Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 76 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
76
Dung lượng
622 KB
Nội dung
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Chính MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Hà Nội - Công ty cổ phần bảo hiểm AAA 30 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội - Công ty cổ phần bảo hiểm AAA giai đoạn 2008 – 2012 31 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN SVTH: Nguyễn Duy Thực Lớp: Bảo Hiểm 50B Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Chính DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ I. BẢNG Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Hà Nội - Công ty cổ phần bảo hiểm AAA 30 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội - Công ty cổ phần bảo hiểm AAA giai đoạn 2008 – 2012 31 SVTH: Nguyễn Duy Thực Lớp: Bảo Hiểm 50B Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Chính DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BH : Bảo hiểm BHTS : Bảo hiểm tài sản TS : Tài sản GTBH : Giá trị bảo hiểm STBH : Số tiền bảo hiểm STBT : Số tiền bồi thường PCCC : Phòng cháy chữa cháy ĐPHCTT : Đề phòng hạn chế tổn thất SVTH: Nguyễn Duy Thực Lớp: Bảo Hiểm 50B Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Chính MỞ ĐẦU Trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập với kinh tế quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Việt Nam, nhất là sau khi nước ta chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt, nó giúp kinh tế có những bước phát triển mạnh mẽ. Bảo hiểm là một trong những ngành dịch vụ phát triển khá toàn diện và có những bước nhảy vọt cả về quy mô, tốc độ và phạm vi hoạt động và nó cũng là một trong những ngành kinh tế được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nghiệp vụ Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt là một trong những nghiệp vụ Bảo hiểm ra đời đầu tiên từ những năm giữa thế kỉ XVII, nhưng chỉ được triển khai ở Việt Nam từ năm 1989. Đặc biệt kể từ sau khi Chính phủ ban hành nghị định 130/2006/NĐ - CP ngày 8/11/2006 quy định chế độ Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thì đối tượng tham gia bảo hiểm ngày càng được mở rộng, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp khai thác tiềm năng này. Từ đó đến nay nghiệp vụ Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt đã và đang không ngừng phát triển mạnh mẽ, nó càng thể hiện một vai trò không thể thiếu trong ngành bảo hiểm nói riêng cũng như trong nền kinh tế góp phần bảo vệ các cá nhân, tổ chức giảm thiểu rủi ro do cháy nổ gây ra. Đồng thời, đóng góp đáng kể vào doanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như GDP cho đất nước. Tuy nhiên, do những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới liên tiếp diễn ra trong những năm gần đây không những ảnh hưởng đến kinh tế thế giới mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành bảo hiểm và nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt khác nói riêng. Trong quá trình thực tập tại Chi nhánh Hà Nội - Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA, được sự giúp đỡ, định hướng của các thầy, cô trong Bộ môn và các anh, chị trong Công ty, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của cháy và các rủi ro đặc biệt cũng như nghiệp vụ Bảo hiểm cháy ở Chi nhánh Hà nội - Công ty bảo hiểm AAA, em quyết định chọn đề tài: “Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại Chi nhánh Hà Nội - Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA giai đoạn 2008 – 2012” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình nhằm trình bày một số nét cơ bản nhất về nghiệp vụ bảo hiểm cháy và thực tế kinh doanh nghiệp vụ trên tại công ty những năm gần đây. Bên cạnh đó, em cũng xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm SVTH: Nguyễn Duy Thực Lớp: Bảo Hiểm 50B 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Chính cháy tại công ty trong giai đoạn mới đầy khó khăn thử thách nhưng cũng rất nhiều cơ hội này. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do còn hạn chế về nguồn tài liệu và kiến thức có hạn nên trong bài phân tích chưa được sâu sắc và chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các anh chị để bài viết của em hoàn chỉnh hơn đề tài này. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm; các anh, chị tại cơ sở thực tập và đặc biệt cảm ơn TS. Nguyễn Thị Chính đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Duy Thực SVTH: Nguyễn Duy Thực Lớp: Bảo Hiểm 50B 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Chính CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt Trong cuộc sống, cũng như sinh hoạt hàng ngày, xảy ra rủi ro nào đó là điều khó tránh khỏi. Rủi ro đó có thể do những nguyên nhân chủ quan hay khách quan, có thể to hay nhỏ. Nhưng nó cũng làm cho cuộc sống bị xáo trộn, nhất là những rủi ro lớn nó có thể gây ra những hậu quả khôn lường, và việc giải quyết hậu quả đó vô cùng khó khăn và tốn kém. Như vậy, Bảo hiểm ra đời như là một tất yếu khách quan giúp san sẻ con người với con người, tạo ra sự ổn định cuộc sống của con người trong xã hội khi rủi ro nào đó ập đến với họ. Có thể nói, cùng với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải, nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt khác là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm ra đời đầu tiên trên thế giới. Có thể nói như vậy là bởi: Từ thế kỉ XVII về trước, tại các thành phố đông đúc trên thế giới, nhà cửa hầu hết đều xây dựng từ gỗ và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: đun nấu, sửa ấm, thắp sáng hầu hết sử dụng lửa. Hơn nữa, hệ thống phòng cháy chữa cháy vẫn vô cùng thô sơ và lạc hậu. Theo lịch sử, từ thời Trung đại rồi Phục Hưng, ở Châu Âu vẫn chưa có một hệ thống phòng cháy hữu hiệu nào hơn hệ thống sử dụng từ thời các hoàng đế La mã. Tuy nhiên, nó cũng rất thô sơ và thủ công: các gia đình phải trang bị các xô nước lớn, hàng đêm có các đội đi tuần tra để phát hiện sớm những dấu hiệu của cháy và việc xảy ra cháy là tất yếu. Nhưng cũng chính trong hoàn cảnh khó khăn đó, mầm mống đầu tiên của nghiệp vụ bảo hiểm cháy đã xuất hiện. Nếu cháy xảy ra thì thiệt hại mà nó gây ra có thể được phường hội giúp nhưng chỉ khi họ là hội viên. Khoản trợ giúp này chỉ mang tính chất động viên, khuyến khích mà chưa thể coi là một khoản bồi thường thực sự. Phường hội đầu tiên này ra đời năm 1374 tại Pháp bời các nhà buôn thành phố Rowen. Hiệp hội BH cháy đầu tiên ra đời ở Đức năm 1591 mang tên là FeuerCasse. Tiếp đến là sự xuất hiện của một vài tổ chức nữa song không để lại dấu ấn gì lớn. Cho đến năm 1666, đánh dấu sự xuất hiện của bảo hiểm cháy khi vụ cháy kinh hoàng ở Luân Đôn xảy ra vào ngày 2/9. Vụ cháy đã thiêu chịu hơn 13.000 căn nhà, gần 100 nhà thờ và rất nhiều tài sản khác. Lúc này người Anh mới nhận thức được tầm quan trọng của việc cần phải có hệ thống phòng cháy, SVTH: Nguyễn Duy Thực Lớp: Bảo Hiểm 50B 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Chính chữa cháy và bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do cháy gây ra. Do vậy năm 1667 ở Anh đã xuất hiện một số văn phòng cung cấp dịch vụ PCCC. Trong thời gian thành phố được kiến thiết lại, một nhà vật lý người Anh tên là Nicolas Bavbon đã bắt đầu nhận BH cháy cho những ngôi nhà xây dựng lại. Ban đầu công ty của ông hoạt động theo hình thức tư nhân, nhưng sau đó năm 1684 đã bắt đầu chuyển đổi thành công ty cổ phần với tên gọi là “Friendly Society Fire Office”. Công ty này hoạt động trên nguyên tắc tương hỗ, hệ thống phí cố định và người BH phải chịu một phần thiệt hại xảy ra. Tiếp theo đó một số công ty BH khác cũng theo đó ra đời: Hand in hand (1696), Sun Fire office (1710), Union (1714). Khi ra đời, các công ty này chỉ đảm bảo cho những rủi ro “ cháy” đơn thuần, tức Bảo hiểm cháy đơn thuần. Nhưng trước nhu cầu của khách hàng, cần bảo hiểm các rủi ro khác như: đa rủi ro nhà ở, đa rủi ro doanh nghiệp. Vì vậy trong hợp đồng của các công ty này đã phối hợp bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt khác. Cũng từ đây, nghiệp vụ bảo hiểm này ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội và mức sống ngày càng cao của người dân. Nó lan sang hầu hết các nước trên thế giới và đóng góp nguồn doanh thu lớn cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Ở Việt Nam, ngay trước năm 1945 đã có một doanh nghiệp bảo hiểm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy. Đến năm 1964, công ty bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam xuất hiện, đó là Bảo Hiểm Việt Nam. Bảo Hiểm Việt Nam đã độc quyền trong lĩnh vực bảo hiểm suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, với nền kinh tế bao cấp mà cơ chế hoạt động chủ yếu là cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Theo đó, nhà nước bù đắp mọi thiệt hại cho doanh nghiệp. Chính điều này đã ngăn cản sự phát triển của ngành bảo hiểm, cũng như nghiệp vụ bảo hiểm cháy ở Việt Nam trong giai đoạn này. Bước vào năm 1986, khi đất nước tiến hành cải cách nền kinh tế và quyết định đưa đất nước đi theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự hoạch toán tài chính, phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại kinh doanh, cùng với quyết định số 06/TCQĐ ngày 17/11/1989 của bộ trưởng Bộ Tài chính kèm theo quy tắc và biểu phí BH cháy thì nghiệp vụ này mới chính thức được công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) triển khai và phát triển. Đến ngày 02/05/1991 Quyết định này được thay thế bằng Quyết định 142/TCQĐ của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc ban hành Quy tắc và biểu phí bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt. Kể từ sau khi Nghị định số 100/1993/NĐ-CP được ban hành thì bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt bắt đầu được triển khai rộng khắp và ngày càng phát triển trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Bởi vì đây là văn bản pháp lý đầu tiên SVTH: Nguyễn Duy Thực Lớp: Bảo Hiểm 50B 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Chính quy định có nhiều loại hình doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm (Nhà nước, cổ phần, tương hỗ, liên doanh, 100% vốn nước ngoài). Cùng góp mặt với Bảo Việt trên thị trường lúc này là sự ra đời của Bảo Minh (1994); PJICO, Bảo Long (1995); VIA, PVI (1996); UIC(1997)v.v Đến năm 2006, bảo hiểm cháy nổ được Nhà Nước đưa vào thực hiện bắt buộc sau Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 quy định về chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Sự hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là một tín hiệu tốt thúc đẩy thị trường bảo hiểm cháy nổ tiếp tục phát triển. 1.2. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt 1.2.1. Sự cần thiết của bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt Cháy là một trong những rủi ro mang tính chất thảm hoạ và khi xảy ra hậu quả để lại rất nặng nề. Việc khắc phục nó đòi hỏi phải có nguồn tài chính khổng lồ. Theo số liệu thống kê, hàng năm trên thế giới có khoảng 5 triệu vụ cháy lớn nhỏ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đô la. Các vụ cháy không chỉ xảy ra ở các nước có nền kinh tế phát triển như Anh, Pháp, Mỹ…nơi mà có nền khoa học, công nghệ đã đạt đến đỉnh cao của sự hiện đại và an toàn thì cháy vẫn xảy ra và ngày càng tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Ở Việt Nam, các vụ cháy xảy ra nhiều, gây thiệt hại lớn đặc biệt tại các khu vực kinh tế phát triển như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…Trong vòng 30 năm, kể từ ngày chủ tịch Hồ Chí Minh ký sác lệnh PCCC ngày 4/10/1961 đến ngày 4/10/1991 đã xảy ra 566.036 vụ cháy lớn nhỏ, gây thiệt hại về vật chất ước tính 948 tỷ đồng, làm chết 2.574 người, bị thương 4.479 người. Từ năm 1992-1993 cả nước có khoảng 1.710 vụ cháy, làm chết 213 người, bị thương 348 người, ước tính thiệt hại 114,746 tỷ đồng. Giai đoạn 1996-2003, xảy ra 8.015 vụ cháy, gây thiệt hại trên 1.000 tỷ đồng. Tỷ lệ các vụ cháy lớn là 2,47%, thiệt hại lên tới 67,25% tổng thiệt hại. Năm 97 cả nước có 58 vụ cháy chợ trong đó có 4 vụ cháy lớn xảy ra ở Hà Nội, Nam Định, Thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang. Còn trong 10 năm qua, cả nước xảy ra khoảng 20.000 vụ cháy ở các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, cơ quan và nhà dân (trung bình mỗi năm 2000 vụ). Trong năm 2011, trên toàn quốc xảy ra 1.764 vụ cháy, làm chết 75 người, bị thương 215 người; thiệt hại về tài sản, trị giá gần 600 tỷ đồng và 2.000 ha rừng các loại. Đồng thời xảy ra 25 vụ nổ, làm chết 9 người, bị thương 30 người; gây thiệt hại SVTH: Nguyễn Duy Thực Lớp: Bảo Hiểm 50B 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Chính về tài sản ước tính trị giá 325 tỷ đồng. So với năm 2010, tuy số vụ cháy giảm 16%, thiệt hại về tài sản giảm được trên 7% nhưng số người chết và bị thương tăng trên, dưới 20%. Số vụ cháy lớn tuy chiếm 1,6% tổng số vụ nhưng thiệt hại về tài sản chiếm trên 50% tổng thiệt hại do cháy gây ra. Các vụ cháy điển hình có thể nói đến là: +Vụ cháy kinh hoàng xảy ra tại xưởng may gia công giầy da của vợ chồng chị Bùi Thị Hiền tại thôn Đại Hoàng 2, xã Tân Dân, huyện An Lão, Hải Phòng ngày 29.7 khiến 13 người chết, 25 người bị thương đến bây giờ vẫn khiến người dân nơi đây kinh hãi. +Vào sáng sớm 3.11 tại một căn nhà trong ngõ 22 Tạ Quang Bửu, Hà Nội đã xảy ra vụ nổ gas, sập nhà làm hai con chết thảm, bố mẹ bị bỏng nặng. Thảm họa bắt đầu sau tiếng nổ kinh hoàng, toàn bộ ngôi nhà hai tầng bị đổ sập. Chủ nhân của ngôi nhà này anh Trần Nhật Minh, 41 tuổi, và vợ là Nguyễn Thu Ngân, 37 tuổi, được cứu thoát, đưa đi cấp cứu trong tình trạng bị bỏng nặng. Hai con của anh chị Minh - Ngân là Trần Ngọc Tâm, 15 tuổi và Trần Duy Anh, 6 tuổi, bị chôn vùi dưới những khối bê tông. Gần nhất là năm 2012 vừa qua, trên toàn quốc đã xảy ra 1.751 vụ cháy tại cơ sở, nhà dân, phương tiện giao thông và 155 vụ cháy rừng; làm chết 73 người, bị thương 136 người. Thiệt hại về tài sản do các vụ cháy nổ gây nên đã lên tới 1.100 tỷ đồng và 652 ha rừng. Số vụ cháy lớn xảy ra là 32 vụ. Các vụ cháy lớn tuy chỉ chiếm 1.03% tổng số vụ cháy nhưng đã gây thiệt hại tài sản chiếm tới 81% tổng thiệt hại cháy gây ra. Số vụ nổ gây chết người là 29 vụ, làm chết 11 người, bị thương 50 người, gây thiệt hại tài sản ước tính trị giá 307 tỷ đồng. Điển hình là vụ nổ khí gas nghiêm trọng xảy ra vào sáng 5/12, tại khu công nghiệp Khai Sơn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vụ cháy nổ đã làm hơn 30 người bị trọng thương, thiệt hại về tài sản ước tính có thể lên đến 5 tỷ đồng. Thiệt hại do cháy gây ra rất nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của một vài cá nhân mà còn tác động mạnh đến cả cộng đồng dân cư, môi trường khí hậu. Để đối phó với cháy từ xa xưa con người dân sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau như PCCC, đào tạo nâng cao trình độ kiến thức và ý thức thông tin tuyên truyền về PCCC. Mặc dù khoa học công nghệ phát triển thì phương tiện PCCC được đổi mới. Tuy nhiên sự phát triển của khoa học công nghệ về an toàn thường chậm hơn so kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và nguồn vốn đầu tư vào công tác đảm bảo an toàn thường thấp hơn so nguồn vốn đầu tư phát triển. Vì thế ngày càng SVTH: Nguyễn Duy Thực Lớp: Bảo Hiểm 50B 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Chính có nhiều vụ cháy với thiệt hại lớn hơn, nguyên nhân xảy ra cũng khó lường hơn trong đó cũng có cả nguyên nhân xuất phát từ mặt trái công nghệ. Do vậy để đối phó hậu quả của cháy gây ra thì BH vẫn được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất. Ngoài ra khi tham gia BH, người được BH còn có thể nhận được các dịch vụ tư vấn về quản lý rủi ro, PCCC từ phía người BH. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế thị trường, các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân đều phải tự chủ về tài chính. Hoạt động sản xuất, đầu tư, khai thác…ngày một gia tăng, khối lượng hàng hoá, vật tư luân chuyển và tập trung rất lớn, công nghệ sản xuất đa dạng phong phú. Nếu xảy ra cháy lớn, họ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn về tài chính, thậm chí có thể bị phá sản. Vì vậy bên cạnh việc tích cực PCCC thì BH cháy thực sự là một giá đỡ cho các tổ chức cá nhân tham gia BH. 1.2.2. Tác dụng của bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt BH cháy là loại hình BHTS, trong đó đối tượng bảo hiểm thường có giá trị BH rất lớn. Khi xảy ra rủi ro hậu quả để lại rất nặng nề không chỉ riêng đối với cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả xã hội. Vì vậy nghiệp vụ BH cháy và rủi ro đặc biệt ra đời có ý nghĩa tác dụng vô cùng to lớn. * Đối với người tham gia Bảo hiểm: Thứ nhất, BH cháy khắc phục tổn thất từ đó góp phần ổn định cuộc sống sản xuất sinh hoạt của mỗi cá nhân trong cộng đồng: Đối với các cá nhân, hộ gia đình giá trị tài sản đều nằm trong phạm vi ngôi nhà của họ. Theo số liệu thống kê cho thấy trong những năm gần đây, tỷ lệ xảy ra cháy ở các hộ dân cư khá cao chiếm 70,1% số vụ cháy. Do đó khi cháy xảy ra bản thân mỗi người gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Trong các doanh nghiệp quy mô sản xuất càng rộng, giá trị TS càng lớn. Vì vậy khi có tổn thất do cháy gây ra thì hậu quả thật khôn lường. Doanh nghiệp phải đứng trước bờ vực cơ nguy cơ mất trắng những TS và ảnh hưởng lâu dài tới bản thân doanh nghiệp và cá nhân đơn vị khác có liên quan TS có giá trị lớn và việc khôi phục sản xuất trở lại là điều vô cùng khó khăn, trong trường hợp xấu nhất là phá sản. BH ra đời giúp cho mỗi cá nhân doanh nghiệp ổn định được cuộc sống cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc bồi thường một cách kịp thời thoả đáng khi không may có tổn thất, từng bước khắc phục hậu quả của những thiệt hại xảy ra đối với họ. Trên cơ sở người tham gia BH cháy đóng góp một khoản phí với tỷ lệ nhỏ so với giá trị TS của mình, các cá nhân doanh nghiệp sẽ nhận được cam kết bồi thường từ phía công ty BH khi co rủi ro xảy ra. Có thể nói BH là “lá SVTH: Nguyễn Duy Thực Lớp: Bảo Hiểm 50B 7 [...]... Lớp: Bảo Hiểm 50B Chuyên đề tốt nghiệp 27 GVHD: TS Nguyễn Thị Chính TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CHI NHÁNH HÀ NỘI - CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA GIAI ĐOẠN 200 8-2 012 2.1 Giới thiệu chung về Chi nhánh Hà Nội - Công ty cổ phần bảo hiểm AAA 2.1.1 Sự ra đời và phát triển Công ty Cổ phần bảo hiểm AAA có tên giao dịch tiếng anh là AAA ASSURANCE CORPORATION Công ty. .. ty, giới thiệu về các nghiệp vụ bảo hiểm mà công ty triển khai trong đó có nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tớ khách hàng Còn về nghiệp vụ Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt, hàng năm công ty AAA nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng thường phối, kết hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan đến tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng cháy chữa cháy, hay tổ chức các buổi hội thảo... đồng, các năm 2009 và 2010 lợi nhuận đều tăng đến 2011 lợi nhuận giảm do doanh thu giảm Sau 6 năm thành lập và đi vào hoạt động, tình hình kinh doanh của công ty cổ phần bảo hiểm AAA giai đoạn 200 8-2 012 đã có nhiều thay đổi tích cực, đạt được những thành tựu vượt bậc và vượt các chỉ tiêu đặt ra 2.2 Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại Chi nhánh Hà Nội - Công ty cổ phần. .. và hình thành nên một quy trình thực hiện bảo hiểm SVTH: Nguyễn Duy Thực Lớp: Bảo Hiểm 50B Chuyên đề tốt nghiệp 32 GVHD: TS Nguyễn Thị Chính Sơ đồ 2.2: Quy trình thực hiện Bảo hiểm tại Chi nhánh Hà Nội - Công ty cổ phần bảo hiểm AAA Nắm bắt thông tin, tiếp cận khách hàng Chuẩn bị phương án bảo hiểm, hồ sơ dự thầu Nộp hồ sơ dự thầu, chào phí Thương thảo hợp đồng và cấp đơn bảo hiểm Quản lý đơn bảo hiểm. .. 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội - Công ty cổ phần bảo hiểm AAA trong những năm gần đây Tuy mới thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2006 nhưng Chi nhánh Hà Nội Công ty bảo hiểm AAA đã có những thành tựu đáng kể về doanh thu cũng như tốc độ tăng trưởng Từng bước tạo được thế mạnh cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Hà Nội Đặc biệt trong những năm vừa qua do ảnh hưởng... các rủi ro đặc biệt tại Chi nhánh Hà Nội - Công ty cổ phần bảo hiểm AAA giai đoạn 200 8-2 012 Để phân tích, đánh giá tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt một cách chính xác và toàn diện, chúng ta xem xét, đánh giá tất cả các bước triển khai Thông thường một sản phẩm bảo hiểm được đánh giá triển khai theo các khâu: + Khai thác + Đề phòng hạn chế tổn thất + Giám định bồi thường... vi bảo hiểm Phạm vi BH là giới hạn các rủi ro được BH và giới hạn trách nhiệm của các công ty BH Trong BH cháy và các rủi ro đặc biệt, nhà BH có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí sau: + Những thiệt hại do những rủi ro được BH gây ra cho TS + Những chi phí cần thiết và hợp lý để hạn chế bớt tổn thất TS được BH trong và sau khi cháy + Những chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi cháy a, Rủi ro. .. tế năm 2008 thị trường bảo hiểm Việt Nam đã gặp không ít khó khăn Nhưng nhìn chung SVTH: Nguyễn Duy Thực Lớp: Bảo Hiểm 50B Chuyên đề tốt nghiệp 31 GVHD: TS Nguyễn Thị Chính toàn thị trường phi nhân thọ và Công ty bảo hiểm AAA vẫn đạt được mức tăng trưởng cao Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội - Công ty cổ phần bảo hiểm AAA giai đoạn 2008 – 2012 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2008 2009... trường sau khi cháy a, Rủi ro được Bảo hiểm: bao gồm rủi ro chính và rủi ro đặc biệt ( rủi ro phụ) * Rủi ro chính ( rủi ro nhóm A): Cháy Rủi ro này thực chất bao gồm ba phần: cháy, sét, nổ - Cháy: Trong đơn BH cháy tiêu chuẩn không định nghĩa rõ như thế nào là cháy vì người ta hiểu nó theo nghĩa thông dụng Tuy nhiên Cháy được BH phải hội tụ đầy đủ ba yếu tố: + Phải thực sự phát lửa + Lửa đó không phải... của bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về cháy, công tác phòng chống và tác dụng của việc tham gia bảo hiểm Bước 2, Tiếp cận khách hàng, tiếp nhận thông tin từ khách hàng: Trong bước này, nhân viên khai thác sẽ tìm kiếm khách hàng (khách hàng hoàn toàn mới) và chào bán dịch vụ BH Đó là những khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp BH có thể tiếp cận và khai . Công ty bảo hiểm AAA, em quyết định chọn đề tài: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại Chi nhánh Hà Nội - Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA giai đoạn 2008 – 2012 . Việt Nam, trong đó có ngành bảo hiểm và nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt khác nói riêng. Trong quá trình thực tập tại Chi nhánh Hà Nội - Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA, được sự. khi cháy. a, Rủi ro được Bảo hiểm: bao gồm rủi ro chính và rủi ro đặc biệt ( rủi ro phụ) * Rủi ro chính ( rủi ro nhóm A): Cháy Rủi ro này thực chất bao gồm ba phần: cháy, sét, nổ - Cháy: Trong