Ngay sau đó BHYT thành phố Hà Nội ký biên bản tiếp nhậnBHYT Hà Nội chuyển sang.Từ tháng 1/2003, tiếp nhận bộ máy cán bộ chức năng, nhiệm vụ của Bảohiểm Y tế Hà Nội và Bảo hiểm Y tế các n
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1 Quá trình hình thành và phát triển của BHXH TP Hà nội………3
2.Chức năng, nhiệm vụ của BHXH TP Hà nội……….7
3.Một số kết quả hoạt động của BHXH TP Hà nội……… …….9
4.Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật ảnh hưởng đến “Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của BHXH TP Hà nội……….13
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.THỰC TRẠNG BỔ MÁY TỔ CHỨC CỦA BHXH TP HÀ NỘI……… …18
1.1.Cơ cấu tổ chức của BHXH TP Hà nội……….………… 18
1.2.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng nghiệp vụ………….……22
2.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA BHXH TP HÀ NỘI ……….…36
2.1.Công tác thu, cấp sổ và thẻ BHXH………36
2.2.Công tác kế hoạch tài chính……….… 38
2.3.Công tác quản lý chế độ bảo hiểm……….39
2.4.Công tác kiểm tra……… 40
2.5.Công tác bảo hiểm tự nguyện……… …….…………41
2.6.Công tác tổ chức hành chính và một số công tác khác……… 41
3.MỘT SỐ TỒN TẠI……… 40
3.1.Về số lượng và cơ cấu………40
3.2.Về chất lượng……….…… 42
Trang 23.3.Về công tác tổ chức cán bộ………43
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1 Định hướng, mục tiêu phát triển của BHXH Hà Nội thời gian tới………… 452.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức BHXH TP Hà nội………47
KẾT LUẬN……….54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đoàn kết thương yêu, chia sẻ, giúp
đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, nhất là khi ốm đau, rủi ro, khó khăn, hoạn nạn vớitinh thần: “Lá lành đùm lá rách”, “Tương thân, tương ái”, “Mình vì mọi người,mọi người vì mình”
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn nhấn mạnh pháttriển kinh tế phải đi đôi với việc giải quyết tốt những vấn đề xã hội, bởi lẽ pháttriển kinh tế phải là sự phát triển bền vững dựa trên những yếu tố chính trị, kinh
tế, văn hóa, vừa giữ vững được ổn định kinh tế - xã hội, không có những xáotrộn, xung đột làm ảnh hưởng đến việc huy động các nguồn lực cho sự pháttriển Trong phát triển bền vững, yếu tố kinh tế và yếu tố xã hội quyện vào nhau,hòa nhập vào nhau Mục tiêu phát triển kinh tế phải bao gồm cả mục tiêu giảiquyết những vấn đề xã hội như giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đền ơnđáp nghĩa, Bảo hiểm xã hội (BHXH) nhằm thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhucầu cơ bản của người dân, thực hiện công bằng xã hội Ngược lại, mục tiêu pháttriển xã hội cũng nhằm tăng động lực phát triển kinh tế Đó cũng là sự khác biệt
cơ bản về mục tiêu phát triển giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản Vớinhận thức đó, Đại hội VIII của Đảng đã đề ra những quan điểm chỉ đạo việchoạch định hệ thống chính sách xã hội, trong đó có chính sách BHXH
Hoạt động của BHXH có vai trò to lớn trong việc ổn định đời sống, giảmbớt những khó khăn trong cuộc sống của người lao động và các thành viên tronggia đình họ, đảm bảo thúc đẩy sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động Cóthể nói hoạt động của BHXH mang tính nhân văn rất cao Dó đó, xã hội ngàycàng phát triển thì nhu cầu xã hội cần có sự an toàn trong cuộc sống càng cao, từ
đó các dịch vụ bảo hiểm cũng ngày càng phát triển
Muốn ngành BHXH đáp ứng được yêu cầu mới thì cần phải đổi mới côngtác hoạt động của ngành trên mọi phương diện, đặc biệt là bộ máy tổ chức từtrung ương đến địa phương Đây là đòi hỏi khách quan và cũng là nhiệm vụ mới,bởi bộ máy tổ chức là xương sống của ngành BHXH, là nhân tố quyết định của
hệ thống an sinh xã hội mỗi quốc gia Chính vì vậy, em xin chọn đề tài: “ Hoànthiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà nội”
Khóa luận được hoàn thành dựa trên cơ sở khai thác, thu thập, tổng hợp
số liệu của cơ quan BHXH thành phố Hà nội trong giai đoạn 2004 – 2008, đồng
Trang 4thời tham khảo thêm tài liệu có liên quan Quá trình nghiên cứu có sử dụngphương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp nhằm đánh giá bộ máy
tổ chức của cơ quan Ngoài ra, đề tài còn đề xuất một số giải pháp cụ thể, có tínhkhả thi nhằm đổi mới bộ máy tổ chức của BHXH TP Hà nội
Ngoài lời nói đầu và kết luận, đề tài này có ba phần chính:
Chương 1: Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội thành phố Hà nội.
Chương 2: Thực trạng bộ máy tổ chức của BHXH TP Hà nội
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức BHXH TP Hà nội.
Mặc dù đã cố gắng, song do hiểu biết và trình độ còn hạn chế nên bài viếtnày của tôi khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định Tôi rất mongnhận được sự quan tâm chỉ bảo của cô giáo Ths Nguyễn Thu Thuỷ, các thầy côtrong khoa Quản trị kinh doanh, các cô chú, anh chị cán bộ, nhân viên trong cơquan BHXH TP Hà nội cũng như sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để
đề tài được hoàn chỉnh hơn về mặt lý luận và tăng tính khả thi trong việc ápdụng vào thực tiễn công tác quản lý cán bộ của cơ quan
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 14/01/2009
Chương 1
Trang 5GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1 Quá trình hình thành và phát triển của BHXH TP Hà nội
Khi sự nghiệp đổi mới được thực hiện, kinh tế nhiều thành phần được xáclập, quyền bình đẳng giữa các thành phần kinh tế được luật pháp thừa nhận, thìvấn đề quyền lợi của người lao động làm việc ở các thành phần kinh tế đó cũngkhông thể có sự phân biệt đối xử, trong đó BHXH là vấn đề mà người lao độngmong có được sự bình đẳng trước tiên Vấn đề đặt ra là giải quyết sự bình đẳng
đó như thế nào? Để tìm lời giải cho những vấn đề trên, năm 1989 Thủ tướngChính phủ cho phép Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minhtriển khai thực hiện thí điểm bản Dự thảo điều lệ bảo hiểm xã hội đối với laođộng ngoài quốc doanh
Ngày 9 tháng 1 năm 1990, UBND thành phố Hà Nội ký quyết định thànhlập Công ty Bảo hiểm Xã hội đối với lao động ngoài quốc doanh, với biên chếban đầu có bẩy người, ông Chu Văn Tùy được bổ nhiệm làm giám đốc Thờigian thí điểm được xác định từ 2 đến 3 năm với hai nhiệm vụ chính là: Tổ chứcthí điểm bản Dự thảo điều lệ BHXH đối với lao động ngoài quốc doanh trongcác doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Hà Nội; nghiên cứu xác lập mô hình tổchức và cơ chế hoạt động BHXH sao cho phù hợp với cơ chế kinh tế nhiềuthành phần
Căn cứ vào hai nhiệm vụ trên, Bảo hiểm xã hội đã xây dựng chương trìnhhoạt động và kế hoạch thực hiện Những ngày đầu triển khai đã có hàng trămngười ở các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đến đăng ký tham gia, vớimức đóng góp lấy gạo làm chuẩn từ 4 đến 10 kg/tháng/người
Năm 1991, Giám đốc BHXH được thành phố giao làm chủ nhiệm đề tài
khoa học: “Nghiên cứu đổi mới chính sách chế độ bảo hiểm xã hội trong tình hình mới” Trong quá trình triển khai thực hiện, được sự giúp đỡ của các ngành,
các cấp, các đoàn thể, đặc biệt là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhiều giáo
Trang 6sư, tiến sỹ, thầy giáo đã hết lòng đóng góp ý kiến cho nội dung đề tài Nhờ đósau một năm tập trung nghiên cứu đã rút ra được kết luận sát với thực tế dựa trên
cơ sở lý luận khoa học như: không thể có BHXH trong quốc doanh khác vớiBHXH ngoài quốc doanh, mức đóng không thể lấy gạo làm chuẩn, cần thực hiệnbình đẳng về nghĩa vụ đóng góp và quyền lợi được hưởng của người lao độnglàm việc trong các thành phần kinh tế, mức hưởng nhiều hay ít phụ thuộc vàomức đóng và thời gian đóng của từng người; Sự nghiệp BHXH phải được tậptrung quản lý thống nhất vào một đầu mối, quỹ BHXH cần được tách ra khỏingân sách Nhà nước…Đề tài này được Hội đồng Nghiệm thu đánh giá cao Tiếp
đó được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét chấp nhận cho Hà Nộiđược ứng dụng kết quả nghiên cứu để xác lập mô hình tổ chức BHXH mới thựchiện cho cả trong quốc doanh và ngoài quốc doanh
Ngày 31 tháng 10 năm 1992, UBND thành phố ký quyết định thành lậpBảo hiểm Xã hội Hà Nội trên cơ sở Công ty BHXH ngoài quốc doanh với phần
sự nghiệp BHXH trong khu vực Nhà nước từ Sở Lao động - Thương binh và Xãhội chuyển sang Đây có thể nói là bước đột phá về mặt tổ chức, bước đầu làmthay đổi nhận thức của nhiều người về BHXH đối với các thành phần kinh tếquốc doanh, tạo điều kiện cho Hà Nội tiếp tục nghiên cứu những nội dung tiếptheo mang tính nghiệp vụ nhiều hơn
Ngày 22 tháng 6 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định 43 CP quyđịnh các chế độ BHXH bắt buộc áp dụng chung cho mọi thành phần kinh tếkhông phân biệt trong hay ngoài quốc doanh
Được thành phố giao tổ chức triển khai Nghị định 43 CP đó thực sự là tinmừng đối với Bảo hiểm xã hội thành phố Hà nội, song công việc quá lớn, màđội ngũ cán bộ lại quá mỏng, nhiều công việc hoàn toàn mới mẻ, chưa làm baogiờ Song, được sự quan tâm của Thành uỷ, UBND thành phố, đặc biệt là Sở LĐ
- TBXH, Vụ Bảo hiểm Xã hội (Bộ LĐ - TBXH) cùng các Bộ ngành Trungương, Bảo hiểm thành phố đã hoàn thành việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấpcho 260.000 người đúng quy định, kịp thời gian chi trả theo chính sách tiềnlương mới Trong hai năm 1993 - 1994, Bảo hiểm xã hội Hà nội đã tiếp nhận và
Trang 7giải quyết 35.000 người nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc hưởng trợcấp một lần theo Nghị định 236 trước khi thực hiện Nghị định 43 CP mới banhành.
Trong thời gian Hà Nội làm thí điểm, số tiền thu BHXH đối với lao độngngoài quốc doanh đạt trên 12 tỷ đồng, việc cấp sổ và ứng dụng công nghệ thôngtin vào công tác quản lý đã được thực hiện Đầu năm 1995, Chính phủ ban hànhNghị định 12 CP kèm theo bản Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với người lao độnglàm việc trong các thành phần kinh tế Tiếp đó ngày 19 tháng 2 năm 1995,Chính phủ ban hành Nghị định 19 CP về việc thành lập BHXH Việt Nam theo
cơ cấu ba cấp Ngày 15 tháng 6 năm 1995, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam kýquyết định thành lập BHXH Hà Nội trên cơ sở BHXH Hà Nội tiếp nhận thêmphần sự nghiệp từ Liên đoàn Lao động thành phố chuyển sang Ngay sau đó,BHXH các quận huyện được thành lập, tạo thành một hệ thống tổ chức chuyênngành từ Trung ương đến địa phương
Từ chỗ Hà Nội thu BHXH trước năm 1995 chỉ đạt trên dưới 100 tỷ đồng/năm thì ngay sau khi thành lập, riêng sáu tháng cuối năm 1995 thu đã đạt trên 99
tỷ đồng, trong đó thu ngoài quốc doanh đạt 21 tỷ đồng Năm 1996 thu đạt gần
300 tỷ đồng, trong đó thu ngoài quốc doanh đạt gần 35 tỷ đồng, số người thamgia trên 300 ngàn người Đến 1995 số thu đã tăng lên 1300 tỷ đồng/năm với trêndưới 500 ngàn người tham gia, chưa kể trên một triệu người tham gia BHYT.Việc chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng được duy trì thực hiện kịp thờitrước ngày mùng 10 hàng tháng an toàn, đúng đối tượng với trên 240.000 ngườihưởng, số tiền chi trả trên dưới 120 tỷ đồng/tháng
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết định số15/QĐ-TCCB, ngày 15/6/1995 của Tổng Giám Đốc Bảo hiểm xã hội Việt Namtrên cơ sở sáp nhập Bảo hiểm xã hội của Sở lao động thương binh xã hội và Bảohiểm xã hội thuộc liên đoàn Thành phố Hà Nội Với nhiệm vụ cơ bản thực hiệnquản lý thu, chi giải quyết chế độ chính sách cho người lao động tham giaBHXH và những người được hưởng chế độ chính sách BHXH trước năm 1995
Trang 8Cuối năm 2001 Chính phủ ký quyết định chuyển BHYT Việt Nam sangBHXH Việt Nam Ngay sau đó BHYT thành phố Hà Nội ký biên bản tiếp nhậnBHYT Hà Nội chuyển sang.
Từ tháng 1/2003, tiếp nhận bộ máy cán bộ chức năng, nhiệm vụ của Bảohiểm Y tế Hà Nội và Bảo hiểm Y tế các ngành Giao thông vận tải , Dầu khí,Ngành Than chuyển sang, từ đây Bảo hiểm xã hội thành phố thực hiện hoàn toàndiện chính sách Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm Y tế bắt buộc, tự nguyện đối vớinhân dân và lao động Thủ đô
Hơn 10 năm xây dựng và phát triển cán bộ công chức Bảo hiểm xã hộiThành phố đã có nhiều cố gắng hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao,làm cho chính sách bảo hiểm xã hội thực sự là một chính sách xã hội lớn củaĐảng, Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống người lao động và ổn địnhchính trị, trật tự an toàn xã hội thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổquốc, thể hiện tính ưu việt của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, dodân và vì dân
Bên cạnh đó, trong hơn 10 năm thành lập, Bảo hiểm xã hội Thành phốkhông ngừng phát triển cả về bộ máy tổ chức cán bộ và chất lượng hoạt động, đủsức gánh vác nhiệm vụ, tháng 6/1995 khi mới thành lập có 5 phòng nghiệp vụ và
9 Bảo hiểm xã hội quận huyện trực thuộc, với số cán bộ công chức gần 120người, đến tháng 5/2005 thì Bảo hiểm xã hội Thành phố đã có 11 phòng nghiệp
vụ, 14 Bảo hiểm xã hội quận huyện trực thuộc, tổng số cán bộ công chức lên tới
547 người, trong đó 374 người có trình độ đại học và trên đại học, chiếm gần70% so với tổng số cán bộ công chức BHXH Thành phố đã triển khai đồng bộcác nghiệp vụ, chú trọng đến công tác thu, chi, giải quyết chế độ chính sách,thanh toán chi phí khám chữa bệnh, tăng cường công tác kiểm tra, cấp sổ bảohiểm xã hội, phiếu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người lao động và các đốitượng Thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở tất cả các khâu nghiệp vụ, đặcbiệt là khâu giải quyết chế độ chính sách BHXH, cán bộ công chức toàn ngành
đã chuyển từ phong cách quản lý hành chính thụ động sang phong cách phục vụ
Trang 9năng động, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị đến quan hệ làm việc và
để đối tượng được hưởng đầy đủ quyền lợi BHXH theo quy định của Nhà nước
Từ 01/08/2008 tổ chức Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội trên cơ sở sátnhập, hợp nhất BHXH TP Hà nội, BHXH tỉnh Hà Tây, BHXH huyện Mê Linhthuộc BHXH tỉnh Vĩnh Phúc và 04 xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình vàYên Trung thuộc BHXH huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình theo Nghị quyết15/2008/QH12 ngày 29/05/5008 của Quốc Hội
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện củaBảo hiểm xã hội Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnhthổ của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
Dưới sự lãnh đạo của BHXH Việt Nam và Thành uỷ, Hội đồng nhân dân,
Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cùng với sự đoàn kết phấn đấu của các cán
bộ công chức toàn ngành BHXH thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quảquan trọng, tiếp tục ổn định công tác tổ chức cán bộ, đẩy mạnh cải cách hàngchính và các hoạt động nghiệp vụ từ thành phố tới các quận, huyện đảm bảothống nhất, thông suốt, đồng bộ, đạt hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc ổnđịnh đời sống người lao động và ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn Thủ đô
2.Chức năng, nhiệm vụ của BHXH TP Hà nội
A - Chức năng:
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội là đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hộiViệt Nam có chức năng giúp Tổng Giám đốc thực hiện các chính sách, chế độBảo hiểm xã hội và quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội trên địa bàn Thành phố HàNội
Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diệncủa Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chịu sự quản lý hành chínhtrên địa bàn lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội có con dấu, tài khoản riêng, có trụ sởđặt tại Thành phố Hà Nội
Trang 10Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quyđịnh tại Quyết định số 1620/2002/QĐ-BHXH-TCCB ngày 17 tháng 12 năm
2002 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam
B - Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm trình Tổng Giám đốc phê duyệt và thực hiện;
- Tổ chức xét duyệt hồ sơ, giải quyết các chính sách, chế độ Bảo hiểm xãhội ; cấp các loại sổ, thẻ Bảo hiểm xã hội ;
- Tổ chức thực hiện thu các khoản đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc và tựnguyện
- Tổ chức quản lý và phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội ;
- Tổ chức ký hợp đồng với cơ sở khám chữa bệnh (KCB) hợp pháp đểphục vụ người có sổ thẻ Bảo hiểm xã hội theo quy định;
- Tổ chức thực hiện công tác giám định chi KCB tại các cơ sở KCB, đảmbảo quyền lợi KCB của người có sổ, thẻ Bảo hiểm xã hội, chống lạm dụng quỹKCB và hướng dẫn nghiệp vụ giám định đối với Bảo hiểm xã hội quận, huyện;
- Tổ chức thực hiện chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội cho đối tượngđúng quy định
- Thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí ; chế độ kế toán, thống
kê theo các quy định của Nhà nước, của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và hướngdẫn Bảo hiểm xã hội quận, huyện thực hiện;
- Kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu, chi Bảo hiểm xã hội đối với cơquan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở KCB trên địa bàn Thànhphố Hà Nội;
- Kiến nghị với cơ quan pháp luật, cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quanquản lý cấp trên của đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ sở KCB để xử lý nhữnghành vi vi phạm pháp luật về các chế độ Bảo hiểm xã hội;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân theo thẩm quyền;
Trang 11- Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội trên địabàn;
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độ Bảohiểm xã hội;
- Tổ chức ứng dụng khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý, điều hành hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Thành phố;
- Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, tài chính và tàisản thuộc Bảo hiểm xã hội Thành phố theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội ViệtNam;
- Thực hiện chế độ báo cáo với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và UBNDThành phố theo quy định
3.Một số kết quả hoạt động của BHXH TP Hà nội
3.1.Kết quả thu BHXH
3.1.1.Số đơn vị tham gia BHXH
Biểu số 01: Số đơn vị tham gia BHXH
Trang 123.1.2.Số lao động tham gia BHXH
Biểu số 02: Số lao động tham gia BHXH
(Nguồn: báo cáo tổng kết số lao động tham gia BHXH trong 5 năm)
3.1.3.Tổng số tiền BHXH thu được
Biểu số 03: Tổng số tiền BHXH thu được
Trang 13Qua 3 biểu đồ trên ta thấy:
Số đơn vị tham gia BHXH, BHYT hàng năm đều tăng, điều này là docông tác tuyên truyền, giải thích, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của thànhphố về BHXH rất có hiệu quả, người sử dụng lao động và người lao động đã dần
có ý thức trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về BHXH của mình Tuynhiên, số các đơn vị tham gia tăng nhưng tỷ lệ tăng rất thấp, vì số đơn vị thamgia mới là không đáng kể; Sự tăng, giảm số các đơn vị tham gia của các khối làkhông đồng đều, điều này là do việc chuyển khối từ khối này sang khối khác củacác đơn vị tham gia
Một điểm đáng chú ý là tỷ lệ trong số các đơn vị tham gia tăng thấp,nhưng tỷ lệ số người tham gia BHXH, BHYT trong các khối lại tăng cao
Tương ứng với số đơn vị tham gia BHXH tăng và số lao động tham giaBHXH tăng thì tổng số tiền mà BHXH thành phố thu được cũng tăng một cáchđều đặn và bền vững Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số doanh nghiệp còn xảy
ra tình trạng nợ BHXH dẫn đến quyền lợi của người tham gia BHXH khôngđược đảm bảo
Trang 143.2.2.Chi lương hưu và trợ cấp BHXH (đơn vị tính: triệu đồng)
Biểu số 05: Số tiền chi BHXH
(Nguồn: báo cáo tổng kết số chi BHXH trong 5 năm)
Qua 2 biểu đồ số người hưởng chế độ BHXH và số tiền chi lương hưu vàtrợ cấp ta thấy BHXH đã thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng về việcthực hiện đảm bảo quyền lợi cho người lao động (số chi năm sau cao hơn nămtrước tương xứng với số lao động tham gia BHXH tăng và số đơn vị tham giaBHXH tăng)
3.3.Kết quả công tác BHYT
Biểu số 06: Số thẻ BHYT phát hành qua các năm
(Nguồn: báo cáo tổng kết số thẻ BHYT phát hành trong 5 năm)
Trang 154 Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Bảo hiểm xã hội Hà Nội
4.1 Đặc điểm xã hội
Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là thành phố lớn thứ hai Việt nam vớidân số 6,233 triệu người Thuộc đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớmtrở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sửViệt Nam Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nộihiện nay có diện tích 3.324,92 km², gồm một thị xã, 10 quận và 18 huyện ngoạithành Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâmkinh tế của cả quốc gia Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với cácnhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấpquốc gia và các trường đại học lớn Nhưng cũng giống như Thành phố Hồ ChíMinh, việc dân số tăng quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa không được quyhoạch tốt đã khiến Hà Nội trở thành một thành phố chật chội, ô nhiễm và giaothông nội ô thường xuyên ùn tắc Nhiều di sản kiến trúc của thành phố đang dầnbiến mất, thay thế bởi những ngôi nhà ống nằm lộn xộn trên khắp các con phố
Hà Nội còn là một thành phố phát triển không đồng đều với nhiều khu vực ngoạithành lạc hậu, nơi người dân chưa có được những điều kiện sinh hoạt thiết yếu
Mặt khác, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng như ma túy, mại dâm…
Số dân trong độ tuổi lao động chiếm 70% dân số của toàn Hà nội Đây cũng là
sự thách thức lớn đối với thành phố Hà nội trong việc quản lý sử dụng lao động,
bố trí việc làm cho lực lượng lao động
BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, góp phần bảo vệ Tổquốc, ổn định xã hội, đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi gặp rủi ro, hếttuổi lao động, tai nạn lao động…
Hệ thống BHXH Việt nam là một ngành được thành lập từ Trung ươngđến địa phương và tách ra từ Bộ Lao động Thương Binh – Xã hội và Tổng Liênđoàn lao động Việt nam để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác quản lýquỹ BHXH và thực hiện các chế độ bảo hiểm Cũng như các địa phương kháctrong cả nước, BHXH TP Hà nội được thành lập và đi vào hoạt động từ
Trang 161/7/1995 Do mới được thành lập nên Ban giám đốc BHXH TP Hà nội đã nhậnthức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác tổ chức bộ máy để BHXH TP
Hà nội luôn hoạt động có hiệu quả cao nhất
Đến năm 2006, 14 quận, huyện của Hà nội có tới trên 1000 doanh nghiệpngoài quốc doanh vừa và nhỏ với hàng chục ngành nghề khác nhau, chưa kể hơn
100 đơn vị liên doanh với nước ngoài như Coca Cola, Bê tông Việc úc, BiaVina… Hàng năm các doanh nghiệp này thu hút hàng vạn lao động làm việc liêntục Đứng trước tiềm năng khả quan như vậy, ngành BHXH Hà nội lại đang gặpphải một thực trạng đáng buồn Đó là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mọclên rất nhiều nhưng số người tham gia BHXH thì lại rất ít Nếu trừ đi một sốdoanh nghiệp có tính chất gia đình với vài ba người thì toàn Hà nội có gần 700 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với số lao động gần 45.000 người Và nếu trừ
đi số doanh nghiệp dưới 10 lao động thì toàn Thành phố Hà nội vẫn còn đếnhơn 400 đơn vị phải nộp BHXH bắt buộc với trên 29.000 lao động Vậy mà đếnnăm 2007, BHXH Hà nội mới chỉ thu được hơn 300 đơn vị với số lượng trên12.000 người tham gia Quả là con số ít ỏi Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng trên, trong đó chủ yếu là chủ sử dụng lao động và người lao động nhậnthức chưa đầy đủ về chính sách BHXH, còn người lao động cũng ngần ngại khinộp khoản tiền 5% hàng tháng vì thấy thu nhập giảm đi, mà chưa hiểu đượcnhững quyền lợi khi tham gia BHXH Các chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanhchưa thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng lao động, chủ yếu chỉ hợp đồng miệngvới người lao động về tiền lương, thời gian làm việc… nên gây khó khăn trongviệc xác định tiền lương để làm cơ sở đóng BHXH
Do có những “mẹo” để lách qua Luật BHXH nên hoạt động của cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Hà nội là rất sôi động nhưng công tác BHXHtrong các doanh nghiệp này thật là khó khăn và kém hiệu quả Điều này ảnhhưởng không nhỏ đến công tác tổ chức bộ máy của BHXH TP Hà nội Ngoài ra,
do một số nguyên nhân chủ quan, khách quan cũng như đặc thù của TP Hà nộinên phần nào cũng làm ảnh hưởng đến công tác BHXH
Trang 17Thực ra, không phải ở TP Hà nội không có những doanh nghiệp ngoàiquốc doanh thực hiện tốt công tác BHXH cho người lao động như: Công tyTNHH cơ khí Sông Công, Công ty TNHH dược phẩm Sông Nhuệ… Giám đốccủa các Công ty này đều có quan điểm: đóng BHXH vừa là trách nhiệm củachúng tôi nhưng cũng là sợi dây ràng buộc gắn bó người lao động với doanhnghiệp Từ nhận thưc đúng đắn như vậy, suốt 5 năm nay, các đơn vị này đều tựgiác đóng 15% quỹ lương cho 100% lao động là đối tượng đóng BHXH Vàcũng từ đó người lao động của các Công ty này thật yên tâm với công việc, gắn
bó và có trách nhiệm với doanh nghiệp, góp phần làm cho các doanh nghiệp nàycàng nổi tiếng và phát đạt
Bảng 1: Tổng số lao động tham gia BHXH bắt buộc
TP Hà nội trong 5 năm)
4.2 Đặc điểm kinh tế:
Bảo hiểm xã hội là một chính sách quan trọng trong của mỗi quốc gia vì
nó liên quan đến hàng triệu người lao động BHXH đã và đang phát triển ở hầuhết các nước trên thế giới không chỉ bởi mục đích an sinh xã hội mà còn gópphần quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước Hoạt động BHXH vàphát triển kinh tế luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Trong mỗi thời kỳ pháttriển, tốc độ phát triển kinh tế luôn đóng vai trò quyết định quy mô, tính chất củahoạt động BHXH Tình hình kinh tế - xã hội tác động một cách toàn diện đến
Trang 18các nguồn thu, khả năng quay vòng, bảo tồn phát triển vốn và đối tượng chi bảohiểm Nền kinh tế càng phát triển, đời sống con người càng được nâng cao thìhoạt động BHXH càng phong phú và đa dạng Ở các nước phát triển, BHXHđược xem như một ngành dịch vụ độc lập và có vai trò là một trong những yếu
tố đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững
Giữa mức chi của BHXH và GDP/đầu người có mối quan hệ tỷ lệ thuận,tức GDP/đầu người càng cao thì mức chi của BHXH càng lớn và ngược lại Tuynhiên, giữa các nước có cùng GDP/đầu người lại có một sự chênh lệch đáng kể
về mức chi công cộng của xã hội, trong đó có BHXH Điều này là do chính sáchcủa các nước về các vấn đề xã hội có sự khác biệt nhau Tỷ trọng GDP dành cho
hệ thống BHXH bị hạn chế bởi tỷ trọng và mức độ thu nhập chính thức có thểthu thuế trong GDP, số lượng và các chỉ số kinh tế vĩ mô (chỉ số tiêu dùng, xuấtnhập khẩu…) khả năng quản lý, khả năng tiếp cận của dân số đối với BHXH.Một trong những vấn đề then chốt mà chính sách quốc gia phải quan tâm đến làviệc dành bao nhiêu để chi trả cho BHXH, vừa đáp ứng được nhu cầu của ngườilao động, vừa không ảnh hưởng đến nguồn chi khác cũng như lấy từ nguồn ngânsách Nhà nước
Hà nội sau khi sát nhập thêm Hà tây cũ là một thành phố có số dân trong
độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, nhưng trình độ của lao động vẫn còn ở mứchạn chế, đặc biệt là lao động chưa có tay nghề, chưa qua trường lớp đào tạo –dạy nghề, nếu có chỉ chiếm số ít trong số người trong độ tuổi lao động Thànhphố chưa có chính sách thu hút vốn đầu tư thỏa đáng, chính sách kinh tế chưaphù hợp, phân công lao động còn hạn chế chưa phù hợp với tình hình, do đó làmhạn chế sự phát triển kinh tế của Thành phố
Cơ cấu kinh tế biến đổi ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành BHXH(dưới góc độ ngành, vùng, thành phần kinh tế) có những nét chung được thểhiện ở chỗ: mọi biến đổi cơ cấu kinh tế đều dẫn đến sự thay đổi số lượng laođộng tham gia BHXH, mức đóng góp và mức chi bảo hiểm Chính sự thay đổinày tác động làm thay đổi quy mô của hoạt động BHXH trên cả ba phương diện
Trang 19ngành, vùng và thành phần kinh tế, trong đó cơ cấu ngành và thành phần kinh tếbiểu hiện rõ hơn cả.
Dưới góc độ ngành, nền kinh tế được phân chia theo các khối ngành:nông nghiệp, công nghiệp (bao gồm cả xây dựng) và dịch vụ Thu nhập củangười lao động cũng như số lượng người bắt buộc phải tham gia BHXH ở tronghai ngành công nghiệp và dịch vụ bao giờ cũng phải gấp nhiều lần so với trongngành nông nghiệp
Trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, vấn đề có tínhquy luật chung là tốc độ phát triển của hai ngành công nghiệp và dịch vụ bao giờcũng lớn hơn tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp xét trên phương diện sốlao động cũng như thu nhập bình quân đầu người Trong điều kiện đó, sự pháttriển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ lànhân tố rất quan trọng, có tác động làm tăng trưởng các hoạt động BHXH Với
xu thế tất yếu này, số lượng lao động của hai ngành công nghiệp và dịch vụtham gia BHXH sẽ ngày càng tăng thêm theo sự phát triển của các ngành này.Trong khi đó, đối với ngành nông nghiệp, với đặc điểm kinh tế hộ gia đình làchủ yếu, lao động theo mùa vụ, tác động của ngành này đối với sự phát triển củaBHXH không lớn Nhà nước cần có những biện pháp để khuyến khích và thuhút người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia BHXH
CHƯƠNG 2
Trang 20THỰC TRẠNG BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.THỰC TRẠNG BỔ MÁY TỔ CHỨC CỦA BHXH TP HÀ NỘI
1.1.Cơ cấu tổ chức của BHXH TP Hà nội
Tổng số cán bộ công chức toàn ngành: 923 cán bộ
Trong đó: 10 cán bộ có trình độ thạc sỹ; 682 cán bộ có trình độ đại học.Đứng đầu BHXH thành phố là Giám đốc BHXH thành phố Giúp việcGiám đốc còn có các Phó giám đốc, có nhiệm vụ giúp Giám đốc giải quyết cáccông việc theo sự phân công
a Hệ thống tổ chức của BHXH thành phố Hà Nội:
1 BHXH quận Ba Đình
2 BHXH quận Cầu Giấy
3 BHXH quận Đống Đa
4 BHXH quận Hai Bà Trưng
5 BHXH quận Hoàn Kiếm
6 BHXH quận Tây Hồ
7 BHXH quận Thanh Xuân
8 BHXH quận Hoàng Mai
9 BHXH quận Long Biên
Trang 2129 BHXH huyện Mê Linh
BHXH quận, huyện có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu, tài khoản riêng
và có trụ sở đặt tại huyện lỵ
Đứng đầu BHXH quận, huyện là Giám đốc BHXH quận, huyện Tuynhiên, BHXH quận, huyện có thể có Phó giám đốc hoặc là không Ngoài ra, nócòn có các bộ phận chức năng và không có tổ chức phòng, ban
b Cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc Giám đốc BHXH Thành phố Hà Nội
11 Phòng bảo hiểm tự nguyện
Phòng không có tư cách pháp nhân đầy đủ, không có con dấu, không có tàikhoản
Trang 22Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của BHXH Thành phố Hà Nội
Phònghành chính
Phòng
tổ chức
Phòngkiểm tra
PhòngCNTT
Phòng Bảo hiểm tự
Phòngcấp
sổ, thẻ
Phònggiám định
Phòng
kế hoạch
Phòngquản
lý lưu
Trang 23BHXH các quận, huyện, thị xã bao gồm: BHXH quận Ba Đình; BHXH quậnCầu Giấy; BHXH quận Đống Đa; BHXH quận Hai Bà Trưng; BHXH quậnHoàn Kiếm ;BHXH quận Tây Hồ; BHXH quận Thanh Xuân; BHXH quậnHoàng Mai; BHXH quận Long Biên; BHXH thành phố Hà Đông; BHXH thànhphố Sơn Tây; BHXH huyện Đông Anh; BHXH huyện Sóc Sơn; BHXH huyệnGia Lâm; BHXH huyện Thanh Trì; BHXH hyện Từ Liêm; BHXH huyện Ba Vì;BHXH huyện Chương Mỹ; BHXH huyện Đan Phượng; BHXH huyệnHoài Đức; BHXH huyện Mỹ Đức; BHXH huyện Phú Xuyên; BHXH huyệnPhúc Thọ; BHXH huyện Quốc Oai; BHXH huyện Thạch Thất; BHXHhuyện Thanh Oai; BHXH huyện Thường Tín; BHXH huyện Ứng Hoà; BHXHhuyện Mê Linh
1.2.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng nghiệp vụ
1.2.1.Phòng tổ chức cán bộ
Trang 24a Chức năng:
Phòng Tổ chức - Cán bộ có chức năng giúp Giám đốc quản lý cán bộ,công chức, viên chức theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Thành phố, công tácthi đua, khen thưởng, kỷ luật, công tác tổng hợp báo cáo của Bảo hiểm xã hộiThành phố
- Hàng năm xây dựng kế hoạch biên chế, tuyển dụng, nâng bậc lương; kếhoạch đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức theo phân cấp và tổ chức thựchiện kế hoạch được duyệt
- Quản lý thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viênchức theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Theo dõi, thực hiện công tác cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộthuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Thành phố
- Giúp Giám đốc xây dựng chương trình, kế hoạch cải cách hành chínhphù hợp với chương trình cải cách hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và
tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính được phê duyệt
- Giúp Giám đốc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, côngchức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội Thành phố theo quy định của pháp luật
và báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theophân cấp quản lý
- Lập chương trình, kế hoạch công tác định kỳ trình Giám đốc phê duyệt
và giúp Giám đốc triển khai thực hiện Đề xuất ý kiến giải quyết các nhiệm vụ
Trang 25phát sinh,đột xuất không thuộc chức năng của các phòng nghiệp vụ hoặc liênquan đến nhiều phòng cần có đầu mối giải quyết.
- Là đầu mối giúp Giám đốc phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chứcthực hịên công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật theo quy định
- Thực hiện tổng hợp báo cáo, thông tin kịp thời các hoạt động của Bảohiểm xã hội Thành phố định kỳ tháng, quý, năm và đột xuất theo quy định củaBảo hiểm xã hội Việt Nam
1.2.2.Phòng quản lý thu
a Chức năng:
Phòng Thu có chức năng giúp Giám đốc quản lý và thực hiện nhiệm vụthu đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của phápluật
b Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Xây dựng kế hoạch thu bảo hiểm xã hội theo kế hoạch năm, quý, tháng
và phân bổ chỉ tiêu kế hoạch thu cho bảo hiểm xã hội quận, huyện trên cơ sở kếhoạch đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao
- Thực hiện thu bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, người laođộng và các đối tượng khác theo quy định
- Cung cấp hồ sơ tài liệu cho các phòng có liên quan để thực hiện nhiệm
vụ quản lý của Bảo hiểm xã hội Thành phố
- Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đốivới Bảo hiểm xã hội quận , huyện; Thực hiện thẩm định số thu bảo hiểm xã hộigửi phòng Kế hoạch - Tài chính
- Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, tổng hợp báo cáo tháng, quý, nămtheo quy định
1.2.3.Phòng chế độ - chính sách
a Chức năng:
Trang 26Phòng Chế độ, chính sách có chức năng giúp Giám đốc quản lý toàn bộcác chế độ Bảo hiểm xã hội và tổ chức thực hiện 3 chế độ bảo hiểm xã hội: Hưutrí, tử tuất, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp trên địa bàn đối với người laođộng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyên theo quy định của phápluật.
b Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Tổ chức tiếp nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp, cơquan, tổ chức hoặc cá nhân; thực hiện đúng, kịp thời các chế độ, chính sách bảohiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật;lập hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tựnguyện theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Tổ chức cấp giấy chứng nhận cho người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hộibắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng
- Quản lý đối tượng và mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng thángtheo từng chế độ, bao gồm đối tượng tháng trước chuyển qua, đối tượng tăng,giảm và di chuyển trong tháng; điều chỉnh mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hộikịp thời, đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội ViệtNam
- Lập danh sách đối tượng hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội bắtbuộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng chuyển Phòng Công nghệ thôngtin in danh sách chi trả để chuyển Phòng Kế hoạch - Tài chính và Bảo hiểm xãhội huyện, quận thực hiện chi trả
- Trả lời đơn thư về chế độ, chính sách; Phối hợp với Phòng Kiểm tra,Phòng Quản lý Thu, Phòng Giám định chi, Phòng Kế hoạch - Tài chính vàPhòng Bảo hiểm tự nguyện giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến chế độ,chính sách bảo hiểm xã hội theo quy định
- Tổng hợp đề xuất với Bảo hiểm xã hội Việt Nam việc sửa đổi, bổ sungchính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội
- Thực hiện chế độ thống kê, tổng hợp, báo cáo theo quy định
1.2.4.Phòng kế hoạch tài chính
Trang 27a Chức năng:
Phòng Kế hoạch - Tài chính có chức năng giúp Giám đốc thực hiện côngtác kế hoạch và quản lý tài chính, tổ chức hạch toán, kế toán của hệ thống Bảohiểm xã hội Thành phố theo quy định của pháp luật
b Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Chủ trì phối hợp với các phòng để lập, giao kế hoạch và tổng hợp đánhgiá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính: thu, chi bảo hiểm xã hội, chi quản lý
bộ máy, chi đầu tư xây dựng, hàng quý, năm
- Chuyển kịp thời tiền thu bảo hiểm xã hội vào tài khoản của Bảo hiểm
xã hội Việt Nam theo quy định
- Tổ chức cấp phát kịp thời kinh phí để chi trả cho đối tượng hưởng cácchế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Tổ chức cấp phát và quản lý kinh phí chi cho hoạt động quản lý bộ máy,nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, mua sắm trang thiết bị vàcác nguồn kinh phí khác của bảo hiểm xã hội Thành phố
- Chủ trì phối hợp với các phòng chức năng thực hiện xét duyệt và tổnghợp quyết toán tài chính do Bảo hiểm xã hội Thành phố quản lý
- Thực hiện đầy đủ chế độ, định mức chi tiêu tài chính, tổ chức hạch toán,
kế toán đúng chế độ kế toán theo quy định
- Hướng dẫn, kiểm tra Bảo hiểm xã hội quận, huyện thực hiện đúng cácnghiệp vụ quản lý tài chính, hạch toán, kế toán theo chế độ quy định
- Theo dõi, lưu trữ , quản lý chứng từ sổ sách kế toán theo quy định
- Thực hiện chế độ thông tin, tổng hợp báo cáo tài chính theo định kỳtháng, quý, năm gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định
1.2.5.Phòng tự nguyện
a Chức năng:
Trang 28Phòng Bảo hiểm tự nguyện có chức năng giúp Giám đốc quản lý và tổchức thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của phápluật.
- Tổ chức khai thác đối tượng, thực hiện thu quỹ bảo hiểm xã hội tựnguyện cho đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định
- Quản lý các đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện; Theo dõi thời hạn
sử dụng sổ, thẻ bảo hiểm; sự biến động đối tượng
- Quản lý các đối tượng là Người có công với Cách mạng theo “Pháp lệnh
ưu đãi người có công với Cách mạng” quy định và đối tượng người nghèo theoquy định hiện hành Theo dõi thời hạn sử dụng sổ, thẻ bảo hiểm và sự biến độngđối tượng
- Hàng quý, năm phối hợp với các phòng chức năng có liên quan thẩm tra
số liệu thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện làm cơ sở cho việc lập báo cáoquyết toán
- Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về quyền và trách nhiệm củacác tổ chức, cá nhân trong việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với bảohiểm xã hội quận, huyện đảm bảo quyền lợi cho đối tượng tham gia bảo hiểm xãhội tự nguyện
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình tổ chức thực hiện bảo hiểm xãhội tự nguyện tại địa phương, đề xuất giải pháp xử lý những vướng mắc và kiếnnghị biện pháp phát triển, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tựnguyện