1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chien luoc phat trien, quy mo truong lop

14 151 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

PHÒNG GD&ĐT YÊN MÔ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS YÊN MỸ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số:01 /KH-THCS Yên Mỹ, ngày 09 tháng 12 năm 2008 KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS YÊN MỸ GIAI ĐOẠN 2008 – 2013 TẦM NHÌN 2020 PHẦN I. MỞ ĐẦU Trường THCS Yên Mỹ, xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình được thành lập ngày 26 tháng 8 năm 1965. Từ tháng 9 năm 1965 đến tháng 8 năm 1975 trường mang tên: Trường cấp 2 Yên Mỹ. Từ tháng 9 năm 1975 đến tháng 8 năm 1990, sát nhập trường cấp 1 với trường cấp 2 thành trường: Trường cấp 1,2 Yên Mỹ. Cùng với sự phát triển của ngành giáo dục, quy mô trường lớp ngày càng được mở rộng. Từ năm học 1990 -1991 nhà trường được tách ra từ trường cấp 1,2 Yên Mỹ có tên: Trường phổ thông cơ sở A Yên Mỹ. Đến tháng 9 năm 2000 xã Yên Mỹ được tái lập, từ đây trường mang tên: Trường trung học cơ sở Yên Mỹ. Từ những năm đầu mới thành lập cơ sở vật chất nhà trường hết sức khó khăn: Phòng học, phòng chức năng thiếu và xuống cấp, học sinh phải học 2 ca; Đội ngũ giáo viên không đồng bộ về cơ cấu, nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo. Trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành, từ một ngôi trường ban đầu chỉ có 3 lớp với số học sinh 121 học sinh, đến nay trường đã có 10 lớp với 354 học sinh. Được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo ngành, của Đảng ủy, chính quyền và nhân dân địa phương, nhà trường từng bước phấn đấu đi lên một cách vững chắc: Thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm đạt 100%; tỉ lệ học sinh đủ điều kiện dự xét công nhận tốt nghiệp THCS hàng năm đạt bình quân 99,4 %; có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, có năng 1 lực chuyên môn vững vàng, nhà trường có 01 giáo viên giỏi cấp tỉnh; 08 giáo viên giỏi cấp huyện và 100 % giáo viên trong trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trường liên tục nhiều năm có học sinh giỏi đoạt giải nhất, nhì cấp tỉnh…Trong nhiều năm nay, trường liên tục đạt danh hiệu tiên tiến và tiên tiến xuất sắc. Năm học 2005 -2006, nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Từ năm học 2005 -2006 đến năm học 2007 -2008, nhà trường liên tục được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tặng Bằng khen.Tổ chức Đảng trong nhà trường luôn đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh. Tổ chức Công đoàn hoạt động có hiệu quả, được Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình tặng Bằng khen năm 2008. Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của nhà trường nhiều năm liền được Huyện đoàn tặng giấy khen. Phát huy truyền thống và kết quả đã đạt được trong những năm học qua, mục tiêu của nhà trường hiện nay là: Tiếp tục duy trì giữ vững trường trung học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, phấn đấu nâng chuẩn mức độ 2; củng cố vững chắc thành tựu phổ cập THCS, tập trung nâng cao chất lượng dạy và học; tích cực hướng ứng các phong trào thi đua và các cuộc vận động do ngành giáo dục tổ chức. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đoạn 2008-2013, tầm nhìn 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Yên Mỹ là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông, góp phần cùng với các trường trong huyện xây dựng ngành giáo dục Yên Mô phát triển theo kịp yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. 2 PHẦN II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHIẾN LƯỢC. A. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG I. Tình hình nhà trường. 1. Môi trường bên trong 1.1. Điểm mạnh. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường: 25 Trong đó: + Ban giám hiệu: 02; trình độ đại học: 02 + Giáo viên: 19; trình độ đại học: 05, cao đẳng: 14 (đang học ĐH 4) + Nhân viên: 04; trình độ trung cấp: 04 Trình độ tin học: chứng chỉ A: 15 - Công tác tổ chức quản lý của Ban giám hiệu: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. - Nhà trường có đủ số lượng giáo viên theo quy định, đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình giảng dạy. - Năm học 2007-2008, nhà trường đã phấn đấu đạt được kết quả như sau: * Chất lượng học sinh: Tổng số học sinh: 414/12 lớp. + Xếp loại hạnh kiểm: Tốt: 293/414 đạt tỉ lệ 70,8 %; Khá: 113/414 đạt tỉ lệ 27,3 %; TB: 8/414 chiếm tỉ lệ 1,9 %; Yếu: 0%. + Xếp loại học lực năm học: Giỏi: 9/414 đạt tỉ lệ 2,2 %; Khá: 145/414 đạt tỉ lệ 35 %; TB: 192/414 chiếm tỉ lệ 46,4 %; 3 Yếu: 67/414 chiếm tỉ lệ 16,2 %; + Học sinh giỏi cấp tỉnh : 07 em + Tỷ lệ tốt nghiệp THCS: 118/121 đạt 97,5 % - Về CSVC: Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, của ngành giáo dục huyện Yên Mô và nhân dân xã Yên Mỹ, nhà trường có đủ điều kiện cơ bản phục vụ cho việc dạy và học, cụ thể: + Diện tích khuôn viên: 9730m 2 . + Khối phòng học: 12 phòng kiên cố, đáp ứng đủ điều kiện học tập 01 ca trong ngày (01 phòng hòa nhập, 01 phòng tin học, 10 phòng học) + Khối phục vụ: Phòng thư viện: 01; Phòng thí nghiệm thực hành: 03; Phòng y tế: 01 + Khối hành chính: Phòng giám hiệu: 02; Phòng họp hội đồng: 01; Phòng truyền thống: 01; Phòng Đội: 01; Phòng tài vụ: 01; Phòng sinh hoạt tổ chuyên môn: 02; Khối nội trú: Phòng ở giáo viên: 04 + Khối phụ trợ: Nhà vệ sinh: 02; Nhà xe học sinh:01 + Số máy vi tính: 10; Máy chiếu: 01; Máy in: 04; Cát xét: 01; Ti vi: 01 + Trang thiết bị: Mỗi phòng học đều có 01 bảng chống loá; 02 quạt trần; hệ thống đèn sáng đảm bảo điều kiện dạy và học. 1.2. Điểm hạn chế. - Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu: + Hiệu trưởng chuyển từ trường khác về năm học 2007 -2008, hiệu phó mới chuyển về từ năm học 2008 -2009, nên chưa nắm vững tình hình nhà trường, việc phối hợp còn hạn chế . + Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên, chưa thực chất. - Đội ngũ giáo viên, nhân viên: Cơ cấu giáo viên chưa toàn diện và đồng bộ. Hiện tại nhà trường còn thiếu giáo viên dạy Âm nhạc và Mỹ thuật, Tin học. Những hạn chế về cơ cấu đội ngũ đã ảnh hưởng đến các hoạt động chuyên môn, hoạt động 4 giáo dục của nhà trường. Thậm chí có giáo viên mới ra trường trình độ chuyên môn hạn chế, không tự học, bảo thủ. Những hạn chế về cơ cấu đội ngũ, năng lực chuyên môn đã ảnh hưởng đến các hoạt động chuyên môn, hoạt động giáo dục của nhà trường - Chất lượng học sinh: Chất lượng học sinh đầu cấp thấp, đa số con em nông thôn điều kiện gia đình còn khó khăn, gia đình ít quan tâm đến giáo dục nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập. - Cơ sở vật chất: + Diện tích, khuôn viên trường học đảm bảo, song khu sân chơi, bãi tập thể dục, thể thao (TDTT), nhà đa chức năng chưa được đầu tư. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được cấp theo số m 2 hiện tại. + Việc mua sắm trang thiết bị bổ sung hằng năm phục vụ cho dạy học, nhất là phục vụ cho các bộ môn: Vật lí, Hoá học còn hạn chế. 2. Môi trường bên ngoài 2.1. Cơ hội: Có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp của các đoàn thể, sự đồng thuận của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, được sự tín nhiệm của học sinh và phu huynh học sinh ở địa phương. Phương thức quản lý lấy cơ sở làm trung tâm, cùng với cơ chế tự quản, tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính mở ra cho nhà trường hướng đi thong thoáng, năng động, có trách nhiệm trong việc xây dựng hướng phát triển nhà trường. Tận dụng hướng đổi mới và sang tạo của cơ sở giáo dục cộng với thực hiện quyền tập trung dân chủ cao độ là động lực quan trọng giúp cho cơ sở giáo dục có một sức mạnh vượt trội để phát triển trường. Nhu cầu giáo dục chất lượng cao của nhân dân rất lớn và ngày càng tăng. 2.2. Thách thức: - Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập. 5 - Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. - Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên. II. Các vấn đề chiến lược: - Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. - Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và trong dạy – học. - Áp dụng các tiêu chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy. B. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC - Sứ mệnh: Tạo dựng môi trường thân thiện, lành mạnh, giúp học sinh tích cực học tập để phát triển toàn diện, biết định hướng tương lai và làm chủ trong mọi tình huống. - Tầm nhìn: Trở thành một trường trọng điểm chất lượng cao, là trung tâm văn hoá giáo dục của địa phương, là địa chỉ tin cậy để trò ham thích học tập rèn luyện, thầy hăng say, khát khao cống hiến để phát triển nghề nghiệp. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường: - Tính hợp tác - Lòng nhân ái - Tính sáng tạo - Lòng tự trọng - Tính trách nhiệm - Lòng bao dung Đoàn kết – Trung thực – Dân chủ - Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm. C. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG I. Mục tiêu chung Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục 6 hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại. II. Chỉ tiêu cụ thể 2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên - Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%. - Giáo viên nam dưới 50 tuổi, nữ dưới 45 tuổi sử dụng thành thạo máy tính. - Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 30% . - Có trên 60% cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ Đại học. 2.2. Học sinh - Qui mô: + Lớp học: 10 lớp. + Học sinh: trung bình có 290 học sinh. - Chất lượng học tập: + Trên 70% học lực khá, giỏi (trong đó trên 10% học lực giỏi) + Tỷ lệ học sinh có học lực yếu dưới 3%, không có học sinh kém. + Thi tuyển vào THPT đạt trên 70%. + Thi học sinh giỏi cấp tỉnh : 5 giải trở lên. + Thi học sinh giỏi cấp huyện : xếp thứ 4 trở lên - Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống. + Chất lượng đạo đức: trên 95% hạnh kiểm khá, tốt. + Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, biết giao tiếp có văn hoá, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội. 2.3. Cơ sở vật chất. - Sửa chữa nâng cấp dãy phòng học kiên cố 2 tầng; đầu tư mua sắm ấn phẩm và trang bị cho thư viện, phấn đấu xây dựng thư viện đạt tiên tiến cấp tỉnh ; mua sắm bổ sung các trang thiết bị phục vụ dạy, học - Xây dựng khu sân chơi bãi tập, khu vệ sinh đạt chuẩn, vườn hoa, khuôn viên nhà trường, đảm bảo môi trường sư phạm “Xanh - Sạch - Đẹp”. 7 - Xây dựng cụm biểu tượng nhà trường. 3. Phương châm hành động “Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường” PHẦN III. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC 1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản. Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm. 2. Xây dựng và phát triển đội ngũ Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, công đoàn. 3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục Xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục theo hướng hiện đại hoá, bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài. Người phụ trách: Hiệu trưởng, Ban phụ trách cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục, kế toán, nhân viên thiết bị. 4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, thư viện giáo án điện tử … góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp 8 bồi dưỡng để sử dụng được máy vi tính phục vụ cho công việc. Người phụ trách: Ban giám hiệu, tổ chuyên môn. 5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục - Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. - Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường. + Nguồn lực tài chính: Ngân sách Nhà nước; Ngoài ngân sách: từ xã hội, phụ huynh học sinh; Các nguồn từ giảng dạy, dịch vụ của nhà trường; + Nguồn lực vật chất: Khuôn viên trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ; Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy - học; Người phụ trách: Ban giám hiệu, Công đoàn, Hội phụ huynh học sinh; 6. Xây dựng thương hiệu - Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường. - Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh. - Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường. 7. Lãnh đạo và quản lý Đổi mới tổ chức và quản lý, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, xây dựng nhà trường “Dân chủ, kỷ cương, tình thương và trách nhiệm” Người phụ trách: Chi bộ, Hiệu trưởng. PHẦN IV. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 1. Tổ chức Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều 9 phi quỏ trỡnh trin khai k hoch chin lc. iu chnh k hoch chin lc sau tng giai on sỏt vi tỡnh hỡnh thc t ca nh trng. 2. Ph bin k hoch chin lc K hoch chin lc c ph bin rng rói ti ton th cỏn b giỏo viờn, nhõn viờn nh trng, c quan ch qun, ph huynh hc sinh, hc sinh v cỏc t chc cỏ nhõn quan tõm n nh trng. 3. L trỡnh thc hin k hoch chin lc - Giai on 1: T nm 2008-2010: Xõy dng chin lc, trin khai, quỏn trit ti ton th cỏn b, giỏo viờn, nhõn viờn, hc sinh v cha m hc sinh; Chỳ trng v tp trung vo hot ng chuyờn mụn nõng cao cht lng giỏo dc ton din. Triển khai thực hiện tích hợp giáo dục môi trờng trong 7 môn học (ngữ văn, Sử, Địa, Lí, Sinh, CN, GDCD); GD kĩ năng sống cho học sinh qua môn học Ngữ văn, Địa lí, GDCD, HĐNGLL; và tiếp tục dạy lồng ghép nội dung cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy một số môn học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa có hiệu quả (Công dân, Lịch sửHĐNGLL). Thc hin tt cỏc hot ng ngoi gi lờn lp. Xõy dng mụi trng lp hc thõn thin, hc sinh tớch cc. Phn u l n v c cụng nhn danh hiu Trng hc than thin, hc sinh tớch cc - Giai on 2: T nm 2010-2013 n nh cỏc nh hng hot ng ca nhng nm hc trc, tip tc nõng cao hiu qu hot ng giỏo dc mt cỏch vng chc. Nõng cao cht lng i tr, tng cng nõng cao cht lng mi nhn cỏc khi lp. y mnh i mi phng phỏp ging dy; bi dng, xõy dng lc lng giỏo viờn tr vng v chuyờn mụn, gii v nghip v. Tip tc y mnh i mi qun lý, hon thin cỏc quy trỡnh ng dng cụng ngh thụng tin trong qun lý nh trng. 10 [...]... lao động (người công dân toàn cầu) nên đòi hỏi chất lượng và hiệu qủa giáo dục ngày càng cao Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường đóng vai trò định hướng, là một trong những yếu tố mang tính đột phá, quy t định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục Vì vậy đổi mới lãnh đạo và quản lý giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng (Trong đó có nhà trường phổ thông) là một tất yếu khách quan và cũng là sự đòi... chất còn thiếu và không đồng bộ, sự đầu tư “nhỏ giọt” về CSVC khiến cho trường khó càng thêm khó Bởi vậy nhà trường xác định trường là “trường vượt khó” Tuy khó khăn nhưng thầy và trò trường THCS Yên Mỹ quy t tâm “vượt khó” để xây dựng trường trở thành nơi đặt “niềm tin” của mọi thế hệ học sinh Trên đây là bản kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Yên Mỹ giai đoạn 2008 – 2013 và tầm nhìn đến năm . với trường cấp 2 thành trường: Trường cấp 1,2 Yên Mỹ. Cùng với sự phát triển của ngành giáo dục, quy mô trường lớp ngày càng được mở rộng. Từ năm học 1990 -1991 nhà trường được tách ra từ trường. đã có 10 lớp với 354 học sinh. Được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo ngành, của Đảng ủy, chính quy n và nhân dân địa phương, nhà trường từng bước phấn đấu đi lên một cách vững chắc: Thực hiện. lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quy t sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân

Ngày đăng: 19/04/2015, 19:00

Xem thêm: chien luoc phat trien, quy mo truong lop

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w