In bài này Email bài này Một câu chuyện kỳ lạ về hai số phận lạ kỳ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ tại Việt Nam. Hai người lính ở hai đầu chiến tuyến đã có cuộc đọ súng dữ dội tại cao nguyên phía Tây Việt Nam. Để rồi, khi đã cách xa nhau nửa vòng trái đất và hơn 1/3 thế kỷ sau khi sự việc xảy ra thì câu chuyện lại được viết tiếp như mới xảy ra. Kỷ vật của người lính Việt Nam được mang từ Mỹ trở về, và cựu lính Mỹ cũng đã trở về với chính mình… Nỗi day dứt thời hậu chiến Cựu binh Homer Steedly là người tham chiến ở chiến trường Việt Nam từ năm 1968-1969, phục vụ trong Sư đoàn Bộ binh số 4 tham chiến chủ yếu tại bắc Tây Nguyên và đường mòn Hồ Chí Minh. Lúc đầu, Homer Steedly là trung uý - trung đội trưởng và khi rời VN là đại uý đại đội trưởng. Và 40 năm sau, cuộc đọ súng kinh hoàng ở chiến trường xưa, ký ức lại hiện về… Trong một bài viết trên website cá nhân của mình có tựa đề: “Một linh hồn lạc lối” (A Wandering Soul Returns Home), Homer viết: “ Gần 40 năm qua tôi luôn cảm thấy hối tiếc và thương xót cho những sinh mạng con người cả 2 bên đã chết vô ích trong 2 lần tôi tham chiến tại vùng trung nguyên Việt Nam. Mùa xuân năm 2004, tôi nghỉ hưu tại trường đại học Nam Carolina và chuyển tới những vùng núi miền Tây Bắc Carolina. Những vùng núi ở đây rất giống với những vùng núi ở vùng trung nguyên Việt Nam mà tôi đã từng tham chiến. Và khi tôi đọc về vùng đất này, tôi nhận ra rằng có những loại cây, loại côn trùng nơi đây chỉ tồn tại ở duy nhất một nơi khác nữa, đó là Đông Nam Á! Bây giờ tôi lại sống ở một nơi thật giống với nơi tôi đã từng chiến đấu ngày xưa. Tôi bắt đầu tìm kiếm thông tin trên mạng về chiến tranh Việt Nam và về đơn vị cũ của tôi .”. Câu chuyện trong lá thư được viết tiếp với những ký ức khi lục lại kỷ vật mà người cựu binh đã gửi lại cho người mẹ của mình để quên đi nỗi ám ảnh kinh hoàng trong cuộc chiến. Nhưng, cũng rất ít người được biết, cũng trong cái ngày tháng 3 kinh hoàng của năm 1969 đó, Homer đã viết bức thư về cho mẹ. Nội dung bức thư có đoạn: “ Ba mẹ thương yêu, Như ba mẹ đã đoán trước, những chuyện gì phải xảy ra. Ba phần tám của một đại đội đã bị xoá sổ cách đây mấy tuần. Con đã phải bắn chết một viên y tá Bắc Việt Nam. Con đã lấy tất cả những giấy tờ tuỳ thân của anh ta và sẽ gửi về nhà. Xin bố mẹ hãy cất đi cho con. Anh ta còn quá trẻ…”. Đó cũng là lần đầu tiên và lần cuối cùng Homer cầm súng giết một người. Sau trận đánh đó, anh đã xin được trở về nước Mỹ, và “làm tất cả mọi thứ để có thể quên những ngày kinh hoàng tại Việt Nhà văn Minh Chuyên (Đài THVN) và Homer tại Gia Lai - Ảnh: DT Di ảnh liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm Nam” Kỷ vật lên tiếng… “Khi tôi lại cầm lại những thứ mà sau này tôi gửi lại cho gia đình anh Đảm, tất cả những kỷ niệm, cảm xúc, và sự ăn năn trong bấy lâu chôn chặt lại ùa về trong tôi. Tôi cảm thấy mình cần phải trao lại những kỷ vật này cho gia đình người lính đã mất nhưng tôi không biết phải bắt đầu từ đâu…” - đoạn đầu của bài viết “Một linh hồn lạc lối trở về nhà” đăng tải trên website cá nhân của Homer. Điều đó càng rõ ràng hơn khi đọc lá thư mà Homer gửi gia đình liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm, có đoạn: “…Tôi rất cảm động vì gia đình ông đã lập một bàn thờ để tưởng nhớ ông Đảm. Điều đó làm tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng linh hồn dũng cảm của ông vẫn còn được trân trọng một cách tuyệt vời như vậy. Thật đau lòng khi chúng ta nghĩ đến hàng trăm ngàn con người của cả hai phía trong cuộc chiến đó, những con người vẫn đang để tang cho những người thân yêu nhất của mình. Đôi khi mặc cảm còn sống sót cứ tràn ngập trong tôi. Tôi sẽ nói sao đây sau khi tôi đi sang thế giới bên kia? Liệu người ta có gắn một dòng chú thích nhỏ với mệnh lệnh là "Mày không nên giết người", để tha thứ cho việc giết chóc trong chiến đấu? Hãy xem cái điều mà tôi đã làm một cách điên khùng và ngu ngốc trong thời trai trẻ của tôi. Tôi đã tưởng rằng mình là một người yêu nước thực sự. Vậy làm sao mà cái điều mà tôi đã tưởng đó lại không làm cho tôi thấy thanh thản ở cái tuổi 59 này?”. Trong căn nhà nhỏ thuộc thôn 2, xã Thái Giang, huyện Thái Thụy - Thái Bình, trên bàn thờ là một tấm ảnh đôi hình của hai liệt sĩ. Bên phía góc của bàn thờ, một bọc vuông vức được gói cẩn thận bằng lá cờ Tổ quốc rất dễ nhìn thấy. Ông Hoàng Ngọc Lượng là em ruột của liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm tiếp chúng tôi. Ông thắp cho 2 người anh liệt sĩ tuần hương và xin phép người quá cố lấy những kỷ vật chiến trường xuống cho chúng tôi được tận mắt nhìn những kỷ niệm của 2 con người kỳ lạ trong chiến tranh. Ông Hoàng Ngọc Lượng nói: “Gia đình đã coi đây là bảo vật truyền đời. Bản thân nó đã nhuốm máu của anh tôi và máu của những người lính ”. Ông Hoàng Ngọc Lượng đang xem lại những kỷ vật của anh trai mình, do Homer trao trả Câu chuyện cựu binh Mỹ Homer chuyển lại kỷ vật cho gia đình liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm đã được đạo diễn Minh Chuyên làm thành bộ phim tài liệu xúc động Linh hồn Việt Cộng . Đài THVN đã phát sóng bộ phim này vào tối 23/7/2008, nhưng do yêu cầu của người xem, VTV1 sẽ phát lại Linh hồn Việt Cộng vào tối 27/7. Toàn bộ kỷ vật của liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm bao gồm 1cuốn sổ ghi chép các bài giảng phẫu phuật, 1 cuốn sổ cẩm nang Toán học, 1 giấy tờ xe của đồng đội tên Nguyễn Văn Hai và 4 giấy khen. Trong cuốn sổ học là những hình vẽ chi tiết bên trong về cơ thể người. Trong một cuốn sổ khác, những trang cuối có cả những ván cờ caro chằng chịt đan xen chi chít vào nhau. Sau khi đọc được câu chuyện của Homer trên mạng internet, Wayne Karlin - một pháo binh hải quân đã từng tham chiến ở Việt Nam liên lạc với Homer và cho biết có thể liên lạc được với Hội cựu chiến binh Việt Nam. Vào một ngày, những di vật của người lính Hoàng Ngọc Đảm đã trở về đất quê mẹ Thái Bình. Một phái đoàn trao trả lại di vật chiến tranh của liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm lúc đó gồm có: Giáo sư Wayne Karlin, nhà văn Y Ban, dịch giả Phan Thanh Hảo. Trở lại với câu chuyện về kỷ vật, ông Hoàng Ngọc Lượng nói tiếp: Trong những ngày sau khi nhận được giấy báo tử của anh trai, gia đình cũng như người thân đã cố đi tìm lại những vật dụng mà anh tôi đã gắn bó. Nhưng tất cả chìm trong vô vọng… Hỏi một số bạn bè chiến đấu cũ, hay nhập ngũ chỉ biết những thông tin: Sau đợt pháo dữ dội và những trận càn quyết liệt của đội quân lính chuyên nghiệp Mỹ, cả một vùng núi nơi đơn vị đóng quân đều trong trạng thái rút lui bảo toàn lực lượng. Khi giở tấm sổ, lật những trang cuối cùng có những ván cờ caro chi chít kín gần 2 trang, bà Hoàng Thị Thắm, người em gái ruột của liệt sĩ Đảm nói tiếp: “Ngày xưa anh Đảm rất cẩn thẩn, ngay cả những việc nhỏ nhất anh cũng làm hết sức nghiêm túc. Nhìn những ván cờ caro này có thể biết được, trong mỗi ván người thắng đều ký tên… Và những hình vẽ về cơ thể người cũng vậy, những nét vẽ hầu như những người không biết gì về y khoa đọc cũng có thể dễ dàng hiểu được” Theo Vũ Điệp - Thông Chí (Vietnamnet) Khi Linh hồn trở về Sau gần 2 năm chờ đợi, Homer đã trở về Việt Nam tìm lại người bị ông sát hại năm xưa. Cuộc hội ngộ của cựu binh Mỹ và thân nhân gia đình người lính cộng sản, không ngờ lại cùng chung một mục đích: Mang hài cốt liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm về quê nhà… Trong khói hương nhớ về người anh liệt sĩ, ông Hoàng Ngọc Lượng đã kể lại câu chuyện được ông xem là kỳ lạ nhất trong cuộc đời mình. Trong lúc một đoàn làm phim đi cùng gia đình đang sắp xếp cảnh quay tại một lối mòn thì người lính Mỹ chợt nhận ra: Nơi đây, trước kia là chiến trường và cuộc đọ súng ám ảnh ông suốt 40 năm qua cũng diễn ra tại chính lối mòn này…. Cuộc hội ngộ kỳ lạ Kỷ vật của liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm Vào buổi trưa ngày 24/5/2008, nhà ông Hoàng Ngọc Lượng (xã Thái Giang, Thái Thụy, Thái Bình) đón tiếp một đoàn khách đặc biệt. Một người lạ nhưng đã hoá quen với gia đình từ 2 năm nay: Homer, người từng xả súng vào người anh cả gia đình năm xưa. Đi cùng với Homer còn có Giáo sư Wayne Karlin, cũng là người bạn của gia đình, người từng liên hệ với gia đình liệt sĩ và cũng là người trực tiếp mang di vật của liệt sĩ Đảm trở về. Sau buổi ăn trưa nhanh gọn, đoàn bắt đầu xuất phát lúc 15h chiều ngày 24/5/2008. Cách đây 5 năm, cũng đã có một đoàn của gia đình gồm 3 người em của liệt sĩ Đảm vào lại chiến trường xưa tìm mộ anh mình nhưng bất thành. Đoàn đi gồm có 2 người em trai, và một người em rể. Sau khi về Bộ Chỉ huy Quân sự Gia Lai, đoàn dừng chân tại ấp Play Ngon, nơi xác định đơn vị cũ của liệt sĩ Đảm ngày xưa chiến đấu. Theo thông tin của một đồng đội liệt sỹ Đảm, sau năm 1975, một đội đi tìm hài cốt đã chuyển toàn bộ những ngôi mộ liệt sỹ tại chiến trường cũ vào nghĩa trang AyunPa (Gia Lai). Nhưng có điều không may mắn là tại buổi lễ đưa hài cốt liệt sĩ vào nghĩa trang thì người đồng đội cũ năm xưa lại không có mặt, nên không thể xác định được chính xác vị trí mà liệt sỹ Đảm yên nghỉ. Sau khi tìm được địa chỉ nhưng không thể khoanh vùng chính xác, gia đình đã nhiều lần tìm thêm thông tin và cũng đã nhờ tới sự can thiệp của một số nhà ngoại cảm. Cuối cùng, gia đình và đồng đội đã xác định được chính xác vị trí phần mộ của liệt sỹ Đảm. Trong khi đó, bắt đầu từ năm ngoái, năm 2007, ở phía bên kia bán cầu, sức khỏe của Homer ngày càng yếu đi. Có những lúc ông đã phải dùng tới máy trợ thở. Hy vọng trở về Việt Nam, để nói lời xin lỗi có lúc trở nên vô vọng với người cựu binh từng mang nỗi ám ảnh chiến tranh này. Đã có lần Homer tâm sự về những kỷ vật của người lính Việt Nam mà mình từng giữ: “Tôi chỉ dịch được phần nhỏ trong những quyển sổ, nhưng nó khiến trái tim tôi đau đớn rất nhiều. Những kỷ vật khiến tôi nhớ lại thời khắc đối mặt khủng khiếp đó, với người mà tôi "được huấn luyện" phải coi như là kẻ thù…”. Nhưng trong buổi trưa hè 24/5/2008, Homer đã đối mặt với tất cả. Ông Hoàng Ngọc Lượng nhớ lại: “Dường như, những kỷ niệm ùa về khiến người lính Mỹ này rất khó nói điều gì đó mà ông ta muốn nói. Và cuối cùng, sau hơn 1 tiếng đứng ngoài sân, ông cũng đã vào nhà và trực tiếp tự tay thắp nén hương lên bàn thờ anh Đảm…”. Và cuộc hội ngộ của cựu binh Mỹ với thân nhân người lính Việt Cộng đã thành hiện thực. Nhưng, nó đã cách ngày hai người lính gặp nhau lần đầu tiên và mãi mãi đã gần 40 năm, ngày 18/3/1969! Sự thanh thản trở về Sau khi tiến hành công việc cất bốc, phần mộ liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm được đưa về quê nhà khi các thủ tục đã hoàn tất. Cả đoàn lên xe, rời nghĩa trang AYunPa. Đến chiều ngày 26/5, đạo Ông Lượng bên mộ anh trai tại quê nhà diễn Minh Chuyên trong đoàn làm phim đi đến đèo Măng Giang. Tại một lối mòn, cả đoàn dừng lại lấy bối cảnh ngẫu nhiên cho cuộc đọ súng năm xưa. Khi các cảnh quay đi vào chi tiết, Homer xuất hiện kể lại câu chuyện năm xưa thì bất ngờ có cơn lốc ào tới. Lúc đó, khoảng độ hơn 4 chiều, cơn lốc bất ngờ hất văng chiếc máy quay chính đang lấy toàn cảnh. Liền sau đó, tất cả các máy quay trong đoàn làm phim đều ngừng hoạt động không rõ vì lý do gì. Những cơn gió mạnh ào ào qua chỉ độ trong vài phút, lúc đó mọi người trong đoàn đều hốt hoảng. Trong đoàn có Phó tùy viên Sứ quán Mỹ phụ trách MIA (tìm hài cốt lính Mỹ trên đất Việt Nam) đã phải thốt lên: “Sao nơi này lắm linh hồn Việt cộng đến thế!”. Khoảng hơn 1h sáng ngày 27/5, trong một cơn chấn động, Homer đã nhận ra và run run nói: "Đây chính là nơi tôi gặp Đảm!". Trong cơn bừng tỉnh, khi chấn động đã đi qua, lý trí trở về, Homer nhận ra cảnh vật đã thay đổi quá nhiều, tất cả hầu như đã được biến đổi. Nhưng duy nhất lối mòn dường như đã không thay đổi gì. Lối mòn này năm xưa thuộc đồi 467, theo cách gọi của lính Mỹ. “Câu chuyện bừng tỉnh ngay tại chiến trường xưa đã không khác gì với lá thư mà Homer đã gửi về cho gia đình tôi cách đây 2 năm” - ông Lượng nhớ lại. Diễn biến câu chuyện như tự phát trong tâm trí người cựu binh Mỹ, khiến mọi người trong đoàn thật sự nghẹn ngào. ”Khi thấy tôi, anh ta (Hoàng Ngọc Đảm) chĩa ngay mũi súng vào tôi. Tôi kêu to: Chiêu hồi!, tức là câu kêu gọi đầu hàng, nhưng anh ta tiếp tục chĩa mũi súng vào tôi. Tôi đã nổ súng trước khi mũi lê của anh ta kịp đâm vào người tôi. Tôi được chỉ định đi phát những phiếu khẩu phần và đã giết một người phía Bắc Việt Nam trong cuộc mai phục. Anh ta còn quá trẻ với quân hàm thiếu tá. Anh ta đội chiếc mũ sắt còn sạch, bộ quân phục trên mình còn nguyên nếp gấp. Khẩu súng trên vai anh ta còn nguyên vết dầu mỡ trong kho quân dụng. Anh ta vừa mới xuất hiện ngay tại khúc cua trên đường mòn, lưỡi lê trên nòng súng của anh ta bên bờ vai”. Sang Việt Nam hai kỳ trong những năm 1968-1969, phục vụ trong Sư đoàn Bộ binh số 4 tham chiến chủ yếu tại Bắc Tây Nguyên và đường mòn Hồ Chí Minh, lúc đầu Homer Steedly là trung uý - trung đội trưởng và khi rời VN là đại uý - đại đội trưởng. Cuộc chạm trán giữa một sĩ quan Mỹ chuyên nghiệp với một y tá Việt cộng (Homer Steedly mãi sau này vẫn nhầm liệt sỹ Đảm là thiếu tá) như là một sự tình cờ ngẫu nhiên trong chiến tranh… Khi đã nhận ra nơi mình bắn Hoàng Ngọc Đảm, Homer nói tiếp về cái ngày kinh hoàng đối với ông: “Nếu tôi đã không hoảng sợ đến thế, tôi hẳn đã chỉ làm anh ta bị thương, nhưng vì lượng adrênalin trong máu tăng quá nhanh trong cơn hoảng loạn, nên tôi đã giết chết anh ta bằng một Gia đình liệt sỹ Đảm ngày đón anh về quê nhà phát đạn trúng tim. Tôi đã giữ lại tất cả những giấy tờ tuỳ thân của anh ta và sẽ gửi về nhà. Một ngày nào đó, có lẽ tôi sẽ có thể gặp được người thân của anh ta”. Trong một lá thư gửi gia đình liệt sỹ Hoàng Ngọc Đảm vào ngày 21/4/2005, Homer viết: “ Đôi khi mặc cảm còn sống sót cứ tràn ngập trong tôi. Tôi sẽ nói sao đây sau khi tôi đi sang thế giới bên kia? Liệu người ta có gắn một dòng chú thích nhỏ với mệnh lệnh là "Mi không nên giết người", để tha thứ cho việc giết chóc trong chiến đấu? Hãy xem cái điều mà tôi đã làm một cách điên khùng và ngu ngốc trong thời trai trẻ của tôi. Tôi đã tưởng rằng mình là một người yêu nước thực sự. Vậy làm sao mà cái điều mà tôi đã tưởng đó lại không làm cho tôi thấy thanh thản ở cái tuổi 59 này?” . Liệt sỹ Đảm đã trở về quê mẹ. Homer cũng đã từ nước Mỹ xa xôi sang Việt Nam, tự tay thắp nhang lên bàn thờ người y tá bên kia chiến tuyến bị ông giết, tự nói lời xin lỗi gia đình anh, cùng gia đình Hoàng Ngọc Đảm tìm lại nơi diễn ra cuộc đọ súng năm xưa Cuối cùng, sự thanh thản đã trở về. Một sự thanh thản lớn đối với gia đình của người lính cộng sản bị Homer bắn chết, và cả đối với cựu binh Mỹ, Homer Steedly. Theo Vietnamnet . và hơn 1/3 thế kỷ sau khi sự việc xảy ra thì câu chuyện lại được viết tiếp như mới xảy ra. Kỷ vật của người lính Việt Nam được mang từ Mỹ trở về, và cựu lính Mỹ cũng đã trở về với chính mình…. Việt Nam. Vào một ngày, những di vật của người lính Hoàng Ngọc Đảm đã trở về đất quê mẹ Thái Bình. Một phái đoàn trao trả lại di vật chiến tranh của liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm lúc đó gồm có: Giáo. liệt sĩ và cũng là người trực tiếp mang di vật của liệt sĩ Đảm trở về. Sau buổi ăn trưa nhanh gọn, đoàn bắt đầu xuất phát lúc 15h chiều ngày 24/5/2008. Cách đây 5 năm, cũng đã có một đoàn của