Chiến lược phát triển của nhà trường

7 365 1
Chiến lược phát triển của nhà trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2014 _____________________________ A. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG : 1. Đặc điểm tình hình : Trường THCS Lương Thế Vinh được thành lập từ năm học 1977-1978 theo Quyết định số 634/HC.TP ngày 20 tháng 7 năm 1977 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ trên cơ sở quốc lập hóa trường Trinh Vương. Qua 32 năm phát triển, trường đã nhiều lần đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc, 2 lần được tặng Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo và 2 lần được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và năm 2009 được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010. Trường nằm trên địa bàn phường Hưng Lợi, được giao nhiệm vụ nhận học sinh có hộ khẩu trên địa bàn phường Hưng Lợi và khu vực 4 và 8 của phường Xuân Khánh ; ngoài ra còn tuyển vào lớp 6 cho số học sinh có hộ khẩu trong quận Ninh Kiều và có nguyện vọng được học tại trường. a. Học sinh : Năm học 2009-2010, trường có 41 lớp với 1687 học sinh (830 nữ) trong đó tuyển 375 học sinh lớp 6 mới. Chất lượng giáo dục năm học 2008-2009 : - Học lực : Giỏi 32,1% ; khá 30,9% ; yếu 9,4% ; kém 0,9% - Hạnh kiểm : Tốt 66% ; khá 20% ; yếu 2,3% - Tốt nghiệp THCS : 98,8% ; Ở lại lớp : 6,1% b. Nhân sự : Số cán bộ, giáo viên và nhân viên : 91 (70 nữ). Trong đó : - 3 cán bộ quản lý (0 nữ) - 74 giáo viên dạy lớp (61 nữ) trong đó có 92,8% đạt chuẩn trong đó và 43,4% trên chuẩn, đạt 1,9 GV/lớp - 4 giám thị (3 nữ). - 1 giáo viên thư viện (1 nữ) - 2 giáo viên thiết bị (2 nữ) - 1 giáo viên chuyên trách phổ cập (0 nữ). - 1 giáo viên tổng phụ trách (0 nữ). - 5 nhân viên (2 nữ). Ngoài ra còn 4 giáo viên thỉnh giảng dạy các môn Khoa học bằng Tiếng Pháp. c. Về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học : - Diện tích đất : 5750 m 2 trong đó 2600 m 2 là sân chơi và bãi tập. - Diện tích xây dựng : 2006 m2, diện tích sử dụng : 9466 m2 - 50 phòng học. - 4 phòng bộ môn, 2 phòng máy tính với 50 máy được nối mạng Internet. - Thư viện với 18.335 bản sách. - 1 phòng y tế học đường. 1.1. Môi trường bên trong : a. Mặt mạnh - Chất lượng giáo dục đạt cao trong quận. - Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia các phong trào thi đua của nhà trường. - Số phòng học đủ để tổ chức học 2 buổi/ngày. Các phòng bộ môn, được trang bị khá đầy đủ để phục vụ cho hoạt động dạy và học. - Phụ huynh học sinh sẵn lòng đóng góp hỗ trợ cơ sở vật chất trường lớp tạo thêm điều kiện cho tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường. - Trường đã tạo được uy tín trong nhân dân và được phụ huynh học sinh tin tưởng gửi con em vào học. b. Mặt yếu - Chất lượng học sinh đầu vào ngày càng thấp. Tỉ lệ học sinh yếu, kém về học tập còn cao. - Số giáo viên trẻ chiếm 42,3% trong tổng số giáo viên, trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học chưa cao và là thách thức cho việc giữ vững chất lượng giảng dạy. 1.2. Môi trường bên ngoài : a. Cơ hội - Thành phố Cần Thơ vừa được Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc Trung ương và đang dồn sức phấn đấu xây dựng Cần Thơ trở thành phố công nghiệp trước năm 2020, đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao và hùng hậu. Đây là yêu cầu cấp thiết và là một thách thức của ngành giáo dục Cần Thơ nhằm tiếp tục góp phần cung cấp nguồn nhân lực phục vụ xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Đảng ta đã xem phát triển giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội, dành cho giáo dục những đầu tư ưu tiên, đẩy mạnh cải cách giáo dục Với những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế xã hội sau hơn 20 năm đổi mới, nên sự đóng góp về nguồn lực của nhà nước và nhân dân cho phát triển giáo dục ngày càng được tăng cường sẽ là cơ hội để ngành giáo dục vươn lên trong đà phát triển chung của thành phố. - Quá trình hội nhập quốc tế, việc phát triển kinh tế thị trường đã chi phối mạnh đến nhu cầu học tập của nhân dân, cùng với truyền thống hiếu học, phụ huynh học sinh sẽ không tiếc công sức, tiền của đầu tư và khuyến khích động 2 viên con em vượt khó, chăm chỉ học tập, hỗ trợ và tạo điều kiện dạy tốt, học tốt cho nhà trường. b. Thách thức - Yêu cầu phát triển kinh tế trong thập niên tới không chỉ đòi hỏi số lượng mà còn đòi hỏi chất lượng cao của nguồn nhân lực. Thành phố Cần Thơ còn thiếu nhân lực trình độ cao ở nhiều lĩnh vực. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý đòi hỏi ngành giáo dục và nhà trường phải nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng. - Còn có những nội dung trong chương trình giáo dục ở các cấp học không thiết thực, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa gắn với yêu cầu xã hội, chưa phù hợp với nhu cầu và khả năng học tập của mọi đối tượng học sinh. Phương pháp dạy học về cơ bản vẫn theo lối truyền thụ một chiều, đòi hỏi người học phải ghi nhớ máy móc, không phát huy được tư duy phê phán, tư duy sáng tạo và tinh thần tự học ở người học, chưa tạo được niềm vui học tập cho người học. - Cơ cấu chi ngân sách giáo dục chưa hợp lý, trong đó phần chi cho hoạt động chuyên môn là không đáng kể. 2. Các vấn đề chiến lược 2.1. Danh mục vấn đề - Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực để phát triển bền vững nhà trường hiện đại cả về nội dung, phương pháp và cách tổ chức. - Nâng chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 2.2 Nguyên nhân của vấn đề Trường học thân thiện tạo điều kiện để học sinh được sống khỏe mạnh, vui vẻ, tích cực học tập và tham gia các hoạt động khác, được giáo viên nhiệt tình giảng dạy, yêu thương, tôn trọng ; được gia đình và cộng đồng tạo điều kiện phát huy hết tiềm năng của mình trong môi trường an toàn và thuận lợi, ở đó học sinh luôn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ trong mỗi việc làm, trong mỗi bước trưởng thành. Điều này đòi hỏi nhà trường phải có những thay đổi về phương pháp dạy học, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và thuận lợi, giúp học sinh có thể chủ động, tích cực, kiến tạo kiến thức, phát triển kỹ năng và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. Cần tổ chức các hoạt động giáo dục, để thông qua đó phát triển các giá trị văn hóa tốt đẹp ở người học, giúp học sinh hoàn thiện tố chất cá nhân, phát triển hài hòa các mặt trí, đức, thể, mỹ và góp phần duy trì, bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Vì học sinh có những mong muốn, nhu cầu khác nhau, điều kiện sống và học tập khác biệt nên các phương án tổ chức dạy học phải đa dạng hơn, tạo cơ hội cho mỗi học sinh những gì phù hợp với chuẩn mực chung nhưng gắn với nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện học tập của mình. Mỗi trường học phải trở thành một môi trường sư phạm thân thiện, ở đó học sinh được cảm thông, chia 3 sẻ, được bày tỏ ý kiến riêng của mình và việc tới trường trở thành một nhu cầu của mỗi học sinh. Nội dung, phương pháp giáo dục, trách nhiệm và tình thương của đội ngũ nhà giáo, khung cảnh sư phạm của nhà trường là những yếu tố tạo nên sự lôi cuốn của mỗi nhà trường. 2.3. Các vấn đề cần ưu tiên giải quyết Xây dựng môi trường làm việc với không khí cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau, mọi người đều được tôn trọng và có cơ hội thể hiện, phát triển khả năng của mình nhằm tạo sự thay đổi và phục vụ cho con người. B. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC : 1. Sứ mạng : Tạo dựng được môi trường học tập có nền nếp, kỷ cương, chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo. 2. Giá trị : - Đoàn kết - Trung thực - Hợp tác - Nhân ái - Trách nhiệm - Sáng tạo - Tự trọng - Kỷ cương 3. Tầm nhìn : Xây dựng nhà trường là một trong những trường hàng đầu của thành phố mà học sinh sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyện nhằm phát triển năng khiếu và thành công ở tương lai. C. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC 1. Mục tiêu chung : Từ nay đến năm 2014, trường THCS Lương Thế Vinh phải đạt được các mục tiêu sau : - Chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường được nâng cao, tiếp cận được với chất lượng giáo dục của khu vực, vừa đáp ứng yêu cầu xã hội, vừa thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân học sinh, mang đến niềm vui học tập cho mỗi học sinh và định hướng cho học sinh học tập suốt đời. - Chất lượng toàn diện của học sinh phải có sự chuyển biến rõ rệt để phát triển năng lực làm người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Học sinh có ý thức và trách nhiệm cao trong học tập, có lối sống lành mạnh, có sức khỏe, có bản lĩnh, trung thực, có năng lực làm việc độc lập và hợp tác, có kỹ năng sống, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, ham thích học tập và học tập có kết quả cao; có năng lực tự học; hiểu biết và tự hào, yêu quý Tổ quốc. - Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, rèn luyện và chủ động tham gia các hoạt động xã hội ; rèn luyện kỹ năng sống và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. 4 - Tiếp tục nâng chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia. 2. Mục tiêu cụ thể : - Về hạnh kiểm, loại tốt và khá trên 90%, loại yếu dưới 1%. - Về học lực, loại giỏi và khá trên 70% ; loại yếu và kém dưới 5%. - Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS 98% ; tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng 95% ; tỉ lệ học sinh ở lại lớp 2% ; tỉ lệ hoàn thành cấp học 90%. - 100% học sinh được rèn luyện kỹ năng sống. - Trường đạt chuẩn xanh, sạch, đẹp, an toàn. - Giữ vững và nâng chuẩn phổ cập giáo dục THCS. D. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC 1. Đổi mới dạy học : Khắc phục cơ bản “lối truyền thụ một chiều” ; áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác, ứng dụng công nghệ thông tin ; phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, rèn kỹ năng thực hành và hướng dẫn tự học. 2. Phát triển đội ngũ : - Phát triển đội ngũ đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. - Xây dựng quan hệ ứng xử của giáo viên để đáp ứng yêu cầu xây dựng trường học thân thiện : Mỗi cán bộ, giáo viên đều biết rõ công việc mình phải làm, hiểu rõ trách nhiệm, quan tâm đến công việc của nhau, sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cho nhau, hợp tác với lãnh đạo nhà trường và đồng nghiệp để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra. Đối với học sinh, giáo viên cởi mở, tôn trọng và chấp nhận các nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau của học sinh ; khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm cá nhân ; để học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ, ham học, thấy rõ trách nhiệm của mình, nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất. 3. Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ : Cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư và trang bị đáp ứng yêu cầu áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình dạy học và quản lý nhà trường. 4. Nguồn lực tài chính - Các nguồn lực được huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội. - Ngoài ngân sách nhà nước, nguồn lực cho giáo dục sẽ được huy động từ gia đình của học sinh. Phụ huynh học sinh cần được tạo điều kiện tham gia vào quá trình giáo dục, từ việc chia sẻ đóng góp cho giáo dục phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình đến việc trực tiếp tham gia vào các quá trình giám sát, đánh giá, góp ý và hiến kế cho các hoạt động giáo dục. 5. Hệ thống thông tin : 5 Hệ thống thông tin phải được thông suốt và được khai thác để phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy trong nhà trường. 6. Quan hệ với cộng đồng : Tiếp tục tranh thủ sự chỉ đạo của địa phương, ngành giáo dục, sự hỗ trợ của các ban, ngành đoàn thể ở địa phương và phụ huynh học sinh để phát triển nhà trường 7. Lãnh đạo và quản lý : Tiếp tục đổi mới quản lý và thúc đẩy sự thay đổi trong nhà trường. Đặc biệt là thay đổi nhận thức của đội ngũ làm tiền đề tạo ra sự thay đổi trong các lĩnh vực khác trong nhà trường. Thực hiện quy chế công khai và kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường từng năm học. E. ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC THỰC HIỆN : 1. Cơ cấu tổ chức a. Hiệu trưởng : chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược và cụ thể hóa qua xây dựng kế hoạch từng năm học. b. Các phó hiệu trưởng : - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động hàng năm của bộ phận mình phụ trách nhằm thực hiện Chiến lược của nhà trường gồm : + Mục tiêu cần đạt, nội dung thực hiện và chỉ tiêu phấn đấu + Lộ trình thời gian để thực hiện các mục tiêu. + Biện pháp triển khai thực hiện kèm theo nhân lực, vật lực, tài lực cần thiết để thực hiện. - Chủ động, sáng tạo đề xuất các giải pháp phát triển nhà trường và thực hiện các giải pháp trong khuôn khổ pháp luật quy định. - Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả công tác của mình phụ trách. c. Các tổ trưởng chuyên môn : - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động hàng năm của tổ mình phụ trách - Thực hiện việc ký kết hợp đồng trách nhiệm với từng thành viên để mỗi người đều có được cái đích cần đạt được trong từng năm gắn với các danh hiệu thi đua. - Tổ chức phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau về chuyên môn giữa các thành viên. - Kiểm tra, đánh giá công tác của từng thành viên d. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên : Nêu tấm gương sáng về đạo đức, không ngừng học tập trau dồi kiến thức, kỹ năng, đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý để nâng cao chất lượng công tác ; không ngừng sáng tạo, đóng góp nhiều ý kiến cải tiến cho tổ chuyên môn và nhà trường. 6 e. Hội đồng trường chịu trách nhiệm quyết định về mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường ; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường. 2. Chỉ đạo thực hiện - Hiệu trưởng tổ chức triển khai kế hoạch chiến lược trong Hội đồng trường, Hội đồng sư phạm để mọi người đóng góp ý kiến để phát triển nhà trường và giám sát tình hình thực hiện kế hoạch. - Phân công các thành viên trong Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn phụ trách các nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch. - Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch hành động hàng năm của từng bộ phận, từng tổ chuyên môn và của toàn trường. 3. Tiêu chí đánh giá - Các chỉ số về chất lượng giáo dục : Tỉ lệ xếp loại học lực, tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm, tỉ lệ lên lớp thẳng, tỉ lệ lưu ban, tỉ lệ tốt nghiệp THCS, tỉ lệ vào lớp 10 các trường THPT công lập. - Mức độ hài lòng của phụ huynh đối với các dịch vụ giáo dục của nhà trường. 4. Hệ thống thông tin phản hồi - Kết quả tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường từng năm học. - Kết quả giám sát của Hội đồng trường về tình hình thực hiện kế hoạch từng năm học. - Đánh giá ngoài của Phòng GD&ĐT quận trong quá trình thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường. - Thông tin thu được từ ý kiến đóng góp trong các cuộc họp của phụ huynh học sinh. 5. Phương thức đánh giá sự tiến bộ - Tổ chức tự đánh giá của nhà trường. - Thực hiện giám sát của Hội đồng trường. - Lập phiếu hỏi để thống kê tỉ lệ hài lòng của phụ huynh học sinh đối với chất lượng giáo dục của nhà trường. Ninh Kiều, ngày 25 tháng 10 năm 2009 HIỆU TRƯỞNG 7 . chuyên môn và nhà trường. 6 e. Hội đồng trường chịu trách nhiệm quyết định về mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường ; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường. 2 nhu cầu của mỗi học sinh. Nội dung, phương pháp giáo dục, trách nhiệm và tình thương của đội ngũ nhà giáo, khung cảnh sư phạm của nhà trường là những yếu tố tạo nên sự lôi cuốn của mỗi nhà trường. 2.3 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2014 _____________________________ A. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG : 1. Đặc điểm tình hình : Trường THCS Lương Thế Vinh được

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan