Những ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức tối quá trình cải tạo của trẻ vị thành niên phạm pháp trong trường giáo dưỡng.. Trong khuôn khổ của một báo kiến tập, tôi chỉ tập trung đi s
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN I - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I.Lí do chọn đề tài.
II.Mục đích nghiên cứu.
III.Nhiệm vụ nghiên cứu.
IV.Đối tượng-khách thể và vi nghiên cứu.
V.Giả thiết nghiên cứu.
VI.Phương pháp nghiên cứu.
PHẦN II - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I - Một số vấn đề lí luận cơ bản
I.Tìm hiểu các khái niệm
1.Khái niệm hóa
2.Khái niệm nhóm không chính thức
3.Khái niệm tội phạm
4.Khái niệm trẻ vị thành niên và trẻ thành niên phạm pháp
II Tìm hiểu về quá trình cải tạo của người phạm tội nói chung và quá trình cải tạo của trẻ vị thành niên phạm pháp nối riêng
1.Quá trình cải tạo của người phạm tội
Trang 22.Quá trình cải tạo của trẻ vị thành niên tại trường giáo dưỡng.
Chương II - Kết quả nghiên cứu thực tiễn.
I Tìm hiểu về bản thân và nhóm bạn không chính thức của trẻ vị thành niên phạm pháp tại trường giáo dưỡng.
1.Thực trạng của nhóm bạn không chính thức trong trường
2.Trình độ của trẻ vị thành niên phạm pháp
3.Nơi cư trú của trẻ vị thành niên phạm pháp
II Những ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức tối quá trình cải tạo của trẻ vị thành niên phạm pháp trong trường giáo dưỡng.
1 Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức tới sự tuân thủ kỷ luậtcủa trường
2 Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức tới tham gia của các emvào hoạt động ,phong trào của trường
3 Ảnh của nhóm bạn không chính thức tới sự phấn đấu vươn lên tronghọc tập và vươn lên trong học tập và lao động của các em
III Những nhận thức của các em sau khi vào trường giáo dưỡng.
Chương III - Kết luận và kiến nghị.
I Kết luận.
II Kiến nghị.
Trang 3
LỜI NÓI ĐẦU
"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai "
Vâng, trẻ em là tương lai của đất nước, là thế hệ sẽ tiếp nhận thế giới này
từ tay của chúng ta Những thế giới nay sẽ đi về đâu khi mà trong nhữngnăm gần đây, tình trạng phạm pháp ở trẻ vị thành niên ngày càng gia tăng
Tại sao lại xảy ra tình trạng này? Thực sự chúng ta đã quan tâm tới vấn
đề này chưa? Có rất nhiều nhà khoa học, nhiều nghành khoa học nh: Tâm
lý học, Xã hội học… Với nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu về nguyênnhân dẫn tới tình trạng phạm tội của trẻ vị thành niên Họ đã tìm ra nhiềuphương thức để ngăn chặn vấn đề này và một trong những cách thức mà họđưa ra là phải giáo dục cải tạo lại những em đã lơ bước vài con đườngphạm pháp để đưa các em trở lại với cuộc sống bình thường
Trong khuôn khổ của một báo kiến tập, tôi chỉ tập trung đi sâu và tìmhiểu một khía cạnh nhỏ, đó là ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thứctới quá trình cải taọ của trẻ vị thành niên pháp tại trường giáo dưỡng
Nhân đây cũng xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn tập tình của thầygiáo Nguyễn Hồi Loan, tập thể ban giám hiệu trường giáo dưỡng số II -Ninh bình và toàn thể các bạn học sinh trong trường đã giúp chúng tôI hoànthành tốt đề tài này
Trang 4
PHẦN I - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I lÝ do chọn đề tàI:
Trẻ em, đó là tương lai của đất nước, giáo dục đào tạo thế hệ trẻ lànhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mọi quốc gia Nhưng hiện nay, ở nước
ta còng nh ở trên thế giới, tình trạng trẻ em vị thành niên phạm pháp đang
có xu hướng ngày càng gia tăng về cả số lượng và hình thức phạm tội ngàycàng nguy hiểm
Theo số liệu báo cáo của bộ tư pháp được trình bày tại hội nghị tư vấnkhu vực Đông Nam á và Thái Bình Dương về công ước quyền trẻ em tại
Hà Nội tháng 4-1994, tỉ lệ trẻ em vị thành niên phạm tội tronh tổng số các
vụ án hình sự chiếm khoảng 13%
Vậy, làm thế nào để làm giảm sự gia tăng tỉ lệ trẻ vị thành niên phạmtội là một vấn đề khó khăn và cần sự hợp tác của nhiều ngành và sự ủng hộcủa toàn xã hội
Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải quan tâm tới việc làm thế nào
để giáo dục những em đã lỡ bước chân vào con đường phạm tội, đưa các
em trở về với cuộc sống bình thường để sau này các em có thể trở thànhmột công dân tốt giúp Ých cho xã hội
Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta
đã lập ra các trường giáo dưỡng nhằm giáo dục và cải tạo những trẻ vịthành niên pháp
Trong quá trình giáo dục cải tạo, cố rất nhiều yếu tố tác động, ảnhhưởng tới các em trong đó không thể không kể đến yếu tố nhóm bạn khôngchính thức
Trang 5Do nhận thấy sự ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức tới các em
là rất lớn
nên tôi đã chọn đề tài này nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng của nhóm bạnkhông chính thức tới quá trình cải tạo của trẻ của trẻ vị thành niên phạmpháp tại trường giáo dưỡng Qua đó có thể tìm ra biện pháp để thúc đẩyphát huy mặt tích cực và hạn chế hưởng xấu của nhóm bạn không chínhthức tắc tới quá trình cải tạo ở trường của trẻ vị thành niên phạm pháp
II Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là: Trên cơ sở lí luận về tâm lí họctội phạm đã có, tôi đi sâu vào tìm hiểu sự tác động của nhóm bạn khôngchính thức tới quá trình cải tạo của trẻ vị thành niên phạm pháp tại trường.Thông qua những nghiên cứu đó, xem xét mức đọ ảnh hưởng tích cực vàtiêu cực của nhóm bạn không chính thức tới quá trình cải tạo của trẻ vịthành niên phạm pháp tại trường giáo dưỡng
III Nhiệm vụ nghiên cứu:
1 Tìm hiểu thực trạng của nhóm bạn không chính thức mà trẻ vị thànhniên phạm tội tham ra sau khi vào trường
2 Ảnh hưởng của nhóm không chính thức tới quá trình cải tạo của trẻ
vị thành niên phạm pháp tại trường
IV Đối tượng - Khách thể và phạm vi nghiên cứu:
1 Đối tượng nghiên cứu:
Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức tới quá trình cảI tạo củatrẻ vị thành niên phạm pháp
Trang 62 Khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
100 trẻ vị thành niên tại trường giáo dưỡng số II - Ninh Bình lứatuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi
V Giả thuyết nghiên cứu:
Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển thì không thể tách rời mình rakhỏi nhóm, tập thể Và nhóm luôn luôn có những tác động rất lớn tới cánhân Sự tác động của nhóm bạn không chính thức tới quá trình cải tạo củatrẻ vị thành niên phạm pháp tại trường giáo dưỡng là rất lớn Nhóm bạnkhông chính thức tác động một cách tích cực tới quá trình cải tạo của các
em, tạo cho các em những động lực để phấn đáu vươn lên trong thời gian ởtrường
VI Phương pháp nghiên cứu:
1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket): Đây là phương phápchính nhằm thu thập các thông tin, số liệu nghiên cứu
2 Phương pháp phỏng vấn sâu: Là phương pháp dùng để thu thập bổsung thêm các thông tin và làm sáng tỏa những thông tin, vấn đề màphương pháp anket chưa thu thập được
3 Phương pháp quan sát: Quan sát các cử chỉ,hành vi,cách ứng xử củacác em trong quá trình sinh hoạt,lao động, học tập ở trường
4 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu các bản tự thuật của các em để bổ xung, đối chiếu nhữngthông tin cho đề tài
Nghiên cứu đọc sách tham khảo, báo cáo của giáo viên trong trường
để làm cơ sở lí luận, thực tiễn
Trang 75 Phương pháp toán thống kê: Dùng để xử lí số liệu thu thập được ởphương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
PHẦN II - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN
I Tìm hiểu các khái niệm:
Nhóm nhỏ trước hết là một nhóm xã hội Nhóm nhỏ tồn tại và hoạt độngmột cách thực tế khách quan trong mọi thời đại Sự xuất hiện nhóm nhỏthường gắn liền với các yếu tố khách quan do sự phân công lao động xã hội
và thực hiện hoạt động xã hội một cách nhất định Các mối quan hệ trongnhóm mang tính trực tiếp, ổn định Sù tương đồng tâm lý và phối hợphành động trong nhóm nhỏ mang tính bền vững tin tưởng hòa hợp cácthành viên Trong nhóm các chuẩn về hành vi, các quy chế và một số cácgiá trị khác được chính các thành viên và lãnh đạo nhóm xây dựng nên
Do đó, nhóm nhỏ còn được gọi là nhóm tâm lí
Trang 8Vậy nhóm nhỏ là một tập hợp người nhất định, có quan hệ trực tiếp qualại với nhau thường xuyên, liên kết với nhau trong một hoạt động chung,tồn tại trong một khoảng thời gian và không gian nhất định.
2 Khái niệm nhóm không chính thức.
Nhóm không chính thức được hình thành dùa trên các mối quan hệthuần túy về khía cạnh tình cảm, hình thành một cách tự phát, trong nhómkhông có sự phân vai vị rõ ràng… các nhóm không chính thức được hìnhthành từ các nhóm chính thức do mối quan hệ giữa các thành viên trongnhóm không có sự tin tưởng lẫn nhau, do người lãnh đạo chuyên quyền,độc đoán …Đôi khi nhóm không chính thức hình thành một cách ngẫunhiên, độc lập như nhóm các cụ đánh cờ…
Nhóm bạn bè không chính thức là một tập hợp người có mối quan hệqua lại giữa các thành viên với nhau,giữa từng thành viên với nhóm Nhữngthành viên của nhóm không chính thức thường có cùng sở thích, nguyệnvọng, mục đích chung, tự bầu ra thủ lĩnh nhóm và không bị ràng buộc vềmặt pháp lý và thời gian Nhóm không chính thức khác với nhóm chínhthức ở chỗ:Nhóm chính thức được xã hội thừa nhận, còn nhóm hình thành
là do sự tự nguyện của các thành viên
Do các đặc điểm về độ tuổi, trẻ vị thành niên có nhu cầu giao tiếp rất lớn
và sự liên kết của nhóm bạn không chính thức ở các em là rất cao, các emsẵn sàng làm mọi việc vì bạn bè và luôn muốn tự khẳng định mình trướcbạn bè…
Ở độ tuổi này các em rất coi trọng bạn bè và chịu ảnh hưởng rất lớn từnhóm bạn không chính thức
Trang 93 Khái niệm tội phạm:
Ở chương III- đIều 8 của bộ luật hình sự nước Cộng Hòa Xã Hội ChủNghĩa Việt Nam ghi rõ : "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội đượcquy định trong bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sựthực hiên một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm độc lập chủ quyền thống nhấttoàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, xâm phạm chế độ nhà nước xã hội chủnghĩa, chế độ kinh tế và sở hữu xã hội chủ nghĩa, xâm phạm tính mạng, sứckhỏe, danh dự,nhân phẩm,tự do, tài sản, các quyền và lợi Ých hợp phápkhác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xãhội chủ nghĩa
4 Khái niệm trẻ vị thành niên và trẻ vị thành niên phạm pháp:
Người chưa thành niên (vị thành niên) là người đang ở lứa tuổi trưởngthành đầy đủ về khía cạnh tâm sinh lÝ và xã hội ở lứa tuổi này, cơ thểchưa phát triển hoàn chỉnh, còn bồng bột, thiếu chín chắn chưa hiểu biết vềcon người, chưa có ý thức rõ rệt về trách nhiệm của mình với gia đình, xãhội, chưa có khả năng độc lập về kinh tế…
Người chưa thành niên là người đang ở lứa tuổi hạn chế về tư duy, nhậnthức, chưa có khả năng đánh giá đầy đủ các hiện tượng, sự việc, thiếu kinhnghiệm sống
Điều 20 - Bé luật dân sự ghi: " Người thành niên là người đủ 18 tuổi.Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên "
Trẻ vị thành niên phạm tội là những người chưa đủ 18 tuổi mà cónhững hành vi vi phạm pháp luật Theo điều 58-Bé luật hình sự nước CộngHòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì những người từ 14 đến dưới 18 tuổi
là trẻ vị thành niên
Trang 10II Tìm hiểu về quá trình cải tạo người phạm tội nói chung và của trẻ
vị thành niên phạm tội nói riêng.
1 Quá trình cải tạo của người phạm tội.
Người phạm tội phải thực hiện một số công việc nào đó mà pháp luậtbuộc họ phải thi hành nhằm giúp họ nhận ra những sai lầm của mình, nhậnthức đúng về pháp luật, các chuẩn mực xã hội, giúp họ hiểu rằng cần phảituân thủ pháp luật các chuẩn mực xã hội … qua đó giúp họ uấn nắn lạịnhững hành vi, nhận thức lệch lạc giúp họ trở thành một công dân lươngthiện để khi họ trở về với cuộc sống xã hội của họ có thể hòa nhập đượcvới cuộc sống.Đó chính là quá trình cải tạo người phạm tội
Có thể hiểu ngắn gọn rằng qua trình cải tạo người phạm tội là quá trìnhđưa một người từ xấu thành tốt, từ là một kẻ nguy hiểm cho xã hội trởthành một người có Ých cho xã hội
Quá trình cải tạo không chỉ giúp cho người phạm tội hiểu ra lỗi lầm màcòn giúp người phạm tội, chuẩn bị cho họ một số điều kiện cần thiết để họ
có thể hòa nhạp với cuộc sống trong cộng đồng xã hội và đóng góp côngsức mình cho đất nước
2 Quá trình cải tạo của trẻ vị thành niên phạm tội ở trường giáo dưỡng:
Mặc dù là những kẻ phạm pháp nhưng do các em còn đang ở độ tuổi vịthành niên và dược coi là chưa đủ năng lực hành vi chịu trách nhiệm trướccác hành vi của mình nên quá trình cải tạo của các em cũng có những nétkhác biệt so với những người đã thành niên Nhưng mục đích cuối cùngcũng vẫn là giúp cho các em nhận ra những lỗi lầm,hành vi sai sót củamình
Trang 11Ở trường giáo dưỡng, trong quá trình cải tạo của mình các em vẫn đượcđảm bảo quyền cơ bản của trẻ em như: quyền được đi học, quyền được yêuthương, chăm sóc, quyền được vui trơi giải trí …Nhưng bên cạnh đó các
em cũng phải thực hiện các nghĩa vụ của mình như: phải tôn trọng kỷ luậtcủa trường, phải tích cực phấn đấu vươn lên trong học tập, lao động…để cóthể trở thành một người tốt
Nói tóm lại, quá trình cải tạo trẻ vị thành niên trong trường giáo dưỡngchính là quá trình lao động, học tập,sinh hoạt,vui chơi …của các em trongtrường và thông qua những quá trình đó uốn nắn làm thay đỏi những hành
vi, nhạn thức sai lệch của các em, tạo ở các em những phẩm chất cần cócủa một người con ngoan, trò giỏi
3 Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức tới quá trình cải tạo trẻ vị thành niên phạm pháp ở trường giáo dưỡng.
Trong quá trình cải tạo ở trường có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới các
em như gia đình, nhà trường, thầy cô giáo…Trong đó nhóm bạn khôngchính thức là một yếu tố tác động rất lớn tới sự tiến bộ của các em trongtrường
Trong độ tuổi này, ở các em đang có sự biến đổi rất lớn về tâm sinh lý,
sự biến đổi mang tính bước ngoặt về sinh học: Sự hoạt động mạnh của cáctuyến nội tiết, tuyến sinh dục …Kéo theo đó là sự thay đổi về mặt tâm lý.ởcác em phát triển mạnh nhu cầu về giao tiếp,tạm thời không ổn định về mặttâm lý rất rễ bị khủng hoảng ý thức tự khẳng định mình và muốn được tôntrọng rất cao Nhất là, các em trong độ tuổi này rất dễ bị tác động bởi nhómbạn không chính thức
Các em đã tự ý thức, tự đánh giá được về bản thân, về hành vi của mìnhnhưng rất rễ bị lôi kéo,rủ rê của bạn bè, dễ tự ái,dễ bị khiêu khích …
Trang 12Do nhu cầu tự khẳng địng mình phát triển mạnh, muốn được ngườikhác tôn trọng nên các em luôn tìm mọi cách để chứng minh chứng tỏ mìnhvới người khác đặc biệt là người lớn các em luôn muốn người lớn coi mình
là một người đã trưởng thành
Với những đặc điểm tâm sinh lý đó, các em rất rễ bị tác động, ảnhhưởng bởi các yếu tố môi trường bên ngoài nhất là nhữnh tác động củanhóm bạn không chính thức ở độ tuổi này các em rất chú ý tới những nhậnxét đánh giá của người khác nhất là của bạn bè, các em luôn có nhu cầugiao lưu với bạn bè cùng trang lứa,thích bắt trước,học hỏi từ bạn bè
Trẻ vị thành niên phạm pháp trong trường giáo dưỡng, mặc dù là nhữngđứa trẻ hư, trẻ phạm pháp nhưng ở các em vẫn mang những đặc điểm tâm
lý của lứa tuổi Với môi trường là nơi tập trung của những trẻ hư, trẻ phạmpháp thì nếu để các em tù do kết bạn, không có các cách thức tác động điềuchỉnh thì sẽ không thể tránh khỏi sự tác động xấu giữa các em Nhưng dođang ở trong trường, dưới sự giám sát quản lý chặt chẽ của nhà trường, với
sự quan tâm tận tình của thầy cô giáo cùng một số các biện pháp ngăn trặnnhư: chia tách các em vào các đội hợp lý tránh để những em có xu hướngtiêu cực chống đối có thể tụ tập được với nhau … Nên nhà trường đãhướng được các nhóm theo chiều hướng tích cực,có những ảnh hưởng tốttới các em trong nhóm và giáo dục cải tạo thông qua nhón bạn bè cũng làmột phương pháp để nhà trường giáo dục cải tạo các em
CHƯƠNG II - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
I Tìm hiểu về bản thân và nhóm bạn không chính thức trẻ vị thành niên tham gia trong trường giáo dưỡng.
1.Thực trạng của nhóm không chính thức trong trường.
Trang 13Mặc dù quản thúc ở trong trường nhưng các em vẫn có một nhu cầu rấtlớn về giao lưu,giao tiếp với bạn bè.
Theo số liệu điều tra tại trường giáo dưỡng số II - Ninh Bình của tôi trên
100 học sinh của trường thì có tới 97% các em đều có tham gia vào cácnhóm bạn và chỉ có 3 trường hợp các em trả lời rằng mình không tham giavào nhóm bạn thân nào cả Điều này cho thấy nhu cầu kết bạn ở các em làrất lớn Và nhu cầu để chọn bạn chơi thì các em thường chọn những ngườibạn nh thế nào? Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đặt câu hỏi: Nhóm bạnthân của em gồm những người :
Và chúng tôi thu được kết quả là:
- 58 em chiếm 60% chọn đáp án là cùng quê
- 24,8% chọn đáp án là có hoàn cảnh gia đình giống nhau
- Còn lạị 15,2% các em chọn là có sở thích hoặc là có quen biếttrước khi vào trường và nhóm bạn thân của các em thường có số thành viênchủ yếu từ 3 đến 7 người chiếm 62%
- Còn về mối quan hệ của các thành viên trong nhóm thì các
em rất quan tâm tới nhau Để tìm hiẻu mối quan hệ giữa các thành viêntrong nhóm chúnh tôi đã thu được kết quả sau:
Không quantâm đến nhau 100% 0% 0%
Trang 14Với 100% các em đều chọn phương án là quan tâm đến nhau chứng tỏa
sự gắn bó giữa các em là rất khăng khít ĐIều này cũng thật rễ hiểu phảisống trong trường, xa gia đình, sự quan tâm của thầy cô giáo trong trườngthì cũng có hạn nên các em đã tìm đến nhau.Và để kiểm tra tính chính xáccủa kết quả này tôi đã đưa ra câu hỏi và thu được kết quả sau:
Câu hái: Khi thành viên trong nhóm gặp khó khăn các có sẵn sàng giúp
đỡ bạn không?
Và có tới 98% câu trả lời là sẵn sàng giúp đỡ bạn Với kết quả này, chúnh
ta thấy rõ được sự gắn bó quan tâm của các em với nhau và nó cho thấy sựảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức tới các em
Để tìm hiểu kĩ hơn về nhóm bạn không chính thức mà các emtham gia ởtronh trường, chúnh tôi đã đặt câu hỏi về hoạt động của nhóm và nhữngviệc nhóm thường làm trong thời gian rỗi thì thu được kết quả sau:
-76% các em trả lời rằng trong thời gian rỗi các em thường tâm sùcùng nhau, động viên nhau
- 24% còn lại thì chọn các phương án khác nh: giúp đỡ các bạn,chơithể thao, đọc báo
Qua kết quả trên ta thấy nhu cầu cần chia sẻ tình cảm, trò chuyện với bạn
bè ở các em là rất lớn và cũng thể hiện được mối quan hệ thân thiết của các
em trong nhóm
Còn câu hỏi về hoạt động thường xuyên của nhóm thì thu được kết quảlà:
- 78,3% chọn phương án giúp đỡ bạn trong nhóm gặp khó khăn
- 67,8% chọn phương án giúp đỡ nhau trong học tập