0
Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

Bảng 4.5: Diện tích cây Mai dương xâm nhiễm tại phân khu A3 Bảng 4.6: Diện tích cây Mai dương xâm nhiễm tại phân khu A4

Một phần của tài liệu NHẬN DIỆN TÁC ĐỘNG SINH THÁI CỦA LOÀI MAI DƯƠNG (MIMOSA PIGRA L.) ĐẾN HỆ SINH THÁI VQG TRÀM CHIM (Trang 62 -62 )

Năm 1986, loài Sếu đầu đỏ được tái phát hiện ở Tràm Chim.

Năm 1991, Tràm Chim trở thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tràm Chim cấp tỉnh, nhằm bảo tồn loài Sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii).

Năm 1994, nơi đây trở thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tràm Chim cấp Quốc gia, theo Quyết định số 47/TTg ngày 2 tháng 2 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 1998, nơi đây trở thành VQG Tràm Chim theo Quyết định số 253/1998/QĐ- TTg, ngày 29 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ.

2.7.1.2. Chức năng

 Bảo tồn hệ sinh thái ĐNN đặc trưng của vùng ĐTM;

 Bảo vệ khu vực di trú cho các loài chim nước di cư, đặc biệt là loài chim Sếu (Grus antigone);

 Bảo tồn các loài động - thực vật bản địa, các nguồn gen quý hiếm;

 Duy trì những điều kiện thích hợp cho việc nghiên cứu môi trường tự nhiên và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

2.7.2. Điều kiện tự nhiên

2.7.2.1. Vị trí địa lý

VQG Tràm Chim nằm trong vùng ĐTM, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Toạ độ địa lý: 10037’ – 10046’ độ vĩ Bắc

105028’ - 105036’ độ kinh Đông

Cách sông MeKong 25km về phía Tây, gần biên giới Việt Nam – Campuchia;

Thuộc địa phận 5 xã: Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sinh Và Thị Trấn Tràm Chim, Huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp.

Hình 3.1: Bản đồ vị trí nghiên cứu VQG Tràm Chim.

2.7.2.2. Đặc điểm địa hình

Tràm Chim nằm trong vùng lòng sông cổ, thuộc đồng bồi trẻ, đồng lũ kín và thấp. Vùng này xa xưa tồn tại một lòng sông cổ và bị bồi lấp dần qua thời gian, mà dấu vết còn lại hiện nay là các rạch và vùng trũng thấp tự nhiên (Dự án VQG Tràm Chim, 1998).

Tuy nằm trong vùng đồng bồi thấp, nhưng do gần với sông Tiền và nằm trên lòng sông cổ nên địa hình khu Tràm Chim không thật sự bằng phẳng và đồng nhất. Sự khác biệt về cao độ tạo ra tình trạng khác biệt về độ ngập và thời gian ngập, có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái ĐNN của VQG Tràm Chim. (Trần Triết và cộng sự, 2002).

Nói chung là thấp trũng, nơi cao nhất là 2.3 m, nơi thấp nhất là 0.4 m (so với mực nước biển Tây Nam Bộ).

Những vùng trũng chiếm 152 ha Những vùng gò cao chiếm 194 ha Vùng phẳng chiếm 5.858 ha

2.7.2.3. Đặc điểm thổ nhưỡng

a. Trầm tích

Khu vực VQG Tràm Chim được hình thành trên hai nền trầm tích Pleistocen và Holocen:

Trầm tích Pleistocen

- Trầm tích biển gió (mvQiv2-3). Trầm tích mang nhiều vật liệu thô (quartz) tạo

thành những gò cao trong vùng ĐTM.

- Trầm tích biển (mQiii2). Cùng với trầm tích biển gió, trầm tích biển cũng thuộc Pleistocen, và chiếm diện tích khoảng 1.158 ha.

Trầm tích Holocen

- Trầm tích đầm lầy-biển (bmQiv2-3), chứa nhiều khoáng pyrit (FeS2 đây là nguồn vật liệu góp phần hình thành nên đất phèn tiềm tàng (sulfaquents).

- Trầm tích lòng sông cổ (ab2Qiv2-3), đây là những con sông chết và được bồi đấp bở những vật liệu mới, chứa nhiều chất hữu cơ, thịt và sét.

- Trầm tích proluvi (pQiv2-3), chủ yếu là vật liệu lắng tụ từ xói mòn.

b. Đất

Nhóm đất cát cổ (Aeric tropaquults), được hình thành thông qua quá trình phong hóa trầm tích Pleistocene chiếm diện tích khoảng 154 ha

Đất xám điển hình (Typic tropaquults) chiếm khoảng 476 ha Đất xám đọng mùn (Humic tropaquults) chiếm khoảng 274 ha

Các nhóm đất dốc tụ trên nền trầm tích Proluvi chiếm diện tích khoảng 1.559 ha Các nhóm Đất phù sa có nên phèn: Trầm tích sông - biển (amQiv2-3) chồng lên lớp trầm tích đầm lầy - biển (bmQiv2-3) hình thành những vạt đất phù sa có tầng sinh phèn

(sulfidic) (sulfic Tropaquents, sulfic Tropaquepts, sulfic Hydraquents) và đất phù sa có tầng phèn (sulfuric) chứa các khoáng jarosite.

Đất phèn hoạt động (Sulfaquepts), hình thành từ nền trầm tích đầm lầy biển (bmQiv2-3), phân bố nhiều nhất tại khu A5.

Độ chua của đất: pH chỉ khoảng từ 2.0 – 3.2.

2.7.2.4. Đặc điểm khí hậu

a. Nhiệt độ: Nhiệt độ ở đây cao quanh năm và tương đối ít biến động, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27°C, nhiệt độ thấp hơn khoảng 1-2°C vào cuối mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 2) và tăng lên khoảng 1-2°C vào các tháng cuối mùa khô, đầu mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 6). Nhiệt độ cao nhất là 37°C vào tháng tư và thấp nhất là khoảng 16°C.

b. Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm duy trì trong khoảng 82 - 83%. Độ ẩm cao nhất có thể lên đến 100% và thấp nhất là 35-40%.

c. Chế độ gió: Từ tháng 5 đến tháng 11, hướng gió thịnh hành ở vùng này là hướng Tây–Nam, tốc độ gió trung bình là 3 m/s mang theo nhiều hơi nước và gây mưa. Từ tháng 12 đến tháng 4 có gió Đông–Bắc, tốc độ gió trung bình khoảng 2 m/s. Bão hầu như không ảnh hưởng đến Tràm Chim và vì thế, gió với tốc độ lớn trong cơn mưa chưa từng xảy ra.

d. Lượng mưa: Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trung bình khoảng 1.650 mm/năm. Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, hơn 90% lượng mưa tập trung vào khoảng thời gian này. Trong khi đó, tháng 1, 2, 3 lại là những tháng khô hạn nhất, thời tiết hầu như không có mưa. Số ngày mưa trung bình đo được tại VQG Tràm Chim khoảng 110-160 ngày/năm.

Như vậy: Lượng mưa ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và biến đổi của các hệ sinh thái ĐNN. Trong mùa mưa, mưa lớn thường kéo dài hàng tuần vào tháng 7 và tháng 8 đã gây nên hiện tượng lan truyền nước chua cho toàn khu vực làm cho các loài sinh vật đặc biệt là các loài phù du động thực vật và cá có thể chết rất nhiều và có thể làm ngừng sự

sinh trưởng của các loài thực vật. Mùa mưa thường ngừng đột ngột, nước rút đi nhanh, mặt đất nhanh chóng bị trơ ra nắng, các quá trinh sinh hóa diễn ra nhanh ở trong các tầng đất, đất nứt nẻ và các loại độc tố trong đất theo các mao quản lên tầng trên cũng gây hai cho đời sống của sinh vật ở các vùng này.

2.7.2.5. Đặc điểm thủy văn

VQG Tràm Chim chịu ảnh hưởng thủy văn của vùng châu thổ sông MeKong, nhận nguồn nước trực tiếp từ sông Mekong thông qua hệ thống kinh thủy lợi như kênh Hồng Ngự–Long An, Đồng Tiến, An Hòa và Phú Hiệp.

Vào mùa khô, khi nguồn nước mưa chấm dứt, nước từ sông MeKong lan truyền vào sâu trong đồng rất khó khăn. Nước từ trên biển Đông theo sông Mekong và Vàm Cỏ ngược lên phía Tây ảnh hưởng đến chất lượng nước ở khu vực này. Biên độ dao động của mực nước triều trong các kênh rạch vào khoảng 20 – 30 cm. Mực nước triều có thể đạt đến độ cao tuyệt đối là 50cm, nhưng luôn luôn thấp hơn mặt đất trong đồng. Năng lượng triều và năng lượng chênh lệch mực nước triều ở các vị trí khác nhau rất nhỏ. Lưu lượng dòng chảy ít đạt 10m3/s. Lưu lượng nước triều ở nơi tiếp giáp giữa 2 luồng nước triều là rất nhỏ.

Vào mùa lũ (đầu tháng 5 và tháng 6), nước mưa cùng với nước lũ sông Mekong và Campuchia bắt đầu tác động vào khu vực này. Mực nước tăng dần lên vào khoảng tháng 8, nước bắt đầu chảy qua những chỗ đê thấp, chảy vào những vùng đất trống tạo nên thành hồ lớn mênh mông, những dạng cây trên cồn đất cao còn lại như những đảo nhỏ giữa biển khơi rộng lớn. Thời gian và mức độ ngập nước ở đây phụ thuộc vào nước lũ ở sông MeKong.

Tương ứng với 2 mùa mưa và khô chế độ thủy văn được phân thành 2 mùa rõ rệt: - Từ tháng 2 đến tháng 5: mực nước bình quân cao nhất trên kênh rạch luôn luôn thấp hơn so với cao trình mặt đất thấp nhất trong đồng

- Từ tháng 9 đến tháng 12: mực nước thấp nhất hàng tháng trên kênh rạch luôn luôn cao hơn mặt đất nơi cao nhất trong đồng

VQG Tràm Chim được chia thành 5 vùng quản lý khác nhau, mỗi khu vực được bao bọc xung quanh bởi hệ thống kênh và đê với tổng chiều dài lên đến 59 km. Mực nước bên trong vườn quốc gia được điều tiết thông qua hệ thống cống và cửa xả nằm ở các bờ bao xung quanh.

Ở Tràm Chim, nước phèn chua là yếu tố quan trọng nhất chi phối chất lượng nước ở khu vực này. Vào đầu mùa mưa, nước mang acide từ các khe nứt và các mao quản ở các tầng sinh phèn trong đất chảy ra toàn khu vực. Trong điều kiện địa hình trống, khó thoát nước tạo nên sự tồn đọng nước chua ở các khu vực khác nhau. Nước chua với hàm lượng cation Fe, Al cao gây thiệt hại đối với đời sống sinh vật, làm nghèo môi trường thủy sinh từ tháng 8 trở đi, nước mưa và nước ngọt từ sông MeKong đổ về chảy vào khu vực làm loãng nồng độ acid và đẩy lượng nước chua trong đồng, kênh rạch ra biển, làm cho lượng độc tố trong đất và nước giảm đi.

2.7.3. Đa dạng sinh học

2.7.3.1. Hệ sinh thái động vật

a. Động vật đáy: Có 21 loài động vật đáy thuộc 5 lớp của 3 ngành. Trong đó ngành Mollusca chiếm ưu thế về thành phần loài gồm lớp Gastropoda 3 loài ( 14.3%), lớp Bivalvia 6 loài ( 28.6%), Annelida 3 loài (14.3%), Insecta 5 loài (23.8%)

b. Động vật nổi: Gồm 72 loài khác nhau thuộc 5 ngành: Ngành Protozoa 4 loài (5%); ngành Nemathelmintes 21 loài (29%); ngành Annelida 1 loài (1.5%); ngành Malleusca 1 loài (1.5%); ngành Arthropoda 45 loài (63%). Số lượng động vật nổi thay đổi rất lớn qua các tháng cuối mùa mưa và trong mùa khô

c. Cá: có 50 loài cá khác nhau ở VQG Tràm Chim. Trong đó : Họ Cyprinidea chiếm số loài nhiều nhất 14 loài (38.88%); Họ Bagridea chiếm 5 loài (13.9%); các họ Mastacembelidac và Cobitidac mỗi họ có 3 loài chiếm 5.6%. Còn các họ khác mỗi họ chỉ có 1 loài (2.8%). Trong số các loài kể trên, Notopterus là loài có số lượng cá thể nhiều nhất. Có khi đạt đến 98.59% về số lượng và 85% về trọng lượng.Trong tổng số các loài được thống kê có 8 loài cá có giá trị thương mại cao.

d. Động vật hoang dại và chim: Hệ động vật không xương sống rất giàu có, các nhóm chính thuộc Arthropoda, Insecta, Coleoptera, Orthoptera, Diptera. Hệ sinh thái VQG Tràm Chim có 6 loài ếch nhái, 13 loài bò sát, 5 loài chuột. Trong VQG Tràm Chim có khoảng 198 loài chim với 16 loài quý hiếm.

2.7.3.2. Hệ sinh thái thực vật

Với các yếu tố tự nhiên: trầm tích, địa mạo, và đặc tính đất khá đa dạng, từ đất xám, phát triển trên nền trầm tích cổ Pleistocen, đến những nhóm đất phù sa mới và đất phèn phát triển trên trầm tích trẻ Holocen đã góp phần làm đa dạng các quần xã thực vật tự nhiên.

a. Thực vật nổi: Gồm 106 loài, trong đó ngành tảo lục Chlorophyta chiếm ưu với 52 loài khác nhau (chiếm 49.05%), tiếp đó là tảo mắt Euglenophyta 21 loài, tảo Silic 20 loài. Trong ngành tảo lam có Microcysticeae noginosn là loài có khả năng tiết độc tố gây hại cho các loài cá và một số loài thủy sinh khác.

b. Thực vật bậc cao: Kết quả khảo sát từ 2005–2006 ghi nhận được 130 loài thực vật, phân bố đơn thuần cũng như xen kẻ với nhau tạo thành những quần xã thực vật đặc trưng của vùng ĐNN ĐTM, với 6 quần xã thực vật chính bao gồm:

- Quần xã Sen (Nelumbo nucifera) phát triển nơi đất thấp như bưng, lung hoặc vùng đầm lầy gần như ngập nước quanh năm (không khô hẳn vào mùa khô).

- Quần xã Lúa ma (Ozyza latifolia) là kiểu sinh cảnh độc đáo của vùng đồng bằng ngập nước theo mùa. Quần xã này phát triển nơi có địa hình cao trung bình.

- Quần xã Cỏ ống (Panicum repens) xuất hiện ở những nơi có độ cao khác nhau nhưng phổ biến và chiếm ưu thế ở những nơi đất cao. Ở những gò cao, độ che phủ của cỏ ống chiếm 90%, nơi đất thấp cỏ ống mọc thành từng đám (chiếm khoảng 50% diện tích chung) xen kẽ với mặt nước.

- Quần xã Năng (Eleocharis dulcis) xuất hiện ở những nơi có độ cao trung bình. Năng ống có ưu thế cao nhất (45-50%), kế đến là cỏ ống hoặc năng kim (tùy theo vùng), các loài khác như cỏ chỉ, lúa ma, mồm mốc chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.

- Quần xã Mồm mốc (Ischaemum rugosum) thường xuất hiện ở những nơi có độ cao trung bình.

- Quần xã rừng tràm (Melaleuca cajeputi) là loài chiếm ưu thế của vùng đầm lầy ngập nước, là thảm thực vật thân gỗ có diện tích lớn nhất.

2.7.4. Đặc điểm về điều kiện kinh tế xã hội

2.7.4.1. Vị trí, diện tích, phạm vi, ranh giới của huyện Tam Nông

Tam Nông là huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp, phía Bắc giáp các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, phía Nam giáp với huyện Thanh Bình, phía Đông giáp huyện Tháp Mười, huyện Cao Lãnh và tỉnh Long An, phía Tây giáp huyện Hồng Ngự và Thanh Bình.

Huyện có vị trí nằm ở trung tâm khu vực phía Bắc tỉnh, có đoạn sông Tiền và quốc lộ 30 đi qua và có mạng lưới giao thông thuỷ bộ phân bố đều khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hoá và phát triển kinh tế.

Huyện Tam Nông có diện tích tự nhiên 47.432 ha chiếm 14% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

2.7.4.2. Hiện trạng các đơn vị hành chính, dân số, dân tộc

- Huyện Tam Nông có 13 đơn vị hành chính, gồm 12 xã: Tân Công Sính, Phú Thọ, Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Ninh, Phú Hiệp, Phú Đức, Phú Cường, Hòa Bình, An Long, An Hòa và 1 thị trấn Tràm Chim. Tổng số có 53 ấp.

- Dân số toàn huyện năm 2011 có 105.277 người với 26.732 hộ (bình quân 4 nhân khẩu/hộ), trong đó nam là 52.496 người nữ là 52.781 người.

- Mật độ dân số: 222 người/km2. Mật độ dân số cao nhất là ở thị trấn Tràm Chim (835 người/km2). Mật độ dân số thấp nhất là xã Tân Công Sính (76 người/km2). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2011 là 1.13%

- Phần lớn dân cư sống ở huyện Tam Nông là người Kinh. Các dân tộc khác là người Việt gốc Hoa và người Khmer.

Bảng 3.1: Thống kê diện tích và dân số huyện Tam Nông năm 2011 TT Xã – Thị Trấn Số Ấp DTTN (km2) Số hộ Số dân (người) Trong đó MĐDS (người/km2) Nam Nữ Toàn Huyện 53 474,3 26.732 105.27 7 52.496 52.781 222 1 TT Tràm Chim 5 12,3 2.702 10.267 5.130 5.137 835 2 Xã Phú Thọ 5 63,6 2.738 10.946 5.576 5.370 172 3 Xã Phú Đức 3 51,7 1.978 7.968 4.032 3.936 154 4 Xã Tân Công Sính 4 77,4 1.604 5.882 2.925 2.957 76 5 Xã Phú Thành B 4 51,6 1.135 4.572 2.316 2.256 89 6 Xã Phú Hiệp 4 50,7 2.114 8.137 4.072 4.065 160 7 Xã An Hoà 4 26,3 2.576 10.167 4.980 5.187 387 8 Xã An Long 5 18,5 3.372 13.452 6.615 6.837 727 9 Xã Phú Ninh 3 15,3 2.071 8.269 4.095 4.174 540 10 Xã Phú Thành A 6 21,6 2.941 11.737 5.858 5.879 543 11 Xã Phú Cường 5 53,2 2.295 9.167 4.550 4.617 172 12 Xã Hoà Bình 5 32,1 1.206 4.713 2.347 2.366 147

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tam Nông, năm 2011)

2.7.4.3. Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu do VQG Tràm Chim cung cấp, hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của huyện Tam Nông như sau:

c. Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Tam Nông: 47.432 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp chiếm 89.4%. Trong đó:

- Đất trồng lúa nước chiếm 79.8% - Đất rừng đặc dụng chiếm 17.8%

- Đất trồng cây lâu năm chiếm 1.3% - Đất rừng sản xuất chiếm 0.8% - Đất nuôi thủy sản chiếm 0.3%

Đất phi nông nghiệp chiếm 10.6%

d. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp - Hộ gia đình, cá nhân: 84.5% - Các tổ chức kinh tế xã hội: 15.4%

- UBND xã: 0.1%

2.7.4.4. Tình hình dân cư các xã và các ấp giáp ranh VQG Tràm Chim

f. Tình hình dân số

VQG Tràm Chim nằm giáp ranh với 5 xã: Phú Thọ, Phú Đức, Phú Hiệp, Tân Công Sính, Phú Thành B và 1 thị trấn Tràm Chim. Hiện trạng dân số năm 2011 của các đơn vị hành chính này như sau:

Bảng 3.2: Hiện trạng dân số năm 2011 của các đơn vị hành chính giáp ranh VQG Tràm Chim

T

T Tên xã, thị trấn Số ấp DTTN(km2) Số hộ (người)Số dân (người/kmMĐDS 2)

1 Thị trấn Tràm Chim 5 12,3 2.702 10.267 835 2 Xã Phú Thọ 5 63,6 2.738 10.946 172 3 Xã Phú Đức 3 51,7 1.978 7.968 154

Một phần của tài liệu NHẬN DIỆN TÁC ĐỘNG SINH THÁI CỦA LOÀI MAI DƯƠNG (MIMOSA PIGRA L.) ĐẾN HỆ SINH THÁI VQG TRÀM CHIM (Trang 62 -62 )

×