địa bàn tỉnh. Điều này khác với nghiên cứu ở Mỹ (nguyên nhân chủ yếu gây TV do TNTT là ngã, TNGT và bỏng), nhưng kết quả này giống với các nghiên cứu trên cả nước (TNGT, đuối nước, ngộ độc là nguyên nhân chính của hàng nghìn trường hợp TV một năm).

* TV do ngộ độc:

TV do Ngộ độc là cao nhất tại Điên Biên theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, chung cả tỉnh, có 30,5 trường hợp TV do Ngộ độc/100.000 dân. TV do Ngộ độc tăng dần từ năm 2005 đến năm 2008. Năm 2008 cao gấp 2,6 lần so với năm 2005, cao gấp khoảng 2 lần so với 2006.

Tỷ lệ TV do Ngộ độc/100.000 dân ở huyện Điện Biên Đông là cao nhất (73,6/100.000 dân), tiếp theo là huyện Tuần Giáo (52,5/100.000 dân), thị xã Mường Lay (50,8/100.000 dân), huyện Mường Ảng (37,5/100.000 dân). Các

huyện này, TV do Ngộ độc đều cao hơn mức TV chung cả tỉnh, nguyên nhân có thể do trình độ dân trí ở tỉnh Điện Biên thấp, một tỷ lệ lớn nghiện ma túy, Ngộ độc ma túy chiếm tỷ lệ lớn trong nghiên cứu này và các loại thực vật có độc ở xung quanh nhà dân... Cần có thêm các nghiên cứu sâu hơn để xác định lý do TV do Ngộ độc tại Điện Biên để có thể đề xuất và triển khai các biện pháp phòng chống thích hợp và hữu hiệu.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, TV do ngộ độc thấp nhất ở huyện Mường Nhé (11,3/100.000 dân). Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ Ngộ độc trên thế giới cũng như ở Việt Nam: năm 2001 (7,7/100.000 dân), 2005 (2,1/100.000 dân), 2006 (1,9/100.000 dân); Ở Hưng Yên năm 2006 (0,6/100.000 dân) [39].

* TV do tự tử:

Đứng thứ hai sau TV do Ngộ độc là TV do tự tử, với tỷ lệ 20,6%, 17,5/100.000 dân, và cũng tăng dần từ năm 2005 đến năm 2008.

Tỷ lệ TV do Tự tử cao nhất ở huyện Điện Biên Đông (42/100.000 dân), tiếp theo là huyện Tuần Giáo (27,5/100.000 dân), huyện Tủa Chùa (21,8/100.000 dân). Điều này khác với ở Ấn Độ, tự tử là nguyên nhân hàng đầu; Tỷ lệ này cao hơn gấp khoảng 8 lần so với ở Philippines [23], hơn 3 lần so với toàn quốc năm 2005, 2006 [8]; hơn 2 lần so với ở Thừa Thiên Huế [40].

TV do tự tử thấp nhất ở thành phố Điện Biên phủ (5,4/100.000 dân). Trong số TV do Tự tử thì chủ yếu là TV do tự tử lá ngón chiếm tỷ lệ cao nhất với 56,3% tổng số.

* TV do TNGT:

Sau Ngộ độc và Tự tử là TV do TNGT chiếm tỷ lệ 12,3%. Điều này khác với các nghiên cứu khác ở trên thế giới cũng như Việt Nam, TV do TNGT là cao nhất trong số TV do TNTT, Tỷ lệ này thấp hơn ở Trung Quốc năm 2001

(19%), ở Philippines nghiên cứu TV năm 2004- 2006 (39,3%) [23], Ấn Độ tỷ lệ này là 52% [32] và ở Việt Nam (50%) [8], Tây Nguyên năm 2005- 2006 (62,3%), Thừa Thiên Huế 2004- 2006 (50,4%) [40], Từ Liêm- Hà Nội 2005 (50,51%)17], Hải Dương và Hưng Yên 2006 (38%) [39].

Tỷ lệ TV do TNGT/100.000 dân là 10,5 cũng thấp hơn rất nhiều so với các nghiên cứu khác. Ở Việt Nam, tỷ lệ này là 27,2 (2001), 19,9 (2005), 21,2 (2006), 14,8 (2007) [8]; cao hơn ở Trung Quốc năm 2001 và 2005 (3,65) [26].

Nguyên nhân có thể được giải thích là do trình độ dân trí của người dân thấp, các loại cây độc hại ở xung quanh nhà của người dân còn nhiều, do tập tục văn hóa lạc hậu....

Tỷ lệ TV do TNGT trên địa bàn tỉnh giảm dần và giảm hẳn ở năm 2008. Điều này có thể do tác dụng phần nào của Luật Đội mũ bảo hiểm bắt buộc đối với người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy từ tháng 12 năm 2007.

So với các huyện/ thị/ thành phố trong tỉnh, Tỷ lệ TV do TNGT cao nhất ở thị xã Mường Lay (20,0/100.000 dân), tiếp theo là huyện Điện Biên (14,9/100.000 dân), thành phố Điện Biên phủ (13,4/100.000 dân), Tuần Giáo (12,1/100.000 dân).

TV do TNGT thấp nhất ở Mường Nhé (4,2/100.000 dân).

Các huyện này đều có tỷ lệ TV do TNGT cao hơn so với mức TV của toàn tỉnh. Tại thị xã Mường Lay, huyện Điện Biên, thành phố Điện Biên phủ, tỷ lệ TV do TNGT vươn lên đứng thứ 2, kết quả này có thể do đây là các huyện có dân số tập chung tương đối cao, sử dụng nhiều phương tiện giao thông chủ yếu là xe máy. Người dân chấp hành luật giao thông đường bộ còn chưa nghiêm túc, không đội mũ bào hiểm, hoặc có đội mang tính chất chống đối, một số thanh niên tham gia giao thông còn lạng lách, đánh võng....

Xếp thứ tư là TV do Đuối nước, tương tự nghiên cứu ở Hải Dương và Hưng Yên. Tính trên toàn cầu thì đuối nước là nguyên nhân thứ 2, Ở Thái Lan, tỷ lệ TV do đuối nước cao gấp 2 lần TV do TNGT, ở Việt Nam, đuối nước là nguyên nhân thứ 2 gây TNTT.

Tỷ lệ TV do đuối nước trong nghiên cứu này là 11,7%, thấp hơn so với kết quả ở Thừa Thiên Huế 2004- 2006 (19,5%) [40], nghiên cứu ở Từ Liêm- Hà Nội 2005 (14,14%) [17]. Tính tỷ lệ/100.000 dân là 9,9 kết quả này cao hơn kết quả toàn quốc năm 2005- 2006 (8.6/100.000- 8,7/100.000) [8].

So với các huyện/ thị/ thành phố, tỷ lệ TV do đuối nước/100.000 dân ở huyện Mường Nhé cao nhất (15,6/100.000 dân), tiếp theo là thị xã Mường Lay (12,7/100.000 dân), huyện Điện Biên (10,8/100.000 dân), huyện Tủa Chùa (10,0/100.000 dân), thành phố Điện Biên phủ (9,7/100.000 dân).

TV do đuối nước thấp nhất ở huyện Mường Ảng (2,4/100.000 dân).

Nguyên nhân có thể do các huyện này có mạng lưới sông hồ ao dày đặc, do điều kiện kinh tế gia đình nên người lớn thường phải đi làm nương, ruộng... không có người trông nom trẻ, để trẻ lớn trong nom trẻ nhỏ...

Một phần của tài liệu Đánh giá gánh nặng tử vong do tai nạn thương tích thông qua số năm sống tiềm tàng bị mất đi do chết sớm tại tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2005 - 2008 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w