luận văn Đặc điểm ngôn ngữ diễn đàn thanh – thiếu niên (từ 12 đến 30 tuổi)

162 896 3
luận văn Đặc điểm ngôn ngữ diễn đàn thanh – thiếu niên (từ 12 đến 30 tuổi)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1.1.2. Quan hệ và địa vị của ngôn ngữ toàn dân 10 Bài hát đêm tân hôn ^_^ 38 zẪn lÀk nhƯ thía (vẫn làm như thế) 57 Một hành tinh ngoại có thể có sự sống 89 [HOT] Thông báo tuyển vợ toàn v-z! 124 Bài hát đêm tân hôn ^_^ 127 [HOT] TỔNG HỢP video hỏt nhộp siờu HÀI nè :)) update Số video trong topic này rất nhiều nhưng Các bạn vnzoom cứ từ từ thưởng thức nhé Rất thú vị đấy Mình để chế độ ẩn để tiện cho các bạn load,cỏc bạn ấn vô HIỆN 127 Truyện tranh Đụrờmon chế: Bánh mì giúp đạo nhạc 128 ầÄầh' ẹÄ^u" ảXảệủ" Ä*n †ƠủảXả` Ơ€^u ! 156 zẪn lÀk nhƯ thía 156 Angry birds phiên bản đầy đủ dành cho pc 158 Các hàm cơ bản trong excel 158 3G Viettel trọn gói cần đọc - tin khẩn 159 15 điều người dùng máy tớnh nờn biết {sưu tầm} 160 MỞ ĐẦU 1 I. Lý do chọn đề tài 1.1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, nó chỉ có thể phát sinh và phát triển khi gắn liền với xã hội loài người. Ngoài xã hội, ngôn ngữ không thể tồn tại được. Ngôn ngữ sinh ra do ý muốn nhu cầu giao tiếp của con người, do đó nó là sản phẩm mang tính xã hội. Tính xã hội thể hiện ở chỗ, mỗi một cộng đồng người, một nhóm người, một xã hội, một quốc gia đều có một quy ước riêng về ngôn ngữ cho mình. Đặt ngôn ngữ ra khỏi hệ thống đú, nú trở nên vô nghĩa hoặc khó hiểu đối với người khác. Không chỉ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, thể hiện trực tiếp tư tưởng của con người, thực hiện chức năng giao tiếp, ngôn ngữ còn là một hệ thống tín hiệu mang tính vật chất, vì thế nó cũng luôn luôn vận động và biến đổi theo thời gian như các dạng vật chất khác. Mỗi một xã hội ở mỗi một giai đoạn lịch sử khác nhau sẽ có những sự thay đổi khác nhau, tùy theo quy ước của từng cộng đồng người trong xã hội đó. Tuy sự thay đổi này không nhiều, không thể làm thay đổi được toàn bộ hệ thống cấu trúc ngữ nghĩa của ngôn ngữ, sự thay đổi chỉ ở một mức độ nhất định nào đó. 1.2 Trong hệ thống tín hiệu ngôn ngữ lớn bao gồm nhiều hệ thống ngôn ngữ nhỏ thuộc các chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau, cụ thể như: ngôn ngữ sinh hoạt, ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ chính luận, ngôn ngữ hành chính, ngôn ngữ nghệ thuật… Mỗi một chuyên ngành ngôn ngữ khác nhau lại có một đặc thù phù hợp với chuyên ngành đó. Giữa các chuyên ngành khác nhau bao giờ cũng có sự giao thoa ngôn ngữ, và sự giao thoa nhiều nhất là giao thoa với ngôn ngữ giao tiếp (ngôn ngữ sinh hoạt). Với hai chức năng quan trọng nhất của mình là giao tiếp và tư duy, có thể khẳng định rằng: ngôn ngữ giao tiếp (ngôn ngữ sinh hoạt) là dạng ngôn ngữ quan trọng nhất. Ngôn ngữ cũng như các dạng vật chất khác, không ngừng tiến hóa. Vì vậy sẽ luụn cú từ mất đi, có từ mới hình thành, có từ thay đổi nghĩa hoặc thay đổi cách sử 2 dụng. Ngôn ngữ không phải là cái gì bất biến, khó thay đổi, mà vận động, thay đổi luôn luôn liên tục. 1.3. Cùng với xu hướng hiện nay của thế giới là xu hướng tri thức hóa thông tin trong mọi lĩnh vực, ngôn ngữ cũng không tách biệt khỏi xu hướng này. Sự bùng nổ thông tin cùng với sự xuất hiện của internet, một lớp ngôn ngữ mới ra đời được gọi là ngôn ngữ internet (ngôn ngữ mạng). Nhịp sống càng gấp gáp, các phương tiện hiện đại càng gần gũi với các phương tiện sinh hoạt đời thường, thì những ngôn từ thuộc lớp ngôn ngữ mạng càng có nhiều cơ hội phát sinh, phát triển và xâm nhập vào cuộc sống hàng ngày. Ngôn ngữ mạng với những đặc điểm riêng, ưu điểm cũng như nhược điểm, nó có ảnh hưởng tới ngôn ngữ trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực giao tiếp thường ngày. 1.4. Có nhiều cách hiểu và định nghĩa về ngôn ngữ mạng. Cách hiểu đơn thuần thì đó là lớp ngôn ngữ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, dùng để tạo lập và thiết kế web, các chương trình phần mềm, tin học… Nhưng hiện nay ngôn ngữ mạng còn được hiểu là ngôn ngữ mà những bạn trẻ thuộc các thế hệ 8X, 9X đang sử dụng trờn cỏc phương tiện thông tin như: điện thoại, internet… đặc biệt là trên internet. Ngôn ngữ này được gọi là ngôn ngữ @. Ngôn ngữ này khá đa dạng, ban đầu sử dụng qua chat yahoo, game online, rồi được dùng trong các diễn đàn, dần lan sang các blog cá nhân với tốc độ chóng mặt. Ngôn ngữ @ ban đầu chỉ là cách biến đổi chữ cái học theo wed nước ngoài. Chẳng hạn như từ forever trong Tiếng Anh, để nhanh và gọn, sẽ được viết lại thành 4rever; goodnight sẽ được viết lại thành G9… Sau này ngôn ngữ mạng ngày càng biến đổi nhiều, tùy theo cách sử dụng cũng như người dùng. Diễn đàn (forum) là khái niệm quen thuộc trong cộng đồng những người dùng internet. Diễn đàn là nơi giao lưu học hỏi kinh nghiệm, cũng như trao đổi thông tin và cập nhật tin tức cho mọi người. Đây là sân chơi khá tự do nên mỗi cá nhân khi tham gia đều có thể thoải mái thể hiện bản thân mình. Cách thể hiện đầu tiên là thể hiện qua ngôn ngữ sử dụng. Ngôn ngữ diễn đàn, cũng như ngôn ngữ blog, chat, game… có nhiều đặc điểm khác so với ngôn ngữ nói và viết chính thống. Những thay đổi này bắt 3 nguồn từ những đặc trưng riêng của diễn đàn cũng như những đặc điểm của dòng ngôn ngữ mạng. 1.5. Càng ngày ngôn ngữ mạng càng xâm nhập nhiều vào cuộc sống thường ngày, sinh hoạt cũng như học tập, làm việc của mọi người, đặc biệt là thế hệ tuổi teen. Sự xâm nhập này kéo theo nhiều tác động, kể cả tích cực và tiêu cực. Vì vậy, tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ trên một số diễn đàn của thanh thiếu niên có thể có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu đặc điểm cũng như những tác động của lớp ngôn ngữ này tới sự phát triển của Tiếng Việt, trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt cũng có nghĩa là giữ gìn cho tiếng mẹ đẻ của chúng ta luôn phát triển lành mạnh, vừa phát huy được bản sắc tinh tế của ngôn ngữ dân tộc, vừa du nhập được những khái niệm mới cần thiết cho cuộc sống hôm nay trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. 1.6. Ngôn ngữ diễn đàn được sử dụng nhiều nhất ở lứa tuổi teen 8X, 9X. Vậy nên sự ảnh hưởng của nó cũng xảy ra nhiều nhất ở bộ phận thanh thiếu niên. Với luận văn này, chúng tôi chủ yếu tìm hiểu đặc điểm Tiếng Việt trên một số diễn đàn thanh thiếu niên và sự ảnh hưởng của ngôn ngữ này tới sự phát triển của Tiếng Việt hiện nay. 1.7. Theo xu hướng nghiên cứu chung của ngôn ngữ học thời hậu cấu trúc, luận văn của tôi chọn đối tượng nghiên cứu là những biểu hiện sống động của lời nói trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Chúng tôi chọn đối tượng ngôn ngữ diễn đàn là một địa hạt rất mới mẻ cả về tính thời sự của nghiên cứu xã hội (vấn đề giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt), lẫn sự mới mẻ của đối tượng (đặc điểm và ảnh hưởng ngôn ngữ diễn đàn tới Tiếng Việt). Cùng với việc khảo sát, nghiên cứu về lớp ngôn ngữ diễn đàn, có thể dự đoán tương lai, xu hướng phát triển tiếp theo cho lớp ngôn ngữ này, đồng thời góp phần giữ gìn sự trong sáng cho Tiếng Việt. 1.8. Mặt khác, việc nghiên cứu ngôn ngữ mạng nói chung và ngôn ngữ diễn đàn mới xuất hiện ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây, nhưng nó chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều, chủ yếu là một số bài báo trên một số tờ báo: Tạp chí ngôn ngữ, Ngôn ngữ học trẻ, Nhân dân, Tuổi trẻ,…và các báo điện tử: Vietnamnet.vn, dantri.com.vn, 4 tintuconline.com.vn, 24h.com.vn,… Các báo chủ yếu nêu vấn đề và một số nét đánh giá chung chung chứ chưa đi sâu vào cơ chế phát sinh, phát triển, cũng như ảnh hưởng của ngôn ngữ diễn đàn tới sự phát triển của Tiếng Việt, nên vấn đề này vẫn đang bị bỏ ngỏ. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài của luận văn là: “Đặc điểm ngôn ngữ diễn đàn thanh – thiếu niên (từ 12 đến 30 tuổi)”. I. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu I.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu đặc điểm Tiếng Việt sử dụng trên một số diễn đàn thanh thiếu niên, góp phần nghiên cứu Tiếng Việt với tư cách là biến thể dưới tác động của các nhân tố xã hội; góp phần chuẩn hóa Tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay; góp phần nghiên cứu vào một lĩnh vực ngôn ngữ mới là ngôn ngữ diễn đàn. I.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ những mục đích nghiên cứu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ chính như sau: - Khái quát hệ thống tín hiệu ngôn ngữ qua các phương ngữ và các mạng ngôn ngữ. - Giới thiệu một cách khái quát và có hệ thống đặc điểm của ngôn ngữ diễn đàn, đặc điểm cũng như ảnh hưởng của ngôn ngữ này đến sự phát triển của Tiếng Việt, đặc biệt là trong ngôn ngữ giao tiếp thường ngày. - Khái quát sự ảnh hưởng của ngôn ngữ diễn đàn đến sự phát triển của Tiếng Việt nhìn từ các góc độ khác như: ngữ âm, từ vựng, cỳ phỏp,… để từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về sự ảnh hưởng của ngôn ngữ diễn đàn đến Tiếng Việt. - Khảo sát ý kiến, thái độ của mọi người đối với ngôn ngữ diễn đàn và đưa ra những dự đoán cho tương lai của ngôn ngữ này. II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 3.1. Hiện nay đối tượng sử dụng mạng chủ yếu là thanh – thiếu niên thuộc thế hệ 8X, 9X. Họ sử dụng mạng chủ yếu để: chat yahoo, chơi game, tham gia các diễn đàn (forum), viết blog… Ngôn ngữ họ sử dụng ngoài Tiếng Việt hàng ngày, họ thường biến hóa và vận dụng cỏc kớ tự một cách linh hoạt và sáng tạo vào việc giao tiếp, tạo ra các biến thể ngôn ngữ trên mạng. Phạm vi khảo sát của luận văn sẽ là những phương tiện có kết nối mạng (điện thoại, máy tính), các diễn đàn, forum của một số game online, phũng chỏt, blog, một số báo mạng… 3.2. Người sử dụng mạng hầu hết là giới trẻ, vì vậy đối tượng khảo sát của luận văn chính là những bạn trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X. Họ còn được gọi là những gamer, blogger, chatter, member của các forum… Đây là những đối tượng thường xuyên sử dụng mạng, về mặt tâm lý rất dễ bị ảnh hưởng, dễ bắt chước cái mới mà không cần biết hậu quả. 3.3. Trước đây, mạng internet được tạo ra và sử dụng với mục đích lưu giữ và trao đổi thông tin, dữ liệu, kết nối các cơ sở dữ liệu lại với nhau. Các ứng dụng của mạng ra đời như: game online, chat yahoo, forum, blog… mục đích ban đầu là để mọi người vừa chơi, vừa có thể nói chuyện trực tuyến với nhau. Lâu dần, người sử dụng các ứng dụng này ngoài việc nói chuyện, còn tạo ra cho mình một thế giới riêng: viết nhật ký, bày tỏ tình cảm, giải đáp những thắc mắc, đưa tin… Ở những sân chơi này, mọi người có thể viết thoải mái (có phần tùy tiện), sử dụng các ký tự để tạo ra sự đẹp mắt, cá tính, viết tắt hay đệm tiếng lóng, thậm chí dựng cỏc phương ngữ, tiếng địa phương. Tất cả những điều trên tạo thành một biến thể ngôn ngữ mới là ngôn ngữ @. Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là loại ngôn ngữ @ này trên một số diễn đàn thanh thiếu niên hiện nay. III. Ý nghĩa của đề tài Luận văn đi vào tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ trên một số diễn đàn trẻ, lớp ngôn ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam một số năm gần đây. Đây là một đề tài về ngôn ngữ học xã hội, một vấn đề ngôn ngữ học rất đáng chú ý, quan tâm. Quá trình nghiên cứu, luận văn thu được những cái mới sau: 6 III.1. Đây là công trình thứ hai nghiên cứu sự biến đổi của ngôn ngữ trên mạng internet, cụ thể là tìm hiểu đặc điểm Tiếng Việt trên một số diễn đàn thanh thiếu niên (từ 12 đến 30 tuổi). Luận văn khẳng định tính bất biến và khả biến của ngôn ngữ là Tiếng Việt nói chung và Tiếng Việt trên mạng nói riêng trong xu thế hội nhập ngôn ngữ toàn cầu, đáp ứng lý thuyết của ngôn ngữ học xã hội. III.2. Luận văn góp phần cho việc nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội mới, một xu thế nghiên cứu mới với miền đất mới là ngôn ngữ mạng internet. Luận văn còn góp phần định hướng và chuẩn hóa Tiếng Việt trong công cuộc bảo vệ trong sáng của Tiếng Việt. III.3. Luận văn bước đầu tìm hiểu thái độ xã hội đối với loại ngôn ngữ mới là ngôn ngữ diễn đàn, một dạng biến thể ngôn ngữ của Tiếng Việt, đưa ra những dự đoán tương lai cho lớp ngôn ngữ này. IV. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu ngôn ngữ xã hội là một địa hạt nghiên cứu mới mẻ. Hơn nữa, phương tiện để tìm hiểu, khảo sát lại là mạng internet và các phương tiện truyền thông. Vì thế, phương pháp nghiên cứu của chúng tôi bao gồm: - Khảo sát thái độ xã hội đối với ngôn ngữ mạng internet và ngôn ngữ diễn đàn. - Phân tích ngữ nghĩa và phân tích ngữ cảnh. - Phương pháp điều tra xã hội học. - Phương pháp so sánh, tổng hợp trên cơ sở ngữ liệu thu thập. Bên cạnh các phương pháp trên, luận văn sử dụng các thủ pháp sau: thủ pháp thống kê, phân loại… V. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và ngữ liệu thu thập, luận văn bao gồm 3 chương: 7 Chương I: Cơ sở lý thuyết Chương II: Đặc điểm Tiếng Việt sử dụng trên một số diễn đàn thanh – thiếu niên (từ 12 đến 30 tuổi) Chương III: Tiếng Việt trên diễn đàn với việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 8 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Phương ngữ 1.1.1. Phương ngữ và ngôn ngữ toàn dân “Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hoặc so với một ngôn ngữ khỏc”. [4; 29] Phương ngữ hay phương ngôn, tiếng địa phương là cách gọi khác trong Tiếng Việt của cùng một thuật ngữ dialect. Thuật ngữ dialect dùng để chỉ cả phương ngữ có chữ viết lẫn phương ngữ không có chữ viết, cả biến thể địa lý lẫn biến thể xã hội của ngôn ngữ. Theo cách hiểu của người Anh, phương ngữ là biến thể ngôn ngữ không chính thức, chỉ dùng ở trong các tầng lớp thấp hoặc ở nông thôn. Theo Nguyễn Văn Khang, phương ngữ cần được xem xét trên hai mặt: mặt cấu trúc và mặt chức năng. + Nếu nhìn từ góc độ cấu trúc, gọi là phương ngữ của ngôn ngữ, một khi các ngôn ngữ này tuy có trong hệ thống cấu trúc riêng, nhưng vẫn có thể chứng minh được mối quan hệ cội nguồn trong các phương ngữ đó với ngôn ngữ. Hay nói một cách khác, trong ngôn ngữ và các phương ngữ có quan hệ cội nguồn với nhau. + Nếu nhìn từ gốc độ chức năng, thì phương ngữ là một loại biến thể ngôn ngữ mà chức năng giao tiếp chịu sự hạn chế mang tính địa phương và sự phát triển của nó chưa đạt đến mức chưa được tiêu chuẩn hóa (dưới chuẩn). Ranh giới giữa phương ngữ và ngôn ngữ là điều không đơn giản. “ Ranh giới này không chỉ được nhìn nhận ở cấu trúc bên trong của ngôn ngữ mà còn phụ thuộc vào chức năng (do các nhân tố chính trị, xã hội quyết định) giữa chúng. Hay nói một cách khác, sự phân biệt phương ngữ với ngôn ngữ còn phụ thuộc vào nhân tố “giá trị xã hội”[10; 112]. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn để phân biệt ngôn ngữ và phương ngữ, nhưng theo Hoàng Thị Châu, phương ngữ được hiểu đơn giản là “một 9 thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hoặc so với một ngôn ngữ khỏc” [ 4; 29]. Vậy “ngôn ngữ toàn dân là một hiện tượng lịch sử - văn hóa, đó là cái hình thức trau chuốt có ý thức của cách nói năng mà ta phải học tập mới có được chứ không phải tự nhiờn” [4; 26, 27]. “ Khi miêu tả tiếng nói tự nhiên, thì dứt khoát nó là mô tả một phương ngữ cụ thể. Khi miêu tả chỉ thu hẹp vào phương pháp mà thôi, thì sự khác nhau giữa phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân thường không có gì quan trọng, trừ một vài từ chỉ trỏ, một vài hư từ, tức là không liên quan gì tới cấu trỳc”. [4; 27]. Sự thống nhất về mọi mặt ngữ pháp của phương ngữ đảm bảo tính thống nhất của ngôn ngữ toàn dân của quốc gia – dân tộc ấy. 1.1.2. Quan hệ và địa vị của ngôn ngữ toàn dân Vì tự thân khái niệm phương ngữ đã chứa đựng mối quan hệ với các phương ngữ khác, cũng như với ngôn ngữ toàn dân cho nên chúng ta bắt buộc phải xột nú trước hết trong quan hệ với ngôn ngữ toàn dân. Ngay từ khi xã hội loài người mới được thành lập thì “phương ngữ là ngôn ngữ của từng bộ lạc và với tư cách như vậy, nó trở thành mầm mống để trở thành ngôn ngữ toàn dân trong một xã hội cao hơn, khi ngôn ngữ ra đời” [4; 44]. Khi ngôn ngữ ra đời thì ngôn ngữ toàn dân cũng ra đời. Đó là “công cụ giao tiếp chung cho cả nước”, nó ra đời trên “cơ sở phương ngữ xã hội của giai cấp thống trị, dân tộc có số dân đông hơn, có văn hóa cao hơn, thế mạnh hơn nhưng xét cho cùng vẫn là trên một phương ngữ cụ thể” [2; 45]. Nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng phương ngữ là một bộ phận của ngôn ngữ toàn dân. Điều này chỉ đúng khi xét về mặt địa lớ. Cũn về mặt ngôn ngữ học, phương ngữ được xem như là một ngôn ngữ vì bản thân nú cú chứa những đặc điểm 10 [...]... của diễn đàn và ngôn ngữ của diễn đàn đã phần nào phản ánh được xu thế phát triển của xã hội thời đại công nghệ thông tin Bên cạnh blog, chat yahoo, diễn đàn cũng là một hiện tượng đáng quan tâm của xã hội CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM TIẾNG VIỆT SỬ DỤNG TRấN MỘT SỐ DIỄN ĐÀN THANH – THIẾU NIÊN (TỪ 12 ĐẾN 30 TUỔI) 2.1 Văn tự dựng trờn diễn đàn 2.1.1 Văn tự và chữ quốc ngữ 2.1.1.1 Văn tự Có nhiều cách định nghĩa văn. .. thuyết có liên quan đến vấn đề tìm hiểu ngôn ngữ diễn đàn Muốn biết được đặc điểm của ngôn ngữ diễn đàn, chúng ta phải nắm bắt được một số mấu chốt của lý thuyết như: phương ngữ, phương ngữ xã hội, biến thể của ngôn ngữ 28 Ngôn ngữ diễn đàn cũng có thể xem như là một dạng biến thể của ngôn ngữ Vì vậy nó cũng là một phương ngữ xã hội với những quy chuẩn riêng Từ lịch sử ra đời đến sự phát triển cũng... hiện tượng ngôn ngữ liên quan đến xã hội như: đa ngôn ngữ, phương ngữ xã hội, ngôn ngữ giới tính Như các mục trờn đó nói, khi phương ngữ được coi là một biến thể của ngôn ngữ thì trước tiên bản thân nói đã là một ngôn ngữ hoàn chỉnh với những yếu tố đầy 11 đủ trong hệ thống ngôn ngữ đó, ngoài những đặc điểm riờng thỡ phương ngữ vẫn mang những nét chung của ngôn ngữ toàn dân Phương ngữ Trung – Nghệ An... tiếng Việt (phương ngữ Bắc làm chuẩn) Ngoài hệ thống thanh điệu là đặc điểm chung của tiếng việt thì phương ngữ Trung có đặc điểm riêng ở thanh điệu là chỉ có 4 thanh ( \ / —) chứ không đủ 6 thanh như phương ngữ Bắc 1.2 Phương ngữ xã hội 1.2.1 Khái niệm phương ngữ xã hội Chức năng cơ bản của ngôn ngữ là giao tiếp Khi giao tiếp, ngôn ngữ được thể hiện chủ yếu bằng phương ngữ Phương ngữ được chia ra theo... http://đienan.bacgiangview.com.show thread.php?t =121 71 Có nhiều loại diễn đàn, mỗi loại ứng với một vấn đề xã hội mà mọi người quan tâm Trong khuụn khổ của luận văn này, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu đặc điểm về ngôn ngữ của loại diễn đàn trực tuyến (diễn đàn dựng trờn internet) trong độ tuổi từ 12 đến 30 Diễn đàn trực tuyến (forum) là nơi để cho người dùng internet để trao đổi thông tin, thảo luận và tán gẫu với nhau Phương... của ngôn ngữ toàn dân F.F.Fortunatov viết: “Cũng như ngữ tộc phân chia ra thành nhiều ngữ chi, mỗi ngữ chi lại phân ra thành những ngôn ngữ riêng biệt, cái ngôn ngữ riêng của mỗi ngữ chi đến lượt nó lại chia ra thành những ngôn ngữ mà người ta gọi là những tiếng địa phương hoặc những phương ngữ, đến lượt những phương ngữ thì lại chia chúng ra thành những loại lớn và những loại bé Rồi cứ như thế cho đến. .. Diễn đàn có 16.800.000 kết quả trong 0,06s Diễn đàn VN có 4.000.000 kết quả trong 0,1 Diễn đàn trẻ có 65.700.000 kết quả trong 0,12s Diễn đàn teen có 2.176.000 kết quả trong 0,06s Diễn đàn sở thích có 7.200.000 kết quả trong 0,2s Diễn đàn giải trí có 1.960.000 kết quả trong 0,07s Diễn đàn chuyên môn có 9 .120 .000 kết quả trong 0,17s Với kết quả như vậy cho ta thấy nhu cầu và số lượng người sử dụng diễn. .. điểm chung nhất về ngôn ngữ diễn đàn mà chúng ta đã tìm hiểu ở Chương một thì Tiếng Việt trên diễn đàn rất khác so với chữ quốc ngữ Nếu chữ quốc ngữ chính thống với 12 nguyên âm, 23 phụ âm, 6 thanh điệu thì Tiếng Việt trên diễn đàn với số lượng biến thể dấu mũ, thanh điệu, âm thanh rất phong phú Qua việc so sánh, đối chiếu với chữ quốc ngữ chính thống, chúng tôi đưa ra một số điểm của văn tự Tiếng Việt... thể ngữ vụn vặt” Quan hệ giữa phương ngữ với ngôn ngữ là quan hệ giữa cái trừu tượng và cái cụ thể Phương ngữ là cái cụ thể, còn ngôn ngữ là cái trừu tượng rút ra từ cái cụ thể Phương ngữ cũng như ngôn ngữ toàn dân, đều có mặt trừu tượng và mặt cụ thể Ngôn ngữ toàn dân cụ thể khi nó ở dạng văn bản, trừu tượng khi ở dạng âm thanh Tóm lại, có thể khẳng định rằng: “Phương ngữ là biến thể địa phương của ngôn. .. loại diễn đàn Có thể phân loại diễn đàn ra bao gồm nhiều loại nhưng chủ yếu 3 loại chính: + Diễn đàn giải trí (dùng cho việc thảo luận, đăng tải những chủ đề xung quanh chủ đề giải trí như âm nhạc, khiêu vũ, hội hoạ, thể thao…) + Diễn đàn chuyên môn (dùng để thảo luận các chủ đề liên quan đến một vấn đề, một chuyên ngành nào đó: tin học, toán học, văn học, kinh tế…) + Diễn đàn sở thích (là diễn đàn . của ngôn ngữ trên mạng internet, cụ thể là tìm hiểu đặc điểm Tiếng Việt trên một số diễn đàn thanh thiếu niên (từ 12 đến 30 tuổi). Luận văn khẳng định tính bất biến và khả biến của ngôn ngữ là. phương ngữ và các mạng ngôn ngữ. - Giới thiệu một cách khái quát và có hệ thống đặc điểm của ngôn ngữ diễn đàn, đặc điểm cũng như ảnh hưởng của ngôn ngữ này đến sự phát triển của Tiếng Việt, đặc. của ngôn ngữ diễn đàn tới sự phát triển của Tiếng Việt, nên vấn đề này vẫn đang bị bỏ ngỏ. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài của luận văn là: Đặc điểm ngôn ngữ diễn đàn thanh – thiếu

Ngày đăng: 19/04/2015, 21:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.2. Quan hệ và địa vị của ngôn ngữ toàn dân

  • Bài hát đêm tân hôn ^_^

  • zẪn lÀk nhƯ thía (vẫn làm như thế).

  • Một hành tinh ngoại có thể có sự sống

  • [HOT] Thông báo tuyển vợ toàn v-z!

  • Bài hát đêm tân hôn ^_^

  • [HOT]....TỔNG HỢP video hỏt... nhộp.... siờu HÀI nè....:)) update Số video trong topic này rất nhiều nhưng Các bạn vnzoom cứ từ từ thưởng thức nhé Rất thú vị đấy Mình để chế độ ẩn để tiện cho các bạn load,cỏc bạn ấn vô ... HIỆN

  • Truyện tranh Đụrờmon chế: Bánh mì giúp đạo nhạc

  • ầÄầh' ẹÄ^u" ảXảệủ" Ä*n †ƠủảXả` Ơ€^u !

  • zẪn lÀk nhƯ thía

  • Angry birds phiên bản đầy đủ dành cho pc

  • Các hàm cơ bản trong excel

  • 3G Viettel trọn gói cần đọc - tin khẩn

  • 15 điều người dùng máy tớnh nờn biết {sưu tầm}

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan