chiến lược phát triển của nhà trường

7 188 0
chiến lược phát triển của nhà trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS HOÀ CHUNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Sô: /KH-THCS Cao Bằng ngày 20 tháng 5 năm 2011 KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS HOÀ CHUNG GIA ĐOẠN 2010 - 2015 Trường THCS Hoà Chung thị xã Cao Bằng được thành lập theo Quyết định số 323/QĐ-KHTV ngày 27 thắng 6 năm 1995 của Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng. Ra đời cách đây gần 40 năm, trường THCS Hoà Chung có quá trình phát triển lâu dài và đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc. Nhà trường đang từng bước phát triển vững chắc và ngày càng lớn mạnh. Nhà trường đã và đang có chất lượng giáo dục tốt, là “Mái trường thân thiện, nâng cánh ước mơ”, là địa chỉ tin cậy của chính quyền, nhân dân địa phương và phụ huynh học sinh trong các phường, xã. Kế hoạch phát triển nhà trường gia đoạn 201 – 2015 nhằm xác định rõ định hướng mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong qua strình vận động vfa phát triển là cơ sở cho hoạch định của hội đồng nhà trường và hoạt động của BGH cũng như toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh trong trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Hoà Chung là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông và nghị quyết đại hội Đảng bộ Tỉnh Cao Bằng về các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội. Cùng các trường khác xây dựng ngành giáo dục thị xã phát tiển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. I. TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2010 - 2011 1. Điểm mạnh * Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên - Gồm 30đ/c trong đó: + Ban giám hiệu: 2 + Giáo viên: 25 + Nhân viên: 3 - Giáo viên đạt trình độ chuẩn: 100% trong đó + Đại học: 13 – 52% + Cao đẳng: 12 – 48% - Công tác quản lý của Ban giám hiệu: Năng động, sáng tạo, kê shoạch cụ thể sát thực tế và có tính khả thi. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá thường xuyên, sâu sát, thực chất và đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm phát huy dân chủ, được cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường tin tưởng và hưởng ứng. - Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhiệt tình trách nhiệm, có tâm huyết với nghề, luôn gắn bó với nhà trường, luôn mong muốn và tin tưởng vào sự phát triển của nhà trường. Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học ứng dụng CNTT trong giảng dạy, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ tay nghề - đáp ứng nhu cầu đổi mới và đòi hỏi ngày càng nâng cao của giáo dục. *Về học sinh: Khối Số Lớp Số HS Nữ Dân tộc Nư DT Đội viên Mới tuyển Lưu ban Con TB LS Hô nghèo 6 3 88 34 69 27 75 89 0 0 5 7 3 75 41 48 27 70 28 0 0 4 8 2 53 23 35 13 52 10 0 0 1 9 2 62 36 39 25 57 6 0 1 1 Tổng 10 278 134 191 92 254 133 0 1 11 *Về chất lượng Năm học Học lực Hạnh kiểm Học sinh giỏi TN TH CS % Đỗ chuyên Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB Tỉnh Thị TS % TS % 2008- 2009 30 80 93 10 159 48 6 14 26.4 59 27. 8 100 11 2009- 2010 29 98 79 5 177 33 1 14 23.7 57 17. 0 100 9 *Cơ sở vật chất TT Loại phòng Số lượng Diện tích Ghi chú 1 Phòng học 10 48.6m 2 2 Phòng thí nghiệm dùng chung 1 3 Phòng thư viên 1 48.6m 2 4 Phòng tin học 1 48.6m 2 24 máy 5 Phòng thực hành sinh 1 48.6m 2 6 Phòng thực hành hoá 1 48.6m 2 Phòng thực hành lý 1 48.6m 2 Phòng thực hành Anh 1 48.6m 2 Cơ sở vật chất đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong gia đoạn hiện nay. Tuy nhiên còn chưa đầy đủ nhà tập đa năng, phòng chờ giáo viên. *Thành tích chính: Là trường thuộc địa bàn xã, xong nhà trường đã khẳng định được vị trí là một trong những trường có chất lượng giáo dục cao và liên tục đạt cờ thi đua, bằng khen của UBND tỉnh, là một trong ba trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Được chính quyền phụ huynh và học sinh tin tưởng. Năm học Thành tích tập thể Thành tích cá nhân LĐTT CSTĐ 2005- 2006 Bằng khen – Tập thể lao động xuất sắc 8 6 2006 – 2007 Cờ - Đơn vị thi đua xuất sắc 6 8 2007- 2008 Giấy khen – Tập thể lao động tiên tiến 11 8 2008 – 2009 Bằng khen – Tập thể lao động xuất sắc 13 10 2009 - 2010 Tập thể lao động xuất sắc 12 9 2. Điểm hạn chế - Tổ chức quản lý của ban giám hiệu + Chưa được chủ động tuyển chọn giáo viên + Cán bộ, giáo viên mỗi năm đều có biến động thay đổi. + Đánh giá chất lượng, chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên, còn cả nể, phân công công tác chưa được phù hợp với năng lực trình độ của một số giáo viên, nhiều giáo viên còn dạy theo môn chưa được đúng với môn đào tạo. -Đội ngũ giáo viên, công nhân viênmột số ít chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy hoặc quản lý giáo dục học sinh. Thậm chí một số ít giáo viên trình độ chuyên môn còn hạn chế, một số giáo viên tuổi cao việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy còn khó khăn. - Chất lượng học sinh còn 5% nyếu kém. - Cở sở vật chất chưa thật sự đầy đủ 3. Thời cơ - Được sự tín nhiệm của hoạ sinh và phụ huynh trong xã cũng như các phường lân cận. - Đội ngũ giáo viên cơ bản được đào tạo chính quy có năng lực chuyên môn vfa khả năng sư phạm tốt. - Nhu cầu học tập giáo dục chất ngày càng tăng. 4. Thách thức - Đòi hỏi về chất lượng giáo dục ngày càng cao của cha mẹ học sinh và toàn xã hội trong thời kỳ đổi mới. - Chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng đòi hỏi và yêu cầu của phụ huynh và yêu cầu đổi mới giáo dục. - Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ giáo viên. - Các trường đạt chuẩn quốc gia chất lượng giáo dục cao, số học sinh giỏi nhiều và đồng đều ở tấ cả các bộ môn văn hoá. 4. Xác định các vấn đề nêu trên - Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mỗi học sinh. - Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên. - Ứng dụng CNTT trong giảng dạy và công tác quản lý. - Áp dụng chuẩn nghề nghiệp, chuẩn kiến thức, chuẩn hiệu trưởng vào đánh giá các hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy. II. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ ĐẾN NĂM 2015 1. Tầm nhìn Là một trong những trường chuẩn quốc gia của Thị xã học tập và luyện, nơi để giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn lên. 2. Sứ mệnh Tạo dựng môi trường học tập thân thiện về nề nếp kỷ cương đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng. 3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường - Đoàn kết - Thân thiện - Tính trung thực - Tính sang tạo - Lòng nhân ái - Sự chia sẻ - Tính tự giác - Khát vọng vươn lên III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG 1. Mục tiêu Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, môi trường giáo dục lành mạnh, gần gũi, thân thiện đúng vị trí trường chuẩn Quôc gia. 2. Giá trị văn hoá Nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch – Đoàn kết kỷ cương, tình thương, trách nhiệm. 3. Chỉ tiêu đến năm 2015 3. 1 Đội ngũ cán bộ giáo viên - Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đánh giá từ khá trở lên - 90% giáo viên sử dụng thành thạo máy tính - Ứng dụng CNTT trong dạy học đạt 30% số tiết dạy - 80% giáo viên có trình độ trên chuẩn - Phấn đấu 50% giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, số còn lại là giáo viên dạy giỏi cấp Thị. 3.2 Học sinh - Quy mô: 15 lớp - Học sinh: 450 em - Chất lượng học tập: + Giỏi 20%; Khá 40%; Tb 37% + Tỷ lệ học sinh yếu 3% - Không có học sinh kém + Hàng năm đỗ vào THPT 80%. Trong đó đỗ vào trường chuyên 20% + Học sinh giỏi cấp Tỉnh đạt 30% + Học sinh giỏi cấp Thị đạt 25% - Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống: + Chất lượng đạo đức 97% khá, tốt không có hạnh kiểm yếu + Học sinh được trang bị kỹ năng sống, tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể thao và các hoạt động xã hội. 3.3 Cơ sở vật chất - Có đầy đủ phòng học văn hoá, phòng chức năng, phòng Đoàn Đội, phòng chờ theo đúng tiêu chí trường chuẩn. - Các phòng tin học, phòng thí nghiệm được khai thác và phát huy có hiệu quả, nối mạng cấp quang cho phòng tin học. - Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp ngôi trường thân thiện. Trồng vfa chăm sóc các loại hoa để 4 mùa trường đều có hoa nở. 4. Phương châm hành động “Thầy dạy giỏi - Trò chăm ngoan” “Thầy sáng tâm đức, giỏi chuyên môn nghiệp vụ - Trò tích cực, chủ động, sáng tạo” IV. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG 1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn dân đặc biệt là chất lượng đạo đức và chất lượng văn hóa. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh với mục tiêu, nội dung chương trình; sát đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, giáo dục kỹ năng sống, kết hợp học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổng phụ trách, tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên bộ môn,giáo viên chủ nhiệm. 2. Xây dựng và phát triển đội ngũ Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đảm bảo đủ cơ cấu bộ môn, có phẩm chất chính trị tốt, có năng lực chuyên môn, có trình độ tin học, ngoại ngũ, có tâm huyết với nghề, mẫu mực trong giao tiếp ứng xử, hợp tác, chia sẻ, giúp nhau cùng tiến bộ. 3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục - Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị theo hướng chẩn hoá hiện đại hoá đảm bảo sử dụng lâu dài và hiệu quả. - Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, cán bộ phụ trách thiết bị. 4. Ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin - Triển khai rộng rãi ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và công tác quản lý. Khai thác thông tin mạng ứng dụng vào trong giảng dạy. - Động viên giáo viên mua máy tính, máy in, nối mạng internet. - Người phụ trách: Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và giáo viên tin. 5. Huy động các nguồn lực của xã hội, cá nhân doanh nghiệp tham gia vào việc phát triển nhà trường. - Nguồn lực tài chính: + Ngân sách nhà nước + Ngân sách từ công tác xã hội hoá giáo dục, phụ huynh học sinh. - Nguồn lực vật chất: + Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình khai thác phục vụ giáo viên và học sinh. + Thiết bị dạy học, phương tiện dạy học hiện đại. - Người phụ trách: Ban giám hiệu 6. Xây dựng thương hiệu - Xây dựng thương hiệu “Mái trường thân thiện – Nâng cánh ước mơ” - Xác lập tín nhiệm của phụ huynh, học sinh, nhân dân và toàn bộ cán bộ giáo viên, nhân viên. - Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục truyền thống nêu cao tinh thần trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp. V. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIẺM TRA VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH. 1. Phổ biến kế hoạch chiến lược Kế hoạch phổ biến rộng rãi tói toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên của nhà trường, cơ quan chủ quản, phụ huynh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường. 2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược, điều chỉnh kế hoạch chiến lược sát với tình hình thực tế của nhà trường qua từng giai đoạn. - Giai đoạn 1: 2010 - 2013 - Giai đoạn 2: 2013 – 2015 3. Đối với hiệu trưởng Tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện chiến lược tới từng cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường. thành lập ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. 4. Đối với Phó hiệu trưởng Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện. 5. Đối với tổ trưởng chuyên môn Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch của từng thành viên trong tổ. Tìm hiêu nguyên nhân đề xuất các giải pháp để thực hiện. 6. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên nhân viên Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm học theo từng học kỳ, năm học và đề xuất các giải pháp để thực hiện. PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ Cao Bằng, ngày 15 tháng 10 năm 2010 HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Kim Thanh . hoạch phát triển nhà trường gia đoạn 201 – 2015 nhằm xác định rõ định hướng mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong qua strình vận động vfa phát triển là cơ sở cho hoạch định của hội. hoạch định của hội đồng nhà trường và hoạt động của BGH cũng như toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh trong trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Hoà Chung là. bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược, điều chỉnh kế hoạch chiến lược sát với tình hình thực tế của nhà trường qua từng giai đoạn. - Giai đoạn 1: 2010

Ngày đăng: 03/02/2015, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan