SỰ TRỞ VỀ CỦA MỘT KIỆT TÁC pdf

8 393 0
SỰ TRỞ VỀ CỦA MỘT KIỆT TÁC pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỰ TRỞ VỀ CỦA MỘT KIỆT TÁC Có lẽ bức chân dung nổi tiếng Mona Lisa, sáng tác của nhà họa sĩ thiên tài ý Leonardo da Vinci, được vẽ vào năm 1503 và được trưng bày tại Viện bảo tàng Louvre ở Paris, sẽ không bao giờ thu hút đư ợc sự chú ý đặc biệt của công chúng thế giới, nếu như không có một sự cố đáng buồn xảy ra với họa phẩm này vào đầu thế kỷ XX Hôm thứ hai ngày 21-8-1911, Viện bảo tàng Louvre nổi tiếng cũng như các viện bảo tàng nghệ thuật lớn khác ở Paris đều đóng cửa. ở bên trong toà nhà chỉ còn lại những chuyên gia phục chế và một số nhân viên quét dọn các phòng. Vincenzo Perugia, họa sĩ trang trí 30 tuổi, người ý, mặc chiếc áo bơ lu đồng phục, đủng đỉnh đi dạo từ phòng này qua phòng khác: Y mới làm hoạ phẩm Mona Lisa của Leonardo da Vinci trong viện bảo tàng này ít lâu, nhưng hầu như đã thuộc lòng tất cả các bức tranh được trưng bày ở đây. Theo thói quen nghề nghiệp, y ngắm nghía những họa phẩm treo trên tường để tìm ra những chỗ sai sót. Kỳ thật, hôm đó y quan tâm đến một việc khác. Y theo dõi những nhân viên phục vụ và chờ đợi khi nào họ rời khỏi phòng trưng bày, nơi treo bức tranh Mona Lisa hoặc La Joconđe. Của đáng tội, Vinsenzo nhận cái nhiệm vụ không mấy phiền toái này cốt để tìm trong số hàng trăm họa phẩm khổ nhỏ cái bức tranh có giá trị cao nhất. Từ lâu y đã đ ể ý tới Mona Lisa. Nụ cười tủm tỉm đầy sức mê hoặc đã làm y say đ ắm bởi cái vẻ bí ẩn khiến khách thập phương chiêm ngưỡng không biết chán. Tác giả bức tranh đó đã truyền được vào bức chân dung ấy sự trong trắng và vẻ dịu dàng của người phụ nữ. Báo chí đã ca ngợi rằng đó là kiệt tác độc nhất vô nhị của nghệ thuật thế giới mà giá không dưới một triệu đô la. Chính những thông tin tương tự như vậy đã thúc đẩy Vincenzo và những kẻ đồng mưu là họa sĩ Ivo Sađro và tên đại bợm chuyên nghiệp Eduardo da Vanferno là kẻ đã từng tiến hành những vụ trộm tương tự, đánh cắp bức tranh La Joconde. Chúng đã đến viện bảo tàng theo một định kỳ nhất định để quan sát kỹ bức tranh. Treo trước mặt chúng là một bức chân dung lồng trong chiếc khung gỗ có trạm trổ được phủ một lớp đồng, khổ 70x53cm. Nhưng bức tranh đó quả thực có sức thôi miên mãnh liệt. Bởi thế bộ ba tòng phạm cho rằng việc bán họa phẩm ấy nếu đem lại cho chúng không phải bạc triệu thì ít ra cũng là một món tiền không nhỏ. Và nếu như cuộn bức tranh lại, và dấu dưới tấm áo bơ lu rồi mặc áo khoác phủ lên thì có thể đem ra ngoài không khó khăn. Ngày hôm ấy Vincenzo thấy phấn chấn lạ thường, y đứng ngắm nghía tác phẩm của người đồng hương vĩ đại. Chung quanh chẳng có điều gì đáng ngờ vực. Phòng tranh không một bóng người. Toàn bộ thao tác tháo bức tranh ra khỏi khung và cuộn lại - y làm trong nháy mắt. Chiếc khung y dựng vào một góc xa. Bức tranh đã được dấu dưới tấm áo bơ lu. Y thong thả quay ra, thay quần áo, chào người gác cửa rồi ung dung bước ra ngoài phố, thở phào nhẹ nhõm. Mọi chuyện đều diễn ra trôi chảy. Y quặt vào một góc phố và trèo lên cỗ xe ngựa đã trực sẵn, trên đó Ivo và Eđuarđô đang ngồi sốt ruột chờ đợi. Thế nào, ổn chứ? Cả hai đồng thanh hỏi Rồi - y khẽ đáp, chính y cũng không dám tin vào điều đã làm được. - Vậy thì tếch thôi! - Eđuarđo quát người xà ích. Đôi ngựa vọt lên và cỗ xe lao ra phía bờ sông Seine. Họ còn một ngày để phòng xa. Viện bảo tàng Louvre đóng cửa, không ai biết việc mất tranh, chuyện náo động sẽ bắt đầu vào hôm thứ ba, giám đốc Viện bảo tàng sẽ gọi cảnh sát tới và tổ chức việc truy đuổi. Nhưng sẽ tìm ở đâu? Lúc đầu, tất yếu là ở Paris. Nhưng vào lúc đó y cùng bạn bè đã cao chạy xa bay khỏi thành phố rồi. Sau đó có thể đem bán bức tranh ở ý hay ở Đức tuỳ thích Việc mất bức tranh đư ợc phát hiện ngay hôm sau, hôm thứ ba. Kẻ đánh cắp Mona Lisa đã nhanh chóng được xác định - Đó là một nhân viên của Viện bảo tàng, tay họa sĩ trang trí Vincenzo đã biến mất. Nhưng làm cách nào để lần ra dấu vết của hắn. Y còn ở Paris hay đã rời khỏi thành phố này? Liệu y có ẩn náu tại quê hương mình, ở ý hay không? Y hành động một mình hay cùng với những kẻ tòng phạm? Giám đốc Viện bảo tàng Louvre Pigiole đề nghị cảnh sát tổ chức cuộc truy lùng tội phạm trên quy mô rộng rãi, không chỉ ở Paris và trên toàn lãnh thổ nước Pháp mà còn ở ngoài biên giới nước này. Nhiều họa sĩ, nhiều nhà -phục chế được dò hỏi, tất cả các viện bảo tàng lớn và các nhà sưu tầm tư nhân đều được cảnh báo. Ngày tháng cứ trôi qua, nh ưng tung tích bọn ăn trộm tranh vẫn bặt vô âm tín. Từ Đức, từ ý , từ Tây Ban Nha không có tin tức gì v ề bức tranh bị đánh cắp. Báo chí nhất loạt miêu tả tỉ mỉ vụ mất trộm này. Trong một chốc lát họa phẩm đó đã trở thành lừng danh khắp thế giới. Trên báo chí đã xuất hiện những tấm ảnh của tên kẻ trộm Vincenzo và của bức tranh bị đánh cắp. Người ta đặt tiền thưởng cho những ai tìm ra tung tích của kẻ trộm tranh. Trong vòng một ngày, tác phẩm của Leonardo da Vinci đã trở thành bức tranh nổi tiếng nhất của Viện bảo tàng Louvre. Hàng đoàn người đến đây cốt để tò mò xem cái vị trí của bức tranh bị mất. Những chuỗi ngày chờ đợi khắc khoải trôi qua. Cảnh sát vẫn không ngừng tìm kiếm hắn qua những tấm ảnh Vincenzo ướt sũng dưới mưa thu. Không ai c òn đặc biệt quan tâm đến phần thưởng được hứa hẹn nữa. Tất nhiên có những hồi chuông điện thoại, những bức thư gửi đến, song không một giả thuyết nào đưa ra, không một điều phỏng đoán nào được xác nhận. Chẳng mấy chốc, câu chuyện về vụ đánh cắp bức tranh của Leonardo da Vinci đã chìm vào quên lãng, mặc dầu cảnh sát vẫn tiếp tục lùng s ục Mona Lisa ở châu Âu. Họ không mảy may ngờ ràng kiệt tác này đã được đưa sang bên kia đại dương. Từ tháng 8 năm 1911 nó đã nằm tr ên đất Mỹ. Những kẻ trộm tranh qua báo chí được biết chúng đang bị truy lùng khắp châu Âu, và chúng đã quyết định đưa họa phẩm vượt đại dương. Hơn nữa, tiền của chúng đã c ạn. Đến New York, chúng bắt đầu đi khảo giá. Chính ở đây Vincenzo nảy ra một ý định tuyệt vời đã mang lại cho cả nhóm một khoản tiền kha khá: phải chăng nên chép lại Mona Lisa rồi đem bán coi như là nguyên tác? Hay, tốt nhất là chuẩn bị mấy bản sao? Ivo và Vincenzo nhận nhiệm vụ chép tranh. Chúng thuê một xưởng họa nhỏ ở Broadway và đêm ngày miệt mài làm việc. Công việc này không dễ vì cần phải chép những bức tranh cho thật giống nhau. Còn Eđuarđô thì đảm nhận việc đi tìm khách mua. Và đã tìm ra được. Không phải một gã khờ khạo mà là một tay rất sành hội họa, một nhà sưu tầm, chủ của một phòng tranh riêng, nhà tỉ phú John Morgan. Thế là cá đã cắn câu. Eđuarđô cho biết sẽ sẵn sàng bán cho ông ta bức tranh của Leonardo da Vinci đư ợc đánh cắp từ Viện bảo tàng Louvre, bức tranh mà cảnh sát đang truy tìm khắp châu Âu. Y cho xem những mẩu tin cắt từ các báo. Morgan cũng đã nghe phong thanh về câu chuyện đó, lúc đầu không tin, nhưng sau một thời gian đắn đo suy nghĩ, ông ta đồng ý mua với giá 300 ngàn đô la. Ngày hôm sau b ức tranh được trao cho chủ mới và mỗi tên trộm kiếm được 100 ngàn đô la: Nhà sưu tầm hí hửng vì mua được của quí với giá rẻ bất ngờ ông ta không thể biết rằng năm “nguyên bản” như vậy cũng được bán cho các nhà sưu tầm khác. Tổng cộng nhóm trộm qua vụ làm tranh giả vớ được gần 2 triệu đô la - một món tiền khổng lồ đối với thời điểm bấy giờ. Và tất cả những ông chủ của bức tranh Mona Lisa “bị đánh cắp”, lẽ tất nhiên đều im như thóc. Nhưng điều đánh chú ý nhất là nguyên bản vẫn chưa bán được. Thoạt tiên không có người mua vì Vincenzo đặt giá quá cao. Sau đó y quyết định không bán bức tranh nữa bởi lẽ y cho mình là chủ sở hữu có toàn quyền đối với bảo vật này. Chính điều đó đã làm dấy lên sự bất bình ở những kẻ tòng phạm với y. Những cuộc cãi lộn đã bắt đầu, không ai thích chép tranh nữa. Thấy vậy Vincenzo bèn nghĩ cách đánh bài chu ồn khỏi đồng bọn và đem theo nguyên tác trở về ý. Hơn hai năm, Mona Lisa đi chu du từ châu Âu sang Mỹ rồi lại quay trở về quê hương. Vincenzo lại -th ấy cạn túi, y cho rằng thời gian qua cũng đủ để cho mọi người quên lãng y. Y dọn đến ở Como, một tỉnh nằm ở phía Bắc nước ý và tại đây, y quyết định bán bức tranh. Y viết một bức thư gửi Geri, một nhà sưu tầm tranh nổi tiếng ở Florence ngỏ lời muốn bán cho ông ta bức Mona Lisa đích thực với giá nửa triệu fơrăng - một món tiền rất lớn vào thời điểm lúc đó và ký tên là họa sĩ Leonarđi ở Paris. Geri từng biết vụ mất bức tranh của Leonardo đa Vinci ở Viện bảo làng Louvre nên lập tức sinh nghi và trình cảnh sát bức thư ấy. Cảnh sát đề nghị ông tiếp tục trò chơi với Leonarđi v à khuyên nên dùng kế điệu hổ ly sơn: mời Leonarđi đến Florenceđể cho xem bức tranh. Geri bèn viết thư trả lời, đồng ý mua tác phẩm nổi tiếng với số tiền quy định và ngỏ lời mời họa sĩ đến Florence. Vincenzo hí hửng cho rằng mình đã vớ đúng ông khách sộp liền đến ngay Florence và nghỉ tại khách sạn “Tripoli”. Đến dự buổi tiếp xúc với “họa sĩ từ Paris tới” ở khách sạn “Tnpoli”, Ghêri mời thêm một “chuyên gia”, trên thực tế là bộ trưởng nghệ thuật của ý tên là Corađo Risi, một người rất sành về hội họa và rất am hiểu sáng tác của Leonardo da Vinci. Trong phòng bên cạnh, cảnh sát đã mai phục sẵn sàng. Chính Risi khi nhìn thấy bức tranh trong tay Leonarđi liền thốt lên một câu vốn là mật hiệu đã được qui ước từ trước: “Không còn nghi ngờ gì nữa! Đích thị là bản gốc rồi?” Cảnh sát lập tức xông vào phòng, công bố lệnh bắt họa sĩ Leonarđi về tội đánh cắp bức tranh của Leonardo da Vinci ở Viện bảo tàng Louvre vào ngày 21/8/1911. Vincenzo không ngờ tình hình lại xoay chuyển như vậy, y chưa kịp mở mồm thì lập tức đã bị tra tay vào còng số 8. Ngày 20 tháng 12 năm 1913, một thông báo đặc biệt về hiện vật được tìm thấy cuối cùng đã nằm trên bàn các thám tử Pháp. Tin này đư ợc lập tức báo cho giám đốc Viện bảo tàng Louvre Piglóle. Ông ta không muốn tin điều đó và đích thân dẫn đầu một đoàn đại biểu đến Florence. Toàn bộ sự việc còn lại chỉ là công việc kỹ thuật. Pigiole và các đồng nghiệp của ông đã xác nhận tính đích thực của Mona Lisa. Đó chính là nguyên bản bị đánh cắp trong Viện bảo tàng Louvre. Khi cảnh sát tiến hành thẩm vấn Vincenzo, thì y cố thanh minh cho hành động của mình bằng cách khẳng định rằng y không đánh cắp, rằng mục đích của y không phải là kiếm chác mà là mong muốn trả lại cho nhân dân ý của mình tác phẩm của người đồng hương vĩ đại mà hoàng đ ế Napoléon, kẻ xâm lăng vốn bị y căm ghét, đã mang về Pháp làm chiến lợi phẩm. Y nói rằng nếu như kẻ đi nô dịch các dân tộc và tên kẻ cướp Napoléon được coi là anh hùng, thì y, Vincenizo, không thể là tên tội phạm. Song các thẩm phán không coi lời giải thích của y là đủ cơ sở để thanh minh. Bồi thẩm đoàn đều nhất trí cho rằng y phạm tội. Và Vincenzo Peru gia bị đưa vào nhà lao, còn bức tranh thì được hoàn lại cho Viện bảo tàng Louvre. Nó lại được treo đúng vị trí cũ của nó cách đây hai năm. Thật ra, từ lúc đó, để bảo vệ bức tranh, người ta đã áp d ụng những biện pháp đặc biệt: nó được che chắn bởi một tấm kính dày có gắn tín hiệu báo động. Lê Sơn (theo Literaturncya Rossija) . SỰ TRỞ VỀ CỦA MỘT KIỆT TÁC Có lẽ bức chân dung nổi tiếng Mona Lisa, sáng tác của nhà họa sĩ thiên tài ý Leonardo da Vinci, được vẽ vào. của kẻ trộm tranh. Trong vòng một ngày, tác phẩm của Leonardo da Vinci đã trở thành bức tranh nổi tiếng nhất của Viện bảo tàng Louvre. Hàng đoàn người đến đây cốt để tò mò xem cái vị trí của. không biết chán. Tác giả bức tranh đó đã truyền được vào bức chân dung ấy sự trong trắng và vẻ dịu dàng của người phụ nữ. Báo chí đã ca ngợi rằng đó là kiệt tác độc nhất vô nhị của nghệ thuật

Ngày đăng: 29/06/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan