Đông Phù Liệt có một vị thế rất đặc biệt: với hai dòng sông – sông Hồng chảy từ phía đông và sông Tô Lịch chảy phía Tây xuôi dòng từ phía Thăng Long tới đây bỗng thắt lại dồn phù sa vào
Trang 1Lời mở đầu
Nằm trên khu vực ngoại thành Hà nội, bên cạnh sự phát triển tấp nập của một đô thị đang trong thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đâị hóa, nhưng nơi đây vẫn hội tụ lại cho mình đầy đủ nhũng yếu tố cổ xưa Nơi đây chính là làng Đông Phù Liệt xưa thuộc tổng Nam Liệt – huyện Thanh trì – tỉnh Hà Đông Nay thuộc thôn Đông Phù – xã Đông
Mỹ - huyện Thanh trì – thủ đô Hà Nội Đây là một ngôi làng cổ đã có trên 1000 năm tuổi
Đông Phù Liệt là một làng nằm ở nam thành Thăng Long xưa – nơi có địa thế thuận lợi, tiện đường giao thông thủy bộ từ thời trước đã nổi tiếng Quả thật, địa danh Phù Liệt đã nổi tiếng ngay từ thế kỷ X, đặc biệt khi quân của Nguyễn Siêu – một trong những sứ quân mạnh nhất thời loạn 12 sứ quân đã cát cứ vùng này Bấy giờ Phù Liệt gồm 2 phần: Đông Phù Liệt nằm liền kề với sông Hồng – trên bến dưới thuyền tấp nập, Tây Phù Liệt là vùng gò đống – nơi Nguyễn Siêu đặt đại bản doanh
Đông Phù Liệt có một vị thế rất đặc biệt: với hai dòng sông – sông Hồng chảy từ phía đông và sông Tô Lịch chảy phía Tây xuôi dòng từ phía Thăng Long tới đây bỗng thắt lại dồn phù sa vào cánh đồng Đông Phù Liệt làm cho đất đai vùng này màu mỡ, sản vật phong phú dồi dào Hai con sông này là hai đường thủy quan trọng đi ngược về xuôi Đồng thời hai con đường bộ đó là đường Thiên Lý Bắc – Nam và đường ven
bờ hữu ngạn sông Hồng sau này đến thời Trần đã dựa theo nó để đắp đê Đỉnh Nhĩ ( tức đê hữu ngạn sông hông ngày nay ) cũng chạy qua làng, càng tạo cho làng Đông Phù Liệt có thế hiểm về quân sự, thế thuận về kinh tế và thế mở để tiếp thu cái hay cái đẹp của nhiều miền trên đất nước
Trải qua sự thống trị của các triều đại phong kiến, Đông Phù Liệt
đã trở thành nơi ghi dấu của biết bao nhiêu chứng tịch lịch sử Ở thời Lợi, có 2 công chúa con của vua Lý Thánh Tông đã về tu và đắc đạo tại đây Đây cũng là nơi vị vua thứ 8 của triều Lý là Lý Huệ Tông đã về tu
và tự vẫn tại chủa Phù Liệt Gò “Mả Vua” ở cạnh chùa ngày nay là một chứng tích lịch sử Năm Bính Ngọ 1426 Lê Lợi khi tiến quân ra Bắc đánh quân Minh cũng về đóng doanh trại tại đình làng Năm Kỷ Dậu
1789, Đông Phù Liệt được vua Quang Trung – Nguyễn Huệ chọn làm nơi tập trung thu hút sự chú ý của địch tạo thuận lợi cho ta đánh Khương
Trang 2Thượng – Đống Đa một cách nhanh chóng và tiến thẳng vào Thăng Long gây cho địch sự kinh hoàng khiếp sợ.
Ngay từ khi bị thực dân Pháp xâm lược cho đến các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ vĩ đại của dân tộc ta, người dân làng Đông Phù Liệt đều một lòng chiến đấu không chịu khuất phục
Không chỉ có một vị trí rất lớn trong lich sử mà Đông Phù Liệt còn
là một làng văn hiến Từ quy hoạch mặt bằng của làng cho tới cách bố trí các công trình công cộng: đình chùa, miếu mạo, chợ búa…rất hợp lý và khoa học Các lễ hội được tổ chức chặt chẽ và giàu tính nhân văn
Bằng những điều đã thấy ở trên, em đã quyết định chọn làng
“Đông Phù Liệt ” với đề tài “ĐÔNG PHÙ LIỆT – MỘT LÀNG CỔ
TRÊN ĐẤT THĂNG LONG” trở thành bài tiểu luận của mình cho
chuyên đề “Làng xã Việt Nam trước năm 1945”.
Trang 3NỘI DUNGChương 1: Đông Phù Liệt – những dấu ấn đậm nét cổ xưa
I.1 Địa thế của Đông Phù Liệt xưa và nay.
I.1.1 Vị thế xưa và nay:
Đông Phù Liệt nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Tô Lịch Thời xưa khi chưa có đê thì hàng năm khi mùa lũ về, nước tràn ngập khắp vùng đem phù sa bồi lấp những vùng đất trũng tạo nên các cánh đồng phì nhiêu của vùng đất Thanh Trì trong đó có Đông Phù Liệt
Các gò đống ven sông thường dốc hướng về phía lòng sông và thoải dần về phía trong đồng Độ cao của các gò đống có khi tới trên dưới 10m Vùng gò đống Đông Phù được tạo nên bởi sông Hồng và sông
Tô Lịch Trên địa giới của Đông Phù Liệt ngày nay còn lại tên của trên
20 gò đống mà nhân dân gọi là mô Những gò đống đó từ xưa đã rất cao
do nhiều nguyên nhân đã bị san lấp nhưng đó đều là những chứng tích lịch sử của Đông Phù như: mô Đường Xưa, mô Cây Bàng, mô Con Cá,
mô Chợ Nhót, mô Ma Treo…mô Đường Chộ ở xóm Đông Vinh liên quan đến vị trí tập kết của vua Quang Trung trong trận Ngọc Hồi năm
Kỷ Dậu 1789…và nhiều các mô khác.Những dấu tích lịch sử của những
gò đống này còn tiềm ẩn rất nhiều bất ngờ đối với các thế hệ người Đông Phù
Đặc điểm địa thế của Đông Phù không chỉ có vùng gò đống tập trung mà còn có các dòng sông chảy qua làng, và tất cả đều chay theo hướng từ Bắc xuống Nam Đầu tiên phải kể đến đó là sông Hồng ( sông Cái ) dòng sông này đã tạo dựng nên chợ Đông Phù Liệt, giao thông thủy bộ thuận tiện Ngoài sông Mẹ chảy ở dìa làng thì phía đông là sông
Tô Lịch Sông Hồng và Sông Tô Lịch chảy tới Đông Phù Liệt thì hai con sông này bỗng thắt lại như miệng phễu rót phù sa vào cánh đồng và vùng
gó đống này Một con lạch nhỏ chạy qua làng chân đê sông Hồng cũng
từ hướng Hà Nội về, đó là sông Kim Ngưu Khi đắp đê Đỉnh Nhĩ thì con lạch này không thể tự do tràn nước ra sông Cái mà tạo thành một dòng chảy ven đê từ Hà Nội qua huyện Thanh Trì tới nam huyện Thường Tín,
đổ ra sông Nhuệ, thông với sông Hồng Vì vậy đây cũng là đường thủy thuận tiện nhất từ sông Hồng tới Đông Phù Liệt lên tới các làng ở bắc huyện Thanh Trì Sông Kim Ngưu tuy nhỏ nhưng vừa làm nhiệm vụ tưới tiêu nước vừa làm đường vận chuyển cho các thuyền nhỏ
Trang 4Như vậy chúng ta có thể thấy rằng sự hội tụ của 3 dòng sông trên địa bàn của làng Đông Phù Liệt làm cho Đông Phù Liệt hết sức thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi, thông thương với các vùng miền Tuy nhiên,
nó không vì thế mà mất đi những dàng vẻ cổ kính nguyên sơ ban đầu của mình
Ngày nay, từ Hà Nội xuôi theo đường 1A tới cây số 13 rẽ trái theo đường 70 ra sông Hồng chừng 2km sẽ tới địa phận của làng Đông Phù Đông Phù Liệt ngày nay thuộc xã Đông Mỹ do ghép hai tên đầu của hai tên làng xưa là làng Đông Phù và làng Mỹ Á Đông Phù Liệt từ xa xưa đều gắn liền với Thăng Long – Hà Nội Không những gần về địa lý, giao thông thủy bộ mà Đông Phù Liệt vừa là nơi cung cấp nguyên liệu vừa là nơi tiêu thụ cho kinh thành về các ngành nghề sản phẩm hàng hóa
I.1.2 Cảnh quan của Đông Phù Liệt thời cổ:
Khi đê Đỉnh Nhĩ của sông Hồng được đắp đã làm thay đổi cảnh quan của làng Đông Phù Liệt và các xã rong vùng thời cổ Khi đê hoàn thành thì mùa lũ nước không còn tự do tràn ngập như trước Nó thúc đẩy quá trình chuyển dịch dân từ ngoài đê ven bờ sông vào vùng đất cao sinh sống
Chợ Đông Phù cạnh bờ sông cũng không còn và dân làng Đông Phù Liệt đã chuyển hẳn vào an cư phía trong đê Gần chợ Đông Phù Liệt (Chợ Nhót) có cây đa cổ thụ vài trăm tuổi, đến nay đã không còn Một làng cổ với bến nước, cây đa quán chợ của đất kẻ Nhót xưa kia nay chỉ còn trong trí nhớ của lớp người đứng tuổi
Các công trình kiến trúc của làng như đình, chùa, … được xây dựng chỉ bằng gỗ lá nhưng cũng đã đánh dấu được một bước ổn định mới Việc chuyển dân từ ngoài đê vào vùng gò đống Tây Phù Liệt được tiến hành thành nhiều đợt Trước tiên tập trung ở những làng cổ
Việc chuyển dân từ ngoài đê vào trong đê và việc khai hóa ruộng đất ở vùng Phù Liệt là nét đặc trưng nhất tạo nên cảnh quan của làng Đông Phù Liệt
I.2 Những dấu tích về mặt lịch sử tại làng Đông Phù Liệt
I.2.1 Căn cứ của nghĩa quân Nguyên Siêu tại làng:
Nguyễn Siêu là sứ quân hùng mạnh, Đinh Bộ Lĩnh sau khi tiêu diệt được sứ quân này mới thu phục và bức hàng những sứ quân khác để lên ngôi
Trang 5Theo thần tích xã Đông Phù thì sứ quân Nguyễn Siêu nằm trên địa bàn Tây Phù Liệt có tới 8000 môn đệ, 100.000 binh mã, địa bàn cát cứ
có giới hạn 30 – 40km
Thời kỳ này các sứ quân hỗn loạn cát cứ từng vùng để tiến lên giành quyền cai trị đất nước nên với chủ trương “tiến công là chính, phòng thủ là cần thiết”, Nguyễn Siêu đã tiến hành xây dựng thành lũy kiên cố Qua những thần tích còn để lại chúng ta có thể tượng tuyến lũy của Nguyễn Siêu có chiều 10km kéo dài từ Việt Yên qua Ngọc Hồi Lũy được cấu tạo bằn các rặng tre gai đã có sẵn, bao quanh các thôn xóm, được trồng thành nhiều lớp, bên ngoài là cánh đồng nước hoặc đầm lầy Chân các rào tre được đắp đất dày và vững chắc Mãi đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thì rặng tre và lũy đất vẫn là những công trình kiến trúc quân sự rất có giá trị
Tại trung tâm căn cứ, nơi đặt đại bản doanh của Nguyễn Siêu vùng
gò đồi tập trung mà hiện nay còn thấy rải rác tại các cánh đồng làng Đông Phù Liệt Các mô Ma Cả, Ma Treo, Đường Chộ, Tam Thai…được đắp đất để cao thêm, nối liền tạo thành bức tường thành bọc lấy cánh đồng Dinh là vết tích còn để lại
Ngày nay chúng ta chỉ có thể thấy một cách phác lại diện mạo căn
cứ này để hiểu thêm về nghệ thuật quân sự ở thế kỷ X của các bậc tiền thân
I.2.2 Mảnh đất mang nhiều dấu ấn triều Lý:
a.Chùa Hưng Long – một quốc tự:
Chùa Hưng Long có tên Nôm là chùa Nhót hoặc gọi theo tên làng là chùa Phù Liệt Theo thư tịch để lại thì chùa được vua Lý Thái Tổ cho xây dựng vào năm Mậu Thân thứ 2 (1011)
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư ra thanh Đại La đổi tên là Thăng Long Ngay sau đó vua cho xây dựng rất nhiều chùa triền trong đó có chùa Thiên Đức Long Hưng, chính là chùa Hưng Long ngày nay
Ngôi chùa tọa lạc trên một gò đồi vào khoảng giữa Đông Phù Liệt
và Tây Phù Liệt, vừa xa rời chợ búa ồn ào, vừa gần vùng dân cư sinh sống Ngôi chùa được trung tu rất nhiều lần, nay có dạng kiến trúc “nội công ngoại quốc” Ngôi chùa đã có hơn 1000 năm tuổi, thật hiếm có ở vùng Hà Nội
Trang 6b Hai công chúa nhà Lý đã tu hành tại đây:
Thời Lý là thời kỳ đạo Phật phát triển mạnh mẽ nhất ở Việt Nam, nhiều vị hoàng thân quốc thích đã quy y cửa Phật Trong đó có 2 công chúa con vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) đã xuất gia về tại chùa Hưng Long ( chùa Nhót ngày nay)
Lý Từ Thục và Lý Từ Hy là hai chị em, đã cùng với hai thị tỳ của mình xuất gia đi tu và hóa vào ngày 15 tháng 3 Ất Hợi niên hiệu Hội Phong đời vua Lý Nhân Tông (1095) Tại đây bà đã dạy nhân dân chăn tằm dệt vải , dạy nghề làm bánh trái trong cung đình của nhân dân Vì vậy các nghề làm bánh truyền thống của địa phương vẫn còn tồn tại tới ngày nay
Vào ngày tháng 3 âm lịch, dân làng Đông Phù Liệt thường làm bánh trôi, bánh chay để nhớ công ơn các bà Dân trong làng tỏ lòng kính trọng đã gọi hai bà là Nhị Vị
c Về mộ của Lý Huệ Tông chôn cất trên đất Đông Phù:
Lý Huệ Tông là vị vua thứ tám của đời nhà Lý lên ngôi năm 17 tuổi Ông có thể coi là vị vua cuối cùng của triều Lý, dù đã nhường ngôi cho công chúa Chiêu Thánh – Lý Chiêu Hoàng vào năm 1224
Khi rời ngôi, vua đã về tu tại chùa Chân Giáo, nhà Trần lên ngôi năm 1225, ông và mẹ đã về tu tại chùa Phù Liệt rồi tự vẫn tại đây (theo Việt Sử Lược) Quanh việc đi tu, cái chết và mộ táng của ông còn rất nhiều ghi chép khác nhau Nhưng trước mặt chùa Hưng Long có một gò đất cao từ lâu đã được gọi là Mả Vua Có phải đó là mộ của Lý Huệ
Tông hay không còn là vấn đề cần tìm tòi nghiên cứu
I.2.3 Một quyết định chiến lược của Lê Lợi tại đình Đông Phù.Sau chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn tại Tốt Động – Chúc Động năm 1426, Lê Lợi cùng đại quân tiến đánh Đông Quan (tên gọi Thăng Long khi quân Minh chiếm đóng) Lê Lợi quyết định mở một trận tập kích lớn vào các đồn ngoại vi của giăc, siết chặt vòng vây địch ở Đông Quan Trươc tình hình địch, ta đã phân tích và đánh giá: viện binh địch
sẽ sang để giải vây cho Đông Quan lật ngược thế bị động của chúng vi thế Lê Lợi và các tướng lĩnh đã quyết định đóng đại bản doanh tại đình làng Đông Phù giữ thế chủ động cho mình khi tiến đánh Đông Quan Với chiến lược ấy của Lê Lợi, chúng ta đã bẻ gẫy được các mũi tiến công của viện binh địch và Vương Thông ở viện Đông Quan Đây là kết quả của quyết định chiến lược từ đình Đông Phù cuối 1426 đến đầu 1427
Trang 7Đình Đông Phù là dấu tích lịch sử quan trọng giúp chúng ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Minh giữ gìn độc lập dân tộc Đình Đông Phù đã nhiều lần được trùng tu nhưng vẫn nằm trên phần đất
cũ, ngày nay vẫn còn những mẩu chuyện liên quan đến Lê Lợi về đóng quân tại đình làng
I.2.4 Diệt vị trí tiền tiêu của Đông Phù Liệt trong trận đánh Ngọc Hồi (1789)
Với sự cấu kết của Lê Chiêu Thống quân Thanh đã tiến hành xâm lược nước ta(1788) Trước tình hình đó, Quang Trung đã trực tiếp chỉ huy cánh quân tiến thẳng theo đường Sơn Nam ra Thăng Long
Nửa đêm ngày mùng 3 tháng 1 âm lịch , Quang Trung tiến đành
Hạ Hồi một cách nhanh chóng khiến quân địch khiếp sợ mà ra hàng Địch lui về giữ đồn Ngọc Hồi, lập một đồn tiền tiêu tại cánh đồng Đông Phù Liệt ( làng Đông Phù Liệt ) trên đường Thiên Lý đi từ Nam ra Bắc thời ấy Đồn tiền tiêu này của địch nằm trên cánh đồng Ma Vang của đất Đông Phù
Để đánh đồn Ngọc Hồi, Quang Trung – Nguyễn Huệ đã cho quân tiến vào tiêu diệt vị trí tiền tiêu Đông Phù Liệt vào sáng ngày mùng 4 tháng 1 Làm cho kẻ địch bị mắc lừa tập trung vào hướng Nam mà sơ hở
ở vùng phía Tây Việc tiêu diệt đồn tiền tiêu Đông Phù Liệt ngoài mục đích đánh lạc hướng địch còn triển khai thế trận Thể hiện tài năng lãnh đạo kiệt xuất của Quang Trung
Diệt vị trí tiền tiêu Đông Phù Liệt tuy không được ghi lại cụ thể chi tiết nhưng vì nằm trong toàn bộ “Chiến dịch giải phóng Thăng Long” cũng như trận đánh Ngọc Hồi diễn ra quá nhanh nên vẫn còn được lưu truyền trong những câu truyện kể của dân địa phương và còn dấu tích đến ngày nay: tên gọi mô Đường Chộ - tên đất đầu xóm Đông Vinh – được truyền lại là nơi tập kết của cánh quân chủ lực Tây Sơn do Quang Trung chỉ huy( từ “chộ ”là từ gốc Nghệ An)
I.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC XÃ HỘI:
I.2.1 Đơn vị xóm của làng Đông Phù Liệt :
Làng Đông Phù Liệt bao gồm 12 xóm với 12 tên gọi rất hay, có nguồn gốc rất cổ xưa và mang ý nghĩa sâu sắc:
Xóm Trường Thọ
Tên Nôm gọi là Phố Hàng Tên nay được lấy từ hình ảnh của xóm trong làng Là nơi tập trung của các hàng quán đã tập trung buôn bán từ lâu đời Tên Trường Thọ ra đời cách ngày nay trên 100 năm
Trang 8Xóm Nam Hưng
Tên Nôm là xóm Chợ vì xóm này năm cạnh Chợ Nhót – Nơi có hai vị đỗ cử nhân thời Nguyễn Lúc đầu các nhà Nho đặt tên là xóm Nam Biên vì xóm nằm ở bìa làng – vị trí Tây Nam Nhưng đến năm 1935 tên xóm đổi là Nam Hưng vì mong ước của dân trong xóm muốn được hưng thịnh
Xóm Ngũ Phúc.
Tên Nôm của làng không ai còn nhớ nhưng tương truyền rằng
“Ngũ Phúc” lấy từ vế đối của một nhà nho trong làng khi dựng cổng chào hội chùa cách đây gần 100 năm: “Ngũ Phúc Lâm Môn” nghĩa là
“năm Phúc vào nhà” – năm Phúc là: Phúc,Quý,Thọ,Khang,Ninh Cầu cho mọi sự tốt lành bình an cho dân cư
Xóm Hiếu Nghĩa.
Tên Nôm gọi là xóm Điếm vì ở đầu xóm xưa vốn là điếm canh của tuần phu trong làng: ước mong giữ trọn đạo hiếu với cha mẹ và có nghĩa với mọi người
Xóm Xuân Thọ.
Tên Nôm gọi là xóm Giữa với ý nghĩa vừa thọ,vừa đầy sức Xuân Xóm được đặt tên này vào sau Cách Mạng Tháng Tám – 1945
Xóm Phú Thọ.
Tên Nôm gọi là xóm Đồn vì trước đây có đồn lính của triều
Nguyễn đóng, rồi sau được gọi là xóm Hộ Sinh vì có nhà hộ sinh của làng được đặt tại đây Xóm này cũng là nơi sinh trưởng của tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam – Đỗ Mười
Xóm Đại Bàng.
Được gọi như vậy vì ở trên mô đất đầu xóm trước đây có cây bàng
cổ thụ nên được gọi là xóm Cây Bàng Sau này người ta thay chữ Đại vào đầu thành xóm Đại Bàng – một loại chim dũng mãnh thể hiện mong ước thật mãnh liệt của người dân trong xóm Trường tư thục dạy chữ Quốc Ngữ đầu tiên do các chiến sĩ cách mạng lập ra tại xóm này
Xóm Bình Hồ.
Lúc đầu được gọi là xóm Bờ Hồ vì xóm này có nhiều ao hồ ven đường và ở cạnh con sông Kim Ngưu sau đổi thành xóm Bình Hồ Xóm này con có tên gọi là xóm Trong
Xóm Bắc Hà.
Tên Nôm gọi là xóm Đê vì nằm ở chân đê sông Hồng Xóm này còn có tên gọi là xóm Đường Cái Chứng tỏ đoạn đường cạnh ven bờ
Trang 9sông Hồng đã từng là trục đường chính Tên gọi xóm Bắc Hà vì xóm nằm ở phía Bắc sát với sông Hồng Nơi đây là nơi sinh trưởng của các cụ Phó Bảo Nguyễn Thảo đời Nguyễn.
Xóm Đại Đồng.
Tên Nôm gọi là xóm Huyện Dưới vì vị trí ở phía Nam lỵ sở huyện nối liền với Phố Huyện phía Bắc Xóm mới được lập chừng 70 năm nên buổi đầu lập ra còn thưa thớt nên được gọi là xóm Tân Dân
Xóm Đông Vinh.
Tên Nôm gọi là xóm Trại vì xư dân trong làng lập trại tại đây, xóm tách biệt xa làng giáp với xã Duyên Thái – huyện Thường Tín – tỉnh Hà Tây Tên gọi xóm Đông Vinh xuất phát từ tên gọi của hai gia đình đến đây lập lập xóm đó là gia đình cụ Nguyễn Vinh và cụ Phạm Hợp (cụ huyện Đông)
I.2.2 Tổ chức Giáp trong làng Đông Phù Liệt
Tổ chức Giáp trong làng vốn là một tổ chức nửa hành chính để thừa hành một số việc cho Lý Trưởng, Phó Lý giao như đôn đốc việc thuế má, phu phen tạp dịch Trải qua nhiều đời, lúc ban đầu có 4 Giáp, tới trước 1945 có thể hình thành qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: làng chỉ có 4 Giáp: Giáp Nhất, Giáo Nhị Giáp Đông , Giáp Đoài Khi dân số ngày càng đông tổ chức thêm Giáp
Thượng (Giáp Ngũ), sau đó hình thành thêm Giáp Lục
- Giai đoạn 2: Từ giáp Nhất tách thành 2 Giáp là Giáp Nhất và Giáp Nhất quân Thất ( từ Giáp Nhất tạo thành Giáp 7) Giáp thất chủ yếu là dân ở xóm Đường cái tức xóm Hà Bắc ngày nay
- Giai đoạn 3: Dân số trong làng tăng nhanh nên cách đây vài trăm năm đã lập thêm Giáp Bát ( giáp thứ 8 ) Từ giáp Nhị tách thêm một giáp mới là Giáp Cửu (giáp thứ 9) Giáp Đông chia ra thành Giáp thứ 11.Giáp Phượng chia ra thành Giáp Phượng Á (giáp
thứ12) Cuối cùng Giáp Bát tách ra thành Giáp Bát và Giáp Nam
Mỹ - Giáp thứ mười ba
Như vậy, tới trước Cách mạng Tháng Tám - 1945 làng Đông Phù Liệt có 13 giáp Điều hành mỗi Giáp do bốn ông Chạ, trong bốn ông cử ra một ông để điều hành chung Khi nam giới vào tuổi
54 thì được lập Chạ nhưng sang tuổi 55 thì về nghỉ hưu để người khác lên
Trang 10I.2.3 Bốn mươi dòng họ cùng chung sống:
Thật hiếm ở đồng bằng Bắc bộ mà chỉ riêng trong một làng
đã có tới bốn mươi dòng họ Tìm hiểu thần tích xã với chiều dài kịch sử hàng ngàn năm, làng đã có rất nhiều cuộc chuyển dịch dân
cư lớn nên các dòng họ cũng có biến động theo kể cả phải thay đổi tên họ do nhiều lí do khách quan và chủ quan Việc tìm hiểu dòng
họ nào lâu đời nhất và là dòng họ gốc của đất Phù Liệt rất khó khăn tới nay vẫn chưa khẳng định Tổng các dòng họ được ghi chép lâu đời nhất tính đến nay cũng chỉ được 17 – 18 đời ước
chừng trên dưới 400 năm như họ: Phạm Ngọc, Trần Đức, Phạm Đông, Nguyễn Duy…
Theo thống kê các dòng họ tới trước tháng 8 – 1945 thì Đông Phù Liệt có tới thảy trên dưới 40 dòng họ 40 dòng họ cùng chung sống, cùng tồn tại, cùng nhau xây dựng quê hương trong điều kiện khuôn phép phong kiến và nhiều hủ tục xưa ở nông thôn quả là một điều đặc biệt, thật đáng quý
Phải chăng Đông Phù Liệt ngay từ buổi đầu hình thành làng xóm đã là nơi “đầu sông cửa biển” thu hút rất nhiều người ở bốn phương Chính các luồng dân cư di chuyển đến đây qua chiều dài lịch sử đã tạo thành rất nhiều các dòng họ của làng Đông Phù Liệt
Nếu căn cứ vào tổ chức Giáp – một tổ chức xã hội thời trước thì làng có 4 Giáp đầu tiên – mỗi Giáp đặc trưng chủ yếu cho một dòng họ, ta có thể dự đoán được một số dòng họ sớm nhất: Ở Giap Nhất có họ Phạm Ngọc, Giáp Nhị chủ yếu là dòng họ Trần Đức, Giáp Đông chủ yếu họ Phạm Đông, Giáp Đoài chủ yếu là họ
dựng quê hương