1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều kiện hình thành nền văn minh Trung Quốc

38 6,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 459 KB

Nội dung

Bài tập điều kiện Trần Thị Thu Hà Xuất hiện tại lưu vực sông Hoàng Hà từ khoảng thiên niên kỷ thứ III TCN, nền văn minh Trung Quốc là một trong những nền văn minh sớm nhất của nhân loại. Trung Quốc là một nước do một dân tộc chủ thể là dân tộc Hoa (sau gọi là dân tộc Hán) lập nên và tồn tại liên tục lâu dài trong lịch sử. Trên cơ sở kế thừa những di sản văn hóa cổ đại, trên cơ sở những điều kiện kinh tế xã hội mới và sự giao lưu văn hóa với bên ngoài, nhân dân Trung Quốc đã sáng tạo ra những thành tựu văn hóa vô cùng rực rỡ so với thế giới đương thời, trong đó nổi bật nhất là các mặt tư tưởng, văn học, sử học, nghệ thuật và một số lĩnh vực khoa học – kĩ thuật. Suốt 5000 năm tồn tại và phát triển, văn minh Trung Quốc không chỉ có ảnh hưởng sâu đậm đến các dân tộc châu Á mà còn có những đóng góp lớn vào tiến trình phát triển của văn minh loài người. Để hiểu được cơ sở nào đưa đến những thành tựu của nền văn minh Trung Quốc cũng như những thành tựu rực rỡ của nền văn minh này, chúng ta cần phải hiểu khái niệm văn minh là gì? Văn minh là danh từ gốc Hán. Theo Hán Việt tự điển của Đào Duy Anh thì Văn có nghĩa là dáng dấp bề ngoài và thường được hiểu là đẹp đẽ, tốt lành trái với nghĩa mộc mạc thô kệch; minh là sáng sủa, trong sáng, rõ ràng. Văn minh là cái tia đạo đức phát hiện ra ở trong chính trị, pháp luật, học thuật, điển chương…Cũng với cách giải thích tương tự, Hán Việt tự điển của Thiều Chửu viết rằng: văn minh là cái dấu vết do đạo đức, lễ nhạc, giáo hóa mà có vẻ đẹp rõ rệt, trái với dã man. Nhưng văn minh là dịch từ ngôn ngữ phương Tây. Chữ văn minh trong tiếng Pháp là civilisation, trong tiếng Anh là civilization, còn có nghĩa là hoạt động khai hóa làm thoát khỏi trạng thái nguyên thuỷ. Từ văn minh được dùng rộng rãi từ thế kỷ XVIII, tức thế kỷ Ánh sáng. Trong bộ Tự điển Bách khoa, do Diderot chủ biên từ “civilisation” được giải thích là sự tiến hóa của nhân loại từ trạng thái dã man hay bán khai sang trạng thái khai hóa. Các nhà Triết học Ánh sáng tiếp tục phát triển khái niệm văn minh. Nói chung họ gọi là văn minh một xã hội dựa trên cơ sở của lí trí và công bằng. Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Bài tập điều kiện Trần Thị Thu Hà Trong nửa đầu thế kỷ XIX, văn minh được dùng để chỉ chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ XX, những phát hiện của ngành khảo cổ học đã hoàn thiện khái niệm văn minh. Nhà khảo cổ học người Anh đã đưa ra định nghĩa văn minh trong phạm vi những yếu tố mà ông cho là cơ sở để chuyển từ văn hóa sang văn minh. Những yếu tố này bao gồm: việc phát minh ra chữ viết, ngành luyện kim, các đơn vị đo lường tiêu chuẩn, toán học, kiến trúc, ngoại thương, xe có bánh, thợ thủ công chuyên nghiệp, kĩ thuật tưới tiêu, sử dụngh cày và sản phẩm thừa. Để hiểu rõ hơn khái niệm văn minh chúng ta cần tìm hiểu một khái niệm rất gần gũi với nó: khái niệm văn hóa. Văn hóa chỉ toàn bộ những sản phẩm cả vật chất lẫn tinh thần mà con người tạo ra. Những sản phẩm đó luôn biến đổi tuỳ theo sự phát triển của trình độ con người, nó luôn năng động theo sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Cùng với sự phát triển của khoa học, nội dung của văn hóa được mở rộng và được chú ý như đối tượng của một khoa học. E.B.Taylor nhà nhân loại học Anh, người đầu tiên đưa ra định nghĩa mới về văn hóa trong cuốn Văn hóa nguyên thuỷ, xuất bản năm 1871 ở London: “Văn hóa là tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực thói quen mà con người đã đạt được trong xã hội”. Người Trung Quốc và Nhật Bản đã dùng từ Văn hóa để dịch chữ culutere của người Châu Âu. Theo nghĩa gốc Hán, văn có nghĩa là vẻ đẹp, là những hình thức để biểu hiện trước hết trong lễ nhạc, cách cai trị đặc biệt là trong văn chương, ứng xứ. Còn hóa có nghĩa là trở thành. Văn hóa là làm cho trở thành đẹp. Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cụôc sống, loài người phải sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng những biểu hiện của nó mà Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Bài tập điều kiện Trần Thị Thu Hà loài người đã sản sinh ra nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Như vậy, văn hóa và văn minh đều chỉ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử. Hai khái niệm này có nghĩa rất gần nhau, trong đó văn hóa là khái niệm rộng hơn, văn minh chỉ giai đoạn phát triển cao của văn hóa (khi chữ viết và nhà nước xuất hiện) Từ cuối thiên niên kỷ thứ IV - đầu thiên niên kỷ III TCN, ở phương Đông có 4 trung tâm văn minh lớn là Ai cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Cả 4 trung tâm văn minh này đều nằm ở lưu vực những con sông lớn như sông Nile ở Ai Cập, sông Euphrates và sông Tigris ở Lưỡng Hà, sông Ấn sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc. Nhờ những con sông trên mà đất đai ở những vùng này trở nên màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và tạo điều kiện cho cư dân ở đây sớm bước vào xã hội văn minh và sáng tạo nên những thành tựu văn minh có giá trị. Ở Phương Tây xuất hiện nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Đến TK VI TCN, nhà nước LaMã xuất hiện. Kế thừa và phát huy văn minh Hy Lạp, Lama trở thành một trung tâm văn minh lớn ở phương Tây. Văn minh Lamã có cùng một phong cách với văn minh Hy Lạp, tiếp biến và hòa đồng với nó nên người ta gọi chung hai nền văn minh này là nền văn minh Hy La. Thời trung đại, cả Tây Á và Ai Cập đều nằm trong đế chế Ả rập nên phương Đông chỉ còn 3 trung tâm lớn là Arập, Ấn độ, Trung Quốc. Trong các nền văn minh ấy, văn minh Trung Quốc được phát triển liên tục trong tiến trình lịch sử và trở thành một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Trong phạm vi bài viết này, người viết sẽ trình bày một số vấn đề xung quanh nền văn minh Trung Quốc như: điều kiện hình thành và các thành tựu đạt được trên các mặt: chữ viết, văn học, sử học, khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật, tư tưởng và tôn giáo. Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Bài tập điều kiện Trần Thị Thu Hà I. Điều kiện hình thành nền văn minh Trung Quốc * Địa lý và dân cư Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử là một nước lớn ở Đông Nam Á. Trên lãnh thổ Trung Quốc có hai con sông lớn chảy qua đó là sông Hoàng Hà (dài 5.464 km) ở phía Bắc và sông Trường Giang (dài 6.300 km) ở phía Nam. Hoàng Hà là con sông dữ, từ xưa thường gây ra lũ lụt nhưng dòng nước của nó đã bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ, đem lại hạnh phúc cho người dân vùng bình nguyên Hoa Bắc. Trường Giang còn có tên là Dương Tử, sách cổ thường gọi là Đại Giang, là con sông lớn nhất Trung Quốc và có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế. Từ xa xưa con sông này đã là tuyến giao thông huyết mạch trong lãnh thổ Trung Quốc, nối liền phương Bắc và phương Nam. Lưu vực hai dòng sông này chính là nơi phát sinh một trong những nền văn minh lớn nhất, có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lịch sử loài người - văn minh Trung Quốc. Khi mới thành lập nước (vào khoảng thế kỷ XXI TCN) địa bàn Trung Quốc mới chỉ là một vùng nhỏ ở trung lưu, lưu vực Hoàng Hà. Từ đó lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng dần nhưng đến thế kỷ III TCN, tức là đến cuối thời cổ đại, phía Bắc của cương giới Trung Quốc chưa vượt quá dãy Vạn lí trường thành ngày nay, phía Tây mới đến đông nam tỉnh Cam Túc và phía nam chỉ bao gồm một dải đất nằm dọc theo hữu ngạn Trường Giang mà thôi. Từ cuối thế kỷ III TCN, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến thống nhất. Từ đó nhiều triều đại của Trung Quốc đã chinh phục các nước xung quanh do đó có những thời kỳ cương giới của Trung Quốc được mở ra rất rộng. Đến thế kỷ XVIII, lãnh thổ của Trung Quốc về cơ bản được xác định như hiện nay. Trung Quốc là một trong những nơi từ rất sớm đã có loài người cư trú. Năm 1929, ở Chu Khẩu Điếm (ở Tây Nam Bắc Kinh), giới khảo cổ học Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Bài tập điều kiện Trần Thị Thu Hà Trung Quốc đã phát hiện được xương hóa thạch của một loại người vượn sống cách đây khoảng 400.000 năm. Những xương hóa thạch của người vượn được phát hiện sau đó trên lãnh thổ Trung Quốc đã cung cấp những niên đại xưa hơn, đặc biệt người vượn Nguyên Mưu (Vân Nam) phát hiện năm 1977 có niên đại đến 1.700.000 năm. Về mặt chủng tộc: cư dân ở lưu vực sông Hoàng Hà thuộc giống Mông Cổ, đến thời Xuân Thu được gọi là Hoa Hạ nói tắt là Hoa hoặc Hạ. Đó là tiền thân của Hán tộc sau này. Còn cư dân ở phía Nam Trường Giang thì khác hẳn cư dân vùng Hoàng Hà về ngôn ngữ và phong tục tập quán, tục cắt tóc, xăm mình, đi chân đất. Đến thời Xuân Thu các tộc này cũng bị Hoa Hạ đồng hóa. Dưới thời quân chủ ở Trung Quốc, tên nước được gọi theo tên triều đại. Đồng thời từ thời cổ đại, người Trung Quốc cho rằng nước họ là một quốc gia văn minh ở giữa, xung quanh là các tộc lạc hầu gọi là Man, Di, Nhung, Địch. Vì vậy đất nước của họ được gọi là Trung Hoa hay Trung Quốc. Tuy vậy, các danh từ này chỉ dùng để phân biệt với các vùng xung quanh chứ chưa phải là tên nước chính thức. Mãi đến năm 1912 khi triều Thanh bị lật đổ, cái tên Trung Hoa mới trở thành tên nước chính thức nhưng thông thường người ta quen gọi là Trung Quốc. * Sơ lược quá trình phát triển của nền văn minh Trung Quốc - Thời thượng cổ: Những di tích xương hóa thạch của con người mà các nhà khảo cổ học tìm được trên lãnh thổ Trung Quốc cho thấy rằng con người đã có mặt ở đây cách ngày nay hàng triệu năm. Cách đây từ 7000 đến 5000 năm, người cổ đại ở Trung Quốc đã bước vào thời kì đồ đá mới. Tiêu biểu cho văn hóa đá mới ở Trung Quốc là văn hóa Ngưỡng Thiều. Bên cạnh những công cụ bằng đá được mài nhẵn, người ta còn thấy nhiều đồ gốm màu đỏ có hoa văn vì vậy nền văn hóa này còn có tên gọi là văn hóa đồ gốm màu. Cũng thuộc văn hóa đá mới còn có văn hóa Long Sơn (Sơn Đông) mà đặc trưng là đồ gốm đen. Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Bài tập điều kiện Trần Thị Thu Hà Thời kì phát triển rực rỡ nhất của Trung Quốc là thời Tam hoàng Ngũ Đế. Lúc này dân Trung Quốc đã biết cày cấy, chế tạo xe, thuyền, xây nhà cửa, may áo ngủ, làm ra vũ khí, nhạc cụ. - Thời Tam đại: (từ khoảng thế kỷ XXI đến năm 770 TCN) và Xuân Thu Chiến quốc (771-221 TCN) Gồm các triều: Hạ (từ khoảng TK XXI đến TK XVIII TCN), Thương (từ khoảng TK XVI đến cuối TK XI TCN) và Chu (từ khoảng 1066 đến 771 TCN) Triều Hạ mở đầu thời kỳ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc. Nhà nước đã ra đời nhưng còn rất đơn giản. Lúc cường thịnh nhất, nhà Hạ đã thống trị cả một vùng rộng lớn ở trung lưu sông Hoàng, đóng đô ở Am Ấp (tỉnh Sơn Đông). Trình độ phát triển về mọi mặt của nhà Hạ còn rất hạn chế nhưng kĩ thuật chế tạo đồ gốm, đồ đồng đã đánh dấu bước tiến của triều đại này so với giai đoạn trước. Người thời Thương đã có giáp cốt văn - thứ chữ viết xưa nhất, tìm ra phép làm lịch. Đồ đồng thau đã được sử dụng rất phổ biến, tiêu biểu nhất là đỉnh Từ Mẫu Mậu còn lưu lại đến nay. Giáp cốt văn cho thấy rõ ràng xã hội đời Thương đã phân hóa hết sức rõ rệt, quý tộc khi sống được hưởng giàu sang, khi chết được chôn theo đồ dùng cùng nô lệ. Dưới triều Chu, hệ thống chính trị đã được tổ chức qui củ hơn. Vua và quý tộc lập ra triều đình gọi là thiên triều, đặt ra các chức quan lại cao cấp để giúp vua quản lí việc nước gồm: Tư đồ, Tư mã, Tư không, tư khấu. Thực hiện phân phong cho anh em và các công thần, lập nên một hệ thống các nước chư hầu nằm dưới quyền chỉ huy chung của nhà Chu. Các chư hầu có bổn phận triều kiến, cống nạp cho thiên tử theo định kỳ. Quân đội của các cư hầu, ngoài nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ nước mình, còn chịu sự huy động của thiên tử khi có biến…Bên cạnh đó nhà Chu thực hiện chế độ tông pháp rất Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Bài tập điều kiện Trần Thị Thu Hà nghiêm ngặt để bảo vệ trật tự xã hội cũng chính là để bảo vệ quan hệ sở hữu phong kiến sơ kỳ. Lúc đầu kinh đô nhà Chu đóng ở Cảo Kinh (phía Tây) nên được gọi là Tây Chu. Năm 770 TCN, kinh đô được dời sang Lạc Ấp – Hà Nam ở phía đông. Từ đó về sau, nhà chu gọi là Đông Chu. Giai đoạn Đông Chu tương đương với hai thời Xuân Thu và Chiến Quốc. Xuân Thu là thời kỳ nhà Chu suy tàn, các chư hầu lớn mạnh lấn áp thiên tử, thôn tính lẫn nhau tranh ngôi bá. Thời Chiến quốc đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử Trung Quốc: chế độ chiếm hữu nô lệ tan rã, chế độ sơ kì phong kiến hình thành. Đến thời Chiến Quốc hình thành cục diện Thất hùng. Từ một nước nhỏ yếu ở phía tây nhờ sự nhanh nhạy và quyết đoán của giai cấp cầm quyền và phương sách trị nước theo tinh thần Pháp gia, nhà Tần đã thực hiện “biện pháp canh tân” và chủ trương “Canh chiến”, biến nước mình thành một quốc gia hùng mạnh, lần lượt thôn tính các nước khác để lập nên chế độ phong kiến trung ương tập quyền. - Thời kỳ phong kiến tập quyền: Thời phong kiến thịnh trị gồm các triều: Tần (221-206TCN), Hán (202TCN- 8 SCN), Tuỳ (581-618), Đường (618-907), Tống (960-1279) và Nguyên (1279-1368). Đây là giai đoạn văn minh Trung Quốc tiếp tục có những đóng góp lớn cho nhân loại qua các thành tựu rực rỡ như: học thuyết Tống Nho, thơ Đường, Vạn lí trường thành, Trường An, thuốc súng, giấy, la bàn… Thời phong kiến khủng hoảng và suy vong gồm các triều Minh (1368- 1644) và Thanh (1644-1911). Lúc này văn minh Trung Quốc không còn đạt những bước tiến lớn như trước nữa. Những thành tựu này chỉ là mô phỏng hoặc hoàn thiện những cái đã có. So với phương Tây, văn minh Trung Quốc văn minh Trung Quốc bắt đầu bị đẩy lùi ngày càng xa về phía sau. Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Bài tập điều kiện Trần Thị Thu Hà II. Thành tựu 1. Chữ viết Theo truyền thuyết từ thời hoàng đế, sử quan Thương Hiệt đã sáng tạo ra chữ viết. Sự thực đến đời Thương, chữ viết của Trung Quốc mới ra đời. Loại chữ viết đầu tiên này khắc trên mai rùa và xương thú, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1899 và được gọi là chữ giáp cốt. Sở dĩ chữ đời Thương được khắc trên mai rùa hoặc xương thú (chủ yếu là xương quạt của bò) vì đó là những quẻ bói. Số là, người Trung Quốc bấy giờ khi muốn bói việc gì thì khắc những điều muốn bói lên mai rùa hoặc xương thú, đục lỗ ở giữa rồi nung, sau đó theo những đường rạn nứt để đoán ý của trời đất, quỷ thần. Phương pháp cấu tạo của chữ giáp cốt chủ yếu là phương pháp tượng hình. Ví dụ: chữ nhật (mặt trời) thì vẽ một vòng tròn nhỏ, ở giữa có một chấm. Chữ sơn (núi) thì vẽ ba đỉnh núi. Chữ thuỷ (nước) thì vẽ ba làn sóng. Dần dần do yêu cầu ghi chép các động tác và các khái niệm trừu tượng, trên cơ sở phương pháp tượng hình đã phát triển thành các loại chữ biểu ý và mượn âm thanh. Cho đến nay đã phát hiện được hơn 100.000 mảnh mai rùa và xương thú có khắc chữ giáp cốt. Tổng số chữ giáp cốt đã phát hiện được có khoảng 4.500 chữ, trong đó đã đọc được 1700 chữ. Chữ giáp cốt đã ghép được những đoạn văn tương đối dài, có đoạn dài hơn 100 chữ. Đến thời Tây Chu, số lượng chữ càng nhiều và cách viết càng đơn giản. Chữ viết tiêu biểu thời kỳ này là kim văn, cũng gọi là chung đỉnh văn (chữ viết trên chuông đỉnh). Kim văn từ đời Thương đã có nhưng còn ít. Đến Tây Chu, nhà vua thường đem ruộng đất và người lao động ban thưởng cho các quý tộc. Mỗi lần như vậy, vua Chu thường ra lệnh đúc đỉnh đồng và ghi sự việc ấy lên đỉnh để làm kỉ niệm, do đó kim văn đến thời kì này rất phát triển. Ngoài đồ đồng, chữ viết thời Tây Chu còn được khắc trên trống đá, thẻ tre. Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Bài tập điều kiện Trần Thị Thu Hà Các loại chữ viết đầu tiên này được gọi chung là chữ đại triện, cũng gọi là cổ văn. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, do đất nước không thống nhất nên chữ viết cũng không thống nhất. Đến đời Tần, Lý Tư đã dựa vào chữ nước Tần kết hợp với các thứ chữ của các nước khác, cải tiến cách viết tạo thành một loại chữ thống nhất gọi là chữ tiểu triện. Từ cuối thời Tần Thuỷ Hoàng, đến đời Hán Tuyên Đế, lại xuất hiện một kiểu chữ mới gọi là chữ lệ. Chữ lệ khác chữ triện ở chỗ chữ triện giữ lại nhiều yếu tố tượng hình, do đó có nhiều nét cong nét tròn, còn chữ lệ thì biến những nét đó thành ngang bằng, sổ thẳng vuông vức, ngay ngắn. Thời gian sử dụng chữ lệ tuy không lâu nhưng chữ lệ có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là giai đoạn quá độ để phát triển thành chữ chân tức chữ Hán ngày nay. 2. Văn học Thời cổ trung đại, Trung Quốc có một nền văn học rất phong phú. Từ thời Xuân Thu chiến Quốc, văn học Trung Quốc đã bắt đầu phát triển. Đến thời Tây Hán, tư tưởng nho gia được đề cao. Nho gia là trường phái rất coi trọng việc học tập, vì vậy từ Hán về sau những người có thể cầm bút viết văn trong xã hội Trung Quốc rất nhiều. Đến thời Tuỳ Đường, chế độ khoa cử bắt đầu ra đời, trong đó văn chương trở thành thước đo chủ yếu của tài năng, do đó văn học Trung Quốc càng có những thành tựu lớn lao. Văn học Trung Quốc thời kỳ này có nhiều thể loại như: thơ, từ, phú, kịch, tiểu thuyết…trong đó tiêu biểu nhất là Kinh thi, thơ Đường và tiểu thuyết Minh Thanh. Kinh thi Kinh thi là tập thơ ca đầu tiên và cũng là tác phẩm văn học đầu tiên của Trung Quốc được sáng tác trong khoảng 500 năm từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu. Thời đó, thơ cũng là lời của bài hát. Vì vậy, vua Chu và vua các nước chư hầu thường sai các viên quan phụ trách về âm nhạc của triều đình sưu tầm thơ ca của các địa phương để phổ nhạc. Những bài thơ sưu tầm, phần lớn được tập hợp lại thành một tác phẩm gọi là Thi. Trên cơ sở đó, Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Bài tập điều kiện Trần Thị Thu Hà Khổng Tử đã chỉnh lí lại một lần nữa. Đến thời Hán, khi Nho giáo được đề cao, Thi được gọi là Kinh thi. Kinh thi có 305 bài chia làm ba phần là Phong, Nhã, Tụng. Phong là dân ca của các nước, tên gọi là Quốc Phong. Nhã gồm có hai phần gọi là Tiểu Nhã và Đại Nhã. Nhiều người cho rằng Tiểu Nhã là những bài thơ do tầng lớp quí tộc nhỏ sáng tác, Đại Nhã là những bài thơ do tầng lớp quí tộc mới sáng tác. Còn Tụng bao gồm Chu Tụng, Lỗ Tụng và Thương Tụng là những bài thơ do các quan phụ trách tế lễ và bói toán sáng tác dùng để hát khi cúng tế ở miếu đường. Trong các phần đó, Quốc phong có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao nhất. Bằng lời thơ gọn gàng, thanh thoát mộc mạc nhưng đầy hình tượng, những bài dân ca này đã mỉa mai hoặc lên án sự áp bức bóc lột và cảnh giàu sang của giai cấp thống trị, nói lên nỗi khổ cực của nhân dân. Tuy nhiên, chiếm tỉ lệ nhiều nhất và hay nhất là những bài thơ mô tả tình cảm yêu thương gắn bó hoặc buồn bã, nhớ nhung hoặc bâng khuâng, mong đợi giữa trai gái, vợ chồng. Là một tập thơ được sáng tác trong 5 thế kỉ, Kinh thi không những chỉ có giá trị về mặt văn học mà còn là một tấm gương phản ánh tình hình xã hội Trung Quốc đương thời. Ngoài ra tác phẩm này còn được các nhà Nho đánh giá cao về tác dụng giáo dục tư tưởng của nó. Thơ Đường Thời huy hoàng nhất của thơ ca Trung Quốc là thời Đường (618-907). Trong gần 300 năm tồn tại, thời Đường đã để lại tên tuổi của trên 2000 nhà thơ với gần 50000 tác phẩm. Cùng với sự thăng trầm về chính trị, thời Đường được chia làm 4 thời kì là: Sơ Đường (618-713), Thịnh Đường (713-766), Trung Đường (766-827) và Văn Đường (827-904). Thịnh Đường chủ yếu là thời kì trị vì của Đường Huyền Tông với hai niên hiệu Khai Nguyên và Thiên Bảo. Đây là thời kì tương đối ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế đặc biệt đây là thời kì phát triển rất cao về văn hóa. Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội [...]... Trường ĐHSP Hà Bài tập điều kiện Hà Trần Thị Thu chân thành, tác giả đã đánh trực tiếp và khá mạnh vào hệ ý thức của giai cấp phong kiến lúc bấy giờ Vì vậy, Hồng lâu mộng được đánh giá là tác phẩm có giá trị nhất trong kho tàng văn học hiện thực cổ điển Trung Quốc 3 Sử học Trung Quốc là một trong những nước rất coi trọng lịch sử, bởi vậy sử học Trung Quốc phát triển rất sớm và Trung Quốc có một kho tàng... học quan trọng 5 Bốn phát minh lớn về kỹ thuật Thời Trung đại, Trung Quốc có bốn phát minh rất quan trọng, đó là giấy, kĩ thuật in thuốc súng và kim chỉ nam Kĩ thuật làm giấy Mãi đến thời Tây Hán, người Trung Quốc vẫn dùng thẻ tre, lụa để ghi chép Đến khoảng thế kỷ 2 TCN, người Trung Quốc đã phát minh ra phương pháp dùng sơ gai để chế tạo giấy Ngày nay ở nhiều nơi tại Trung Quốc đã phát hiện được giấy... tiết, trong đó có 12 Trung Khí, và 12 tiết khác gọi là Tiết khí Thời thì mỗi tháng có một trung khí, nếu tháng nào không có trung khí thì thành tháng nhuận Từ đó việc bố trí tháng nhuận đã có quy luật, không tuỳ tiện như trước nữa Người Trung Quốc ngày xưa chia một ngày đêm thành 12 giờ và dùng 12 địa chi để đặt tên giờ Mỗi giờ chia thành tám khắc Y dược học Nền y dược học Trung Quốc có lịch sử phát... thuộc thời Trung Đường là ba nhà thơ tiêu biểu nhất Có thể nói, thơ Đường là những trang rất chói lọi trong lịch sử văn học Trung Quốc, đồng thời thơ Đường đã đặt cơ sở nghệ thuật, phong cách và luật thơ cho nền thi ca Trung Quốc các thời kì sau này Thơ Đường cũng có ảnh hưởng lớn đến thơ ca Việt Nam Tiểu thuyết Minh Thanh Tiếu thuyết là một hình thức văn học mới bắt đầu phát triển từ thời Minh Thanh... Người Châu Âu cải tiến thành la bàn khô tức là la bàn có khắc các vị trí cố định Nửa sau thế kỉ XVI la bàn khô lại truyền trở lại Trung Quốc 6 Tư tưởng và Tôn giáo Lịch sử tư tưởng Trung Quốc rất phong phú Từ rất sớm người Trung Quốc đã đưa ra những quan điểm để giải thích thế giới Đến thời Xuân Thu chiên Quốc, chiến tranh loạn lạc, xảy ra triền miên, các nhà tư tưởng Trung Quốc quan tâm trước hết... học K18 - Lịch sử Nội Trường ĐHSP Hà Bài tập điều kiện Hà Trần Thị Thu nêu ra những ý kiến về cấp số, cách tính độ dài của cung và dây cung Đặc biệt thời kì Tống, Nguyên, người Trung Quốc đã phát minh ra cái bàn tính rất tiện lợi cho việc tính toán Thiên văn và phép làm lịch Theo truyền thuyết từ thời Hoàng đế, Nghiêu Thuấn, Trung Quốc đã biết quan sát thiên văn Đến đời Thương, trong khi tài liệu ghi... qua con đường Tây Ban Nha Líp: Cao học K18 - Lịch sử Nội Trường ĐHSP Hà Bài tập điều kiện Hà Trần Thị Thu Kim chỉ nam Từ thế kỉ III TCN, người Trung Quốc đã biết được từ tính và tính chỉ hướng của đá nam châm Lúc bấy giờ Trung Quốc phát minh ra một dụng cụ chỉ hướng gọi là “tư nam” Tư nam làm bằng đá thiên nhiên, mài thành hình cái thìa để trên một cái đĩa có khắc các phương hướng, cán thìa sẽ chỉ hướng... ĐHSP Hà Bài tập điều kiện Hà Trần Thị Thu sách hết sức đồ sộ Đó là Vĩnh Lạc đại điển, Cổ kim đồ thư tập thành và Tứ khố toàn thư 4 Khoa học tự nhiên Toán học Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng Đế, người Trung Quốc đã biết phép đếm lấy 10 làm cơ sở Đến thời Tây Hán, ở Trung Quốc đã xuất hiện một tác phẩm toán học nhan đề Chu bễ toán kinh Nội dung của sách này nói về lịch pháp, thiên văn, hình học (tam... thuyết của các nhà tư tưởng ấy đã đặt cơ sở cho việc hình thành các trường phái tư tưởng của Trung Quốc thời cổ trung đại, trong đó quan trọng nhất là các phái Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia Líp: Cao học K18 - Lịch sử Nội Trường ĐHSP Hà Bài tập điều kiện Hà Trần Thị Thu Âm dương – Bát quái – Ngũ hành – Âm dương gia Vào thời Ân, Chu người Trung Quốc đã nêu ra các học thuyết Bát quái, ngũ hành và... và da bò nát vụn không còn dấu vết Năm 1132, Trung Quốc bắt đầu phát minh ra loại vũ khí hình ống gọi là hoả thương Lúc đầu hỏa thương làm bằng ống tre to, phía trong nạp thuốc súng, khi đánh nhau thì đốt ngòi, lửa sẽ phun ra thiêu cháy quân địch Vào thế kỷ XIII, trong quá trình tấn công Trung Quốc, người Mông Cổ đã học tập cách làm thuốc súng của Trung Quốc Sau đó người Mông Cổ chinh phục Tây Á, do . tập điều kiện Trần Thị Thu Hà I. Điều kiện hình thành nền văn minh Trung Quốc * Địa lý và dân cư Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử là một nước lớn ở Đông Nam Á. Trên lãnh thổ Trung Quốc. 3 trung tâm lớn là Arập, Ấn độ, Trung Quốc. Trong các nền văn minh ấy, văn minh Trung Quốc được phát triển liên tục trong tiến trình lịch sử và trở thành một trong những cái nôi của nền văn minh. của văn minh loài người. Để hiểu được cơ sở nào đưa đến những thành tựu của nền văn minh Trung Quốc cũng như những thành tựu rực rỡ của nền văn minh này, chúng ta cần phải hiểu khái niệm văn minh

Ngày đăng: 19/04/2015, 12:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w