1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp quản lý Chất thải rắn nông thôn ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An hiện nay

68 930 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 2,92 MB

Nội dung

Ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường còn hạn chế, còn phổbiến tình trạng vứt rác, xả rác bừa bãi trong tất cả các hoạt động sinh hoạt và laođộng sản xuất của đời sống; bên c

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan nội dung chuyên đề đã viết là do bản than thực hiện, khôngsao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác Nếu sai phạm, em xinchịu kỷ luật với Nhà trường

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN 3

1.1.Các khái niệm 3

1.1.1 Khái niệm chất thải rắn nông thôn 3

1.1.2 Chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn 4

1.1.3 Chất thải rắn nông nghiệp 5

1.1.4 Chất thải rắn làng nghề 7

1.1.5 Quản lý chất thải rắn 9

1.2.Cơ sở pháp lý và chính sách quản lý Chất thải rắn, Chất thải rắn nông thôn của nước ta 11

1.3 Về quản lý Chất thải rắn nông thôn hiện nay 13

1.3.1 Hiện trạng quản lý Chất thải rắn ở Việt Nam hiện nay 13

1.3.2 Các vấn đề về quản lý chất thải rắn nông thôn và một số mô hình quản lý chất thải nông thôn ở Việt Nam hiện nay 17

1.3.2.1 Về quản lý chất thải nông thôn 17

1.3.2.2 Một số mô hình quản lý Chất thải nông thôn 21

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NÔNG THÔN Ở HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN 24

2.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Yên thành, tỉnh Nghệ An 24

2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình 24

2.1.2 Khí hậu, thủy văn, nguồn nước 25

2.1.2.1 Khí hậu 25

2.1.2.2 Đặc điểm thủy văn, nguồn nước 26

2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 27

2.1.3.1 Tài nguyên đất 27

2.1.3.2 Tài nguyên nước, rừng 28

2.1.3.3 Tài nguyên khoáng sản 29

2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An 30

2.2.1 Dân số 30

2.2.2 Điều kiện Kinh tế : 30

2.2.3 Cơ sở hạ tầng 30

2.2.4 Điều kiện văn hóa – xã hội 31

2.3 Thực trạng quản lý chất thải rắn nông thôn ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An 32

Trang 3

2.3.1 Tình hình phát sinh chất thải rắn nông thôn ở huyện Yên Thành, tỉnh

Nghệ An 32

2.3.1.1.Phát sinh chất thải rắn trong ngành nông nghiệp 32

2.3.1.2 Phát sinh chất thải rắn ở các làng nghề, khu tiểu thủ công 35

2.3.1.3 Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 35

2.3.2 Thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý Chất thải rắn 37

2.3.3 Hệ thống quản lý Chất thải rắn 44

2.3.4 Thực trạng quản lý Nhà Nước về chất thải rắn nông thôn ở huyện Yên Thành 45

2.4 Những thuận lợi, khó khăn cũng như thách thức trong công tác quản lý chất thải rắn nông thôn ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An 46

2.4.1 Những thuận lợi, khó khăn cũng như thách thức trong công tác quản lý chất thải rắn nông thôn ở huyện Yên Thành 46

2.4.2 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý Chất thải rắn nông thôn ở huyện Yên Thành 49

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN Ở HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN 51

3.1 Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với quản lý Chất thải rắn 51

3.2 Giải pháp quy hoạch 53

3.3 Giải pháp kỹ thuật 54

3.4 Giải pháp kinh tế 55

3.5 Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng 56

KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVMT: Bảo vệ môi trườngÔNMT: Ô nhiễm môi trườngVSMT: Vệ sinh môi trườngCTR: Chất thải rắn

CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạtCTRSHĐT: Chất thải rắn sinh hoạt đô thịCTRSHNT: Chất thải rắn sinh hoạt nông thônUBND: Ủy ban nhân dân

HĐND: Hội đồng nhân dânLHPN: Liên hiệp phụ nữNN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thônTN&MT: Tài nguyên và môt trường

TNTN: Tài nguyên thiên nhiênKTXH: Kinh tế Xã hội

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Phát sinh Chất thải rắn sinh hoạt 14

Bảng 1.2: Lượng CTRSHĐT theo vùng địa lý ở VN đầu năm 2009 15

Bảng 1.3 Tình hình phát sinh Chất thải rắn 16

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu khí hậu ở huyện Yên Thành năm 2011 26

Bảng 2.2: Hệ số phát thải trong quá trình sản xuất và chế biến nông sản, thực phẩm 33

Bảng 2.3: Khối lượng rác thải phát sinh của một số sản phẩm nông nghiệp 34

năm 2011 34

Bảng 2.4: Dự báo CTR trên 11 xã ở huyện Yên Thành giai đoạn 2012-2017 43

Bảng 2.5: Phân tích theo mô hình SWOT 46

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt

Hình 1.2: Số lượng CTRSH phát sinh ở các loại đô thị khác nhau 14

Hình 2.1: Bản đồ huyện Yên Thành 24

Hình 2.2 : Sơ đồ Nguồn phát sinh CTRSH của huyện Yên Thành 36

Hình 2.3: Sơ đồ thu gom rác ở thị trấn Yên Thành 41

Hình 2.4: RTSH được bỏ vào bì tải, thùng bê tông… trước cửa nhà 41

Hình 2.5: Bãi rác tạm của thị trấnYênThành 42

Hình 2.6: Sơ đồ hệ thống quản lý CTR của huyện Yên Thành 44

Hình 3.1: Sơ đồ Phương thức thu gom, vận chuyển rác 55

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch

vụ liên tục phát triển với tốc độ khá và toàn diện Trong nông nghiệp đẩy mạnh ápdụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để không ngừng tăng năng suất cây trồng; pháttriển chăn nuôi theo hướng tập trung với việc hình thành các trang trại, gia trại Tốc

độ đô thị hóa nông thôn ngày càng cao ở tại thị trấn, các thị tứ, trung tâm xã, cáctuyến giao thông chính Hình thành và phát triển nhiều ngành nghề mới, thu hútđược lao động; bộ mặt nông thôn và đô thị từng bước thay đổi, đời sống của nhândân càng ngày được nâng cao

Tuy nhiên, cùng với việc tăng trưởng kinh tế - xã hội và tăng dân số là sự giatăng mức độ ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường Đó là chất thải rắn nông thôn tăngmột cách nhanh chóng, đa dạng về chủng loại, tạo sức ép lớn lên công tác thu gom

và xử lý Ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường còn hạn chế, còn phổbiến tình trạng vứt rác, xả rác bừa bãi trong tất cả các hoạt động sinh hoạt và laođộng sản xuất của đời sống; bên cạnh đó công tác quản lý Chất thải rắn còn gặpnhiều khó khăn và chưa được chú trọng, hiệu suất thu gom và xử lý rác thải cònchưa cao… Những điều này khiến cho môi trường nông thôn của huyện Yên Thành

bị đe dọa và tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn như: lan truyền dịch bệnh, suy thoái môitrường đất, nước, không khí Có thể nói việc quản lý Chất thải rắn nông thôn ở mộthuyện nông nghiệp như huyện Yên Thành đã, đang và sẽ là một vấn đề đáng chú ýcủa người dân cũng như UBND huyện Yên Thành Vì vậy, tôi, vốn là một người

con của đất Yên Thành, đề xuất được triển khai, nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp quản lý Chất thải rắn nông thôn ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An hiện nay”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 8

- Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của các dự án quản lý Chấtthải rắn nông thôn của huyện Yên Thành Phân tích các lợi ích đạt được, cũng nhưcác bất cập, thách thức mà công tác quản lý Chất thải rắn nông thôn ở huyện YênThành gặp phải.

- Tìm hiểu về dự án xây dựng khu xử lý rác thải tập trung ở huyện Yên Thành,cho thấy sự cần thiết và cấp bách của việc thực hiện dự án đó

- Đưa ra các kiện nghị nhằm khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia vào xử

lý chất thải, đề xuất các chính sách kinh tế nhằm phát huy hiệu quả công tác quản lýChất thải rắn nông thôn

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp kế thừa tài liệu: tác giả thu thập thông tin thứ cấp từ tình hình thu gom, xử lý rác thải từ Phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Thống Kê,… của UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

- Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của các chuyên gia có sự nghiên cứu về môi trường huyện Yên Thành Từ đó tổng hợp lại các ý kiến có liên quan đến công tác quản lý chất thải nông tôn của huyện Yên Thành

- Phương pháp phân tích, so sánh: Các thông tin được tổng hợp theo từng chủ

đề liên quan và được phân tích theo công cụ SWOT: điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội thách thức

Trang 9

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Khái niệm chất thải rắn nông thôn

Khi nói đến rác, nhiều người thường nghĩ đó là vấn đề cấp bách của các đô thịhay các thành phố lớn Điều đó đúng nhưng chưa đủ Bởi ở Việt Nam, một đất nướcnông nghiệp, vấn đề rác thải nông thôn cũng đang là một vấn đề đang được quantâm không kém Trong những năm qua, khu vực nông thôn Việt Nam đã có nhiều

sự chuyển biến tích cực, cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có sự thay đổi đáng kê, đờisống của người nông dân được nâng lên một mức mới, sản xuất tiểu thủ côngnghiệp, các làng nghề cũng ngày càng phát triển… song đi liền với đó là sự pháttriển tự phát thiếu quy hoạch cụ thể, để lại nhiều vấn đề môi trường bức xúc trongkhu vực nông thôn mà đặc biệt là vấn đề chất thải rắn nông thôn

Chất thải rắn nông thôn là những vật chất mà được tạo ra trong các hoạt độngsinh hoạt, lao động và sản xuất của con người ở khu vực nông thôn, chúng bị vứt bỏ

đi trong chính khu vực nông thôn đó và không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt

bỏ này đồng thời chúng được xã hội nhìn nhận như là một thứ mà cả khu vực nôngthôn phải có trách nhiệm thu dọn

Thực tế ở nông thôn Việt Nam trước kia, việc phân loại rác vốn được thựchiện rất tốt Lượng rác thải ở nông thôn vốn nhỏ, chủ yếu là rác thải hữu cơ Lượngrác thải hữu cơ này nguồn gốc chủ yếu từ thức ăn thừa, được tận dụng làm thức ăncho gia súc Một lượng chất thải rắn khác là phân người và gia súc được tận dụnglàm phân bón ruộng Các phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ, được dung làm đunnấu và thức ăn gia súc Ý thức người dân về sử dụng và phân loại rác rất tốt, và hầunhư không có rác thải đổ ra môi trường

Trong mô hình canh tác kiểu truyền thống cộng với điều kiện kinh tế xã hộitrước kia của nông thôn Việt Nam thì lượng rác thải sinh ra là rất nhỏ và hầu nhưđược tận dụng hoàn toàn Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, khi điều kiệnkinh tế phát triển, lượng rác thải nông thôn tăng mạnh, cùng với đó là sự xuất hiệncủa túi ni lông, là chất không phân hủy hay tái chế được, khiến tình hình rác thải ởnông thôn trở thành vấn đề nghiêm trọng Các mô hình canh tác mới được triển khaicùng với lượng thuốc trừ sâu và các chất thải độc hại được mang vào sử dụng càngngày càng nhiều và phong phú về chủng loại Bên cạnh đó là sự gia tăng mạnh mẽ

Trang 10

về dân số, tạo thêm một áp lực lớn cho vấn đề rác thải trong sinh hoạt ở nông thôn.Mặt khác, sự mở rộng quy mô của các làng nghề cũng tạo ra một lượng lớn rác thảirất khó xử lý Có thể nói, một trong những nguyên nhân chính của ô nhiễm môitrường nông thôn là do chất thải rắn từ hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi, sự lạmdụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong sản xuất nông nghiệp, chất thải rắn

từ hoạt động làng nghề và rác thải từ sinh hoạt

Hiện nay, chất thải rắn nông thôn đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm.Lượng chất thải rắn nông thôn phát sinh ngày càng nhiều, đa dạng về thành phần vàtính chất độc hại

Chất thải rắn nông thôn có thể chia làm ba dạng chính:

- Chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn

- Chất thải rắn nông nghiệp

- Chất thải rắn làng nghề

1.1.2 Chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn

Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn là loại chất thải phát sinh trong hoạt độngsinh hoạt thường ngày của người dân ở nông thôn tại từng cá nhân, hộ gia đình……Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải rắn liên quan đến các hoạt động sinhhoạt của con người, nguồn gốc tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan,trường học, bệnh viện Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm thực phẩm

dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, vỏ, rau quả, kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói

vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, xương động vật, lông gà,

Trang 11

Dân số ngày càng tăng, điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển,nhu cầu tiêu dùng của người dân ở các vùng nông thôn nói chung và khu dân cưnói riêng ngày càng phong phú và đa dạng Đây cũng là nguyên nhân chínhlàm gia tăng thành phần và tải lượng rác thải sinh hoạt nông thôn

Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh từ các nguồn: các hộ gia đình,chợ, nhà kho, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính Chất thải rắn sinh hoạtkhu vực nông thôn có tỷ lệ chất hữu cơ khá cao, chủ yếu là từ thực phẩm thải, chấtthải vườn và phần lớn đều là chất hữu cơ dễ phân hủy (tỷ lệ các thành phần dễphân hủy chiếm tới 65% trong chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn)

Với dân số 60,703 triệu người sống ở khu vực nông thôn (năm 2010),lượng phát sinh chất thải của người dân ở các vùng nông thôn khoảng 0,3kg/người/ngày, ta có thể ước tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng18,21 nghìn tấn/ngày, tương đương với 6,6 triệu tấn/ năm

Vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long cólượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh lớn nhất, do đó có mức độ hoạtđộng sản xuất nông nghiệp cao

Theo Bộ Xây Dựng, đến tháng 7 năm 2012, lượng rác thải sinh hoạt phátsinh ở các khu dân cư nông thôn ước tính là 30,5 nghìn tấn/ngày, tăng hơn 2 nghìntấn/ngày so với năm 2010 Trong khi đó, việc thu gom rác thải sinh hoạt ở khu vựcnông thôn đến bây giờ vẫn còn phần nhiều là tự phát, Số rác thải chôn lấp hợp vệsinh ở các huyện đạt khoảng 50-60%, còn lại do người dân tự giải quyết Không chỉthế, lượng rác thu gom được xử lý chủ yếu bằng chôn lấp hoặc đốt thủ công, phầnlớn là các bãi rác tạm, lộ thiên gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, ô nhiễmkhông khí và cảnh quan môi trường

1.1.3 Chất thải rắn nông nghiệp

Chất thải rắn nông nghiệp thông thường là chất thải rắnphát sinh từ các hoạtđộng sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ, ), thuhoạch nông sản (rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô…), bao bì đựng phân bón,thuốc BVTV, các chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa, chế biếnthuỷ sản,

Chất thải rắn nông nghiệp gồm nhiều chủng loại khác nhau, phần lớn là cácthành phần có thể phân hủy sinh học như phân gia súc, rơm rạ, trấu, chất thải từchăn nuôi, một phần là các chất thải khó phân hủy và độc hại như bao bì chất bảo vệ

Trang 12

thực vật Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại chủ yếu phát sinh từ các hoạt độngnông nghiệp (chai lọ đựng hoá chất BVTV và thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng),hoạt động chăm sóc thú y (chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ).

Bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón

Trong hoạt động trồng trọt, tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp nhưphân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đang diễn ra tràn lan, thiếu kiểm soát Do

đó, các chất thải rắn như chai lọ, bao bì đựng hóa chất bảo vệ thực vật, vỏ bình phunhóa chất: thuốc trừ sâu; thuốc trừ nấm; thuốc trừ chuột; thuốc trừ bệnh; thuốc trừ cỏtăng lên đáng kể và không thể kiểm soát

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường, Tổng cục Thống kê, Tổngcục Hải quan từ năm 2000 đến năm 2005, mỗi năm Việt Nam sử dụngkhoảng35.000 đến 37.000 tấn hoá chất bảo vệ thực vật, đến năm 2006, tăng đột biếnlên tới 71.345 tấn và đến năm 2008 đã tăng lên xấp xỉ 110.000 tấn Thông thường,lượng bao bì chiếm khoảng 10% so với lượng thuốc tiêu thụ, như vậy năm 2008 đãthải ra môi trường 11.000 tấn bao bì các loại Lượng phân bón hoá học sử dụng ởnước ta, bình quân 80 - 90 kg/ha (cho lúa là 150 - 180kg/ha) Việc sử dụng phânbón cũng phát sinh các bao bì, túi chứa đựng Năm 2008, tổng lượng phân bón vô

cơ các loại được sử dụng 2,4 triệu tấn/năm Như vậy mỗi năm thải ra môi trườngkhoảng 240 tấn thải lượng bao bì các loại

Chất thải rắn từ trồng trọt

Vào những ngày thu hoạch, lượng rơm, rạ, và các phụ phẩm nôngnghiệp khác phát sinh nhiều và chiếm thành phần chủ yếu trong chất thải rắnnông nghiệp Tại các vùng đồng bằng, diện tích canh tác lớn do vậy lượng chấtthải nông nghiệp từ trồng trọt cũng lớn, thành phần chất thải cũng rất khác sovới những vùng trung du, miền núi Với khoảng 7.5 triệu hecta đất trồng lúa ởnước ta, hàng năm lượng rơm rạ thải ra lên tới 76 triệu tấn Tuy nhiên, hiện naylượng rơm rạ thải này không được tính toán trong thống kê lượng chất thải rắnphát sinh của các địa phương cũng như toàn quốc Ngoài ra, lượng các phụ phẩmkhác như bã mía, cây ngô… cũng là một lượng chất thải rắn không nhỏ Tại cácvùng nông thôn trồng điều, cà phê như Tây Nguyên, lượng chất thải rắn từ nguồnnày là khá lớn

Chất thải rắn chăn nuôi

Trang 13

6 triệu con bò; gần 3 triệu trâu; 27 triệu con lợn; 300 triệu gia cầm Riêng vềnuôi lợn, từ 1 - 5 con chiếm 50% số hộ, nuôi 6 - 10 con chiếm 20%, từ 11 con

trở lên chiếm 30% (Cục Chăn nuôi, TCTK, 2011).

Mặc dù chăn nuôi phát triển, song phương thức chăn nuôi còn lạc hậu,quy mô nhỏ Do đó, chưa quan tâm đến xử lý chất thải đã làm cho môi trườngnông thôn vốn đã ô nhiễm càng ô nhiễm hơn Chất thải rắn chăn nuôi đang làmột trong những nguồn thải lớn ở nông thôn, bao gồm phân và các chất độnchuồng, thức ăn thừa, xác gia súc, gia cầm chết, chất thải lò mổ

So sánh khối lượng chất thải rắn chăn nuôi của Việt Nam trong 4 nămvừa qua cho thấy tổng khối lượng chất thải chăn nuôi tương đối ổn định, dotổng số các loài vật nuôi ít biến động Theo ước tính, có khoảng 40 - 70% (tuỳtheo từng vùng) chất thải rắn chăn nuôi được xử lý, số còn lại thải trực tiếp ra

ao, hồ, kênh, mương

Chất thải rắn thuỷ sản

Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực miền Trung đã và đang phát triểnmạnh nghề nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản xuất khẩu Nghề nuôi trồng vàchế biến thuỷ, hải sản đã đưa kim ngạch xuất khẩu lên hàng tỷ USD Tuynhiên, đi liền đó là các vấn nạn về ô nhiễm môi trường, điển hình tại khu vựccác nhà máy chế biến thủy, hải sản xuất khẩu với những chất thải như: đầutôm, tép, vỏ cua, ghẹ, sam chất đống, không được xử lý

1.1.4 Chất thải rắn làng nghề

Chất thải rắn làng nghề chiếm một phần đáng kể trong nguồn phát sinhchất thải rắn nông thôn Sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề đã mang lạilợi ích to lớn về kinh tế - xã hội cho các địa phương Tuy nhiên, sự phát triển

đó cũng tạo sức ép lớn đối với môi trường khi thải ra lượng chất thải rắn lớn.Hiện nay, cả nước có 1.324 làng nghề được công nhận và 3.224 làng cónghề Hoạt động sản xuất nghề nông thôn đã tạo ra việc làm cho hơn 11 triệulao động, thu hút khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn; đặc biệt cónhững địa phương đã thu hút được hơn 60% lao động của cả làng, đã và đang

có nhiều đóng góp cho ổn định đời sống nông dân, góp phần phát triển kinh tếnông thôn (Bộ TN&MT, 2011) Làng nghề phân bố không đồng đều giữa cácvùng, miền (miền Bắc khoảng 60%, miền Trung 30%, miền Nam 10%) Trong

đó các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và côngnghệ lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%) Vì vậy, đã và đang nảy sinh nhiều

Trang 14

vấn đề môi trường tại các làng nghề.

Chất thải rắn làng nghề gồm nhiều chủng loại khác nhau, phụ thuộc vàonhiều nguồn phát sinh và mang đặc tính của loại hình sản xuất Cùng với sựgia tăng về số lượng, chất thải làng nghề ngày càng đa dạng và phức tạp vềthành phần, có thể thấy rằng chất thải làng nghề bao gồm những thành phầnchính như: phế phụ phẩm từ chế biến lương thực, thực phẩm, chai lọ thủy tinh,nhựa, nilon, vỏ bao bì đựng nguyên vật liệu, gốm sứ, gỗ, kim loại

Chất thải rắn phát sinh từ các làng nghề tái chế bao gồm 2 loại chính: các

phế liệu không thể tái chế được lẫn trong nguyên liệu được thu mua và cácchất thải phát sinh trong quá trình tái chế các vật liệu Chất thải rắn phát sinh

từ các làng nghề tái chế nhựa: nhựa phế liệu không đủ tiêu chuẩn tái chế, cáctạp chất khác lẫn trong nhựa phế liệu (nhãn mác, nilon, bùn cặn), tro xỉ than.Chất thải rắn phát sinh từ ngành tái chế giấy: tro xỉ, bột giấy, giấy vụn, đinhghim, nilon, giấy phế liệu Chất thải rắn phát sinh trong các làng nghề sản xuất

và tái chế kim loại như: các tạp chất phi kim loại (nilon, nhựa, cao su ) bị loại

bỏ, kim loại không đủ tiêu chuẩn tái chế, tro xỉ từ quá trình nấu kim loại, xỉthan từ lò nấu

Nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ

Nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ bao gồm các ngành: làng nghề sản xuất gỗ

mỹ nghệ, sơn mài, điêu khắc, sản xuất đồ nội thất, mây tre đan, làm nón Chất thảirắn của nhóm này: gỗ vụn, gỗ mảnh, mùn cưa, dăm bào, vỏ trai, giấy giáp thải, hộpđựng các dung môi (hộp đựng sơn, hộp đựng vecni) Tuy nhiên, lượng thải khônglớn, khoảng 20-30 kg/cơ sở/tháng

Nhóm làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ và thuộc da

Vấn đề môi trường nổi cộm của các làng nghề ươm tơ, dệt nhuộm là vấn đềnước thải, còn vấn đề chất thải rắn chưa trở nên bức xúc Chất thải rắn của các làngnghề này bao gồm xỉ than, vỏ chai lọ, thùng đựng hóa chất tẩy, hóa chất nhuộm, cácloại xơ vải, vải vụn Làng nghề may gia công, da giày tạo ra chất thải rắn như vải

Trang 15

ngày (làng nghề Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, Hải Dương tới 4-5 tấn/ngày) Đây làloại chất thải rất khó phân hủy nên không thể xử lý bằng chôn lấp Từ nhiều nămnay loại chất thải rắn này chưa được thu gom xử lý mà đổ khắp nơi trong làng, gâymất mỹ quan và ảnh hưởng tới môi trường sinh thái.

Theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về Quản lý Chất thải rắn, Quản lý chấtthải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lýchất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, táichế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đốivới môi trường và sức khoẻ con người

+ Quy hoạch quản lý chất thải rắn: Quy hoạch quản lý chất thải rắn là các

công tác điều tra, khảo sát, dự báo nguồn và tổng lượng phát thải các loại chất thảirắn; xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, trạm trung chuyển, tuyến vận chuyển

và các cơ sở xử lý chất thải rắn; xác định phương thức thu gom, xử lý chất thải rắn;xây dựng kế hoạch và nguồn lực nhằm xử lý triệt để chất thải rắn

+ Phân loại rác thải: Nhằm tách lọc những thành phần khác nhau phục vụ cho

công tác tái sinh, tái chế Phân loại rác quyết định chất lượng các sản phẩm chế tạo

từ vật liệu tái sinh Nếu phân loại rác không tốt, phân bón hữu cơ chế tạo từ rác sẽ

có chứa những chất vô cơ, nhựa,… Làm ảnh hưởng đến độ màu, chất lượng phânbón dẫn đến làm giảm năng suất, hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp Phân loại cácrác ngay tại nguồn tái sinh là một giải pháp hữu hiệu làm tăng hiệu quả kinh tế củaphân loại rác

Theo trung tâm sức khỏe phụ nữ và gia đình (RaFH), RTSH có thể phân thànhhai loại:

Trang 16

- Rác hữu cơ dễ phân hủy: Bao gồm rau củ, quả, thịt, cỏ và phần thừa trong

chế biến thức ăn; thức ăn thừa; phân, xá động vật, hoa lá cành; xương các loại giasúc, gia cầm, thủy hải sản,…

- Rác phế liệu: Bao gồm túi nilon, các loại vỏ đồ hộp bằng nhựa, kim loại,

thủy tinh, sành sứ, quần áo bỏ đi, giày dép, các dụng cụ thiết bị gia đình, đồ chơi trẻ

em, nến, các loại pin, ắc quy, thuốc quá hạn sử dụng, …

+ Lưu giữ, thu gom rác thải: Lưu giữ rác thải tại nguồn trước khi rác được thu

gom là khâu quan trọng trong Quản lý Chất thải rắn Việc quản lý rác thải bắt đầu từviệc lưu giữ tại nguồn, yếu tố chủ yếu trong việc phân loại các thiết bị lưu giữ làtính tương thích của các thiết bị với nguồn phát sinh, tính nguy hại tối thiểu đối vớisức khỏe, tính sửa đổi với thu gom hiệu quả và chi phí Khối lượng lưu giữ chất thảidựa vào dung lượng và tần suất thu gom rác Ở các nước phát triển, người ta thường

áp dụng một trong hai phương án hoặc lưu giữ Chất thải rắn đó được phân loại tạinhà rồi định kỳ chuyển đến các thùng rác lớn của thành phố, hoặc phân loại trướckhi đổ vào các thùng rác dành riêng cho từng loại Ở các nước đang phát triểnthường tận dụng các dụng cụ chứa rác phù hợp như: Túi nilon, bao nhựa, thùng sắt,

… kích cỡ và đặc điểm dụng cụ phụ thuộc vào từng mức độ phát sinh và tần suấtthu gom

+ Thu gom chất thải là: Quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà dân, các công sở

hay từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và chở đến địa điểm xử lý, chuyểntiếp, trung chuyển hay chôn lấp

Dịch vụ thu gom rác thải thường có thể chia thành các dịch vụ “sơ cấp” và

“thứ cấp” Sự phân biệt này là phản ánh yếu tố khu vực Thu gom thứ cấp là việcthu gom phải đi qua một quá trình hai giai đoạn: Thu gom rác từ các nhà ở và tậptrung về chổ chứa trung gian rồi từ đó lại chuyển tiếp về trạm trung chuyển hay bảichon lấp

Thu gom sơ cấp (thu gom ban đầu) là cách mà theo đó rác thải được thu gom

từ nguồn phát sinh ra nó (nhà ở hay những cơ quan thương mại) và chở đến các bảichứa chung, các địa điểm hoặc bải chuyển tiếp Thường thì các hệ thống thu gom sơcấp ở các nước đang phát triển bao gồm các xe chở rác nhỏ, xe hai bánh kéo bằngtay để thu gom rác và chở đến các bể chứa chung hay những điểm chuyển tiếp

Do vậy thu gom ban đầu sẽ được cần đến trong mọi hệ thống quản lý thu gom

và vận chuyển, còn thu gom thứ cấp lại phụ thuộc vào các loại xe cộ thu gom đượclựa chọn hay có thể có được và phụ thuộc vào hệ thống các phương tiện vận chuyển

Trang 17

tại chổ Khi thu gom rác thải từ các nhà ở hay công sở thường ít chi phí so với việcquét dọn chúng từ đường phố đồng thời cần phải có những điểm chứa ở nhữngkhoảng cách thuận tiện cho những người có rác và chúng cần được đưa vào thùngchứa đựng đúng vị trí tạo điều kiện thuận lợi cho thu gom thứ cấp.

+ Vận chuyển rác: Sau khi rác được thu gom, lưu giữu công việc tiếp theo là

thực hiện công việc vận chuyển Nếu khoảng cách từ nơi chứa rác tạm thời gần thì

sẽ được chuyển trực tiếp vào bải xử lý rác Ngoài ra, nếu khoảng cách này xa thìthành lập các trạm trung chuyển

Trạm trung chuyển là nơi Chất thải rắn từ các xe thu gom được chuyển sang

xe vận tải lớn hơn nhằm tăng hiệu quả vận chuyển đến bải chôn lấp Chất thải rắn.Trạm trung chuyển thường được đặt gần các khu vực thu gom để giảm thời gian vậnchuyển của các xe thu gom Chất thải rắn

+ Xử lý Chất thải rắn: Tùy vào từng đối tượng, thành phần rác ở từng quốc

gia, từng khu vực, từng vùng cụ thể mà có cách tiếp cận xử lý rác thải khác nhau.Hiện nay có khá nhiều phương pháp xử lý và phổ biến là các phương pháp như:Chôn lấp (bao gồm chôn lấp hợp vệ sinh, ủ thành phân hữu cơ, tạo khí gas), thiêuđốt, thu hồi tài nguyên Xử lý rác thải là một vấn đề tổng hợp liên đến các vấn đề về

kỹ thuật lẫn KT - XH Vì vậy, tùy thuộc vào điều kiện và đặc tính của rác thải mà

có sự lựa chọn, kết hợp các phương pháp xử lý phù hợp nhất

Tái chế, tái sử dụng RTSH: Là hoạt động nhằm làm giảm thiểu lượng chất thải

phát sinh, giảm chi phí đồ thải, tiết kiệm TNTN và một lợi ích quan trọng là có thểthu lợi nhuận từ các hoạt động này

Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng đểchế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sảnxuất Hoạt động tái chế và thu hồi chất thải được thực hiện thông qua hệ thống thugom Chất thải rắn theo mạng lưới 3 cấp gồm: Người thu gom, đồng nát và buôn bánphế liệu Sự giảm thiểu chất thải có thể thực hiện được thông qua thiết kế, chế tạosản phẩm với thể tích bé nhất và tuổi thọ lớn nhất Sự giảm thiểu chất thải cũng cóthể thực hiện tại nơi tiêu thụ, thương mại hay công nghiệp thong qua việc tái sửdụng sản phẩm

1.2 Cơ sở pháp lý và chính sách quản lý Chất thải rắn, Chất thải rắn nông thôn của nước ta

Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, chất thải được hiểu là vật chất ở thểrắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt

Trang 18

động khác Đó như là một loại vật chất mà người ta thải đi như một thứ vô giá trị.Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 29/4/2007của Chính phủ về quản lý Chất thải

rắn, định nghĩa như sau: “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác” Từ đó,

nhận thấy Chất thải rắn nông thôn đơn giản là Chất thải rắn được thải ra trong khuvực nông thôn

Trong thời gian qua, đi cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đấtnước, việc phát triển các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ lànguyên nhân phát sinh ngày càng lớn lượng chất thải Cùng với quá trình phát sinh

về khối lượng là tính phức tạp, sự nguy hại về tính chất của các loại chất thải Nhằmđáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra, công tác quản lý chất thải rắn nói chung và công tácquản lý Chất thải rắn nông thôn nói riêng của Nhà Nước đã từng bước được thayđổi, từ thể chế, chính sách, các hệ thống tổ chức quản lý cho đến các vấn đề về quyhoạch, xã hội hóa công tác quản lý, thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm cũng nhưcác vấn đề về đầu tư tài chính nhằm tăng cường, phát huy hơn nữa vai trò và hiệuquả thục hiện

Thể chế, chính sách về Chất thải rắn nông thôn đã được xây dựng cơ bản và đivào cuộc sống, tuy nhiên, vẫn chưa hoàn thiện cũng như chưa được thực thi mộtcách triệt để Trong nhiều năm qua, công tác quản lý Chất thải rắn đã nhận được rấtnhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thể hiện bằng các chính sách, pháp luậtquản lý Chất thải rắn đã được quy định trong Luật BVMT 1994, Luật BVMT 2005,Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và hệ thốngcác văn bản quy phạm pháp luật có liên quan Gần đây nhất là Chiến lược quốc gia vềquản lý tổng hợp Chất thải rắn tới năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2050 Theo đó, cácchính sách áp dụng cơ chế quản lý 3T (tiết giảm, tái chế, tái sử dụng), chính sách xãhội hóa công tác quản lý Chất thải rắn sinh hoạt, phát triển công nghiệp, công nghệ

xử lý Chất thải rắn, chính sách về túi ni lông thân thiện môi trường đã được khuyếnkhích phát triển Các chiến lược, chính sách này đã đặt ra các mục tiêu cụ thể có ýnghĩa định hướng cho công tác quản lý Chất thải rắn nông thôn hiện nay

- Các văn bản Pháp luật:

+ Lụât Bảo vệ Môi trường ngày 29/11/2005;

+ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2005;

Trang 19

+ Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

+ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 29/4/2007của Chính phủ về quản lýChất thải rắn;

+ Quyết định số 2149/2009/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệtchiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp Chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đếnnăm 2050, và phụ lục ban kèm;

+ Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo

vệ môi trường đối với Chất thải rắn;

+ Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 07/8/2002 của Bộ Khoa họcCông nghệ và Môi trường về việc ban hành hướng dẫn kĩ thuật chôn lấp chất thảinguy hại;

+Luật Hoá chất ngày 21/11/2007;

+ Chỉ thị số 24/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ vềđẩy mạnh công tác quản lý Chất thải rắn tại nông thôn;

+ Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của Bộ Tài chính hướngdẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư quản lý Chất thải rắn

Các văn bản Pháp luật trên thì Nghị định số 59/2007/NĐ-CP 2007củaChính phủ về quản lý Chất thải rắn là Nghị định quy định các hoạt động quản lýchất thải rắn, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến Chất thải rắn CònChỉ thị số 24/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về đẩy mạnh công tác quản

lý Chất thải rắn tại nông thôn là chỉ thị có ý nghĩa trực tiếp đối với việc tăng cườngcông tác quản lý Chất thải rắn ở Khu vực nông thôn

1.3 Về quản lý Chất thải rắn nông thôn hiện nay

1.3.1 Hiện trạng quản lý Chất thải rắn ở Việt Nam hiện nay

Việt nam tiếp cận chậm đối với vấn đề xử lý ÔNMT nói chung và xử lý rácthải, Chất thải rắn nói riêng Tuy chính phủ và các bộ, nghành ngày càng quan tâmnhiều hơn và tăng cường đầu tư trong lĩnh vực xử lý rác thải nhưng vẩn chưa đápứng yêu cầu Theo Bộ TN & MT đưa ra trong báo cáo về các nội dung chuẩn bị cho

"Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục và cải thiện ÔNMT giai đoạn 2015." Thì Đến năm 2015, khối lượng Chất thải rắn phát sinh trong cả nước sẽ lêntới 44 triệu tấn Đến năm 2020, khối lượng Chất thải rắn phát sinh là 68 triệu tấn vàđến năm 2025 sẽ là 91 triệu tấn, cao gấp 2-3 lần hiện nay

Trang 20

2011-Nguồn phát sinh Chất thải rắn tập trung chủ yếu ở những đô thị Các khu đôthị tuy chỉ chiếm 24% dân số của cả nước, nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấnchất thải mỗi năm (gần bằng 50% tổng lượng chất thải của cả nước) Đồng thời, cácchất thải ở đây cũng có thành phần nguy hại lớn, như các loại pin, dung môi sửdụng trong gia đình và chất thải không phân huỷ như nhựa, kim loại và thuỷ tinh…

Là những thứ độc hại và khó phân hủy

Theo thống kê năm 2002, lượng Chất thải rắn sinh hoạt trung bình từ 0,6-0,9kg/người/ngày ở các đô thị lớn và 0,4-0,5 kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ, thị trấnthị tứ Đến năm 2008 và đầu 2009, tỷ lệ này ở các đô thị lớn đã tăng lên tương ứng

là 0,9-1,3 kg/người/ngày ( bảng 1.1)

Bảng 1.1: Phát sinh Chất thải rắn sinh hoạt

Khu vực theo đầu người (kg/ Lượng phát thải

người/ngày)

% so với tổng lượng chất thải

% thành phần hữu cơ

Hình 1.2: Số lượng CTRSH phát sinh ở các loại đô thị khác nhau

Trang 21

Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùngĐNB có lượng Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh lớn nhất tới 6.713 tấn/ngày hay2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSHĐT loại III trở lêncủa cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinhCTRSHĐT tấn/ngày hay 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%) Các đô thị khu vựcmiền núi Tây Bắc Bộ có lượng phát sinh CTRSHĐT thấp nhất chỉ có 69.350tấn/năm (chiếm 1,07%), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên,tổng lượng phát sinh CTRSHĐT là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%).

Bảng 1.2: Lượng CTRSHĐT theo vùng địa lý ở VN đầu năm 2009

STT Đơn vị hành chính

Lượng CTRSH bình quân đầu người (kg/người/ngày)

Tổng lượng CTRSHĐT phát sinh (tấn/ngày)

Nguồn: Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử

lý RTSH cho các khu đô thị mới, Cục BVMT 2009

Mặc dù lượng rác thải tập trung nhiều ở đô thị, nhưng lượng rác thải nôngthôn ở Việt Nam vẫn chiếm một lượng rất lớn Việt Nam vốn là một nước nôngnghiệp, dân số ở vùng nông thôn chiếm đến 76% dân số cả nước, lại mang nhiều sựhạn chế vốn có của nông thôn trong quản lý rác thải, nên lượng rác thải nông thôn ởViệt Nam cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm Bảng sau sẽ cho thấy điều đó:

Trang 22

Bảng 1.3 Tình hình phát sinh Chất thải rắn.

thôn Tổng lượng phát sinh chất

thải sinh hoạt (tấn/năm)

12.800.000 6.400.000 6.400.000

Chất thải nguy hại từ công

nghiệp (tấn/năm)

Chất thải không nguy hại từ

công nghiệp (tấn/năm)

2.510.000 1.740.000 770.000

Chất thải Y tế lây nhiễm

(tấn/năm)

Tỷ lệ phát sinh chất thải đô

thị trung bình theo đầu người ( kg/

sử dụng đạt khoảng 20-25% Với đà phát triển nhanh của nền kinh tế nước ta nhưhiện nay mà chúng ta nhanh chóng không đưa ra được giải pháp hợp lý, thì có thểtin chắc rằng trong thời gian không xa, Việt Nam sẽ trở thành một bải rác lớn

Trang 23

1.3.2 Các vấn đề về quản lý chất thải rắn nông thôn và một số mô hình quản lý chất thải nông thôn ở Việt Nam hiện nay

1.3.2.1 Về quản lý chất thải nông thôn

Hiện nay, Chất thải rắn nông thôn đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm LượngChất thải rắn nông thôn phát sinh ngày càng nhiều, đa dạng về thành phần và tínhchất độc hại Thực tế cho thấy, công tác thu gom và xử lý còn manh mún, lạc hậu,thô sơ, không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn môi trường Công tácquản lý còn nhiều bất cập thể hiện rõ nét qua sự chồng chéo trong việc phân côngnhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý

"Khó khăn" trong việc thu gom Chất thải rắn nông thôn

Ước tính, lượng Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh khoảng 18,21 tấn/ngày tương đương với 6,6 triệu tấn/năm Tuy nhiên, việc thu gom Chất thải rắnnông thôn chưa được coi trọng, nhiều thôn, xã, chưa có các đơn vị chuyên tráchtrong việc thu gom Chất thải rắn nông thôn Một số địa phương đã áp dụng các biệnpháp thu gom rác thải sinh hoạt nhưng với quy mô nhỏ, phần lớn do hợp tác xã tự tổchức thu gom, phương tiện thu gom còn rất thô sơ với các xe cải tiến chuyên chở vềnơi tập trung rác Mặt khác, hoạt động thu gom này không được diễn ra thườngxuyên mà kết hợp với các đợt nạo vét kênh mương do xã phát động Theo thống kê

có khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ chức thu dọn định kỳ, trên 40% thôn, xã đã hìnhthành các tổ thu gom rác thải tự quản Tỷ lệ thu gom Chất thải rắn sinh hoạt tại khuvực nông thôn mới đạt khoảng 40 - 55% Do tỷ lệ thu gom chưa đáp ứng nhu cầu,nên rác vẫn tràn ngập khắp nơi công cộng, ao, hồ

Đối với Chất thải rắn các hoạt động sản xuất nông nghiệp như bao bì, chai lọhóa chất BVTV thì việc thu gom còn rất hạn chế Tuy đây là nguồn Chất thải rắnthuộc danh mục độc hại cần thu gom, xử lý đúng quy định, nhưng thực tế, sau khiđược sử dụng người nông dân "tiện thể" vứt ngay tại bờ ruộng, góc vườn hoặc nguyhiểm hơn, có trường họp còn vứt xuống ao, hồ, đầu nguồn nước sinh hoạt Mặc dù

đã có một số tỉnh/thành phố như Nghệ An, Tuyên Quang, Vĩnh Long thực hiệncông tác tổ chức thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý các loại hóa chất, vỏ bao bìhóa chất BVTV, nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn và hầu như chưa có mô hình thugom bao bì hóa chất BVTV phù hợp với đặc thù của nền sản xuất nhỏ, phân tán nhưViệt Nam

Đối với Chất thải rắn từ các hoạt động làng nghề, mặc dù, công tác thu gomvận chuyển ngày càng được chính quyền các địa phương quan tâm nhưng dường

Trang 24

như vẫn không thể đáp ứng được với yêu cầu và nếu có thu gom thì chưa triệt để.vẫn còn rất nhiều làng nghề xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm không khí,đất, nước, tác động xấu đến cảnh quan.

"Yếu kém" trong xử lý

Thực tế hiện nay, Chất thải rắn nông thôn hầu như chưa được quan tâm xử lý,nếu có xử lý thì chỉ bằng những công nghệ hết sức thô sơ, lạc hậu Ước tính hiệnnay, chỉ có khoảng 40-70% Chất thải rắn nông nghiệp, nông thôn được xử lý

Đối với Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn, người dân xử lý chủ yếu bằngphương pháp chôn lấp, không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh môi trường.Ngoài ra, còn có các biện pháp khác như phương pháp ủ phân compost, đốt chấtthải thu năng lượng Tuy nhiên, hai phương pháp này chưa thể áp dụng rộng rãi tạikhu vực nông thôn Việt Nam

Đối với các loại Chất thải rắn như bao bì, chai lọ thuốc BVTV hiện nay hầunhư chưa được xử lý an toàn, hợp vệ sinh Bao bì thuốc BVTV sau khi thu gomcùng với bao bì phân bón hóa học thường được đem đốt hoặc chôn lấp ở xa khu dân

cư Nhiều địa phương, nông dân còn thu chung với rác thải sinh hoạt Phương phápđốt ở các lò tiêu chuẩn có khả năng xử lý triệt để ô nhiễm nhưng chi phí xây dựng

và vận hành cao, xa các cụm dân cư Nếu địa phương có thu gom tập trung thìcũng phải thu gom một lượng đủ lớn mới có thể tổ chức đem tiêu hủy, trong khi đó

số lò đủ tiêu chuẩn của Việt Nam còn quá ít, chi phí vận chuyển tới nơi tiêu hủy khácao Như vậy, việc xử lý tại chỗ để làm sạch bao bì phục vụ cho tái sử dụng hoặclưu giữ trước khi đem tái chế hoặc tiêu hủy là cần thiết và phù hợp nhất đối với đặcthù của nền sản xuất nhỏ như nước ta

Việc xử lý các phụ phẩm nông nghiệp hầu như chưa có hướng xử lý thích hợp.Hiện nay, các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, trấu chủ yếu được xử lý bằngcách đốt rồi dùng tro bón ruộng Tuy nhiên, cách làm này vừa gây lãng phí, vừa gây

ô nhiễm môi trường do khói bụi và các nguy cơ cháy nổ

Phương pháp xử lý Chất thải rắn trong chăn nuôi còn đơn giản Chủ yếu được

xử lý bằng ủ nóng và hầm biogas Sau khi xử lý, phân được sử dụng bón cho câytrồng, dùng làm thức ăn cho cá hoặc để nuôi giun

Các vấn đề trong công tác quản lý Nhà nước về Chất thải rắn nông thôn

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước, kinh tế nôngthôn cũng đang trong giai đoạn chuyển mình để phát triển Sự phát triển đó đã tạo

Trang 25

rất cần đến sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lý trong việc chỉ đạo thu gom,quy hoạch các trạm trung chuyển Chất thải rắn của từng địa phương Bên cạnh đó,cũng rất cần đầu tư kinh phí cho công nghệ xử lý Chất thải rắn nông thôn đảm bảo

vệ sinh an toàn cho môi trường và con người

Quy hoạch Chất thải rắn theo vùng đã được xây dựng nhưng lại thiếu quyhoạch ở cấp địa phương Từ năm 2008, Chính phủ ban hành quy hoạch 8 khu xử lýChất thải rắn liên vùng, liên tỉnh cho 4 vùng kinh tế trọng điểm nhằm đảm bảo xử lýtriệt để, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế chôn lấp, nâng cao hiệu quả xử lýChất thải rắn phù hợp với công tác quản lý chất thải nguy hại Quy hoach này thựckhông có nhiều hiệu quả đối với quản lý Chất thải rắn nông thôn Ở cấp địa phương,một vấn đề không thể không nhắc tới đó là, mặc dù Bộ Xây dựng đã ban hành tàiliệu Hướng dẫn kỹ thuật về quy hoạch quản lý Chất thải rắn nông thôn nhưng hầuhết các địa phương chưa xây dựng quy hoạch quản lý Chất thải rắn nông thôn củađịa phương dẫn đến thiếu căn cứ để triển khai các chương trình, dự án cụ thể Mộtvấn đề khác cần quan tâm, đó là các quy hoạch quản lý Chất thải rắn hiện nay chưa

đề cập tới các bãi chôn lấp Chất thải rắn đã đóng cửa, trong khi phần lớn các bãi rácnày vẫn đang tiếp tục gây ô nhiễm môi trường Nguyên nhân là do trước đây, cácbãi rác này đều không được chôn lấp hợp vệ sinh, sau khi đóng cửa lại được giaocho cơ quan hành chính quản lý Đơn vị này không đủ chức năng cũng như năng lực

để giám sát, kiểm soát và xử lý ô nhiễm Chính vì vậy, đây vẫn là những điểm nóng

về môi trường

Công tác quản lý chất thải nông thôn hiện nay tại các địa phương đang trong tìnhtrạng nơi do Sở TN&MT quản lý, nơi lại do Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm, đốivới Chất thải rắn sinh hoạt ở vùng nông thôn và Chất thải rắn làng nghề vẫn chưaxác định thuộc quyền quản lý của Bộ Xây dựng, Bộ NN&PTNT hay Bộ CôngThương Hiện tượng chồng chéo trong quản lý giữa các cơ quan có trách nhiệmkhiến công tác này bị bỏ ngỏ Chính vì, sự phân công, phân nhiệm của cácBộ/ngành trong quản lý Chất thải rắnnông thôn còn chưa được rõ ràng nên chưathấy được vai trò của các cấp trong hệ thống quản lý và chồng chéo khi triển khaithực hiện

Sự tham gia của cộng đồng đã có những bước tiến đáng kể, tuy nhiên, công tác xãhội hóa quản lý Chất thải rắn còn yếu Bên cạnh các công ty xử lý rác thải ở đô thị,

ở khu vục nông thôn đã hình thành các tổ đội, hợp tác xã thu gom, vận chuyển Chấtthải rắn sinh hoạt nông thôn Trong những năm gần đây phương thức quản lý Chấtthải rắn ở nông thôn với cách tiếp cận dựa vào cộng đồng cũng đã được nhiều dự án

Trang 26

quan tâm thực hiện và thu được kết quả tốt Điển hình như mô hình thí điểm thugom, xử lý rác thải chế biến phân bón hữu cơ của thôn Tảo Phú (Tam Hồng, VĩnhPhúc), dự án cải thiện môi trường kênh Chín Tế, chợ Bà Rén (Bến Tre) Tuy nhiên,một thách thức không thể phủ nhận còn tồn tại đối với việc huy động sự tham giacủa cộng đồng đó là, công tác xã hội hóa còn yếu Vấn đề nảy sinh cả từ phía cộngđồng và chính quyền Nhận thức và năng lực của cộng đồng chưa đảm bảo để thựchiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong công tác quản lý Chất thải rắn nông thôn,đặc biệt là ở khu vực tập trung đông dân nghèo Ý thức của người dân đối với việcgiữ gìn vệ sinh công cộng còn rất thấp, họ thường xả rác ra đường, cống rãnh hoặc

đổ trộm Chất thải rắn xây dựng ra bờ sông, các khu vực công cộng gây tác độngtiêu cực đến vệ sinh môi trường và cảnh quan thiên nhiên Ngược lại, về phía cácnhà quản lý, vẫn còn thiếu các văn bản quy định phù hợp nhằm thu hút sự tham giacủa các đoàn thể, quần chúng và toàn xã hội, còn thiếu nhiều chương trình huy độngcộng đồng trong quản lý Chất thải rắn

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đã trở thành một công cụ hữu ích.Trong những năm qua, công tác thanh tra, giám sát từ Trung ương đến địa phươngvẫn là nhiệm vụ thường xuyên, được tổ chức hàng năm, chủ yếu tập trung vào việcthanh tra, kiểm tra các vấn đề môi trường bức xúc, xử lý triệt để các cơ sở gây ônhiễm môi trường nghiêm trọng, kiểm tra công tác BVMT của các doanh nghiệptrong các khu kinh tế, khu công nghiệp và làng nghề Tuy nhiên, do lực lượng cònrất mỏng, lại chú ý nhiều ở các thành thị lớn, nên việc thanh tra, giám sát, xử lý viphạm ở khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế, không đủ người hoặc không đủ thiết bịcần thiết nên công tác này ở địa phương đã gặp không ít khó khăn khi giải quyết cácvấn đề thực tế cho người dân

Nguồn tài chính đầu tư cho công tác quản lý Chất thải rắn đang ngày càng đadạng Nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở xử lý Chất thải rắn và các công trìnhphụ trợ được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, địa phương, vốn tài trợ của nướcngoài, vốn vay dài hạn và các nguồn vốn hợp pháp khác Ngoài ra, nguồn huy độngvốn từ Quỹ BVMT Việt Nam cũng được kể đến như một nguồn đầu tư quan trọng,

hỗ trợ cho các dự án về xử lý chất thải Tính đến tháng 11/2011, Quỹ đã cho 24 dự

án liên quan đến lĩnh vực xử lý chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, sản xuấtsản phẩm thân thiện với môi trường, xã hội hóa thu gom rác thải vay tới 260 tỷđồng Mặc dù vậy, nguồn tài chính đầu tư cho quản lý Chất thải rắn nông thôn vẫncòn thiếu hụt nghiêm trọng và chưa cân đối với quản lý ở đô thị Đơn cử như nguồnvốn từ Quỹ BVMT hiện nay gặp khá nhiều khó khăn trong việc huy động các nguồn

Trang 27

vốn bổ sung hàng năm, hay tổng thu từ các loại phí dịch vụ quản lý Chất thải rắnnông thôn chỉ đáp ứng được không quá 40% tổng chi phí vận hành, duy tu và bảodưỡng hệ thống quản lý Thêm vào đó, cơ cấu phân bổ ngân sách cho quản lý Chấtthôn đang dành hơn 90% cho hoạt động thu gom và vận chuyển chất thải Do vậy,chi phí dành cho quy hoạch các bãi chôn lấp rác thải và xử lý, tiêu hủy chất thảinông thôn hiện nay là rất thấp.

Hợp tác quốc tế đã đa dạng hóa nguồn đầu tư nhưng chưa thực sự phát huy vaitrò và hiệu quả ODA là một trong những nguồn vốn lớn đối với các dự án môitrường tại Việt Nam nói chung và các dự án quản lý Chất thải rắn nói riêng Cơquan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàngPhát triển châu Á (ADB) là những nhà tài trợ lớn, đóng vai trò quan trọng đối vớicác dự án quản lý Chất thải rắn tại Việt Nam Song song với đó, các dự án/chươngtrình về quản lý Chất thải rắn của Việt Nam cũng tiếp nhận các nguồn tài trợ songphương của các quốc gia như: Thụy Điển, Thụy Sỹ, Canada, Hàn Quốc Có thểthấy rằng, các dự án được tài trợ đã và đang được triển khai khá đa dạng, nhưng rất

ít dự án dành cho quản lý Chất thải rắn ở khu vực nông thôn Vấn đề hiện nay củacác nhà quản lý là tìm cách thu hút các nguồn vốn hợp tác quốc tế

Có thể thấy rằng, những cố gắng trong công tác quản lý Chất thải rắn, Chấtthải rắn nông thôn đã mang lại nhiều kết quả tích cực Tuy nhiên, để công tác quản

lý Chất thải rắn nông thôn đạt được hiệu quả như mong đợi thì phải tiến hành đồng

bộ nhiều giải pháp Trách nhiệm nhiệm này thuộc về các cơ quan lập pháp, banhành các chính sách là Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan chịu trách nhiệm thựcthi là các Bộ/ngành và địa phương

1.3.2.2 Một số mô hình quản lý Chất thải nông thôn

Mô hình thu gom rác thải ở Thái Bình:

Mô hình được áp dụng theo quy mô cấp thôn hoặc xã Thành lập một tổ thugom rác thải từ 5 đến 7 người có quy chế hoạt động cụ thể và chịu sự quản lý củachính quyền xã hoặc thôn Tổ thu gom rác được trang bị xe chở rác, các vật dụngcần thiết bao gồm: cuốc, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, chổi,… Tổthu gom hoạt động hàng ngày vào các giờ quy định (thường từ 15h-16h hàngngày), trong khoảng thời gian này, các nhân viên thuộc tổ thu gom rác và vệ sinhđường làng, ngõ xóm trong thôn hoặc xã Rác thải sau khi thi gom được vậnchuyển đến bãi rác đã được quy hoạch thuộc địa giới hành chính của thôn, xã Tạibãi rác, các nhân viên thực hiện tiếp các công tác xử lý rác thải tiếp theo Đối vớichất thải rắn nông thôn hiện nay nên xử lý bằng phương pháp chon lấp, phương

Trang 28

pháp này dễ thực hiện và có hiệu quả kinh tế Trên địa bàn nông thôn tỉnh TháiBình đã có nhiều nơi áp dụng mô hình nói trên như: thôn Hiệp Lực, xã ĐồngMinh, làng Lộng Khê, xã An Đông, huyện Quỳnh Phù; xã Thái Dương, xã ThụySơn, huyện Thái Thụy… Đến nay các đội vệ sinh môi trường này ở các thôn, các

xã đã đi vào hoạt động một cách ổn định, các đội viên đều tự nguyện và nhiệt tìnhvừa làm vừa tuyên truyền hoạt động để mọi người hiểu và ủng hộ, tham gia Đảng

ủy, HĐND, UBND các xã nhận thức được nhu cầu cấp bách của việc thu gom, xử

lý rác thải, đã kịp thời đề ra các chủ trương, quyết định về các quy mô, hình thức

tổ chức, mức đóng góp của người dân Điều quan trọng là phải lựa chọn mô hìnhphù hợp, chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng các mô hình, quy hoạch hợp lý các bãichon lấp rác thải an toàn hợp vệ sinh Ngoài ra còn phải có sự ủng hộ, hưởng ứngcủa các tổ chức Chính trị - xã hội ( Đoàn Thanh niên, Hội Phụ Nữ, Hội Cựu Chiếnbinh Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi,…) cùng tham gia vào các hoạt động bảo

vệ, gìn giữ môi trường tại địa phương

Mô hình thu gom xử lý rác thải ở Cẩm Giàng - tỉnh Hải Dương:

Cẩm Giàng là huyện đầu tiên trong tỉnh Hải Dương xây dựng và triển khai đề

án “Thu gom và xử lý rác thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn”

ngay từ đầu năm 2007 Việc thu gom và cử lý rác thải đã được thí điểm ở tất cả cácthôn thuộc thị trấn Lai Cách, các xã Tân Trường và Cẩm Văn

Mỗi thôn ở Thị Trấn Lai Cách, khoảng 300 hộ đã thành lập một tổ thu gom,

xử lý rác thải gồm 3 lao động và một hố chôn lấp rác tải sâu khoảng 3m, rộngkhoảng 1000m2 và cách xa khu dân cư ít nhất 500m Từng thôn xóm lại căn cứ nhucầu của người dân để quy định số lần thu gom rác trong tuần Ở các xã còn lại lấymỗi xã một thôn làm thí điểm Không phải chờ đến khi dự án này được triển khai,nhiều năm qua, thị trấn Lai Cách đã có đội ngũ thu gom rác thải cho khu vực trungtâm thị trấn (10 lao động) Đội thu gom rác hoạt động theo cơ chế tự quản, lấy thu

bù chi Mức thu thông thường là 3.000 đồng/ hộ/ tháng Các hộ kinh doanh buônbán nộp 5.000-10.000 đồng/ tháng và các cơ quan, đơn vị nộp 25-30.000 đồng/tháng Nay thực hiện đề án, được hỗ trợ thêm kinh phí, đội ngũ thu gom rác có điềukiện thu gom rác đến tất cả các thôn Thực hiện mô hình ở xã Cẩm Văn - một trungtâm giết mổ gia súc, huyện Cẩm Giàng đang nỗ lực giải quyết cả vấn đề rác thải vànước thải từ gia súc, giảm thiểu ô nhiễm môi trường…

Một nội dung của Đề án được người dân quan tâm là lựa chọn vị trí xây dựng

hố chôn lấp rác, kinh phí xây dựng, chôn lấp rác theo quy trình kỹ thuật để đảm bảo

Trang 29

dân có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường sống của cộng đồng Huyện Cẩm Giàng

đã đầu tư hơn 60 triệu đồng đặt mua 25 xe cải tiến bánh hơi chở rác, dụng cụ laođộng và bảo hộ lao động để cấp cho các tổ thu gom rác Mức thu hàng tháng mỗi hộ2.500 đồng/ buổi là phù hợp, được các địa phương và người dân đồng tình ủng hộ Chương trên đã nêu ra được cơ sơ lý thuyết, cơ sở pháp lý cũng như hiện trạng

và các vấn đề trong công tác quản lý Chất thải rắn nông thôn nước ta hiện nay Cóthế nói, cơ sở lý thuyết cũng như cơ sở pháp lý về Chất thải rắn nông thôn đã đượcxây dựng khá hoàn thiện và đầy đủ tuy vẫn còn đó không ít bất cập, sự chồng chéotrong hệ thống lý luận dẫn đến những khó khăn trong thực tế công tác quản lý Chất

thải rắn nông thôn Trên cơ sở lý luận đó, ta đi vào phân tích “thực trạng và giải pháp quản lý Chất thải rắn nông thôn ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An”.

Trang 30

CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NÔNG THÔN Ở HUYỆN YÊN

THÀNH, TỈNH NGHỆ AN 2.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Yên thành, tỉnh Nghệ An

2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Hình 2.1: Bản đồ huyện Yên Thành

Yên Thành là huyện đồng bằng bán sơn địa, có 38 xã và 01 Thị trấn Diện tích tự nhiên 54.571,71 ha, trong đó: nhóm đất nông nghiệp là 42.254,79 ha (đất sảnxuất nông nghiệp là 20.030,55 ha, đất lâm nghiệp là 21.993,87 ha), đất phi nông nghiệp là 9.605,09 ha, đất chưa sử dụng là 2.711,79 ha Riêng thị Trấn Yên Thành

Trang 31

Huyện Yên Thành nằm ở phía đông bắc tỉnh Nghệ An, trong tọa độ

18055’ đến 190 12’ vĩ độ Bắc và từ 105011’ đến 105034’ kinh độ Đông Huyện córanh giới hành chính như sau:

- Phía bắc giáp các huyện Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Diễn Châu

- phía đông giáp huyện Diễn Châu

- phía đông nam giáp huyện Nghi Lộc

- phía nam giáp huyện Đô Lương, phía tây giáp huyện Tân Kỳ

Về địa hình, huyện Yên Thành tựa hình lòng chảo, ba phía bắc, tây, nam làrừng núi và đồi thấp, ở giữa và phía đông là vùng trũng tiếp giáp với huyện DiễnChâu; với chiều dài gần 40 km từ bắc xuống nam, chiều rộng gần 35 km từ đôngsang tây Nơi gần bờ biển nhất là xã Đô Thành (6km) Đỉnh Vàng Tâm với độ cao

544 m, là ngọn núi cao nhất huyện nằm ở phía bắc xã Lăng Thành Nơi thấp nhất làcánh đồng trũng dọc kênh Biên Hòa, xã Vĩnh Thành, cao 0,2 m so với mực nướcbiển Phía bắc huyện là dãy núi Bồ Bồ, phía tây và tây nam là đồi núi có các thunglũng, hang động tạo nên nhiều cảnh quan đẹp

Yên Thành là vùng đất nửa trung du miền núi, nửa đồng bằng Dựa vào đặcđiểm phân bố địa hình, Yên Thành có thể chia thành 2 vùng: vùng đồng bằng gồm

21 xã, thị trấn, trong đó có nhiều xã ở vùng chiêm trũng thường bị úng ngập vàomùa mưa bão và vùng bán sơn địa gồm 18 xã thường bị hạn hán vào mùa hè đã tácđộng không nhỏ tới vấn đề môi trường

2.1.2 Khí hậu, thủy văn, nguồn nước

độ tăng đột ngột Lượng mưa bình quân là 1.587 mm/năm, lượng mưa phân bốkhông đều giữa các tháng, các mùa trong năm; mưa nhiều lại tập trung trong thờigian ngắn là nguyên nhân gây ngập úng cục bộ tại một số xã trên địa bàn Huyện

Tháng Mưa (mm) Nhiệt độ KK ( 0 c ) Độ ẩm (%) Giờ nắng (giờ)

Trang 32

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu khí hậu ở huyện Yên Thành năm 2011

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Thành)

Có thể nói, Yên Thành nằm trong vùng tiểu khí hậu Bắc Trung Bộ Mùa hè,gió Tây Nam thổi mạnh, không khí nóng nực, nhưng khi có gió Đông Nam (gióNồm) đưa hơi nước biển lên thì mát mẻ dễ chịu Mùa thu thường phải chống chọivới những cơn bão lớn Mùa đông có gió Đông Bắc, mưa dầm kéo dài Sự phân chiatương đối rõ nét giữa các mùa ở huyện Yên Thành, chính là đặc trưng cho khí hậucủa tỉnh Nghê An cũng như vùng khí hậu Bắc Trung Bộ

2.1.2.2 Đặc điểm thủy văn, nguồn nước

Hệ thống sông ở Yên Thành không nhiều và không có con sông nào lớn, hầuhết là các con sông ngắn và nhỏ Sông Dinh bắt nguồn từ động Trọc (xã QuangThành cũ) theo khe Cấy và một nhành từ các làng Đồng Trổ, Đồng Mai theo kheVằng, hợp lưu với nhau chảy qua xã Tràng Thành sang các làng Long Hồi, TíchPhúc xuống sông Điển Sông Dền bắt nguồn từ động Huyệt chảy qua xã PhúcThành, Kẻ Dền đổ xuống sông Sọt Bàu Sừng bắt nguồn từ động Mồng Gà chảy vềcác làng Quỳ Lăng, Yên Mã, Thành Đạt, Tiên Bồng đổ xuống sông sở Khe NhàTrò, khe Mã Tổ bắt nguồn từ hòn Câu, hòn Sường chảy về các làng Phúc Lộc, Phúc

Trang 33

sinh thủy chảy đều, chỉ có một số khe và bàu như khe Ngọng bàu Mậu Long, bàuChèn, bàu Liên Trì chảy về sông Vũ Giang rồi xuống sông Điển Khe Cát chảy quacác làng Tràng Sơn, Lương Hội về sông Điển Sông Điển chảy qua các xã KhánhThành, Long Thành, Vĩnh Thành hợp lưu với cột Sọt, chảy về sông Bùng ra LạchVạn Hệ thống nông giang Bắc Nghệ An được khảo sát từ nằm 1927 và tiến hànhxây dựng trong những năm 1932 – 1937, đã đưa sông lam từ Bara Đô Lương vềtưới cho phần lớn diện tích đồng bằng huyện Yên Thành Từ năm 1960 đến nay, đặcbiệt là trong những năm kháng chiến chống Mỹ, huyện Yên Thành đã xây dựngđược gần 200 hồ đập lớn, vừa và nhỏ để tưới cho vùng cao, chống úng cho vùngsâu, tưới khoa học cho vùng giữa thành ruộng thâm canh hai, ba vụ.

Tóm lại, Yên Thành có 1 con sông Cái chảy từ Bara (Đô Lương), đây là hệthống tưới chính cho các xã đồng bằng và một phần diện tích của một số xã miềnnúi Ngoài ra còn có hơn 200 đập lớn và nhỏ, hàng trăm khe suối và sông tự nhiên,chiếm trữ lượng nước không nhỏ Cùng với nước ngầm trong đất và lượng nướcmưa hàng năm thì đây là nguồn nước chính cho sản xuất, sinh hoạt của cộng đồngdân cư trên địa bàn Tuy nhiên, về mùa nắng hạn thì vẫn xẩy ra tình trạng thiếunước tại 18 xã miền núi nhưng chưa có giải pháp khắc phục hữu hiệu

2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên

2.1.3.1 Tài nguyên đất

Yên Thành là một huyện nông nghiệp lâu đời, nên tài nguyên quan trọng nhấtcủa huyện là tài nguyên đất Đất ở huyện Yên Thành có 6 nhóm đất chính,đó là: đấtphù sa, đất feralit đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa,đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất dốc tụ Một số nhóm đất đang được sử dụng mộtcách thiết thực

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 54768.56 ha Với đặc diểm đất đainói trên, trong quá trình quản lý, sử dụng được chia như sau:

Đất nông nghiệp: 43971.63ha bao gồm:

- Đất sản xuất Nông nghiệp: 22647.11 ha

+ Đất trồng cây hàng năm: 15969.95 ha, trong đó đất trồng lúa có 14334.36 ha+ Đất trồng cây lâu năm: 6677.16 ha

Trang 34

- Đất tôn giáo, nghĩa trang, nghĩa địa: 543.08 ha

- Sông suối và mặt nước: 1100.38 ha

- Đất phi Nông nghiệp khác: 0.78 ha

Đất chưa sử dụng: 968.98 ha bao gồm:

- Đất bằng chưa sử dụng: 395.27 ha

- Đất đồi núi chưa sử dụng: 317.58 ha

- Núi đá không có cây rừng: 202.13 ha

Các yếu tố ảnh hưởng môi trường đất chủ yếu là do hoạt động của nôngnghiệp; tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ở một số kho thuốc, kho vũ khí trong nhữngnăm chiến tranh; hoạt động của nhà máy, một số cơ sở sản xuất kinh doanh gây ra.Việc thực hiện quy hoạch phát triển cây nguyên liệu như dứa, sắn đã giúp nông dânchuyển dịch cơ cấu cây trồng, làm tăng giá trị trên đơn vị diện tích Nhưng các vùngđất này đang đứng trước nguy cơ bạc màu nếu không có biện pháp tăng độ màu mỡcủa đất và luân canh cây trồng hợp lý

2.1.3.2 Tài nguyên nước, rừng

Tài nguyên nước của huyện Yên Thành chủ yếu là nguồn nước ngọt từ cácđập, từ các sông tự nhiên, con sông Cái chảy từ Bara( Đô Lương) và từ nguồn nướcngầm trong lòng đất… Tất cả đều phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp vàsinh hoạt của người dân trên địa bàn huyện

- Về tài nguyên rừng, huyện Yên Thành có tổng diện tích tự nhiên 54768.56

ha, diện tích quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp (theo quy hoạch 3 loại rừng):20955.86 ha, chiếm 40,64% tổng diện tích tự nhiên; trong đó:Tỷ lệ che phủ rừng đạt49,4% Năm 2010, tỷ lệ che phủ rừng đạt 50,1%), cụ thể:

- Rừng phòng hộ (phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ kế hợp cảnh quan) có:5868.41ha

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh (2003), giáo trình: Kinh tế và quản lý môi trường, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế và quản lý môi trường
Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh
Nhà XB: NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Năm: 2003
2. GS. TS. Nguyễn Đình Hương (2006), giáo trình: Kinh tế Chất thải, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Chất thải
Tác giả: GS. TS. Nguyễn Đình Hương
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2006
3. TS. Phùng Chí Sỹ (2001), đề tài: “Điều tra hiện trạng và thử nghiệm nâng cao hiệu quả tái sử dụng phế thải nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra hiện trạng và thử nghiệm nâng cao hiệu quả tái sử dụng phế thải nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
Tác giả: TS. Phùng Chí Sỹ
Năm: 2001
4. UBND huyện Yên Thành. đề án: Bảo vệ Môi trường huyện Yên Thành giai đoạn 2009-2020, bản báo cáo chi tiết kế hoạch BVMT huyện Yên Thành 2011-2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ Môi trường huyện Yên Thành giai đoạn 2009-2020", bản
5. Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Yên Thành (2009), Dự án: Quy hoạch, xây dựng Bãi xử lý rác thải tập trung của huyện Yên Thành Khác
6. Phòng Thống Kê huyện Yên Thành (2011): Bản niên giám thống kê tình hình Kinh tế - Xã hội của huyện Yên Thành năm 2011 Khác
7. Luật Bảo vệ môi trường số số 52/2005/QH11 do quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 Khác
8. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 29/4/2007của Chính phủ về quản lý Chất thải rắn.9. Các website Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w