Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
145,5 KB
Nội dung
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh Thủy MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Vai trò của phương pháp luận sử học đối với công tác sử học Trong những thập kỉ gần đây, vấn đề phương pháp luận của các khoa học và của hoạt động con người nói chung được sự chú ý của đông đảo các nhà khoa học thuộc lĩnh vực triết học, các ngành khoa học xã hội và tự nhiên. Nhiều cuộc hội thảo khoa học được tổ chức, nhiều công trình nghiên cứu được công bố. Trong phạm vi sử học ở nước ta, các vấn đề phương pháp luận cũng được nghiên cứu sâu rộng và thảo luận sôi nổi, đặc biệt từ sau Hội thảo khoa học đầu tiên về phương pháp luận sử học (1966). Đối với nền sử học của chúng ta hiện nay, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở lí luận của phương pháp luận sử học. Bởi vì, Đảng ta đã lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Đồng thời chúng ta cũng khai thác di sản tư tưởng sử học của ông cha, những tinh hoa của văn hóa nhân loại để làm cho phương pháp luận sử học được phong phú hơn. Phương pháp luận sử học mácxít-lêninnít được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử, toàn bộ tri thức triết học và những tri thức khác có liên quan Trong nghiên cứu lịch sử, phương pháp luận sử học có vai trò to lớn trong việc hướng dẫn nghiên cứu lịch sử (nội dung khoa học và phương pháp nghiên cứu) cũng như phương pháp dạy học lịch sử. Không nắm được phương pháp luận sử học, các nhà nghiên cứu lịch sử mất phương hướng hoạt động, không có khả năng giải quyết những vấn đề lịch sử đặt ra. Vì vậy, có thể nói rằng, đối với người làm công tác sử học, những vấn đề phương pháp luận là những vấn đề rất quan trọng. Nó đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, học tập, giảng dạy lịch sử và trang bị những lí luận cơ bản để tích cực chống lại phương pháp luận sử học tư sản, vẫn tiếp tục xuyên tạc sự kiện lịch sử cụ thể và mở rộng những chiến dịch trực tiếp hoặc gián tiếp chống những cơ sở lí luận, nhận thức lịch sử của sử học mácxít. Việc học tập phương pháp luận sử học là yêu cầu quan trọng đối với việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập lịch sử. Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 1 Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh Thủy 1.2 Yêu cầu của nước ta hiện nay đối với công tác sử học Đặc biệt, ở nước ta hiện nay, do đang đứng trước một giai đoạn cách mạng mới, mà đặc điểm nổi bật là sự nổi dậy vĩ đại của quần chúng với ý thức tự mình quyết định vận mệnh của mình với niềm tin tuyệt đối ở thắng lợi, là nhịp dộ tiến triển mau chóng của mọi mặt đời sống. Thực tiễn ấy ngày một mở ra cho công tác sử học nước ta một tiền đồ phát triển rộng lớn, mặt khác nó cũng đòi hỏi sử học phải có bước chuyển biến mới về chất, để tiến kịp với chuyển biến của cách mạng và nhịp độ của thời đại. Cụ thể là người cán bộ sử học đứng trước tình hình hiện nay phải được nâng cao thêm một bước về trình độ tư tưởng và nghiệp vụ để có thể hoàn thành được nhiệm vụ cấp thiết và ngày càng to lớn do đời sống đặt ra và có thể thật sự đóng được vai trò người chiến sĩ tiền phong trên mặt trận cách mạng văn hóa của Đảng Yêu cầu nâng cao thêm một bước quan trọng về lập trường quan điểm, về lí luận cho cán bộ sử học, tính Đảng và tính khoa học trong sử học…mà khái quát lại là các vấn đề cơ bản của phương pháp luận sử học ngày càng đặt ra cấp thiết hơn Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh Thủy NỘI DUNG 1. Phương pháp luận sử học là gì và các vấn đề cơ bản của phương pháp luận sử học 1.1. Khái niệm Phương pháp để gìn giữ lại quá khứ của xã hội loài người đã có từ rất sớm, nó nhờ tư duy ngôn ngữ của con người. Và cũng một thời kì rất dài, thậm chí cả một thời đại đầu tiên của loài người không có sự khác biệt khi nhận thức quá khứ. Nhưng phát triển đến một giai đoạn nhất định của xã hội loài người đã xuất hiện tình trạng: một sự kiện, hiện tượng vấn đề của lịch sử lại được khôi phục khác nhau; trình bày giải thích, đánh giá khác nhau. Thậm chí từ đó đến nay, không có một sự kiện hiện tượng nào lại được khôi phục một lần duy nhất, cứ thế tồn tại. Vậy vì sao lại có hiện tượng đó? Người ta đã giải thích rằng: Vì người viết lịch sử bị chi phối, ảnh hưởng bởi quyền lợi dân tộc, giai cấp và các lợi ích khác nhau. Để bảo vệ cho quan điểm, nhận thức và trường phái của mình vá để cho kiến thức, tri thức lịch sử không ngừng phát triển, người ta đã sinh ra phương pháp luận sử học. Do có các trường phái nhận thức lịch sử khác nhau, hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau về định nghĩa, khái niệm phương pháp luận sử học. Người thì cho phương pháp luận sử học là lí luận về lịch sử. Người khác thì cho rằng phương pháp luận sử học là triết học của sử học. Người khác lại gọi phương pháp luận sử học là luận về phương pháp hay là lí luận về phương pháp…Có thể nói đã có hàng chục khái niệm khác nhau về phương pháp luận sử học. Để dễ hiểu, chúng ta có thể định nghĩa: Phương pháp luận sử học là một hệ thống những quan điểm, thế giới quan chỉ đạo việc nghiên cứu đồng thời lựa chọn phương pháp nghiên cứu 1.2. Các vấn đề cơ bản của phương pháp luận sử học Từ quan niệm về phương pháp nói trên, chúng ta có thể khẳng định rằng từ khi phương pháp luận sử học ra đời đến nay: không có một phương pháp luận chung, duy nhất cho giới sử học. Đã xuất hiện nhiều trường phái, nhiều quan điểm, phương pháp luận khác nhau Vấn đề phương pháp luận sử học thường gắn với vấn đề quan điểm tư tưởng, lợi ích của mỗi giai cấp. nó thể hiện rõ tính Đảng; nó xâm nhập, chi phối mọi hoạt động khoa học của nhà nghiên cứu. Nhưng dù ở phương pháp luận nào, từ trước đến nay cũng đều có những điểm chung đòi hỏi phải giải quyết: Đó là lịch sử Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 3 Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh Thủy nghiên cứu cái gì? Nghiên cứu, khôi phục lịch sử để làm gì? Nghiên cứu lịch sử như thế nào? Những vấn đề đó tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng mỗi trường phái phương pháp luận sử học lại có cách trả lời khác nhau và thông tường người ta chỉ chọn chép, nghiên cứu những gì có lợi cho mình. Nhưng có thể thấy, chúng đều có điểm chung, căn cứ là nguồn sử liệu, các sự kiện, căn cứ vào sự thật lịch sử Đối với nền sử học của chúng ta hiện nay, phương pháp luận sử học là dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng làm cơ sở, xuất phát điểm cho việc nghiên cứu lịch sử . Cho nên để bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, cơ sở của phương pháp luận sử học mácxít – lêninnít, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu và vận dụng sáng tạo những nguyên lí của triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử Phạm vi nghiên cứu của phương pháp luận sử học mácxít rất rộng bao gồm các vấn đề chủ yếu sau: - Đặc trưng của quá trình phản ánh hiện thực trong lịch sử - Bản chất của khái niệm lịch sử, đặc trưng của việc hình thành các khái niệm - Những nguyên tắc lí luận của việc lựa chọn, phân tích, đánh giá các nguồn tư liệu lịch sử - Mối liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, mối tương quan giữa cuộc cách mạng xã hội hiện nay và quá trình lịch sử - Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của sử học - Tính Đảng và tình khoa học trong sử họ - Phương pháp nghiên cứu lịch sử - Phương pháp trình bày một công trình sử học - Tương quan giữa khách thể và chủ thể trong quá trình lịch sử - Tính hiện đại, tính thời sự trong lịch sử - Những cơ sở khoa học, những nguyên tắc tiêu chuẩn của việc phân kì lịch sử (các hình thái kinh tế xã hội, thời đại, thời kì…) - Mối tương quan giữa việc nghiên cứu xã hội, xã hội học và lịch sử, nhận thức luận mácxít và khoa học lịch sử - Các thành tựu khoa học (tự nhiên, xã hội và nhân văn) được sử dụng trong nhận thức lịch sử Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 4 Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh Thủy Như vậy, nội dung các vấn đề phương pháp luận sử học là mang tính đa dạng. Nhưng trước tiên chúng ta cần nắm được những vấn đề cơ bản nhất cần thiết nhất trong công tác học tập, nghiên cứu, giảng dạy lịch sử. Đó là các vấn đề đối tượng, nhiệm vụ, tính khoa học và tính đảng trong nghiên cứu lịch sử, phương pháp nghiên cứu lịch sử, sự phân kỳ lịch sử . Đối tượng của sử học theo quan niệm mácxít – lêninnít là qúa trình phát triển thực tế của xã hội loài người, cũng như từng nước, từng dân tộc trong toàn bộ tính thống nhất, tính phức tạp, tính muôn màu muôn vẻ của nó. Nói khác đi, đó là sự chuyển biến cụ thể của các phương thức sản xuất trong lịch sử thế giới, lịch sử từng dân tộc, là sự biểu hiện cụ thể, phong phú cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử, là sự thể hiện một cách sinh động vai trò sáng tạo, quyết định của quần chúng nhân dân lao động trong lịch sử. Về phạm vi đối tượng của sử học chúng ta cũng cần lưu ý: tất cả những sự kiện đang diễn ra cũng là đối tượng của sử học, đương nhiên nó đòi hỏi chúng ta phải thận trọng để tránh chính trị hóa lịch sử. Và do lịch sử của xã hội loài người từ trước tới nay mặc dù diễn ra quanh co phức tạp với những biểu hiện muôn màu muôn vẻ nhưng xu thế chung là phát triển đi lên và tuân theo những quy luật nhất định. Những quy luật đó nằm ngay trong bản thân cái hiện thực lịch sử xã hội loài người. Về nhiệm vụ của sử học cụ thể, có thể nêu ở đây một số ý cơ bả sau: Một là, khôi phục sự thật lịch sử, phát hiện sự thật lịch sử một cách chính xác, giúp cho người bây giờ hiểu được quá khứ chân thực của lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc. Đây là nhiệm vụ đầu tiên của sử học. Hai là, nêu được sự thể hiện của quy luật phổ biến của lịch sử trong quá trình lịch sử cụ thể của các dân tộc và giai đoạn lịch sử. Ngoài nhiệm vụ nghiên cứu và phát hiện ra các quy luật đặc thù của lịch sử, còn có một nhiệm vụ quan trọng khác nữa là nghiên cứu sự tác động của quy luật phổ biến trong những điều kiện riêng biệt của xã hội nước ta. Tính đảng và tính khoa học trong nghiên cứu sử học: Tính đảng trong nghiên cứu sử học tức là tính chiến đấu của nó. Một công trình nghiên cứu sử học có tính đảng là phải thể hiện thế giới quan của giai cấp vô sản, quan điểm lập trường của giai cấp vô sản, tức là phải đúng với chủ nghĩa Mác – Lênin, phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng. Nó phải nhằm mục đích giáo dục con người mới, xây dựng xã hội mới. Một công trình sử học có tính đảng cũng đồng thời phải có tính khoa học. Tức tính chiến đấu của sử học không thể mâu thuẫn với tính chân Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 5 Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh Thủy thực của nó. Tính khoa học và tính đảng là hai phạm trù khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phai nắm vững nguyên tắc tính khoa học và tính đảng trong nghiên cứu sử học để tránh các sai lầm như phủ nhận tính đảng, hoặc thể hiện tính đảng một cách công thức, giáo điều mà kì đạt được tính khoa học Để thực hiện những nhiệm vụ như vừa nêu trên thì vấn đề phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong nghiên cứu lịch sử, hai phương pháp này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Cần nắm cùng hai phương pháp này để chống lối suy diễn chủ quan, sự vi phạm nguyên tắc biên niên, coi thường các nhân tố ngẫu nhiên, coi thường vai trò chủ quan của con người… Chỉ có nắm vững phương pháp nghiên cứu lịch sử của chủ nghĩa Mác mới khôi phục lại được bộ mặt chân thực của lịch sử quá khứ đồng thời giúp cho việc phát hiện các quy luật chân thực ẩn náu trong sự kiện lịch sử Vấn đề phân chia các thời kì và các giai đoạn lịch sử là nghiên cứu quá trình lịch sử cụ thể để vạch ra những thời kì và giai đoạn phát triển của xã hội loài người nói chung cũng như của từng nước, từng dân tộc nói riêng nhằm làm sáng tỏ quy luật phát triển phổ biến của xã hội loài người và sự phát triển đặc thù của từng nước, từng dân tộc. Đó là một công việc phức tạp chỉ có thể tiến hành được dưới ánh sáng của một hệ lí luận khoa học vững chắc kết hợp với sự nghiên cứu lịch sử cụ thể một cách sâu sắc Những vấn đề này trực tiếp giúp chúng ta thu kết quả tốt, đúng trong công tác sử học để tìm hiểu những vấn đề khác của phương pháp luận sử học mà vẫn đảm bảo “tư cách” của nó là hệ thống tư tưởng nền tảng, những nguyên tắc chung mà xuất phát từ đó và bằng những cái đó chỉ đạo nhà nghiên cứu trong hoạt động nhận thức của mình. Dưới đây tôi xin trình bày một vấn đề cơ bản của phương pháp luận sử học mà tôi đánh giá là quan trọng: Đó là vấn đề phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic trong công tác sử học. Đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin để nghiên cứu, biên soạn lịch sử, chúng ta đã thường xuyên vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic trong công tác sử học. Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic đều là phương pháp khoa học mà mọi khoa học phải sử dụng, hai phương pháp đều có ý nghĩa và vai trò quan trọng. Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 6 Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh Thủy Việc nhận thức và vận dụng tốt phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là một vấn đề phương pháp luận quan trọng, có tác dụng nâng cao chất lượng công tác sử học của chúng ta. Tuy nhiên việc nghiên cứu để hiểu rõ 2 phương pháp đó, đồng thời kiểm điểm quá trình công tác cũ và rút kinh nghiệm cho công tác mới, chúng ta chưa có dịp đi sâu. Đặc biệt trong công tác sử học của chúng ta hiện nay, vẫn còn những sai lầm trong việc nhận thức và vận dụng hai phương pháp này. Do vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu và thấm nhuần sâu sắc ý nghĩa của hai phương pháp này là rất cần thiết 2. Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic 2.1. Nội dung và mối quan hệ của chúng trong công tác sử học “Phương pháp lịch sử” và “phương pháp lôgic” là sự vận dụng một cách cụ thể mối quan hệ giữa các phạm trù “lôgic” và “lịch sử” trong công tác sử học. Vì vậy, trước khi đi vào tìm hiểu phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic chúng ta cần làm sáng tỏ quan điểm mácxít về “lịch sử” và “lôgic” a. “Lịch sử” và “Lôgic” “Lịch sử” là phạm trù dùng để chỉ quá trình phát triển của sự vật trong thế giới khách quan diễn ra theo trình tự thời gian và không gian nhất định, với những biểu hiện muôn màu muôn vẻ, với những bước quanh co phức tạp bao gồm cả những tất yếu và ngẫu nhiên, hiện tượng và bản chất, chung và riêng… Lịch sử chính là bản thân hiện thực khách quan, tồn tại và phát triển theo một lôgic khách quan không phụ thuộc vào ý thức con người “Lôgic” là phạm trù dung để nêu lên cái chung, cái tất yếu, cái bản chất của quá trình phát triển lịch sử của sự vật khách quan . Lôgic không chỉ phản ánh cái lịch sử của quá khứ, hiện tại mà còn nói lên khuynh hướng đi lên, vươn tới của lịch sử… Giữa lịch sử và lôgic có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Về mặt nhận thức luận, lịch sử là bản thân hiện thực khách quan phát triển với những hiện tượng muôn màu, muôn vẻ và lôgic là bản chất của hiện thực do sự nghiên cứu lí luận vạch ra. Trong mối quan hệ giữa lịch sử và lôgic thì lịch sử quyết định lôgic còn lôgic là phản ánh của lịch sử. Và như vậy trong nhận thức lôgic và lịch sử là thống nhất Tách rời lịch sử và lôgic là phương pháp duy tâm siêu hình. Sự phân tích lôgic phải theo các lôgic của bản thân hiện thực. Bước đi của lôgic phải ăn khớp Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 7 Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh Thủy với quá trình phát triển khách quan của lịch sử. Từ đó chúng ta mới nhận thức được thế giới khách quan một cách đúng đắn, mới có hành động đúng để cải tạo thế giới. Tuy nhiên, trong khi nhấn mạnh tính thống nhất giữa lịch sử và lôgic chúng ta cũng không nên đồng nhất chúng mà phải xem đó là hai phạm trù riêng, khác nhau, có liên quan với nhau. Chính sự khác nhau đó giúp ta tránh được sai lầm đồng nhất hóa giữa lịch sử và lôgic, lấy lôgic thay thế cho lịch sử, hay bắt lịch sử phải phục tùng lôgic b. Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là sự vận dụng một cách cụ thể các phạm trù biện chứng “lịch sử” và “lôgic” trong công tác nghiên cứu khoa học và đặc biệt là trong công tác sử học. Từ sự nhận thức rõ quan hệ biện chứng giữa lịch sử và lôgic chúng ta bước sang nhận thức tính thống nhất trong sự khác biệt giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Phương pháp lịch sử là phương pháp diễn lại tiến trình phát triển của các hiện tượng và sự kiện (ra đời, phát triển và tiêu vong) với mọi tính chất cụ thể của nó. Phương pháp lôgic là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng trong hình thức tổng quát, nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của chúng Hai phương pháp này có những điểm khác nhau, giống nhau và liên hệ chặt chẽ với nhau trong thể thống nhất. Phương pháp lịch sử tuy phải theo sát tiến trình phát triển của lịch sử, diễn lại mọi bước đường quanh co, ngẫu nhiên, thụt lùi tạm thời của quá trình phát triển hiện thực, nhưng không phải là miêu tả lịch sử một cách kinh nghiệm chủ nghĩa, chất đống tài liệu mà miêu tả theo sợi dây lôgic nhất định của sự phát triển lịch sử, một cách có quy luật Còn phương pháp lôgic tuy không nói đến những chi tiết lịch sử, những bước đường quanh co, ngẫu nhiên của lịch sử nhưng không phải vì thế mà nó bỏ qua việc nghiên cứu lịch sử một cách cụ thể, chỉ đưa ra những khái quát lí luận vô căn cứ, những quy luật phạm trù trừu tượng, không có một nội dung lịch sử thực tế nào. Phương pháp lôgic không phải là một sự ghi chép giản đơn, một sự phản ánh không sinh động về hiện thực mà là sự phản ánh biết rút ra từ trong lịch sử cái chủ yếu và làm cho cái chủ yếu ấy thể hiện được bản chất của quá trình lịch sử Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 8 Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh Thủy Tóm lại, vì lịch sử phát triển một cách có quy luật nên phương pháp lịch sử chỉ đạt được kết quả khi tác phẩm lịch sử toát lên cái lôgic khách quan của sự phát triển sự vật, tức là tác phẩm lịch sử phải có tính chất lí luận. Ngược lại, vì lí luận phải thấm nhuần chủ nghĩa lịch sử, nên phương pháp lôgic phải phản ánh trong tác phẩm một cách đúng đắn tiến trình phát triển lịch sử, tức là tác phẩm lí luận phải thể hiện được bản chất của lịch sử. Ăngghen đã nêu ra quan hệ biện chứng giữa hai phương pháp đó như sau: “ Về bản chất, phương pháp lôgic không phải gì khác mà cũng là phương pháp lịch sử, chỉ có khác là đã thoát khỏi những hình thức lịch sử của nó và khỏi những hiện tượng ngẫu nhiên có tác dụng phá hoại của nó Hai phương pháp này vì cùng thống nhất trong một mục đích là nhằm phơi bày rõ chân lí khách quan của sự phát triển lịch sử nên trong công tác sưu tầm, nghiên cứu chúng ta không thể chỉ vận dụng một phương pháp riêng rẽ nào, vì thực ra chúng chỉ là hai mặt biểu hiện khác nhau của phương pháp biện chứng mácxít mà thôi. c. Mối quan hệ giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic trong công tác nghiên cứu sử học Hai phương pháp này có mối quan hệ biện chứng với nhau, đều có ý nghĩa và vai trò quan trọng. Do vậy, trong công tác sưu tầm, nghiên cứu chúng ta không thể chỉ vận dụng một phương pháp riêng rẽ nào. Tuy vậy, vì chúng thống nhất trong sự khác biệt nên chúng ta không thể phủ nhận tính độc lập tương đối chúng trong công tác nghiên cứu. Ví dụ, cũng trên cơ sở tài liệu đã có về Cách mạng tháng Tám, người nghiên cứu để tìm hiểu ra tính chất đặc điểm, quy luật của Cách mạng tháng Tám và người nghiên cứu để miêu tả lại tiến trình lịch sử của Cách mạng tháng Tám, thì mỗi người vận dụng hai phương pháp này ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trên cơ sở tài liệu của hàng trăm cuộc biểu tình chống thu thóc, thu thuế, phá lúa, trồng đay, người viết sử phải đi sâu vào tìm xem cuộc đấu tranh nào là bắt đầu, dù là nhỏ nhất, phải tìm hiểu tâm lí, tình cảm quần chúng trong cuộc biểu tình để miêu tả cho sinh động, gợi cảm. Còn người nghiên cứu, vì mục đích là tìm ra quy luật, ví như quy luật đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, nên có thể bắt đầu đi ngay vào giai đoạn phát triển cao của phong trào, qua những cuộc đấu tranh biểu tình mà tìm ra bản chất của chúng Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 9 Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh Thủy Trong công tác trình bày biên soạn, thì tính độc lập tương đối giữa hai phương pháp biểu lộ một cách rõ rệt. Nếu chúng ta muốn làm sống lại một quá trình lịch sử, như lịch sử cuộc trường kì kháng chiến chẳng hạn, thì sự trình bày theo phương pháp lịch sử là duy nhất thích hợp. Chúng ta không thể bỏ qua những mốc lịch sử cụ thể như ngày 23- 9-1945, 19-12-1946, 7-5-2954…bỏ qua những trận đánh cụ thể, những chiến dịch quan trọng như: Việt Bắc, Hòa Bình, Biên giới, Điện Biên…không thể không nêu bật những gương chỉ huy mưu trí, tài tình, những chiến sĩ dũng cảm, anh hùng, không thể không nói đến vai trò quần chúng nhân dân…chỉ có bằng những tài liệu lịch sử cụ thể đó mà miêu tả cuộc đấu tranh theo những quy luật phát triển riêng của nó, chúng ta mới có thể vẽ lên một bức tranh sinh động về hiện thực kháng chiến. Và như vậy tác phẩm lịch sử của chúng ta mới thành công. Nhưng nếu chúng ta muốn khái quát lý luận tiến trình lịch sử kháng chiến thì phương pháp lôgic lại là thích hợp. Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử cụ thể, chúng ta có thể phát hiện ra bản chất, đặc điểm, quy luật của cuộc trường kì kháng chiến, ví như tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân, tính chất trường kì của cuộc kháng chiến, quy luật đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh quân sự, quy luật từ du kích chiến tiến lên vận động chiến, quy luật phối hợp giữa tập trung và phân tán… Chúng ta trình bày các quy luật và đặc điểm đó một cách có căn cứ khoa học và trong mối liên hệ biện chứng phù hợp với lôgic khách quan của tiến trình lịch sử. Trong việc trình bày các đặc điểm, quy luật này không phải chúng ta chỉ đóng khung trong phạm vi lí luận trừu tượng thuần túy, mà đôi khi chúng ta phải dùng tài liệu lịch sử để minh họa.Ví như quy luật phát triển từ du kích chiến đến vận động chiến, chúng ta có thể nêu một vài trận đánh tiêu biểu cho những bước phát triển của nó để minh họa, nhưng không phải là diễn tả lại toàn bộ tiến trình lịch sử. Cho nên, việc sử dụng phương pháp lịch sử hay phương pháp lôgic là chủ yếu hoàn toàn tùy thuộc ở mục đích nghiên cứu, bởi vì có thể cùng một khách thể nghiên cứu mà mục đích nghiên cứu khác nhau, thuộc lĩnh vực khoa học khác nhau, dù là những khoa học lân cận, họ hàng, thì sã xác định phương pháp nào chủ yếu thích hợp. Về mặt này. Mác đã để lại cho chúng ta những tác phẩm mẫu mực, như tác phẩm Đấu tranh giai cấp ở Pháp viết theo phương pháp lịch sử và bộ Tư bản viết theo phương pháp lôgic Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 10 [...]... lịch sử là phương pháp duy nhất thích hợp với khoa học lịch sử, nhưng trong nghiên cứu sử học vẫn cần phương pháp lôgic Bởi vì, chất lượng và sức mạnh của một tác phẩm sử học ngoài việc miêu tả khôi phục quá khứ, còn ở chỗ phân tích, khái quát lí luận Việc sử dụng phương pháp lôgic trong nghiên cứu lịch sử cũng không thể xem hoàn toàn tách rời với phương pháp lịch sử, hai phương pháp được sử dụng độc... hiện tại và tương lai Líp: Cao học K18 - Lịch sử Nội 21 Trường ĐHSP Hà Bài tập điều kiện Thủy Nguyễn Thị Thanh KẾT LUẬN Việc vận dụng đúng đắn phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong công tác nghiên cứu lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lí luận và thực tiễn Nó thể hiện sự thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về phương pháp biện chứng mà phương pháp lịch sử và phương pháp logic... cần sử dụng các loại tài liệu dân gian, thần thoại, dã sử nhưng phải biết gạn lọc sự thực lịch sử, chứ không rơi vào những điểm hoang đường thần bí - Miêu tả theo phương pháp biên niên không khoa học Phương pháp biên niên là một nguyên tắc không thể thiếu được của phương pháp lịch sử Chúng ta không coi nhẹ phương pháp đó, bởi vì ngay trong phương pháp biên niên khoa học thì phương pháp lịch sử và phương. .. tập và vận dụng đúng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic trong công tác sử học 2.3 Biện pháp khắc phục những sai lầm, thiếu sót trong việc vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic để giải quyết một số vấn đề cơ bản, cần thiết cho công tác sử học Líp: Cao học K18 - Lịch sử Nội 15 Trường ĐHSP Hà Bài tập điều kiện Thủy Nguyễn Thị Thanh * Xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa tài liệu, sự kiện và. .. lịch sử cụ thể 2.2 Những sai lầm của việc vận dụng không đúng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic trong công tác sử học của chúng ta Do những sai lầm khuyết điểm về lập trường quan điểm, chưa thấm nhuần sâu sắc nội dung, ý nghĩa của hai phương pháp này, chúng ta đã vấp phải những thiếu sót về phương pháp học thuật biểu hiện trong việc vận dụng chưa đúng đắn phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. .. phương pháp lôgic trong công tác sử học Những thiếu sót đó là do: vận dụng máy móc phương pháp lôgic thay cho phương pháp lịch sử, hoặc thiên về phương pháp lịch sử đơn thuần, tách rời phương pháp lịch sử với phương pháp lôgíc Líp: Cao học K18 - Lịch sử Nội 11 Trường ĐHSP Hà Bài tập điều kiện Thủy Nguyễn Thị Thanh Những biểu hiện cụ thể của những thiếu sót ấy có thể quy vào hai khuynh hướng chủ yếu: một... lịch sử là phương pháp thích hợp duy nhất với khoa học lịch sử Điều này hoàn toàn do đối tượng và chức năng của khoa học lịch sử quyết định Song, phương pháp lịch sử không chỉ miêu tả một cách đơn giản những sự kiện, những nhân vật cụ thể, mà còn phải vạch ra được cái lôgic khách quan ẩn náu đằng sau những sự kiện và những hoạt động của các nhân vật lịch sử đó Điều đó có nghĩa là, phương pháp lịch sử. .. 2003 3 Hà Văn Tấn, Một số vấn đề lí luận sử học, Nxb ĐHQG Hà Nội 4 Văn Tạo, Phương Pháp lịch sử và phương pháp logic, Nxb khao học xã hội, Hà Nội, 1995 5 Viện sử học, Mấy vấn đề phương pháp luận sử học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970 Líp: Cao học K18 - Lịch sử Nội 23 Trường ĐHSP Hà Bài tập điều kiện Thủy Nguyễn Thị Thanh môc lôc Trang Líp: Cao học K18 - Lịch sử Nội 24 Trường ĐHSP Hà ... hiện của quy luật phổ biến đó ở địa phương mình, chứ không phải là lắp lại nguyên văn những quy luật chung đó * Vận dụng phương pháp lịch sử một cách đơn thuần, tách rời phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic: - Chất đống tài liệu: Coi lịch sử chỉ là một chuỗi những sự kiện vụn vặt, trình bày thật chi tiết, đầy đủ mà không phân biệt được tài liệu chính và phụ, cơ bản và không cơ bản, điển hình hay không... cách mạng Phương pháp so sánh lịch sử là phương pháp quan trọng khi phân tích các giai cấp, các hiện tượng trong quá khứ và hiện tại, giúp ta hiểu hướng phát triển tương lai của lịch sử Nguyên tắc lịch sử bao giờ cũng là cơ sở cho phương pháp so sánh lịch sử Sự so sánh các hiện tượng lich sử quá khứ với hiện tại chứng minh rằng càng nhận thức rõ các hiện tượng quá khứ càng hiểu sâu sắc hiện tại và ngược . nhất hóa giữa lịch sử và lôgic, lấy lôgic thay thế cho lịch sử, hay bắt lịch sử phải phục tùng lôgic b. Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là sự. hệ giữa lịch sử và lôgic thì lịch sử quyết định lôgic còn lôgic là phản ánh của lịch sử. Và như vậy trong nhận thức lôgic và lịch sử là thống nhất Tách rời lịch sử và lôgic là phương pháp duy. pháp lịch sử và phương pháp lôgic trong công tác sử học. Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic đều là phương pháp khoa học mà mọi khoa học phải sử dụng, hai phương pháp đều có ý nghĩa và