1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận diện tác động sinh thái của loài Mai dương (Mimosa pigra L.) đến hệ sinh thái VQG Tràm Chim

126 571 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 18 MB

Nội dung

Trong vùng đất ngập nước tự nhiên, loài cây này làm thay đổi lớp phủ thực vật và thay vào đó là những bụi gai dày đặc có tác hại rất lớn đến đa dạng sinh học vốn có của khu vực.. Nội dun

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NHẬN DIỆN TÁC ĐỘNG SINH THÁI CỦA

LOÀI MAI DƯƠNG (Mimosa pigra L.) ĐẾN HỆ SINH THÁI

VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

NGÀNH: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

SVTH: HUỲNH PHAN GVHD: THS DƯƠNG THỊ BÍCH HUỆ

KHOÁ HỌC: 2010 - 2014

Tp Hồ Chí Minh – Năm 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Luận văn Tốt Nghiệp này được hoàn thành một cách khoa học hoàn toàn là nhờ sự giúp đỡ tận tình của các Thầy Cô giáo trong Khoa Môi Trường – Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh đã cung cấp những nguồn tài liệu quý báu cũng như những kiến thức chuyên ngành liên quan trong suốt quá trình làm Luận văn Tốt Nghiệp

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến

- Cô ThS Dương Thị Bích Huệ đã tận tình hướng dẫn và đã cung cấp cho em những tài liệu vô cùng bổ ích trong suốt thời gian thực hiện Luận văn Tốt Nghiệp Cám ơn cô đã giúp cho em nhìn nhận được những cái sai cái đúng cũng như là những khó khăn em gặp phải trong suốt thời gian làm Luận văn

- Các Thầy Cô trong Khoa Môi Trường đã dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức

vô cùng quý báu trong suốt bốn năm qua trên Giảng Đường Đại Học

- Các Cô, Chú, Anh và Chị tại Ban quản lý Vườn Quốc Gia Tràm Chim đã tạo điều kiện

và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình ghi nhận mẫu và cung cấp thông tin, hướng dẫn cho em rất nhiều về những kinh nghiệm trong suốt quá trình làm Luận văn

- Xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Hoàng Minh Hải, Phó Trưởng Phòng Nghiên Cứu Khoa Học – Môi Trường đã cung cấp cho em những tài liệu đóng góp rất lớn trong suốt thời gian làm Luận văn của em

- Tất cả mọi người xung quanh, bạn bè thân quen, những người bạn trong khoa Môi Trường đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện đề tài

- Và cuối cùng con xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến ông bà, bố mẹ, anh chị và em đã động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con trong suốt những năm học vừa qua

Tp Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2014

HUỲNH PHAN

Trang 3

TÓM TẮT

Cây Mai dương (Mimosa pigra L.) – Họ Fabaceae - là một loại cây bụi có gai

nhỏ, chúng có thể phá hoại vùng đất ngập nước cũng như những loài thực vật khác phục

vụ cho nông nghiệp như cây lúa tại nhiều vùng nhiệt đới trên thế giới Trong vùng đất ngập nước tự nhiên, loài cây này làm thay đổi lớp phủ thực vật và thay vào đó là những bụi gai dày đặc có tác hại rất lớn đến đa dạng sinh học vốn có của khu vực Nó được coi

là một trong những loài cỏ dại ngoại lai xâm lấn tồi tệ nhất của vùng đất ngập nước nhiệt đới như Châu Phi, Châu Á, Châu Úc và việc chi trả chi phí kiểm soát chúng thường rất cao

Cây Mai dương (Mimosa pigra L.) đang đe dọa đa dạng sinh học các loài bản địa

ở Vườn Quốc Gia Tràm Chim và trở thành một mối quan tâm lớn đối với các nhà khoa học môi trường Nhiều nghiên cứu về đặc tính sinh học của cây Mai dương đã được thực hiện để làm cơ sở cho việc kiểm soát chúng Vì loài sinh vật này không chỉ ảnh hưởng tới

HST mà chúng còn gây nên thiệt hại về kinh tế Do đó đề tài “Nhận diện tác động sinh

thái của loài Mai dương (Mimosa pigra L.) đến hệ sinh thái VQG Tràm Chim” được

thực hiện nhằm xác định các tác hại do sự hiện diện của Mimosa pigra L trong VQG

Tràm Chim Kết quả đạt được là sự nhận dạng những các giá trị bị tổn thất trực tiếp từ sự suy giảm mật độ của các loài thực vật bản địa do Mai dương xâm lấn và đánh giá các phương pháp kiểm soát nghiên cứu để tiêu diệt và phòng trừ chúng, qua đó đánh giá được

mức độ và tác hại của loài Mai dương (Mimosa pigra L.) đến hệ sinh thái Vườn Quốc

Gia Tràm Chim

Từ khoá: Mai dương, tác động sinh thái, VQG Tràm Chim.

Trang 4

Mimosa pigra L (Fabaceae) is a small prickly shrub that infests wetlands and is

also an agricultural weed in rice fields in many parts of the old world tropics In natural wetlands the shrub alters open grasslands into dense thorny thickets and negatively impacts on native biodiversity It is regarded as one of the worst alien invasive weeds of wetlands of tropical Africa, Asia and Australia, and the cost of control is often high

Mimosa pigra L - one of the most dangerous weeds in tropical wetlands, has been

seriously threatening native biodiversity in Tram Chim National Park and become a big concern for environmental scientists It has many studies on the biological characteristics

of Mimosa pigra L to provide useful information for the preparation of weed management program for the control of Mimosa pigra L in Tram Chim as well as in other areas affected by this weed Mimosa pigra L is not only affect the ecosystem but

also cause damage of economic So this study is performed to estimate the value is lost

by Mimosa pigra L at Tram Chim National Park, and comment on method has been applied to control Mimosa pigra L.

Key words:

Mimosa pigra L., negatively impacts on biodiversity, Tram Chim National Park

Trang 5

MỤC LỤC

Trang 6

NN & PTNT Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

NCKH & MT Nghiên Cứu Khoa Học Và Môi Trường

Tiếng Anh

IUCN International Union for Conservation of Nature

(Tổ Chức Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế)

(Chương Trình Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học Đất Ngập Nước Sông Mê Kông)

(Nhóm Chuyên Gia Nghiên Cứu Những Loài Sinh Vật Xâm Lấn Nguy Hiểm Nhất Trên Thế Giới)

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Bảng phân loại ĐNN theo Công Ước Ramsar 5Bảng 3.1: Thống kê diện tích và dân số huyện Tam Nông năm 2011 46

Trang 7

Bảng 3.2: Hiện trạng dân số năm 2011 của các đơn vị hành chính giáp ranh VQG Tràm

Chim 48

Bảng 3.3: Thống kê số hộ, số dân và mật độ dân số giữa năm 2005 và 2011 49

Bảng 3.4: Thống kê tình trạng mức sống của các hộ dân 52

Bảng 4.1: Bảng tổng hợp diện tích cây Mai dương xâm hại từ năm 1985 – 2007 54

Bảng 4.2: Diện tích xâm nhiễm của cây Mai dương tại các phân khu năm 2007 57

Bảng 4.3: Diện tích cây Mai dương xâm nhiễm tại phân khu A1 60

Bảng 4.4: Diện tích cây Mai dương xâm nhiễm tại phân khu A2 61

Bảng 4.5: Diện tích cây Mai dương xâm nhiễm tại phân khu A3 62

Bảng 4.6: Diện tích cây Mai dương xâm nhiễm tại phân khu A4 62

Bảng 4.7: Diện tích cây Mai dương xâm nhiễm tại phân khu A5 63

Bảng 4.8: Diện tích cây Mai dương xâm nhiễm tại phân khu C 64

Bảng 4.9: Bảng ma trận tác động của cây Mai dương đến HST VQG Tràm Chim 69

Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu theo dõi của biện pháp thủ công 87

Bảng 4.11: Hiệu lực của hoạt chất Glyphosate (Roundup 480SC) ở các lượng dùng khác nhau đối với cây Mai dương 1 năm tuổi và cây 2 - 3 năm tuổi 89

Bảng 4.12: Hiệu lực của hoạt chất Metsulfuron Methyl (Ally 20DF) ở các lượng dùng khác nhau đối với cây Mai dương mới mọc và cây một năm tuổi 91

Bảng 4.13: Chi phí cho việc sử dụng biện pháp chặt kết hợp sử dụng hoá chất (tính cho 01 ha có mật độ Mai dương xâm nhiễm dầy) 92

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình Trang Hình 2.1: Bản đồ địa hình VQG Tràm Chim (đường đồng mức 10cm) 17

Hình 2.2: Quần xã sen tại VQG Tràm Chim 18

Trang 8

Hình 2.3: Quần xã súng tại VQG Tràm Chim 19

Hình 2.4: Quần xã lúa ma tại VQG Tràm Chim 20

Hình 2.5: Quần xã năng tại VQG Tràm Chim 21

Hình 2.6: Quần xã mồm mốc tại VQG Tràm Chim 22

Hình 2.7: Quần xã cỏ ống tại VQG Tràm Chim 23

Hình 2.8: Quần xã rừng tràm tại VQG Tràm Chim 24

Hình 2.9: Hình ảnh chung về cây Mai dương (Mimosa pigra L.) 28

Hình 2.10: Trái của cây Mai dương (Mimosa pigra L.) 29

Hình 2.11: Hoa của cây Mai dương (Mimosa pigra L.) 31

Hình 3.0: Sơ đồ minh hoạ quy trình khảo sát và thu thập dữ liệu 38

Hình 3.1: Bản đồ vị trí nghiên cứu VQG Tràm Chim 40

Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng rừng và đồng cỏ VQG Tràm Chim năm 2012 57

Hình 4.2: Bản đồ xâm chiếm của cây Mai dương tại VQG Tràm Chim năm 2007 59

Hình 4.3: Bản đồ xâm nhiễm cây Mai dương (Mimosa pigra L.) tại phân khu A1 VQG Tràm Chim năm 2011 60

Hình 4.4: Kết quả số liệu về diện tích của cây Mai dương (Mimosa pigra L.) tại phân khu A1 vào năm 2011 61

Hình 4.5: Xâm nhiễm của cây Mai dương tại bờ kênh thuộc phân khu A1 66

Hình 4.6: Mức độ xâm nhiễm của cây Mai dương tại phân khu A3 [Mức độ dày (80 – 100%)] 67

Trang 9

Hình 4.7: Mức độ xâm nhiễm của cây Mai dương tại phân khu A3 [Mức độ trung bình

80%)] 67Hình 4.8: Mức độ xâm nhiễm của cây Mai dương tại phân khu A3 [Mức độ thưa (<20%)] 68Hình 4.9: Biểu đồ thống kê số lượng Sếu Đầu Đỏ qua các năm (từ 1986 đến 2006) 74Hình 4.10: Cuộc phỏng vấn hộ gia đình của chú Hồ Văn Điểm (Ấp 10, xã Phú Hiệp,

Tháp) 76

Hình 4.11: Kết quả điều tra từ cán bộ quản lý vườn về nguyên nhân biết đến loài Mai dương 77Hình 4.12: Kết quả điều tra từ khách du lịch về nguyên nhân biết đến loài Mai dương 78Hình 4.13: Kết quả điều tra từ người dân địa phương về nguyên nhân biết đến loài Mai dương 78Hình 4.14: Kết quả điều tra từ khách du lịch về nguồn gốc của loài Mai dương 80Hình 4.15: Kết quả điều tra từ người dân địa phương về nguồn gốc của loài Mai dương.80

Hình 4.16: Kết quả điều tra từ cán bộ vườn về diện tích xâm nhiễm của loài Mai dương.81

Hình 4.17: Kết quả điều tra từ người dân địa phương về mật độ diện tích xâm nhiễm của loài Mai dương 82Hình 4.18: Kết quả điều tra từ khách du lịch về mật độ diện tích xâm nhiễm của loài Mai dương 82Hình 4.19: Kết quả điều tra từ người dân địa phương về tác động của loài Mai dương

(Mimosa pigra L.) đến HST VQG Tràm Chim 84 Hình 4.20: Kết quả điều tra từ khách du lịch về tác động của loài Mai dương (Mimosa

Chim 85

Hình 4.21: Cây mai dương tái sinh sau chặt 5 tháng 88

Trang 10

Hình 4.22: Cây mai dương tái sinh sau khi đốt 2,5 tháng 89Hình 4.23: Cây Mai dương sau 60 ngày xử lý bằng Glyphosate (4,5 lít/ha) 90

Hình 4.24: Cây Mai dương sau 30 ngày xử lý bằng Ally 20DF (60 g/ha) 91Hình 4.25: Phun Ally 20DF trên tược tái sinh sau chặt 25 ngày (90 - 120 g/ha) 93

Hình 4.26: Nấm bào ngư trắng làm từ nguyên liệu là cây Mai dương 96

Hình 4.27: Nấm mèo làm từ nguyên liệu là cây Mai dương 96Hình 4.28: Nấm Linh chi làm từ nguyên liệu là cây Mai dương 97

Hình 4.29: Rễ và gốc cây mai dương bị chết tại lô thí nghiệm 10 ha (2006) 97

Trang 11

ký Quyết định thành lập vào ngày 29/12/1998 với mục tiêu “Bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, đồng thời bảo tồn những giá trị độc đáo về lịch sử, văn hoá của vùng ĐTM” Trong quá trình hình thành và phát triển, do nhiều nguyên nhân khác nhau,

vùng lõi VQG Tràm Chim đã và đang bị một số sinh vật ngoại lai như cây Mai dương xâm lấn mạnh mẽ Cây Mai dương là một loài cây bụi, nhiều gai nhọn, có nguồn gốc từ

Trung Mỹ và Nam Mỹ, có tên khoa học là Mimosa pigra L., thuộc họ chính là Fabaceae,

họ phụ là Mimosoidae, được tổ chức IUCN xếp vào danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai

nguy hiểm nhất Những cây Mai dương đầu tiên được phát hiện ở Tràm Chim vào những năm 1985 Đến nay, chúng đã xâm lấn với diện tích rất lớn, trên 2.000 ha Điều đáng lo ngại nhất là khi chúng xâm lấn đạt đến một mức độ và diện tích che phủ nhất định thì toàn bộ thảm thực vật bản địa dưới tán của chúng không thể sống được, đặc biệt các bãi

cỏ năng - thức ăn chính của chim Sếu đang dần mất đi, dẫn đến HST bị đe dọa nghiêm trọng

Nhiều nghiên cứu khoa học đã được thực hiện để góp phần hạn chế sự xâm lấn của Mai dương và phục hồi thảm thực vật bản địa tại VQG Tràm Chim Nhưng, hầu hết các nghiên cứu này phần nhiều mang tính định tính chứ không mang tính định lượng Do đó,

Trang 12

đề tài “Nhận diện tác động sinh thái của cây Mai dương đến HST VQG Tràm Chim”

được hình thành xuất phát ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với HST ĐNN của VQG Tràm Chim nhằm góp phần đánh giá được tác động đến HST do sự phát triển của loài cây này gây ra đối với VQG Tràm Chim

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác nhận những điều kiện thuận lợi cho loài Mai Dương phát triển tại VQG Tràm Chim (chất lượng nước, thời tiết và khí hậu, con đường du nhập …)

- Khảo sát quy mô phát triển của loài Mai dương Mimosa pigra L và tốc độ lây

lan của chúng tại VQG Tràm Chim Tiến hành nhận diện tác động sinh thái và những tác động đến đời sống, kinh tế, xã hội của chúng

- Xác nhận được các giá trị tài nguyên tại VQG Tràm Chim bị ảnh hưởng bởi sự

có mặt của loài Mai dương

1.3. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ về đặc điểm HST tại VQG Tràm Chim: về điều kiện tự nhiên (khí hậu, lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm,…), vị trí địa lý, các quần xã sinh vật tại khu vực nghiên cứu, đất đai và thổ nhưỡng, …

Khảo sát về mức độ phát triển cũng như khả năng phân tán và lây lan của loài Mai dương tại VQG Tràm Chim: khảo sát một số địa điểm cây Mai dương phát triển thành bụi lớn, những bụi cây che chắn và bao vây những loài thực vật khác, những địa điểm mà chứng tỏ được cây Mai dương đang gây khó khăn cho sự phát triển của một số loài sinh vật khác, …

Nhận diện tác động của loài Mai dương thông qua những chỉ tiêu như xâm lấn về nơi ở, nơi sinh trưởng, khả năng hấp thu ánh sáng mặt trời để quang hợp, khả năng nhận chất dinh dưỡng từ đất cho quá trình phát triển của chúng

Thu thập số liệu và dẫn chứng về tác động của loài Mai dương đến khu vực nghiên cứu như: quy mô càng ngày càng tăng về diện tích xâm lấn trong vòng 10 năm trở lại,

Trang 13

khả năng diệt trừ bằng một số biện pháp, những biện pháp đang khả thi về việc ngăn ngừa sự phát triền của loài Mai dương để có thể tiếp tục vận dụng và nâng cao trong công tác loại trừ cây Mai dương.

Bài nghiên cứu này được thực hiện dựa trên phương pháp khảo sát thực địa và tìm kiếm, thu thập thông tin Thông tin được cung cấp ở đây phần lớn là khai thác từ những tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài nghiên cứu Ngoài ra, thông tin và những số liệu cần thiết để phục vụ cho đề tài có được là do được cung cấp từ phía Ban Quản Lý VQG Tràm Chim, những dữ liệu này chia ra làm nhiều giai đoạn để phù hợp cho việc nghiên cứu lâu dài về khả năng xâm nhiễm của loài Mai dương đến hệ sinh thái VQG Tràm Chim

Quy trình khảo sát thực địa và thu thập tài liệu được phân ra thành những giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Tiếp cận trực tiếp tới khu vực nghiên cứu và lựa chọn cách đánh già phù hợp để tiến hành theo dọi sự phân bố và xâm nhiễm của loài Mai dương tại VQG

- Giai đoạn 2: Xác định phạm vi và ranh giới của vùng nghiên cứu

- Giai đoạn 3: Xác định những thành phần, chức năng và những thuộc tính của vùng ĐNN Từ đó phân chia và xếp hạng theo tầm quan trọng của chúng

- Giai đoạn 4: Tiến hành khảo sát và xác định được những đối tượng hệ sinh thái đang bị

đe doạ bởi loài Mai dương

- Giai đoạn 5: Nhận diện được tác hại của loài Mai dương đến hệ sinh thái VQG Tràm Chim, đưa ra những biện pháp nhằm ngăn chặn đến mức thấp nhất về mức độ lây lan của chúng Tiến hành khảo sát ý kiến của người dân địa phương, cán bộ quản lý và khách du lịch về hiện trạng của loài Mai dương hiện nay tại VQG

Trang 14

Nhận diên tác hại của Mai dương đến HST VQG Tràm Chim

Sơ đồ minh hoạ:

Hình 3.0: Sơ đồ minh hoạ quy trình khảo sát và thu thập dữ liệu

1.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

1.5.1. Thời gian nghiên cứuThời gian thực hiện đề tài: Trong khoảng thời gian 06 tháng, từ tháng 01/2014 đến tháng 06/2014

1.5.2. Địa điểm nghiên cứuKhảo sát và nhận diện được tác động của loài Mai dương tại các phân khu A1, A2, A3, A4 và A5 VQG Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

Tiến hành lập bảng ma trận tại các phân khu của VQG và khảo sát ý kiến người dân địa phương tại một số xã lân cận

1.6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Cây Mai dương Mimosa pigra L và cộng đồng dân cư bản

địa

Trang 15

Phạm vi nghiên cứu: HST VQG Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.Thời gian thực hiện đề tài: Trong vòng 06 tháng từ tháng 01/2014 đến tháng 06/2014

1.7. Giới hạn đề tài

Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên khoá luận dừng lại ở việc nhận diện tác

động sinh thái của loài Mai dương (Mimosa pigra L.) đến HST VQG Tràm Chim mà

chưa thể định lượng mức độ ảnh hưởng như đến giá trị kinh tế cho từng HST đang tồn tại tại khu vực nghiên cứu

Vì diện tích của VQG tương đối lớn nên việc xác định diện tích xâm nhiễm của cây Mai dương chỉ được thực hiện tập trung trên phân khu A1 vào năm 2011, còn các phân khu còn lại chỉ dừng lại ở bước khảo sát và từ đó nhận diện được tình hình xâm nhiễm một cách tương đối Các số liệu thống kê của các phân khu còn lại được cung cấp vào năm 2007

Trang 16

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1.1.Định nghĩa về ĐNN

ĐNN bao gồm các HST tiếp giáp giữa sinh cảnh trên cạn và các khu vực nước sâu HST ĐNN chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống, cho hoạt động của con người và góp phần duy trì nhiều chức năng quan trọng của môi trường (Trần Triết, 2005)

Có rất nhiều định nghĩa về ĐNN, trong đó định nghĩa của Công ước Ramsar được công nhận rộng rãi hơn cả Theo Ramsar - Công ước về các vùng ĐNN có tầm quan

trọng quốc tế “ĐNN là vùng đầm lầy, sình lầy, vùng than bùn hoặc là vùng ngập nước

bất kỳ là tự nhiên hay nhân tạo, nước ngập thường xuyên hay tạm thời, nước tĩnh hay nước chảy, nước ngọt, lợ hay mặn và bao gồm cả các vùng ven biển có độ sâu không quá 6 mét khi triều xuống thấp”.

+ ĐNN ven biển phân bố rộng khắp vùng bờ biển Việt Nam bao gồm: ĐNN cửa sông, bãi triều, ĐNN đầm phá và vùng nước biển có độ sâu nhỏ hơn 6m khi triều kiệt RNM và bãi sình lầy tập trung chủ yếu ở các vùng châu thổ, vùng cửa sông và vùng triều Các đầm phá cũng tập trung ở vùng bờ biển miền Trung (từ Huế đến Ninh Thuận) Các rạn san hô và hệ rong tảo - cỏ biển phân bố nhiều ở vùng bờ biển Nam Trung Bộ

2.1.2. Phân loại ĐNN theo Công Ước Ramsar

2.1.2.1 Bảng phân loại ĐNN theo Công Ước RamsarBảng 2.1: Bảng phân loại ĐNN theo Công Ước Ramsar

ĐNN ven biển và biển (Marine and Coastal Wetlands)

Trang 17

A 1 Các vùng biển nông ngập nước thường xuyên ở độ sâu dưới 6

mét khi triều thấp; bao gồm cả các vịnh và eo biển

B 2 Các thảm thực vật biển dưới triều; bao gồm các bãi tảo bẹ, các

bãi cỏ biển, các bãi cỏ biển nhiệt đới

F 6 Các vùng nước cửa sông; nước thường trực của các vùng cửa

sông và các hệ thống cửa sông của châu thổ

G 7 Các bãi bùn gian triều, các bãi cát hay các bãi muối

Các đầm lầy gian triều; bao gồm các đầm lầy nước mặn, các đồng cỏ nước mặn, các bãi kết muối, các đầm nước mặn nổi lên;

kể cả các đầm nước ngọt và lợ thủy triều

I 9 Các vùng ĐNN có rừng gian triều; bao gồm RNM, các đầm dừa

nước và các đầm có cây nước ngọt

J 10 Các đầm/ phá nước lợ/mặn ven biển; các đầm/ phá nước lợ đến

nước mặn ít nhất có một lạch nhỏ nối với biển

K 11 Các đầm/ phá nước ngọt ven biển; bao gồm các đầm/ phá châu

thổ nước ngọt

Zk (a) 12 Các hệ thống thủy văn castơ ngầm và hang động ven biển và biển

ĐNN nội địa

L 13 Các đồng bằng châu thổ thường xuyên có nước

M 14 Các sông/suối/lạch thường xuyên có nước; bao gồm cả các thác

nước

N 15 Các sông/suối/lạch có nước theo mùa/không liên tục/bất thường

O 16 Các hồ nước ngọt có nước thường xuyên (trên 8ha); bao gồm các

hồ lớn uốn chữ U/hình móng ngựa

P 17 Các hồ nước ngọt có nước theo mùa/không liên tục (trên 8ha);

bao gồm cả các hồ ở đồng bằng ngập lũ

Q 18 Các hồ nước mặn/lợ/kiềm có nước thường xuyên

R 19 Các hồ và bãi nước mặn/lợ/kiềm có nước thường xuyên

Trang 18

Sp 20 Các đầm/ vũng nước mặn/lợ/kiềm có nước thường xuyên.

Ss 21 Các đầm/ vũng nước mặn/lợ/kiềm có nước theo mùa/không liên

tục

Các đầm/ vũng nước ngọt có nước thường xuyên; các ao hồ (dưới 8ha); các đầm nước và đầm lầy trên đất vô cơ; có thảm thực vật nổi mọng nước ít nhất trong phần lớn mùa sinh trưởng

Các đầm/ vũng nước ngọt có nước theo mùa/không liên tục trên đất vô cơ; kể cả bãi lầy, hố/ hốc đá, đồng cỏ ngập theo mùa, đầm

cỏ lác/ lách

U 24 Các vùng đất than bùn không có rừng; bao gồm đầm lầy than bùn

có cây bụi hoặc trống, các đầm lầy/ bàu, các đầm lầy thấp

Va 25 Các vùng ĐNN núi cao; kể cả các đồng cỏ núi cao, các vùng

nước tạm thời do tuyết tan

Vt 26 Các vùng ĐNN lãnh nguyên; bao gồm các vũng nước lãnh

nguyên, các vùng nước tạm thời do tuyết tan

Các vùng ĐNN cây bụi chiếm ưu thế; các đầm lầy cây bụi, các đầm nước có cây bụi chiếm ưu thế, các rừng cây bụi, cây dương đỏ; trên đất vô cơ

Các vùng ĐNN nước ngọt có cây lớn chiếm ưu thế; kể cả rừng đầm lầy nước ngọt, rừng ngập theo mùa, đầm lầy cây gỗ; trên đất

vô cơ

Xp 29 Các vùng đất than bùn có rừng; rừng đầm lầy đất than bùn

Y 30 Suối, ốc đảo nước ngọt

Zg 31 Các vùng ĐNN địa nhiệt

Zk (b) 32 Các hệ thống thủy văn castơ ngầm và hang động nội địa

ĐNN nhân tạo

1 33 Các đầm/ ao nuôi trồng thủy sản (như các đầm nuôi tôm/cá)

2 34 Các ao; bao gồm các ao nông nghiệp, các ao nuôi, các bể chứa

nhỏ (nhìn chung nhỏ hơn 8ha)

3 35 Đất được tưới tiêu; bao gồm các kênh mương tưới tiêu và các

ruộng lúa

4 36 Đất nông nghiệp ngập theo mùa (bao gồm các đồng cỏ ngập

nước hoặc đồng cỏ dùng để chăn thả gia súc hoặc được quản lý

Trang 19

một cách tích cực).

5 37 Các điểm khai thác muối; các ruộng/ hồ muối, nước mặn…

6 38 Các khu vực trữ nước; hồ chứa/đập nước/đập chắn/ đập tràn

(nhìn chung trên 8 ha)

7 39 Các nơi đào; các mỏ cuội/gạch/sét; các mỏ đất mượn, các moong

mỏ

8 40 Các vùng xử lý nước thải; các bãi chứa nước thải sinh hoạt, các

ao lắng, các bể ôxy hóa…

9 41 Các con kênh, rạch thoát nước, các mương nhỏ

Zk(c) 42 Các hệ thống thủy văn castơ ngầm và hang động nhân tạo

(Nguồn: Phòng NCKH&MT VQG Tràm Chim, 2012)

2.1.2.2 Hệ thống phân loại của Việt Nam:

Ở Việt Nam cũng có nhiều hệ thống phân loại ĐNN khác nhau, trong bài này xin được lấy theo bảng phân loại của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 2001

ĐNN tự nhiên

a ĐNN ven biển (Coastal Wetland):

• Những vùng nước cạn có độ ngập dưới 6 mét lúc thuỷ triều cạn, bao gồm

cả vùng vịnh và eo biển

• Những vùng ĐNN dưới triều, bao gồm cả những bãi cỏ biển nhiệt đới

• Vùng bờ biển núi đá, bao gồm cả vách đá và bờ đá ở biển

• Bờ biển có đá cuội, sỏi hoặc cát, bao gồm các dải cát, cồn cát, đất mũi cồn cát, bao gồm cả hệ thống đụn cát

• Vùng nước ở cửa sông, những vùng ngập nước thường xuyên ở cửa sông và châu thổ, các hệ thống cửa sông châu thổ

• Bãi bùn ngập triều, những đầm muối hoặc cát

• Đầm lầy ngập triều, bao gồm đầm nước mặn, dải đất mặn, những gò đất mặn, những đầm lầy nước ngọt và nước lợ ảnh hưởng của thuỷ triều

Trang 20

• ĐNN có rừng ngập triều, bao gồm cả những RNM, những khu rừng nước ngọt bị ảnh hưởng của thuỷ triều

• Những đầm phá ngập nước mặn hoặc nước lợ ven biển; các đầm phá nước

lợ đến mặn với ít nhất một lạch nước thông ra biển

• Những đầm phá nước ngọt ven biển, bao gồm cả những đầm phá vùng cửa sông

b ĐNN nội địa (Inland Wetland)

• Các châu thổ ngập nước thường xuyên

• Các sông hoặc các dòng suối hoặc các lạch đày, nhánh sông nhỏ chảy thường xuyên; bao gồm cả thác nước

• Các sông hoặc các dòng suối các lạch đày, nhánh sông nhỏ chảy theo mùa, hoặc không liên tục hoặc không theo quy luật

• Các hồ nước ngọt thường xuyên (trên 8 ha); bao gồm cả những hồ vòng cung rộng

• Các hồ nước ngọt theo mùa hoặc không liên tục (trên 8 ha); bao gồm cả các

hồ đồng bằng ngập lũ

• Các hồ ngập nước chua hoặc mặn, hoặc nước lợ thường xuyên

• Các hồ và đầm ngập nước chua hoặc mặn, hoặc nước lợ theo mùa hoặc không liên tục

• Các đầm hoặc ao tù mặn hoặc lợ hoặc chua thường xuyên

• Các đầm hoặc ao tù mặn hoặc lợ hoặc chua lợ theo mùa hoặc không liên tục

• Các đầm hoặc ao tù; ao (dưới 8 ha), đầm và đầm lầy trên đất vô cơ; với thảm thực vật nhô lên mặt nước ít nhất là trong mùa sinh trưởng

• Các đầm hoặc ao tù trên đất vô cơ; bao gồm các bãi lầy, đồng cỏ ngập lũ theo mùa, đồng cói

• Những vùng đất than bùn không cây; bao gồm các bãi lầy trống hoặc cây bụi, các đầm lầy

• ĐNN trên núi cao; bao gồm các đồng cỏ trên núi cao

Trang 21

• ĐNN có cây bụi chiếm ưu thế, đầm có cây bụi, đầm nước ngọt với cây bụi chiếm ưu thế trên đất vô cơ

• Nước ngọt, ĐNN có cây gỗ chiếm ưu thế; bao gồm cả đầm nước ngọt có rừng, rừng ngập lũ theo mùa, đầm có cây cối rậm rạp; trên đất vô cơ

• Các nguồn nước ngọt, ốc đảo

• Những vùng đất than bùn có rừng, rừng đầm lầy than bùn

• Karst và hang động ngầm có nước

ĐNN nhân tạo (man - made wetland)

• Các đầm ao nuôi trồng thuỷ sản (ví dụ: tôm,cá)

• Các đầm, bao gồm cả những đầm canh tác, hồ chứa nhỏ (tổng quát trên 8 ha)

• Đất có nước tưới; bao gồm cả các mương, kênh dẫn nước và ruộng lúa

• Đất canh tác ngập nước theo mùa

• Vùng khai thác muối; các đầm muối, các hồ nước mặn, v.v…

• Những vùng trữ nước, các hồ chứa, đập nước, những vùng úng nước (tổng quát rộng trên 8 ha)

• Các hố đào; nơi khai thác sỏi, đất sét, làm gạch, các mỏ lấy đá, hầm lấy vật liệu, các hầm khai quặng v.v…

• Các vùng xử lý nước thải, nơi thoát nước, các đầm lắng, v.v…

• Sông đào, kênh mương thoát nước

2.1.3.Các chức năng của ĐNN

ĐNN Việt Nam có nhiều chức năng rất quan trọng như: nạp và tiết nước ngầm, cung cấp nước ngọt, điều hòa sinh thái và khí hậu, xuất khẩu sinh khối, hạn chế lũ lụt, chắn sóng và gió bão, chống xói lở và ổn định bờ biển, là nơi du lịch giải trí, duy trì đa dạng sinh học, tạo môi trường hoạt động cho nhiều ngành kinh tế như thủy sản, lâm nghiệp, giao thông vận tải thủy, sản xuất năng lượng, du lịch, khai khoáng ĐNN là nguồn sống của một bộ phận khá lớn người dân Việt Nam, mang lại lợi ích và giá trị to

Trang 22

lớn về kinh tế - xã hội - văn hóa - môi trường, đóng góp rất quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

2.1.4.1 Chức năng sinh thái của ĐNN

- Nạp nước ngầm: Nước được thấm từ các vùng ĐNN xuống các tầng ngập nước trong

lòng đất, nước được giữ ở đó và điều tiết dần thành dòng chảy bề mặt ở vùng ĐNN khác cho con người sử dụng

- Hạn chế ảnh hưởng lũ lụt: Bằng cách giữ và điều hòa lượng nước mưa như “bồn chứa”

tự nhiên, giải phóng nước lũ từ từ, từ đó có thể làm giảm hoặc hạn chế lũ lụt ở vùng hạ lưu

- Ổn định vi khí hậu: Do chu trình trao đổi chất và nước trong các HST, nhờ lớp phủ thực

vật của ĐNN, sự cân bằng giữa O2 và CO2 trong khí quyển làm cho vi khí hậu địa phương được ổn định, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa ổn định

- Chống sóng, bão, ổn định bờ biển và chống xói mòn: Nhờ lớp phủ thực vật, đặc biệt là

RNM ven biển, thảm cỏ… có tác dụng làm giảm sức gió của bão và bào mòn đất của dòng chảy bề mặt

- Xử lý nước, giữ lại chất cặn, chất độc…: Vùng ĐNN được coi như “bể lọc” tự nhiên, có

tác dụng giữ lại các chất lắng đọng và chất độc (chất thải sinh hoạt và công nghiệp)

- Giữ lại chất dinh dưỡng: Làm nguồn phân bón cho cây và thức ăn cho các sinh vật sống

trong HST đó

- Sản xuất sinh khối: Rất nhiều vùng ĐNN là nơi sản xuất và xuất khẩu sinh khối làm

nguồn thức ăn cho các sinh vật thủy sinh, các loài động vật hoang dã cũng như vật nuôi

- Giao thông thủy: Hầu hết các sông, kênh rạch, các vùng hồ chứa nước lớn, vùng ngập

lụt thường xuyên hay theo mùa… đặc biệt vùng ĐBSCL, vận chuyển đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống cũng như phát triển kinh tế của các cộng đồng dân cư địa phương

Trang 23

- Giải trí, du lịch: Các Khu bảo tồn ĐNN như Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp) và

Xuân Thủy (Nam Định), nhiều vùng cảnh quang đẹp như Bích Động và Vân Long (Ninh Bình), cũng như nhiều đầm phá ven biển miền Trung, … thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, giải trí

2.1.4.2 Chức năng kinh tế của ĐNN

- Tài nguyên rừng: Các loài động thực vật thường rất phong phú ở các vùng ĐNN, tạo

nên nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, có thể khai thác để phục vụ lợi ích kinh tế Tài nguyên rừng cung cấp một loạt các sản phầm quan trọng như gỗ, than, củi và các sản phẩm khác như nhựa, tinh dầu, tanin, dược liệu Nhiều vùng ĐNN rất giàu động vật hoang dã đặc biệt là các loài chim nước, cung cấp nhiều loại sản phẩm, trong đó nhiều loại có giá trị thương mại cao (da cá sấu, đồi mồi…)

- Thuỷ sản: Các vùng ĐNN là môi trường sống và nơi cung cấp thức ăn cho các loài thuỷ

sản có giá trị kinh tế cao như cá, tôm, cua, động vật thân mềm…

- Tài nguyên cỏ và tảo biển: Nhiều diện tích ĐNN ven biển có những loại tảo, cỏ biển là

nguồn thức ăn của nhiều loại thuỷ sinh vật và còn được sử dụng làm thức ăn cho người

và gia súc, làm phân bón và dược liệu…

- Sản phẩm nông nghiệp: Các ruộng lúa nước chuyển canh hoặc xen canh với các cây hoa

màu khác đã tạo nên nhiều sản phẩm quan trọng khác của vùng ĐNN

- Cung cấp nước ngọt: Nhiều vùng ĐNN là nguồn cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt, cho

tưới tiêu, cho chăn nuôi gia súc và sản xuất công nghiệp Ví dụ: Rừng tràm, ngoài giá trị kinh tế, còn giữ vai trò dự trữ nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của các cộng đồng dân

cư sống trên vùng đất ngập phèn

- Tiềm năng năng lượng: Than bùn là một nguồn nguyên liệu quan trọng; các đập thác

nước cũng là nguồn cung cấp năng lượng Rừng tràm ở Việt Nam có khoảng 305 triệu tấn than bùn cung cấp nguồn năng lượng lớn Lớp than bùn này còn đuọc dùng làm phân bón

và ngăn cản quá trình xì phèn

Trang 24

2.1.4.3 Giá trị ĐDSH

Giá trị ĐDSH là thuộc tính đặc biệt và quan trọng của ĐNN Nhiều vùng ĐNN là nơi cư trú rất thích hợp của các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim nước, trong đó có nhiều loài chim cư trú

Chỉ riêng HST RNM vùng cửa sông ven biển, một kiểu HST được tạo thành bởi môi trường trung gian giữa biển và đất liền, là một HST có năng suất cao, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, bảo vệ môi trường và ĐDSH Đó là nơi cung cấp các lâm sản, nông sản, hải sản có giá trị kinh tế cao Bên cạnh vai trò điều hoà khí hậu, hạn chế xói lở, ổn định và mở rộng bãi bồi

Giá trị ĐDSH của ĐNN bao gồm cả giá trị văn hoá, nó liên quan tới cuộc sống tâm linh, các lễ hội truyền thống phản ánh ước vọng của người dân địa phương sống trong đó và các hoạt động du lịch sinh thái… Giá trị văn hoá còn bao gồm cả tri thức bản địa của người dân trong nuôi trồng, khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên và thích ứng của con người với môi trường tự nhiên (lũ lụt, hiện tượng ngập nước theo mùa hoặc đột biến của thiên nhiên …) Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng mối quan hệ giữa tự nhiên, xã hội, ngôn ngữ và văn hoá là không thể tách rời, nó thể hiện lòng tin của con người và nhào nặng nên “cảnh quang văn hoá” Thông thường, nơi nào giá trị ĐDSH cao thì cũng là nơi cư trú của những người dân “bản địa” Người ta chưa thống kê được

có bao nhiêu “xã hội truyền thống”, nhưng loại trừ các cư dân ở thành thị còn khoảng 85% dân số thế giới sống trên các vùng địa lý khác nhau: vùng địa cực, vùng sa mạc, vùng savan, các vùng rừng nhiệt đới và vùng ĐNN… tất cả các yếu tố tự nhiên này góp phần không nhỏ tạo nên “văn hoá truyền thống” của nhân dân địa phương Bảo vệ các HST tự nhiên trong đó có HST ĐNN cũng là bảo vệ cái nôi của văn hoá truyền thống

2.1.4.Các giá trị của ĐNN tại Việt Nam

2.1.5.1 Giá trị kinh tế của ĐNN: Góp phần quan trọng cho sự phát triển của các ngành nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, năng lượng, giao thông thủy Các dòng chảy thường xuyên tạo các vùng châu thổ rộng lớn phì nhiêu (là vùng sản xuất nông

Trang 25

nghiệp trù phú), có khu hệ cá phong phú với sản lượng cao, là nguồn lợi cung cấp cho nhiều cộng đồng dân cư sống xung quanh

2.1.5.2 Giá trị văn hóa của ĐNN: ĐNN có những giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng và khảo cổ quan trọng đối với cộng đồng địa phương cũng như quốc gia ĐNN Việt Nam là cội nguồn của nền văn minh lúa nước và rộng hơn là nền văn minh nước (water civilization) ĐNN và các tài nguyên của nó là nguồn cảm hứng sáng tạo của nhiều nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ, nhạc sĩ ở Việt Nam

ĐNN là nơi lưu trữ nhiều hiện vật của các cuộc kháng chiến bảo vệ dân tộc (cửa Bạch Đằng, ), là nơi gắn liền với các di tích lịch sử (đền Bà ở cửa Lân thuộc cửa sông Hồng, chiến khu cách mạng U Minh Thượng, bãi Nhà Mạc, ) Thêm vào đó, các khu ĐNN còn đóng góp giá trị lớn về giáo dục về môi trường, lịch sử văn hóa gắn liền với các thời kỳ cách mạng của dân tộc, nghiên cứu khoa học

2.1.5.Những tính chất khác biệt của ĐNN

Chúng ta có thể dễ dàng xác định đầm lầy mặn ven biển với tính đồng nhất lớn của các loài cỏ thân bò và sự hỗn độn của lạch triều như là những ĐNN và cũng như nhiều loại khác Chúng đều có nước nông hoặc đất bão hoà nước, tất cả chúng đều tích luỹ những vật liệu hữu cơ và phân huỷ chậm, đều thuận lợi cho việc phát triển những động thực vật thích nghi với điều kiện bão hoà nước Do đó, những định nghĩa về ĐNN thường bao gồm 3 thành tố chính:

- ĐNN được phân biệt bởi sự hiện diện của nước

- ĐNN thường có những loại đất đồng nhất khác hẳn với những vùng đất cao ở xung quanh

- ĐNN thích hợp cho sự hiện diện của những thảm thực vật thích nghi với những điều kiện ẩm ướt (Hydrophytes – thực vật ở nước)

- Ngoài ra, ĐNN còn có nhiều đặc trưng khác nhằm mục đích phân biệt chúng với các HST khác Đó là:

Trang 26

+ Mặc dù, nước ta tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng độ sâu và thời gian ngập nước thay đổi nhiều giữa các ĐNN.

+ ĐNN thường phân bố ở vùng trung gian giữa nước sâu và đất cao ở phần đất liền và chịu ảnh hưởng của cả 2 hệ thống

+ ĐNN khác nhau về độ lớn, biến đổi từ những vùng nhỏ ở đồng cỏ khoảng một ha đến những ĐNN rộng hàng trăm km2

+ Sự phân bố ĐNN cũng biến động rất lớn, từ ĐNN nội địa đến ĐNN ven biển, từ những vùng nông thôn đến thành thị

+ Điều kiện của ĐNN hoặc mức độ tác động nhân sinh cũng thay đổi lớn từ vùng này đến vùng khác và từ ĐNN này đến ĐNN khác

Định nghĩa của Công ước Ramsar đã bao quát hết tất cả các loại hình ĐNN của Việt Nam, chúng chiếm một phần không nhỏ của lãnh thổ: Các vùng biển nông, ven biển, cửa sông, đầm phá, đồng bằng châu thổ các sông suối, ao hồ, đầm lầy tự nhiên hay nhân tạo có diện tích lớn hơn 2 ha, các vùng nuôi trồng thuỷ sản, canh tác lúa nước … đều thuộc loại ĐNN

2.2. Đặc điểm tự nhiên tại VQG Tràm Chim.

2.2.1. Lược sử và chức năng

2.2.1.1. Lược sử

Năm 1985, Tràm Chim được UBND tỉnh Đồng Tháp thành lập với tên gọi là Công

ty Nông Lâm Ngư trường Tràm Chim, mục đích là trồng tràm, khai thác thủy sản, và giữ lại được một phần hình ảnh của ĐTM xa xưa

Năm 1986, loài Sếu đầu đỏ được tái phát hiện ở Tràm Chim

Năm 1991, Tràm Chim trở thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tràm Chim cấp tỉnh,

nhằm bảo tồn loài Sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii).

Năm 1994, nơi đây trở thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tràm Chim cấp Quốc gia, theo Quyết định số 47/TTg ngày 2 tháng 2 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ

Trang 27

Năm 1998, nơi đây trở thành VQG Tràm Chim theo Quyết định số TTg, ngày 29 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ.

253/1998/QĐ-2.2.2. Điều kiện tự nhiên

2.2.2.1. Vị trí địa lý

VQG Tràm Chim nằm trong vùng ĐTM, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.Toạ độ địa lý: 10037’ – 10046’ độ vĩ Bắc

105028’ - 105036’ độ kinh ĐôngCách sông MeKong 25km về phía Tây, gần biên giới Việt Nam – Campuchia; Thuộc địa phận 5 xã: Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sinh

Và Thị Trấn Tràm Chim, Huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp

Tổng diện tích tự nhiên là 7.588 ha (năm 1998)

Trang 28

Hình 3.1: Bản đồ vị trí nghiên cứu VQG Tràm Chim.

2.2.2.2. Đặc điểm địa mạo

Tràm Chim nằm trong vùng ĐTM nên các đặc điểm về địa mạo, thủy văn và thổ nhưỡng cũng mang những nét chung của vùng này ĐTM vốn là một vùng đồng lũ kín, một bồn trũng dạng lòng máng, là một vùng sinh thái hoàn chỉnh gồm các thềm cao, gò giồng, các đồng trũng, lung và các sông bao quanh Tràm Chim nằm trong vùng lòng sông cổ, thuộc đồng bồi trẻ, từ xa xưa tồn tại một lòng sông cổ mà dấu vết còn lại hiện nay là các rạch và các lung trũng tự nhiên Lòng sông cổ dần dần bị bồi lấp hình thành hệ thống các rạch nhỏ chằng chịt, hình dạng và hướng chảy không theo một hướng nào rõ rệt, bị bao bọc bởi các thềm đất cao ở phía Tây và Tây Bắc của bậc thềm phù sa cổ

Trong phạm vi VQG Tràm Chim có các loại đất chính như sau:

- Đất xám trên phù sa cổ: phân bố ở phía Bắc và những nơi có địa hình cao như giồng Găng, giồng Phú Đức, giồng Phú Hiệp, giồng Cà Dăm,…Đất có thành phần cơ giới nhẹ, xốp, nghèo dinh dưỡng, ở những nơi địa hình thấp thường bị nhiễm phèn

- Đất phèn tiềm tàng: phân bố ở địa hình trũng, thấp, ngập nước, yếm khí Hình thái phẫu diện có màu xám xanh, xám sẫm hoặc xám đen, lẫn xác bã thực vật bán phân hủy Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét cao, bị gley toàn phẫu diện, tích lũy nhiều hữu cơ, chua (pH 1.5-2), hàm lượng nhôm di động (Al3+) ở tầng mặt cao và có trị số tăng gấp đôi ở các tầng sâu

- Đất phèn hoạt động: phân bố ở nơi có địa hình trung bình và có khả năng thoát nước nhanh Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét cao (>50%), các tầng đều chua (pH<3.5), hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số cao, nhưng hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu thấp, hàm lượng sắt và nhôm di động cao

Trang 29

Phân khu A2 có cao trình mặt đất bình quân 1.3 đến 1.4 mét

Phân khu A3 có cao trình mặt đất bình quân l.6 mét

Phân khu A4 có cao trình mặt đất bình quân 1.3 đến 2.2 mét

Phân khu A5 có cao trình mặt đất bình quân 1.3 đến 1.5 mét

(Tài liệu “Tổng quan VQG Tràm Chim” – Ban Quản Lý VQG Tràm Chim, 2011)

Sự dao động của chế độ thủy văn theo mùa của sông Mê Kông trên nền địa hình

và địa mạo đã tạo ra sự ĐDSH và những nét độc đáo của vùng ĐTM nói chung và VQG Tràm Chim nói riêng

Từ xa xưa, ĐTM được gọi là “cánh đồng sậy” – The Plain of Reeds, vì phần lớn diện tích vùng này là cánh đồng cỏ và các đầm lầy có cây sậy Có lẽ một trong những nơi

có diện tích loại ĐNN nội địa là “đồng cỏ ngập nước theo mùa” lớn nhất nước ta, chính

là ĐTM

Do nền địa hình không đồng nhất nên việc điều tiết chế độ ngập nước trong mùa khô có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác bảo tồn ĐDSH, phòng cháy rừng tràm và đồng cỏ

Trang 30

Hình 2.1: Bản đồ địa hình VQG Tràm Chim (đường đồng mức 10cm)

(Nguồn: Lê Phát Quới, Dự án MWBP, 2005 -2006)

2.2.2.4. Đặc điểm khí hậu

a Nhiệt độ: Nhiệt độ ở đây cao quanh năm và tương đối ít biến động, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27°C, nhiệt độ thấp hơn khoảng 1-2°C vào cuối mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 2) và tăng lên khoảng 1-2°C vào các tháng cuối mùa khô, đầu mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 6) Nhiệt độ cao nhất là 37°C vào tháng tư và thấp nhất là khoảng 16°C

b Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm duy trì trong khoảng 82 - 83% Độ ẩm cao nhất có thể lên đến 100% và thấp nhất là 35-40%

c Chế độ gió: Từ tháng 5 đến tháng 11, hướng gió thịnh hành ở vùng này là hướng Tây–Nam, tốc độ gió trung bình là 3 m/s mang theo nhiều hơi nước và gây mưa Từ tháng 12 đến tháng 4 có gió Đông–Bắc, tốc độ gió trung bình khoảng 2 m/s Bão hầu như không ảnh hưởng đến Tràm Chim và vì thế, gió với tốc độ lớn trong cơn mưa chưa từng xảy ra

Trang 31

d Lượng mưa: Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trung bình khoảng 1.650 mm/năm Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, hơn 90% lượng mưa tập trung vào khoảng thời gian này Trong khi đó, tháng 1, 2, 3 lại là những tháng khô hạn nhất, thời tiết hầu như không có mưa Số ngày mưa trung bình đo được tại VQG Tràm Chim khoảng 110-160 ngày/năm.

Như vậy: Lượng mưa ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và biến đổi của các hệ sinh thái ĐNN Trong mùa mưa, mưa lớn thường kéo dài hàng tuần vào tháng 7 và tháng 8 đã gây nên hiện tượng lan truyền nước chua cho toàn khu vực làm cho các loài sinh vật đặc biệt là các loài phù du động thực vật và cá có thể chết rất nhiều và có thể làm ngừng sự sinh trưởng của các loài thực vật Mùa mưa thường ngừng đột ngột, nước rút đi nhanh, mặt đất nhanh chóng bị trơ ra nắng, các quá trinh sinh hóa diễn ra nhanh ở trong các tầng đất, đất nứt nẻ và các loại độc tố trong đất theo các mao quản lên tầng trên cũng gây hai cho đời sống của sinh vật ở các vùng này

2.2.2.5. Đặc điểm thuỷ văn

VQG Tràm Chim nằm cách sông Mê Kông (sông Tiền) 25 km về phía Tây và cách đường biên giới với Campuchia 40 km về phía Bắc Chế độ thủy văn của vùng ĐTM trong đó có Tràm Chim bị chi phối bởi chế độ dòng chảy của sông Tiền, chế độ thủy triều biển Đông, chế độ mưa và điều kiện địa hình Chế độ thủy văn nổi bật của vùng ĐTM là

có 2 mùa trái ngược nhau, mùa lũ (hay còn gọi là mùa nước nổi) và mùa cạn, dẫn đến đặc điểm hoặc quá thừa nước hoặc thiếu nước Mùa lũ thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12, đỉnh lũ thường xuất hiện vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 Tràm Chim nằm trong vùng lũ đến sớm, rút muộn và ngập lũ sâu Thời gian ngập nước lũ thường khoảng 4-5 tháng Độ sâu ngập lũ khoảng 2-3 mét Từ xa xưa, ĐTM được bao bọc bởi các giồng đất cao ven biên giới với Campuchia và dọc theo sông Tiền nên được gọi là “đồng lụt kín” Ngày nay, hệ thống kênh thủy lợi, kênh thoát lũ đã phát triển dày đặc và ĐTM không còn là “đồng lụt kín” nữa Tuy nhiên, do được bảo vệ tốt nên VQG Tràm Chim vẫn còn lưu giữ được các sinh cảnh tự nhiên tiêu biểu của vùng ĐTM

2.2.3. Đặc điểm về điều kiện kinh tế xã hội

Trang 32

2.2.3.1. Vị trí, diện tích, phạm vi, ranh giới của huyện Tam Nông

Tam Nông là huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp, phía Bắc giáp các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, phía Nam giáp với huyện Thanh Bình, phía Đông giáp huyện Tháp Mười, huyện Cao Lãnh và tỉnh Long An, phía Tây giáp huyện Hồng Ngự và Thanh Bình

Huyện có vị trí nằm ở trung tâm khu vực phía Bắc tỉnh, có đoạn sông Tiền và quốc

lộ 30 đi qua và có mạng lưới giao thông thuỷ bộ phân bố đều khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hoá và phát triển kinh tế

Huyện Tam Nông có diện tích tự nhiên 47.432 ha chiếm 14% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh

2.2.3.2. Hiện trạng các đơn vị hành chính, dân số, dân tộc

- Huyện Tam Nông có 13 đơn vị hành chính, gồm 12 xã: Tân Công Sính, Phú Thọ, Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Ninh, Phú Hiệp, Phú Đức, Phú Cường, Hòa Bình,

An Long, An Hòa và 1 thị trấn Tràm Chim Tổng số có 53 ấp

- Dân số toàn huyện năm 2011 có 105.277 người với 26.732 hộ (bình quân 4 nhân khẩu/hộ), trong đó nam là 52.496 người nữ là 52.781 người

- Mật độ dân số: 222 người/km2 Mật độ dân số cao nhất là ở thị trấn Tràm Chim (835 người/km2) Mật độ dân số thấp nhất là xã Tân Công Sính (76 người/km2) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2011 là 1.13%

- Phần lớn dân cư sống ở huyện Tam Nông là người Kinh Các dân tộc khác là người Việt gốc Hoa và người Khmer

Trang 33

Bảng 3.1: Thống kê diện tích và dân số huyện Tam Nông năm 2011

TT Xã – Thị

Trấn

Số Ấp

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Tam Nông: 47.432 ha Trong đó:

Đất nông nghiệp chiếm 89.4% Trong đó:

- Đất trồng lúa nước chiếm 79.8%

- Đất rừng đặc dụng chiếm 17.8%

Trang 34

- Đất trồng cây lâu năm chiếm 1.3%

- Đất rừng sản xuất chiếm 0.8%

- Đất nuôi thủy sản chiếm 0.3%

Đất phi nông nghiệp chiếm 10.6%

b. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp

Bảng 3.2: Hiện trạng dân số năm 2011 của các đơn vị hành chính giáp ranh VQG Tràm

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Tam Nông, năm 2011)

b. So sánh sự tăng dân số giữa năm 2005 và 2011

Diện tích tự nhiên của 5 xã và 1 thị trấn giáp ranh VQG Tràm Chim là 30.730 ha chiếm 64.8% diện tích toàn huyện Số hộ dân của 6 đơn vị hành chính này chiếm 45.9%

và số dân chiếm 45.4% số hộ và số dân toàn huyện

Trang 35

Từ năm 2005 đến năm 2011, số hộ dân của 5 xã và thị trấn giáp ranh VQG Tràm Chim tăng 2.371 hộ, tương ứng với số dân tăng 5.273 người (tăng 12.4%), bình quân tăng

878 người/năm Mật độ dân số bình quân tăng 17 người/km2 Tăng nhanh nhất là ở thị trấn Tràm Chim và xã Phú Đức là 34 người/km2 Điều này cho thấy áp lực luôn đè nặng lên công tác bảo vệ, bảo tồn rừng tràm, các hệ sinh thái ĐNN và ĐDSH của VQG Tràm Chim Bảng thống kê dưới đây thể hiện sự gia tăng số hộ, số dân và mật độ dân số giữa năm 2005 và năm 2011

Bảng 3.3: Thống kê số hộ, số dân và mật độ dân số giữa năm 2005 và 2011

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Tam Nông, năm 2005 và năm 2011)

c. Tình hình về dân cư, lao động, sinh kế của 15 ấp giáp ranh VQG Tràm Chim

Trong 5 xã và 1 thị trấn giáp ranh với VQG Tràm Chim có tổng cộng 25 ấp Trong 25 ấp này có 15 ấp nằm sát ngay ranh giới của VQG Tràm Chim

Vào tháng 8 và tháng 9/2012, Trung tâm Nghiên cứu rừng và ĐNN đã phối hợp với VQG Tràm Chim tiến hành điều tra thu thập số liệu tại 150 hộ dân thuộc 15 ấp này về tình hình lao động, trình độ văn hóa, điều kiện sống để làm cơ sở xác định phạm vi, quy

mô vùng đệm của VQG Tràm Chim và đề xuất các giải pháp phát triển vùng đệm

Các hộ điều tra được chọn ngẫu nhiên trong 15 ấp theo cơ cấu tỷ lệ: số hộ thu nhập khá chiếm 30%, số hộ thu nhập trung bình chiếm 30% và số hộ nghèo chiếm 40%

Số lượng hộ và tỷ lệ các hộ được phân bổ đều cho 15 ấp

Kết quả điều tra cho thấy như sau:

Trang 36

- Tổng dân số của 15 ấp tại thời điểm điều tra là 22.517 người Tổng số hộ dân của

15 ấp là 6.126 hộ Bình quân 3,6 nhân khẩu/hộ Hầu hết các hộ đều có hộ khẩu thường trú

- Về trình độ văn hóa:

Gần 50% chủ hộ chỉ có trình độ văn hoá cấp I, không biết chữ chiếm 10.7% Trong tổng dân số có 14.2% không biết chữ, trên 38% có trình độ tiểu học, 32% có trình

độ trung học, khoảng 10% có trình độ cao đẳng/đại học

Tân Công Sính có số người có trình độ cao đẳng/đại học cao nhất (15%) Xã Phú Thành

B có tỉ lệ số người không biết chữ chiếm đến 27.3% và không có ai có trình độ cao đẳng/đại học trong số người được điều tra

- Lao động và nghề nghiệp:

Lao động trên 18 tuổi chiếm 60.96%

Nghề sống chính của các hộ dân là nghề nông (trồng lúa, hoa màu trên đất có sổ đỏ) Trong tổng số hộ điều tra, số hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 32.6%, riêng xã Tân Công Sính có tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 55%

Số hộ làm thuê, công nhân, CBCNV nhà nước chiếm 52% Số hộ mua bán và dịch

vụ chiếm 12.7% Số hộ chăn nuôi gia súc gia cầm và thủy sản chiếm 2.6% Nhiều hộ khác không có nghề nghiệp ổn định và sinh sống bằng cách bẫy thú hoặc khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên trong VQG Tràm Chim, phổ biến nhất là xuyệt cá

- Nhà cửa và phương tiện sinh hoạt:

Nhà cửa của các hộ dân trong vùng điều tra hầu hết là nhà gỗ chiếm 50%, nhà tạm

bợ chiếm 14%, nhà xây chỉ chiếm 36% Diện tích nhà ở từ 32 m2 đến trên 80 m2 Các phương tiện sinh hoạt thiết yếu như giường, tủ, bàn, ghế và các tiện nghi khác nhiều hộ đều thiếu Qua số người được hỏi cho thấy: số hộ có phương tiện đủ dùng chiếm 14.7%; thiếu ít là 30.7%; thiếu nhiều chiếm 54.7% Xã Phú Thành B có tỉ lệ số hộ được hỏi về thiếu thốn phương tiện sinh hoạt chiếm 75%, cao nhất trong vùng

Trang 37

- Thu nhập:

Có khoảng gần 31% số hộ được điều tra có mức thu nhập dưới 4.8 triệu đồng/người/năm là đúng với chuẩn nghèo theo tiêu chí tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015

Xã Phú Thành B và thị trấn Tràm Chim có số hộ nghèo cao nhất với 50% và 40% Khoảng trên 43% số hộ được hỏi có mức thu nhập trên 12 triệu đồng/người/năm Xã Phú Đức cao nhất với 56.7%; kế đó là xã Phú Thọ và Tân Công Sính với 50% Số hộ có mức thu nhập trên 12 triệu ở xã Phú Thành B chỉ có 25%

Hộ ông Nguyễn Văn Nựng (trong hình) ở Ấp K9 xã Phú Đức gồm 5 nhân khẩu đều là lao động chính, có thu nhập 64.4 triệu đồng/người/năm, có 4 ha đất trồng lúa (sổ

đỏ 3 ha) và kinh doanh phân bón

Hộ ông Đỗ Văn Cành ở Ấp K8 xã Phú Đức gồm 3 nhân khẩu đều là lao động chính,

có thu nhập 92.5 triệu đồng/người/năm, có 7 ha đất trồng lúa (đã có sổ đỏ)

d. Hiện trạng các hộ nghèo ở 5 xã và thị trấn giáp ranh VQG Tràm Chim

Theo số liệu cập nhật của Phòng Lao động-Thương binh-Xã hội huyện Tam Nông năm 2011, tổng số hộ dân sinh sống ở 5 xã và 1 thị trấn giáp ranh với VQG Tràm Chim là 12.271 hộ Trong đó, hộ nghèo là 1.993 hộ, chiếm 15.75%; hộ cận nghèo 1.452 hộ, chiếm 11.83%; còn lại là hộ trung bình, khá và giàu, chiếm 72.41%

Các nghề nghiệp chính của các hộ dân là làm nông, làm thuê, công nhân, buôn bán, trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, đánh bắt thủy sản,

Số hộ nghèo, cận nghèo, trung bình, khá và giàu của từng xã và thị trấn được thể hiện trong bảng dưới đây:

Trang 38

Bảng 3.4: Thống kê tình trạng mức sống của các hộ dân

T

T Tên xã, thị trấn Tổng số hộ(hộ) Số hộ nghèo(hộ)

Số hộ cận nghèo

(hộ)

Số hộ trung bình, khá và giàu

(Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh – Xã hội huyện Tam Nông, 2011)

Nhìn chung, điều kiện sống của một số không nhỏ cư dân địa phương quanh VQG Tràm chim còn rất khó khăn Phần lớn các hộ dân trong vùng đều sống bằng nghề trồng lúa trong mùa khô, săn bắt cá và động vật hoang dã trong mùa lũ Sinh kế chính của người dân địa phương dựa vào 3 nguồn tài nguyên chính là: đất đai (canh tác nông nghiệp, chủ yếu là làm lúa); tài nguyên thiên nhiên (đánh cá, săn bắt động vật hoang dã, khai thác và chế biến gỗ, thu hái lâm sản ngoài gỗ); và lao động giản đơn (làm thuê, buôn bán nhỏ, dịch vụ)

e. Sự phối hợp giữa VQG Tràm Chim với địa phương

Để nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ VQG và bảo tồn ĐDSH theo các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp, VQG Tràm Chim đã thực hiện việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của tỉnh, chính quyền huyện Tam Nông và các xã, thị trấn giáp ranh nhằm huy động các nguồn lực cho công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Cụ thể:

- Phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan kiểm lâm, Ban chỉ huy quân sự huyện và lực lượng bộ đội tiến hành tuần tra bảo vệ ở những nơi xung yếu, tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, xử lý các đối tượng xâm nhập trái phép vào VQG

Trang 39

- Ký kết kế hoạch liên tịch với các ngành Công an, Quân sự, Hạt Kiểm lâm trong công tác bảo vệ VQG, đặc biệt là công tác PCCCR

- Sửa chữa, mua sắm trang thiết bị PCCCR và các hoạt động phòng cháy để phát hiện và dập tắt kịp thời các vụ cháy không để gây ra thiệt hại lớn

2.2.4. Các HST thực vật tiêu biểu tại VQG Tràm Chim

Hệ thực vật ĐTM được đặc trưng bởi kiểu rừng kín rộng thường xanh ngập nước theo mùa trên đất chua phèn, gồm 03 nhóm chính: Rừng đầm lầy, chiếm ưu thế bởi tràm; đồng cỏ ngập nước theo mùa (với nhiều quần xã khác nhau tùy theo điều kiện thổ nhưỡng

và chế độ nước); thảm thực vật thủy sinh (của các lung, bào, rạch tự nhiên ngập quanh năm) Có 190 loài thực vật bậc cao được tìm thấy trong VQG Tràm Chim (MWBP, 2006), chia thành 06 quần xã thực vật chính, trong đó 2 loài năng kim và lúa ma có giá trị bảo tồn cao nhất, bao gồm:

Quần xã Sen (Nelumbo nucifera): Kiểu quần xã này thường xuất hiện ở nơi có đất

thấp như bưng, lung, trấp, vùng đầm lầy gần như ngập nước quanh năm (không khô hẳn vào mùa khô) Đây là những vùng đất thấp trũng có thời gian ngập nước quanh năm hoặc gần như quanh năm nên ít cháy vào mùa khô

Trang 40

Hình 2.2: Quần xã sen tại VQG Tràm Chim

Hội đoàn sen – súng (Nelumbium nelumbo – Nymphaea sp); chủ yếu trên các vùng

đầm lầy ngập nước quanh năm, dọc theo khu trũng thấp của dòng sông cổ

Ngày đăng: 18/04/2015, 20:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] Phòng NCKH&amp;MT (2008), Luận Văn Cây Mai dương, Ban Quản Lý VQG Tràm Chim, Tài liệu lưu hành nội bộ VQG Tràm Chim Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận Văn Cây Mai dương
Tác giả: Phòng NCKH&amp;MT
Năm: 2008
[3] Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2004), Đa Dạng Sinh Học Và Bảo Tồn Thiên Nhiên, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Tp.HCM, 302 Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa Dạng Sinh Học Và Bảo Tồn Thiên Nhiên
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Ẩn
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Tp.HCM
Năm: 2004
[4] Nguyễn Hoàng Minh Hải – Phó Trưởng phòng Nghiên Cứu Khoa Học và Môi Trường - Vườn Quốc Gia Tràm Chim, Quy Trình Làm Nấm Trên Thân Cây Mai dương, Tài liệu lưu hành nội bộ VQG Tràm Chim Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy Trình Làm Nấm Trên Thân Cây Mai dương
[5] Phạm Hoàng Hộ, Cây Cỏ Việt Nam - An Illustrated Flora of Vietnam (1970), Nhà Xuất Bản Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây Cỏ Việt Nam - An Illustrated Flora of Vietnam
Tác giả: Phạm Hoàng Hộ, Cây Cỏ Việt Nam - An Illustrated Flora of Vietnam
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Trẻ
Năm: 1970
[6] Phan Nguyên Hồng (1996), một phần trong chương IV Báo cáo tổng kết đề tài Xây dựng chiến lược Quốc gia quản lý và bảo tồn đất ngập nước – Cục môi trường, bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết đề tài Xây dựng chiến lược Quốc gia quản lý và bảo tồn đất ngập nước –
Tác giả: Phan Nguyên Hồng
Năm: 1996
[7] R. J. Safford, Dương Văn Ni, E. Maltby &amp; Võ Tòng Xuân (chủ biên) (1997), Quản Lý Bền Vững Khu Bảo Tồn Đất Ngập Nước Quốc Gia Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp, Việt Nam. Hội Thảo Về Cân Bằng Giữa Phát Triển Kinh Tế Và Bảo Vệ Môi Trường, Thị Xã Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam, Tháng 9/1996. Viện Nghiên Cứu Môi Trường Royal Holloway, Đại Học Luân Đôn, Anh Quốc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản Lý Bền Vững Khu Bảo Tồn Đất Ngập Nước Quốc Gia Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp, Việt Nam
Tác giả: R. J. Safford, Dương Văn Ni, E. Maltby &amp; Võ Tòng Xuân (chủ biên)
Năm: 1997
[9] Trần Triết (Editor) (2001), Proceedings of the workshop: Conservation and Utilization of Biodiversity Resources of the Ha Tien – Kien Luong Wetlands, Kien Giang Province. Rach Gia, 17 – 19 June 2001. College of Natural Sciences, Vietnam National University – Ho Chi Minh City, Vietnam.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Proceedings of the workshop: Conservation and Utilization of Biodiversity Resources of the Ha Tien – Kien Luong Wetlands, Kien Giang Province. Rach Gia, 17 – 19 June 2001
Tác giả: Trần Triết (Editor)
Năm: 2001
[10] Edward B Barbier, Mike Acreman and Duncan Knowler (1997), Economic valuation of wetlands - A guide for policy makers and planners, Ramsar Convention Bureau Gland, Switzerland Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economic valuation of wetlands - A guide for policy makers and planners
Tác giả: Edward B Barbier, Mike Acreman and Duncan Knowler
Năm: 1997
[12] Mai Trọng Nhuận (Chủ Biên) – Nguyễn Hữu Ninh – Lương Quang Huy – Đỗ Đình Sâm – Trần Hồng Hà – Ngô Cẩm Thanh – Bùi Kim Oanh – Đặng Thuý Nga – Nguyễn Ngọc Sơn – Ngô Quang Dự (4/2003), Economic Valuation Of Demonstration Wetland Sites In Vietnam, Hanoi.Websites Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economic Valuation Of Demonstration Wetland Sites In Vietnam
[17] Giới thiệu về vùng Đồng Tháp Mười.http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93ng_Th%C3%A1p_M%C6%B0%E1%BB%9Di Link
[18] Vườn Quốc Gia Tràm Chim đã kiểm soát được cây Mai dương.http://www.vietnamplus.vn/vqg-tram-chim-da-kiemsoatduoccaymaiduong/215419.vnp [19] Hiện trạng cây Mai dương đang bành trướng Link

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w