Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
233,5 KB
Nội dung
Hành trìnhđauthươngcủanhữngcô gái “sập bẫy” buôn người Thứ tư, 31/03/2010 09:21 Nạn buôn bán phụ nữ tại Việt Nam đã và đang diễn biến hết sức phức tạp. Loại tội phạm này xuất hiện trong khoảng 15 năm trở lại đây, đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho các nạn nhân, gia đình và xã hội. Những năm đầu, nạn buôn bán phụ nữ chỉ xảy ra ở một vài địa phương, nhưng nay đã lan rộng ra nhiều khu vực từ nông thôn đến thành thị và cả miền núi. Thông thường, các đối tượng thường tìm đến các cô gái có hoàn cảnh khó khăn ở vùng nông thôn hoặc qua người quen để dụ dỗ, hứa tìm giúp việc làm ở thành phố hoặc tại nước ngoài nhưng thực chất là đem bán vào các động chứa. Thời gian qua, lực lượng công an cả nước đã điều tra, khởi tố hàng trăm vụ án về buôn bán phụ nữ, bắt giữ hàng ngàn đối tượng, giải thoát cho hàng chục ngàn phụ nữ, trẻ em thoát khỏi cảnh “nô lệ tình dục”. Tuy nhiên, nạn buôn bán phụ nữ vẫn khó kiểm soát và số nạn nhân của bọn buôn người vẫn ngày một tăng… Các cô gái bị tạm giữ đang làm việc với cơ quan điều tra “KHU ĐÈN ĐỎ” TRÊN ĐẤT LẠ! “Khu đèn đỏ” tại làng Svaypak (Phnôm Pênh, Campuchia) có khoảng 20 nhà chứa, với trên 300 phụ nữ, trẻ em gái Việt Nam hành nghề mại dâm, trong đó phần lớn đều dưới 18 tuổi. Hầu hết các cô gái đều xuất thân từ các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang . Nỗi kinh hoàng về chốn ăn chơi trụy lạc này sẽ ám ảnh họ suốt cuộc đời. Bất cứ cô gái Việt Nam nào đang hành nghề tại “khu đèn đỏ” này cũng đều bị dụ dỗ, sa vào tay những kẻ buôn người. Bọn chúng thường tìm đến các cô gái trẻ có hoàn cảnh khó khăn ở thôn quê hoặc thông qua người quen để dụ dỗ, hứa tìm giúp việc làm ở thành phố, sau đó bán ra nước ngoài. Lợi dụng chính sách thông thoáng trong công tác quản lý xuất nhập cảnh, xuất khẩu lao động, kết hôn và cho nhận con nuôi; bọn buôn người thường dùng thủ đoạn đẩy phụ nữ, trẻ em hoặc gia đình họ vào con đường sa ngã, sau đó bắt buộc họ làm theo ý chúng. Xu hướng phạm tội có tổ chức ngày càng thể hiện rõ qua việc cấu kết, móc nối giữa các đối tượng có tiền án, tiền sự, chủ chứa, môi giới mại dâm trong và ngoài nước. Chỉ vì cảm kích “lòng tốt” của người hàng xóm tên Hoa, Nguyễn Phương T. (SN 1992, quê Cần Thơ) đã bị sa vào “tổ quỷ”. Người phụ nữ này đã bỏ ra 4 triệu đồng cho gia đình T. mượn để sửa lại cái nhà rách nát suốt 10 năm, mà không cần tính đến hạn trả nợ. Hơn nữa, bà Hoa còn hứa sẽ tìm việc làm cho T. để có tiền phụ giúp gia đình. Sau khoảng 4 giờ ngồi xe, T. đã có mặt tại Bến xe miền Tây cùng bà Hoa. Đây là lần đầu tiên cô xa nhà với mong ước sẽ cố gắng làm lụng, có tiền để phụ ba mẹ nuôi các em. Sau một ngày nghỉ ngơi tại một khách sạn ở Q10, bà Hoa thông báo đã tìm được cho T. một công việc bán hàng bên Campuchia. Nghe nói vậy, T. không đồng ý và bày tỏ nguyện vọng: “Con thích làm việc ở thành phố thôi. Dì làm ơn tìm một việc khác cho con được không?”. Bà Hoa cười xuề, lên lớp: “Mày ngu lắm! Ở Campuchia bán hàng cho “Tây” không à, lại có nhiều tiền boa nữa”. “Xếp đồ lẹ lên, không trễ giờ mất?”, bà Hoa thúc giục. T. gượng gạo làm theo. Bà Hoa đưa T. đi qua rất nhiều tuyến đường khác nhau, kể cả xẻ ngang cánh đồng khiến cô không thể nhớ lộ trình mình đã đi. T. chỉ biết đi gần cả ngày trời mới tới biên giới Campuchia. Tại đây, bà Hoa dặn dò T.: “Con sẽ làm việc cho ông Minh là người Việt gốc Hoa đang đậu xe ở đằng kia nhé”. Dứt lời, bà Hoa đi thẳng về phía hai người đàn ông đang đậu xe chờ sẵn. Bà Hoa leo lên xe của người đàn ông có thân hình gầy gò, nước da đen nhẻm. T. ngồi lên xe của người còn lại. Sau hơn 3 giờ đồng hồ di chuyển, chiếc xe dừng lại trước một căn nhà 3 tầng, người đàn ông cao lớn xuống xe, giục: “Đến rồi, xuống đi”. T. bước xuống, mắt lóng ngóng về phía sau để tìm bà Hoa. Như hiểu ý, ông Minh quát: “Chờ cái gì, vào trong đi”. “Con chờ dì Hoa”, T. thỏ thẻ. Ông Minh nói: “Bà ấy về thành phố rồi”. T. lẳng lặng bước vào căn nhà với một tâm trạng hết sức bất an. Cô được xếp ngủ chung với hai cô gái Việt Nam khác nhưng chẳng ai nói với ai một lời. Đêm đó, cô thao thức không sao ngủ được và cảm thấy lo sợ cho tương lai của mình. Dường như có một bóng đen đang bao phủ cuộc đời cô. Trong đầu T. luôn thắc mắc, không lẽ lần đầu tiên ra đời kiếm sống lại phải đến một đất nước xa xôi như thế này sao? Dì Hoa bảo sang đây bán hàng, mà căn nhà lại hoàn toàn trống trải, không có hàng hóa? Hay là ở đây mà bán hàng ở nơi khác? Giấc ngủ chập chờn đã đến với T. sau một ngày đi đường mệt mỏi. Sáng hôm sau, khi đang loay hoay trong phòng thì có người lên báo T. thay đồ để làm việc. Với bộ đồ mới bà Hoa mua tặng trên người, T. chạy xuống dưới thì có một người đàn ông đang chờ sẵn. Vợ chồng ông Minh bước vào, nói với T.: “Con dắt khách lên lầu rồi tiếp chu đáo nha”. T. không hiểu ông chủ nói gì. Mãi đến khi bà chủ kéo vào trong nói chuyện “đi khách” thì T. mới biết mình đã bị lừa bán sang đây. Do nhất quyết không chịu tiếp khách, T. đã bị một trận đòn nhừ tử, mà có lẽ đến chết cô cũng không thể quên. Sau đó, T. bị nhốt riêng lên trên sân thượng và bị bỏ đói suốt hai ngày. Thỉnh thoảng ông Minh lại cho người lên đấm đá T. vài cái và hăm dọa: nếu không tiếp khách sẽ bị bỏ đói đến chết. Quá hoảng sợ, T. đành chiều theo ý của chủ nhà chứa. Nhà chứa của ông Minh có khoảng 30 cô gái, đa phần là người Việt Nam. Mỗi ngày, các cô gái phải tiếp khoảng 300 khách. Riêng T. phải tiếp từ 15 đến 20 khách/ngày. Dù tiếp khách nhiều, nhưng bữa ăn của T. cùng các cô gái khác ngày nào cũng chỉ cá và rau. Nhiều cô gái thấy ngán không thể nuốt nổi cơm, nhưng vẫn phải tiếp khách thường xuyên nên sức khỏe ngày càng suy kiệt dần. Vũ Thị Bạch Yến - một đối tượng tổ chức môi giới hôn nhân NHỮNG CUỘC ĐÀO THOÁT BẤT THÀNH Trở thành “nô lệ tình dục” được khoảng sáu tháng, T. đã nảy sinh ý định bỏ trốn. Nhưng mỗi lần đào thoát cũng đều kết thúc bằng một trận đòn dã man. Lần thứ nhất, lợi dụng lúc chủ nhà chứa cho ra ngoài mua đồ, T. đã đánh liều bắt xe ôm ra thẳng bến xe để chạy trốn. Khi T. ngồi trong phòng chờ, tay đang cầm tấm vé thì gã đàn ông có khuôn mặt dữ tợn quen thuộc xuất hiện. Bị bắt về đến nhà mà T. vẫn không hiểu tại sao gã chủ nhà chứa lại tìm thấy cô. Mãi sau này T. mới biết người lái xe ôm đã báo lại sau khi đã đưa cô ra bến xe. Một tháng sau, T. tiếp tục lên kế hoạch cho lần chạy trốn thứ hai. Cô thao thức suốt nhiều đêm liền, một mình lên kế hoạch thoát khỏi cái nơi “địa ngục trần gian” này. Nửa đêm, khi mọi người say giấc, T. rón rén cạy cửa và trốn ra ngoài. Sau khoảng 20 phút chạy bộ, cô đã đón được một chiếc xe du lịch đang di chuyển hướng về cửa khẩu Mộc Bài. Ngồi trên xe, T. vẫn không thôi sợ hãi, mồ hôi chảy ra như tắm. Cô sợ sẽ lại bị bắt và phải hứng chịu những trận đòn quá dã man. Chiếc xe du lịch vẫn bon bon xuyên qua màn đêm tĩnh mịch. Nhưng T. vẫn không sao chợp mắt bởi phía sau vẫn có ánh đèn xe lấp lóe lúc ẩn lúc hiện. Chiếc xe chạy được khoảng 10km thì đột nhiên dừng lại. Mọi người trên xe tỉnh dậy, mắt dáo dác nhìn quanh. Một người đàn ông cao lớn bước lên xe, T. nhận ra ngay đó là ông Minh. T. gần như muốn ngất xỉu khi nghĩ đến những hình phạt sắp tới. Sau khi bị bắt quay trở lại “tổ quỷ”, T. tiếp tục bị “đầy ải thân xác” trong trạng thái đau nhức toàn thân. Một đêm, lực lượng cảnh sát thực hiện chiến dịch truy quét mạnh mẽ các điểm tệ nạn xã hội, đặc biệt là mại dâm. Khi bóng dáng của cảnh sát xuất hiện cũng là lúc các nhà chứa đóng cửa kín mít và tổ chức cất giấu “phương tiện làm ăn”. T. cùng các “đồng nghiệp” phải leo lên sân thượng, chui vào hồ nước để tránh không bị bắt. T. đã từng được nghe kể, cũng tại con đường nổi tiếng về đêm này, năm ngoái lực lượng cảnh sát bất ngờ truy quét tệ nạn mại dâm với quy mô lớn. Họ nổ súng liên tục vào cửa kính của các nhà chứa. Những tiếng súng kinh hoàng ấy đã làm vài cô gái Việt Nam bị mất mạng vì lạc đạn. Vì vậy, mong muốn thoát khỏi nanh vuốt củanhững “con quỷ” đội lốt người lại thôi thúc. Và T. tiếp tục hành động . Các em được học nghề ở trung tâm THOÁT KHỎI “ĐỘNG QUỶ” Hầu hết các cô gái trở thành “nô lệ tình dục” đều không hề biết rằng họ là “con mồi” nằm trong kế hoạch định sẵn của bọn buôn người. Thế nên khi các nạn nhân nhận ra thủ đoạn vô nhân tính của bọn chúng thì đã quá muộn. Bản thân họ không đủ sức trốn thoát khỏi nơi ô nhục. Chỉ đến khi lực lượng chức năng xuất hiện trấn áp hoặc may mắn tìm được những người hiểu được thân phận, cảm thông được nỗi thống khổ mà các cô gái phải trải qua, thì họ mới mong thoát khỏi “động quỷ” . Trong khi T. đang vùng vẫy để thoát khỏi sự giam cầm củanhững kẻ buôn người thì một cô bé khác mới 17 tuổi quê Đồng Tháp lại trở thành “miếng mồi” ngon của bọn buôn người. Nguyễn Thị Bé N. đã nghe theo lời “đường mật” của một cô gái lớn hơn mình 6 tuổi để rời khỏi gia đình, tự tìm việc kiếm sống và có điều kiện phụ giúp ba mẹ. N. theo chân Vân lên TPHCM làm việc tại một quán cà phê ở Q10. Nhưng sau đó, Vân “bàn” với N. sẽ tìm việc nhẹ nhàng mà lại kiếm được nhiều tiền, ở tận Nam Vang, Campuchia. N. hỏi: “Việc gì mà lại kiếm được nhiều tiền dữ vậy?”. Vân bảo: “Ở Campuchia người ta toàn xài tiền đôla không à. Mình sang đó thì cũng phụ giúp bán hàng, thỉnh thoảng phải giữ em và tiền công cũng cả trăm đôla/tháng, sướng lắm!”. Nghe Vân nói vậy, N. quyết định theo chân Vân sang Campuchia mà không báo cho gia đình hay biết. Hai hôm sau, N. và Vân bắt xe, khởi hành bằng đường bộ từ Long Bình qua Châu Đốc xuống An Giang rồi đến cửa khẩu Tịnh Biên thì được một người đàn ông trên 30 tuổi chờ đón. Sau khi lên chiếc xe du lịch, N. được đưa thẳng về một ngôi nhà rộng lớn ở Xiêm Riệp. Trải qua một ngày đường cực nhọc, N. được cho bà chủ cho nghỉ ngơi một ngày. Nhưng ngay hôm sau, bà chủ người Campuchia yêu cầu N. “tiếp khách”. Lúc này N. mới nhận ra mình bị lừa bán sang đây. N. không ngờ chỉ vì gia cảnh nghèo, muốn kiếm chút đỉnh tiền để lo cho cuộc sống, bỗng chốc cô trở thành gái làng chơi nơi đất khách quê người. Cô đứng chết lặng khi bà chủ nhà chứa dứt lời. N. đã chống cự quyết liệt trước sự đàn áp củanhững kẻ chăn dắt. Chỉ sau một giờ đồng hồ đánh đập, người N. đã mềm như sợi bún. Trước khi những kẻ được thuê về để đánh đập cô quay đi, cô còn nghe rõ lời hăm dọa của bọn chúng: “Nếu không tiếp khách sẽ bị “xử” tiếp và cho nhịn đói đến chết luôn!”. Tận mắt chứng kiến sự phục tùng của các cô gái có cùng cảnh ngộ trong động mại dâm thuộc loại lớn nhất vùng (chứa khoảng gần 50 cô gái) tây nam Campuchia và kinh hãi với những trận đòn khiến N. phải chấp nhận làm theo yêu cầu để giữ được tính mạng. Một đêm N. khó ngủ, D. - tên cô gái ở cùng phòng đã “vào nghề” được hai năm qua kể: “Ngày đầu, chị cũng bị đánh như em và không cách nào cưỡng lại nên đành phải chấp nhận. Năm 2007, chị được một người hàng xóm giới thiệu lên thành phố kiếm việc làm. Sau khi làm phục vụ ở một quán nhậu được hai tháng thì người đàn bà đó đã bán chị qua đây”. N. hỏi: “Sao chị không tìm cách trốn khỏi đây?”. “Chị cũng nhiều lần nghĩ cách rồi nhưng vẫn không thể. Tụi nó canh chừng kỹ lắm. Nhất cử nhất động của chị em mình là tụi nó biết hết đó, đừng phí sức mà tìm cách thoát khỏi nơi đây”, D. vừa dứt lời thì có tiếng từ hành lang nói vọng vào: “Tụi mày có ngủ đi không, đừng làm phiền người khác chứ?”. N. và D. im lặng nhìn nhau. Giải thoát chỉ là một giấc mơ ngắn ngủi. Trở thành gái làng chơi trên đất Xiêm Riệp được hai tháng thì N. cùng năm cô gái Việt Nam khác đã bị cảnh sát đưa về giam giữ ở Nam Vang trong một đợt truy quét kéo dài cả tháng trời. Trong lúc tinh thần N. đang bị hoảng loạn, không tìm ra lối thoát thì một người phụ nữ Campuchia tốt bụng đã xuất hiện. Bà ấy biết nói tiếng Việt nên đã hỏi han về hoàn cảnh của N. và tìm cách báo cho Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia. Sau đó, N. và các cô gái Việt Nam khác được lực lượng Công an TP. Cần Thơ đón về nước trong niềm vui sướng của gia đình. Phó giám đốc Trung tâm AFESIP “LỤC VÂN TIÊN” TRÊN ĐẤT KHÁCH Trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình, phận là con lớn nên Trần Thị Thanh Th. muốn có việc làm kiếm tiền để tiếp mẹ nuôi các em. Một năm trước, thông qua một người chị kết nghĩa Th. đã quen biết cô gái tên Bi trong một dịp lên TPHCM chơi. Một hôm, Bi về quê và gợi ý dắt Th. đi làm, kiếm tiền phụ giúp gia đình. Th. đã cùng Bi đi một ngày đường bộ từ TPHCM qua Campuchia. Tại đây, Th. đã được “giao” cho đôi vợ chồng người Malaysia (vợ là người Việt Nam), còn Bi quay trở về TPHCM ngay. Th. phải ngủ ở Campuchia một đêm. Hôm sau, hai vợ chồng người Malaysia quay lại mua vé xe cho Th. “Quá cảnh” thêm một ngày một đêm ở Thái Lan nữa. Sau đó, đôi vợ chồng này tiếp tục mua vé xe cho Th. về ở Calampo - Malaysia. Ở nhà ông ta được một tuần thì Th. bị đưa đến một nhà chứa ở Kuantan. Thế là cuộc đời Th. bắt đầu lún sâu vào bi kịch. Hằng ngày, ông chủ nhà chứa bắt cô tiếp bất cứ khi nào có khách yêu cầu, kể cả giờ nghỉ ngơi. Do Th. là một trong số ít các cô gái có nhan sắc mặn mà nên được “ưu tiên” tiếp khách nhiều hơn. Bình quân mỗi ngày Th. phải tiếp khoảng 15 - 20 khách. Một ngày, một khách người Malaysia biết nói tiếng Việt đã hứa sẽ lên kế hoạch giải thoát cho Th. Cô mừng rơn. Vài ngày sau, Th. không thấy ông khách tốt bụng ấy quay lại. Khi niềm hy vọng tưởng chừng như đã tắt thì gương mặt phúc hậu của người đàn ông tốt bụng kia lại xuất hiện. Ông ấy đã thỏa thuận với chủ chứa cho Th. ra ngoài một đêm. Sau khi bàn tính kế hoạch bỏ trốn và chỉ đường cho Th., ông ấy đã trả cô về nhà chứa vào sáng hôm sau. Trong buổi tiệc sinh nhật có sự tham dự của chủ nhà chứa, ông ấy đã hào sảng cho tiền tất cả những nhân viên đang làm việc tại nhà chứa. Trong lúc đi vệ sinh, ông ấy đã đi ngang qua phòng Th. ở và nhỏ nhẹ thông báo khoảng 1 giờ khuya Th. sẽ bỏ trốn ra ngoài bằng cửa sau. Đêm đó, Th. cạy cửa trốn ra ngoài cùng một cô gái đang mang thai bốn tháng. Sau khoảng 2 giờ đồng hồ đi bộ, Th. và cô gái đã ra tới đường lộ lớn. Ở đó, một chiếc taxi màu đỏ do ông khách thuê đang chờ sẵn đã đón và đưa về nhà ông ấy. Một tuần sau, ông khách đã liên hệ được với Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia. Sau đó, Th. đã được đưa đến sở cảnh sát của Malaysia để cung cấp địa chỉ, số điện thoại của chủ nhà chứa. Th. trở về văn phòng đại sứ quán ở tạm để chờ kết quả điều tra xác minh của lực lượng cảnh sát. Hai tháng sau, lực lượng cảnh sát Malaysia đã bắt giữ hai vợ chồng chủ nhà chứa và Th. đã được giải cứu, trở về Việt Nam sau hơn hai năm bôn ba xứ người. Trở lại chuyện của T. cô gái đã nhiều lần tìm cách trốn thoát khỏi nhà chứa ở “khu đèn đỏ” tại làng Svaypak, Phnôm Pênh, Campuchia, nhưng đều thất bại. Tuy nhiên, T. vẫn luôn nuôi hy vọng một ngày cô sẽ thoát khỏi cảnh làm “nô lệ tình dục”. Một ngày vắng khách, tay chủ nhà chứa đã điều khoảng 10 cô gái, trong đó có T. sang phục vụ tại quán bar nằm cách nhà chứa khoảng 1km. Trong lúc tiếng nhạc đang dồn dập, hàng trăm vị khách đang phấn khích bên các vũ nữ thì quán đột nhiên cúp điện. Khi đó, T. đã mừng thầm trong bụng và hạ quyết tâm phải trốn trong đêm. Cô nhanh chóng chạy ra cửa vũ trường đón xe hướng về cửa khẩu. Khi di chuyển được khoảng 12km, T. xuống xe, đi thẳng vào một con đường nhỏ và tiếp tục đi cho đến khi gặp bờ sông. Tại đây, T. gom hết số tiền trong túi, mướn một chiếc ghe máy để về Việt Nam. Sau khoảng 4 giờ đồng hồ đi trên sông nước mênh mông, T. đã có mặt tại tỉnh An Giang trong dòng lệ tuôn trào, kết thúc cuộc hành trình đầy tủi nhục của một cô gái mới trưởng thành . THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH HỒI GIA BỀN VỮNG! Thứ trưởng Bộ Công an, thượng tướng Lê Thế Tiệm cho biết, trong 5 năm thực hiện Chương trình 130/CP, trên phạm vi cả nước đã phát hiện gần 1.600 vụ buôn bán người với gần 2.900 đối tượng, lừa bán trên 4.000 nạn nhân. Trong đó hơn 60% tổng số vụ mua bán sang Trung Quốc, 11% sang Campuchia, còn lại là một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore . Các lực lượng chức năng đã giải cứu hơn 1.200 nạn nhân từ các vụ mua bán phụ nữ, trẻ em; tiếp nhận gần 3.000 nạn nhân bị buôn bán trở về. Trong số các nạn nhân trở về có 80% được tiếp cận các dịch vụ tư vấn tâm lý và cung cấp thông tin, chính sách hỗ trợ, 30% nhận được kinh phí hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng và hỗ trợ học nghề từ nguồn ngân sách Nhà nước để có thể hồi gia một cách bền vững. Sau khi thoát khỏi “cơn ác mộng”, Nguyễn Phương T. đã được Trung tâm hỗ trợ và tiếp nhận phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gặp khó khăn (gọi tắt là AFESIP) tại TP. Cần Thơ tiếp nhận và hỗ trợ học nghề. Sau gần một năm ổn định tâm lý và chuyên tâm học nghề uốn tóc, T. tìm được một công việc ổn định tại Cần Thơ. T. bảo: “Hồi đó mà được học nghề thì em đâucó bị lừa bán sang Campuchia. Bây giờ nghĩ lại, em vẫn cảm thấy hãi hùng .”. Khác hẳn với T., Nguyễn Thị Bé N. sau khi đã nhận số tiền hỗ trợ làm vốn, cô đã trở về Đồng Tháp để buôn bán và đã có thể chăm sóc cả gia đình mà không hề lâm cảnh thiếu thốn như xưa. Bé N. cho hay, chỉ cần chịu khó làm ăn thì quê hương chính là mảnh đất có thể bảo bọc tất cả mọi người mà chẳng cần phải đi đâu xa. Ở AFESIP, hầu hết các cô gái đều cố gắng vượt qua nghịch cảnh để làm lại cuộc đời . AFESIP do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với tổ chức hành động vì phụ nữ có nguy cơ nhằm mục đích hỗ trợ quá trình tái hòa nhập cho phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của việc bị xâm hại và buôn bán vì mục đích bóc lột tình dục khu vực đồng bằng sông Cửu Long, triển khai tại thành phố Cần Thơ giai đoạn từ năm 2008 - 2011. Phó giám đốc trung tâm Nguyễn Thị Hà cho biết: thông qua các hoạt động tiếp cận, tiếp nhận, đến nay học viên có mặt tại trung tâm là 25 em, bao gồm các trường hợp: bị buôn bán, bị lạm dụng tình dục, lấy chồng nước ngoài, nguy cơ mại dâm ở các tỉnh Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ. Tại trung tâm, các em có điều kiện được hưởng các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt vui chơi giải trí. Mỗi tháng các em sẽ được tiếp cận một chuyên đề, tư vấn, ổn định tâm lý và học nghề như: uốn tóc, học nail, trang điểm cô dâu, massage . Đối với các học viên chưa học hết THCS, các em sẽ được đi học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Đối với các em chưa học hết tiểu học thì sẽ được các nhân viên xã hội dạy kèm, học chữ. Sau 15 tháng học tập và rèn luyện tại trung tâm, các em sẽ được hồi gia trở về với gia đình, với cộng đồng. Hiện nay, tay nghề của các em đã vững vàng và đa phần đã có cuộc sống và công việc ổn định. Còn hai trường hợp có hoàn cảnh khó khăn đã được trung tâm hỗ trợ hai bộ đồ nghề làm nail (làm móng chân, móng tay) để kiếm sống. Ngoài ra, trung tâm còn phối hợp với gia đình và hội phụ nữ địa phương theo dõi, hỗ trợ quá trình hồi gia bền vững cho các em. [...]... (Chương trình 130/CP) do Bộ Công an tổ chức cuối năm 2009, Phó thủ tướng đánh giá, với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cấp, ngành, địa phương, Chương trình 130/CP đã đạt được những kết quả thiết thực, những mục tiêu cơ bản Nhận thức của các cán bộ, nhân dân về phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em đã được nâng lên một bước; nhiều đường... ngành, địa phương cần nhận thức rõ công tác phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em là nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội quan trọng và cần huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội để ngăn chặn, đẩy lùi và xóa bỏ loại tội phạm này Trong buổi lễ tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em 2004 - 2009 (Chương trình 130/CP) do Bộ Công an tổ chức cuối năm 2009,... thực hiện tốt công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp, đặc biệt quan tâm, chỉnh đốn và đưa vào nề nếp các loại việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài Tổ chức làm việc ngày thứ bảy để thường xuyên trao đổi, liên hệ với cơ sở, kịp thời giải đáp những khó khăn vướng mắc của địa phương trong quá trình đăng ký hộ tịch Mới đây, Sở Tư pháp đã chủ trì tổ chức cuộc họp với Công an TP Cần... đẩy mạnh công tác đấu tranh, phát hiện và xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án buôn bán người, cần tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, phổ biến các hình thức, thủ đoạn của tội phạm buôn bán người để nâng cao ý thức phòng ngừa của nhân dân; đồng thời quan tâm hơn nữa việc đào tạo nguồn nhân lực làm công tác phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em, công tác... việc kết hôn với người nước ngoài, bà Hà cho biết thêm, các cán bộ của trung tâm sẽ tư vấn, tuyên truyền cho các đối tượng có nguy cơ lấy chồng người nước ngoài để tránh những bất hạnh về sau Đa số các trường hợp cưới chồng nước ngoài đều không hạnh phúc vì không có tình yêu Hơn nữa, khi lấy chồng người nước ngoài, các cô gái vốn không cótrình độ cao đã gặp phải rất nhiều rào cản như: ngôn ngữ, tập quán... tổ chức tội phạm buôn bán người đã được phát hiện và xử lý nghiêm minh trước pháp luật Cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương ngày càng chặt chẽ, cơ chế pháp luật dần được bổ sung, hoàn thiện, công tác tái hòa nhập cho các nạn nhân được quan tâm thực hiện, hoạt động hợp tác quốc tế chống tội phạm buôn bán người được đẩy mạnh đã góp phần hạn chế nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em Tình hình tội phạm...Để thực hiện tốt mục tiêu đề ra, trung tâm có lực lượng cộng tác viên nòng cốt là cán bộ hội phụ nữ của 20 xã, phường, thị trấn; lực lượng nhân viên xã hội chuyên trách, bán chuyên trách và cán bộ dự án Hàng năm, trung tâm cũng cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn tại các thành phố lớn trong cả nước;... buôn bán người để nâng cao ý thức phòng ngừa của nhân dân; đồng thời quan tâm hơn nữa việc đào tạo nguồn nhân lực làm công tác phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em, công tác đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân, đặc biệt ở các vùng nông thôn, vùng sâu và vùng xa Hy vọng nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em sẽ thật sự bị đẩy lùi và xóa bỏ . Hành trình đau thương của những cô gái “sập bẫy” buôn người Thứ tư, 31/03/2010 09:21 Nạn buôn bán. sợ, T. đành chiều theo ý của chủ nhà chứa. Nhà chứa của ông Minh có khoảng 30 cô gái, đa phần là người Việt Nam. Mỗi ngày, các cô gái phải tiếp khoảng 300