1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

XOA YẾU KÉM

9 147 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

CHUYÊN ĐỀ “ XOÁ YẾU KÉM” I/ LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ : Theo nhận đònh của giáo viên trong tổ chuyên môn KHTN thì chất lượng học sinh trong các môn học Vật lý, Hoá học, Sinh học có chiều hướng suy giảmnhiều. Cho dù chúng ta đã thực hiện việc đổi mới chương trình. Một phần nguyên nhân là do phân phối chương trình đối với các môn nêu trên không hợp lý cụ thể là chưa có những tiết bài tập cụ thể để cho học sinh làm quen và đi sâu nghiên cứu về bài học thông qua những bài tập.Vì vậy tỉ lệ học sinh yếu kém ngày càng tăng. Đây cũng là lý do mà tổ chuyên môn chúng tôi chọn chuyên đề này để áp dụng trong quá trình giảng dạy. II/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ : Trong quá trình học tập thì đa số học sinh cho thấy sự chểnh mảng trong việc tiếp thu và học tập các môn : Vật lý, Hoá học, Sinh học. Vì theo tâm lí học sinh thì đối với môn học như Vật lý và môn Sinh học chương trình lớp 6,7 tương đối nhẹ,có nhiều câu hỏi và bài tập khá đơn giản do đó trong tiết học các em chỉ chú ý một phần cho có lệ, khi về nhà các em không làm các bài tập ở nhà do đó kiến thức của các em cứ theo thời gian của các tiết học mà mất dần đi hoặc hay như môn hoá học thì do một phần là thiếu nhiều dụng cụ nhất là các thí nghiệm thực hành và theo nhận đònh của học sinh là do các bài tập hóc học rất khó và một phần nữa là do sự đơn điệu của các giáo viên điều khiển trong các tiết học làm cho học sinh mất dần hứng thú học tập.Một phần nữa là trong quá trình học tập ở nhà các em không tập trung và không được sự quan tâm đúng mực của phụ huynh cho nên các em mất dần căn bản. Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để giảm hẳn tình trạng học sinh yếu kém trong các môn học mà mình phụ trách khiến toàn bộ giáo viên trong tổ chuyên môn chung tôi băn khoăn suy nghó. Với sự lựa chọn chuyên đề “ Xoá yếu kém” là mục đích của tổ KHTN. • Về phía giáo viên : THỰC HIỆN : TỔ KHTN TRƯỜNG THCS AN BÌNH TRANG1 CHUYÊN ĐỀ “ XOÁ YẾU KÉM” Những năm qua chúng ta giảng dạy với mục đích hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu, khám phá những hiện tượng, sự kiện khoa học xảy ra quanh mình, giải thích được các hiện tượng này thông qua kiến thức mà giáo viên đã truyền đạt. Vận dụng kiến thức cho học sinh áp dụng vào thực tế cuộc sống. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một vấn đề là người giáo viên kể từ khi thực hiện việc đổi mới chương trình luôn e ngại một việc là không đủ thời gian thực hiện hết nội dung của bài học nên chưa chú ý đến tình hình học tập của học sinh trong tiết học của mình. • Về phía học sinh Tạo ra sự hưng phấn trong tiết học và học sinh có thể phát huy hết khả năng của mình về học tập và tìm hiểu các môn khoa học liên quan đến các hiện tượng diễn ra trong tự nhiên là điều cần quan tâm. Học sinh luôn gặp phải một số những rắc rối sau: + Sự lo lắng : Đây chính là điều học sinh luôn gặp phải khi giải các bài tập. Sự lo lắng này thường làm cho học sinh thiếu tự tin khi gặp phải những dạng bài tập mà mình có thể giải quyết dễ dàng nhưng lại không tin tưởng vào kiến thức và cách làm bài của mình + Sự e ngại: L điều mà học sinh thường gặp phải khi gặp khó khăn trong khi làm bài không dám hỏi thầy hoặc hỏi bạn. Không dám phát biểu những điều mình suy nghó trước lớp. Chính những rắc rối này mà lâu dần học sinh mất dần khả năng học tập của mình và cũng từ đấy học sinh dần từ trung bình sa sút thành yếu kém. III/ HƯỚNG GIẢI QUYẾT : 1. Tổ chức tiết học hiệu quả và sinh động : Một trong những yếu tố quan trọng để xoá hết tình trạng yếu, kém trong học sinh là phải tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực trong một tiết học, người giáo viên là người đạo diễn luôn tạo ra các THỰC HIỆN : TỔ KHTN TRƯỜNG THCS AN BÌNH TRANG2 CHUYÊN ĐỀ “ XOÁ YẾU KÉM” tình huống có vấn đề , tổ chức quá trình giải quyết các vấn đề để tăng cường sự tích cực của học sinh. Nhất thiết phải sử dụng lồng ghép các phương pháp phù hợp để giải quyết những thực trạng nói trên. Việc chia học sinh thành nhiều nhóm cũng là một cách giải quyết giúp các học sinh bớt đi sự lo lắng, e ngại của mình khi phải phát biểu trước lớp hay giải quyết một bài tập. Học sinh có cơ hội hoạt động tập thể theo nhóm của mình, được phát biểu những ý kiến của mình về những vấn đề trong bài học bài học, những ý kiến giải thích của mình về các sự kiệân, các hiện tượng của bài học hay do giáo viên đưa ra.Lúc đầu có thể học sinh chưa quen nhưng về sau thì học sinh có thể tự tin hơn để rồi các em tham gia các hoạt động một cách thường xuyên hơn và người giáo viên lúc này chỉ là người giám sát, động viên các em và sửa lỗi cho các em . Với các câu hỏi trong tiết học giáo viên luôn bố trí sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Sao cho từ những học sinh khá, giỏi đến những học sinh yếu, kém luôn bò cuốn hút vào bài học một cách thích thú dần tạo ra cho học sinh tính tự giác trong học tập. Với tiết học này thì phần vào bài là một ý rất quan trọng để thu hút học sinh tập trung vào bài học. Giáo viên lấy các câu truyện cười hay các câu truyện dân gian. Ví dụ : Để vào bài “Sự tạo thành ảnh qua gương phẳng” môn Vật lý 7 ta có thể lấy mẩu truyện “Con Hổ và con Thỏ” Trong các tiết học giáo viên cũng thực hiện các thí nghiệm để tạo ra tiết học sôi động và hứng thú hơn. Đối với việc đổi mới chương trình giảng dạy thì khi đưa thí nghiệm vào tiết dạy là rất cần thiết bởi vì học sinh cần thông qua các thí nghiệm mà lónh hội các kiến thức mới và cũng nhờ các thí nghiệm này mà học sinh vận dụng dễ dàng vào cuộc sống vì đây cũng chỉ là các thí nghiệm đơn THỰC HIỆN : TỔ KHTN TRƯỜNG THCS AN BÌNH TRANG3 CHUYÊN ĐỀ “ XOÁ YẾU KÉM” giản và có những thí nghiệm mà học sinh có thể tự làm được bằng các dụng cụ hay vật dụng ở nhà bỏ đi. Đó chính là những bài học hữu ích mà học sinh thu nhận được nó không chỉ tạo ra hứng thú cho học sinh mà nó còn tạo ra cho học sinh yêu thích việc tìm hiểu các môn khoa học. Đối với tiết học sinh động thì giáo viên tạo ra cảm giác thoải mái, vui tươi cho học sinh bằng các câu truyện vui có liên quan đến bài học hay các câu hỏi, những thắc mắc về các hiện tượng tự nhiên thường xảy ra để cho học sinh tập trung vào bài học nhiều hơn. 2. Tổ chức việc ôn tập tổng kết chương . Đây là quá trình ôn tập, hệ thống hoá kiến thức của học sinh,giáo viên luôn chú ý từ lúc chuẩn bò đến lúc hoàn thành luôn đảm bảo vai trò chủ đạo của người thầy, vai trò chủ động tích cực của học sinh. Giáo viên chuẩn bò trước và nhắc nhở học sinh cần chuẩn bò trước ở nhà những kiến thức cần thiết để việc ôn tập tổng kết đạt kết quả tốt vì lượng kiến thức của một chương học là rất nhiều. Giáo viên lập ra hệ thống câu hỏi và bài tập về những vấn đề cơ bản cần ôn tập và tổng kết rồi giao cho học sinh chuẩn bò trước ở nhà. Giáo viên chuẩn bò thêm cho tiết ôn tập tổng kết một số tranh ảnh, một số tài liệu minh họa,những mẩu chuyện khoa học, tiểu sử của các nhà khoa học, . Đặc biệt cần phải chuẩn bò một sơ đồ tổng kết để dựa vào đó sẽ hướng dẫn học sinh tổng kết trong giờ học. Ví dụ : tranh ảnh, tiểu sử : nhà vật lý học , nhà hoá học, nhà sinh vật học. Giáo viên chú ý kiểm tra sự chuẩn bò cho bài ôn tập của học sinh. Sau đó nêu lại câu hỏi để học sinh trả lời, hướng dẫn cả lớp phân tích câu hỏi và câu trả lời, tóm tắt lại, củng cố thêm, uốn nắn những chỗ sai cho học sinh. Bổ sung những kiến thức, ý kiến có tác dụng giáo dục tư tưởng, rèn luyện tư duy, giáo dục kỹ thuật tổng hợp. THỰC HIỆN : TỔ KHTN TRƯỜNG THCS AN BÌNH TRANG4 CHUYÊN ĐỀ “ XOÁ YẾU KÉM” Lôi cuốn cả lớp vào tham gia xây dựng bản tổng kết, cho cả lớp giải một số bài tập có tính chất tổng hợp nhằm củng cố những kiến thức đã tổng kết, rồi đưa thêm một số bài tập, câu hỏi cho học sinh về nhà làm. Các bài tập khi ôn tập tổng kết thường là các bài tập liên quan đến thực tế cuộc sống, các hiện tượng, sự việc xảy ra thường ngày sẽ cuốn hút học sinh hơn. Kiểm tra, nhắc nhở học sinh ghi lại bản sơ đồ tổng kết để thuận lợi cho việc ôn tập thường xuyên, ôn tập khi kiểm tra và tổng kết cuối năm. 3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh . Việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập là một phương thức giúp học sinh hoạt động nhiều hơn trong việc vận dụng kiến thức đã thu thập được trong quá trình học tập . Qua đó học sinh hiểu rõ về những kiến thức của mình. Thông qua kết quả kiểm tra mà học sinh cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn. Tuy nhiên khi thực hiện kiểm tra thì đề bài không quá khó và có liên hệ đến các bài học và giải thích các hiện tượng, sự việc xảy ra trong thực tế sẽ cuốn hút học sinh vào bài kiểm tra và học sinh có niềm vui thích với tiết kiểm tra. IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC. Trong năm học 2004-2005 khi chúng tôi áp dụng chuyên đề này thì kết quả cho thấy là rất khả quan. Đầu năm khi tiếp nhận giảng dạy thì số lượng học sinh yếu kém trong các phân môn chúng tôi giảng dạy là khá cao. Nhưng khi áp dụng chuyên đề thì số lượng học sinh yếu kém giảm so với đầu năm. Dưới đây là bảng so sánh kết quả của việc áp dụng chuyên đề : THỰC HIỆN : TỔ KHTN TRƯỜNG THCS AN BÌNH TRANG5 CHUYÊN ĐỀ “ XOÁ YẾU KÉM” Khối Kết quả đầu năm Kết quả cuối HKI 6 12 4 7 26 14 8 47 22 9 22 11 Tổng 107/1161 55/1155 V/ KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ . Để nâng cao chất lượng của học sinh bộ GD&ĐT đã thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng tích cực cùng với việc cung cấp đầy đủ các thiết bò cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy. Ban giám hiệu trường cùng ban lãnh đạo Phòng GD&ĐT đã sắp xếp cử những giáo viên đi học để thực hiện việc thay sách và phương pháp giảng dạy. Bên cạnh đó nhà trường cùng với hội PHHS đã đầu tư cho giáo viên trong việc tự làm ĐDDH để khắc phục khó khăn trong việc giảng dạy và nâng cao chất lượng học tập của học sinh Tập thể giáo viên tổ chuyên môn KHTN cố gắng phấn đấu cùng nhà trường thực hiện giảm và xoá dần tình trạng học sinh yếu kém trong nhà trường trang bò cho những “Chủ nhân tương lai” của đất nước nền tri thức vững vàng để dựng xây đất nước. Trên đây là tổng hợp của tổ KHTN đóng góp, xây dựng chuyên đề này. Do tập thể tổ chuyên môn chúng tôi gồm những giáo viên trẻ còn ít kinh nghiệm trong quá trình công tác nên khi thực hiện chuyên đề này còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo cấp trên để chúng tôi ngày một hoàn thiện hơn . Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. THỰC HIỆN : TỔ KHTN TRƯỜNG THCS AN BÌNH TRANG6 CHUYÊN ĐỀ “ XOÁ YẾU KÉM” An Bình, ngày2 tháng 3 năm 2005 Thực hiện chuyên đề Tập thể giáo viên tổ KHTN. Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG THỰC HIỆN : TỔ KHTN TRƯỜNG THCS AN BÌNH TRANG7 CHUYÊN ĐỀ “ XOÁ YẾU KÉM” Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA LÃNH ĐẠO PHÒNG GD&ĐT THỰC HIỆN : TỔ KHTN TRƯỜNG THCS AN BÌNH TRANG8 CHUYÊN ĐỀ “ XOÁ YẾU KÉM” MỤC LỤC I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ trang 1 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ trang 2 III. HƯỚNG GIẢI QUYẾT trang 2 1. Tổ chức tiết học hiệu quả và sinh động trang 2 2. Tổ chức việc ôn tập tổng kết chương trang 4 3. Tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh trang 5 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC trang 5 V. KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ trang 6 THỰC HIỆN : TỔ KHTN TRƯỜNG THCS AN BÌNH TRANG9 . trung bình sa sút thành yếu kém. III/ HƯỚNG GIẢI QUYẾT : 1. Tổ chức tiết học hiệu quả và sinh động : Một trong những yếu tố quan trọng để xoá hết tình trạng yếu, kém trong học sinh là phải. tình trạng học sinh yếu kém trong các môn học mà mình phụ trách khiến toàn bộ giáo viên trong tổ chuyên môn chung tôi băn khoăn suy nghó. Với sự lựa chọn chuyên đề “ Xoá yếu kém là mục đích. tiếp nhận giảng dạy thì số lượng học sinh yếu kém trong các phân môn chúng tôi giảng dạy là khá cao. Nhưng khi áp dụng chuyên đề thì số lượng học sinh yếu kém giảm so với đầu năm. Dưới đây là

Ngày đăng: 18/04/2015, 18:00

Xem thêm: XOA YẾU KÉM

w