Rèn kỹ năng giải bài tậpdạng oxit axit phản ứng với dung dịch kiềm. 1. Vấn đề đặt ra: -Trong nhà trường phổ thông môn Hóa học là bộ môn khoa học khá quan trọng. Môn Hóa học cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về Hóa học, giáo viên bộ môn Hóa cần hình thành ở học sinh một số kỹ năng cơ bản trong đó có kỹ năng giải bài tập. -Đối với các bài tập Hóa học có nhiều dạng bài nếu học sinh không nắm được bản chất của phản ứng thì việc giải bài toán sẽ gặp nhiều khó khăn và làm không đúng như dạng bài tập “oxit axit phản ứng với dung dịch kiềm”. -Qua giảng dạy tôi nhận thấy đây là dạng bài tập tương đối khó đối với học sinh THCS. Tuy nhiên trong thực tế thì một số giáo viên còn xem nh ẹ dạng bài tập này một phần do quỹ thời gian không nhiều, một phần do ý nghĩ ngại khó của học sinh đối với bài tập. Do đó học sinh gặp nhiều khó khăn khi gặp những dạng toán này trong quá trình học, trong việc giải đề cương ôn thi học kỳ. Chính vì những lý do trên mà người viết xin đưa ra một giải pháp “Rèn kỹ năng giải bài tập dạng oxit axit phản ứng với dung dịch kiềm”. 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: a. Phạm vi nghiên cứu:Oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm hóa trị I và dung dịc h kiềm hóa trị II. b. Đối tượng nghiên cứu: -Học sinh khối 9 trường THCS Chà Là. -Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, bản chất của phản ứng : Oxit axit với dung dịch kiềm của kim loại hóa trị I với dung dịch kiềm hóa trị II. -Xây dựng các cách giải với bài tập dạng oxit axit với dung dịch kiềm. 3. Giải pháp mới, tính sáng tạo của đề tài: -Giải pháp này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học Hóa học, giúp cho học sinh nắm chắc được bản chất của các bài tập dạng oxit axit phản ứng với dung dịch kiềm từ đó rèn kỹ năng giải bài tập nói chung và bài tập dạng này nói riêng, phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập đặc biệt là trong giải bài tập Hóa học. -Ngoài ra giải pháp này là tài liệu cần thiết cho việc ôn tập, bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9 và giúp giáo viên hệ thống hóa được kiến thức, phương pháp dạy học. -Điểm sáng tạo của đề tài là học sinh chỉ cần nắm chắc tỉ lệ mol giữa oxit và dung dịch kiềm là có thể xác định đúng sản phẩm của và giải đúng dạng bài tập này với những nội dung sau: 1-Khi cho oxit axit(CO2,SO2 )vào dung dịch kiềm hoá trị I (NaOH, KOH ) có các trường hợp xảy ra như sau: * Trường hợp 1: Khi cho CO2, SO2 vào dung dịch NaOH, KOH (Dung dịch kiềm) dư ta có một sản phẩm là muối trung hoà + H 2O ). Tức là: n (CO 2, SO 2 ) < n (NaOH, KOH) * Trường hợp 2: Khi cho CO2, SO2 dư vào dung dịch NaOH, dung dịch KOH thì sản phẩm thu được là muối axit duy nhất. Tức là: n ( CO 2, SO2) > n ( NaOH, KOH ) * Trường hợp 3:Nếu biết thể tích hoặc khối lượng của oxit axit và dung dịch kiềm thì trước hết ta phải tính số mol của cả 2 chất tham gia rồi lập tỉ số. 2-Khi cho dung dịch kiềm( NaOH, KOH ) tác dụng với P2O5(H 3PO4 ) Tuỳ thuộc vào tỉ lệ số mol: Có thể có nhiều trường hợp xảy ra: n n 3 4 NaOH H PO = T (*) Do ta có tỉ lệ (*) vì khi cho P2O5 vào dung dịch KOH, dung dịch NaOH th ì P2O5 sẽ phản ứng trước với H 2O. Nếu: T ≤ 1thì sản phẩm là: NaH 2PO4 Nếu: 1 < T < 2thì sản phẩm tạo thành là: NaH 2PO4 + Na2HPO4. Nếu: T = 2thì sản phẩm tạo thành là Na 2HPO4. Nếu: 2<T < 3thì sản phẩm tạo thành là hỗn hợp hai muối: Na 2HPO4 và Na 3PO 4. Nếu: T ≥ 3thì sản phẩm tạo thành là: Na 3PO4 và NaOH dư. 3-Cho oxit axit (SO2 , CO2 ) vào dung d ịch kiềm hoá trị II (Ca(OH)2 , Ba(OH)2 ) * Trường hợp 1: Nếu đề bài cho CO 2, SO 2 vào dung dịch Ca(OH)2 , Ba(OH)2 dư thì sản phẩm tạo ra là muối trung hoà và H 2O. * Trường hợp 2: Nếu đề bài cho CO 2, SO2từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 , Ba(OH)2 đến dư cho sản phẩm duy nhất là muối axit. * Trường hợp 3: Nếu bài toán chỉcho biết thể tích hoặc khối lượng của một chất thì phải biện luận các trường hợp: * Nếu: n 2 n 2 2 CO (Ba(OH) ,Ca(OH) ) ≤ 1 Kết luận: Sản phẩm tạo thành là muối trung hoà. * Nếu : n 2 n 2 2 CO (Ba(OH) ,Ca(OH) ) ≥ 2 (không quá 2,5 lần) Kết luận:Sản phẩm tạo thành là muối axit. * Nếu: 1< n 2 n 2 2 CO (Ba(OH) ,Ca(OH) ) < 2 Kết luận: Sản phẩm tạo thành là muối trung hoà và muối axit. 4. Hiệu quả đem lại: -Học sinh không còn tâm lý nặng nề, mệt mỏi khi giải bài tập Hóa học, có ý thức trong học tập, số học sinh tiến bộ ngày một nhiều. -Lớp học sinh động, sôi nổi, không khí lớp học vui tươi, thoải mái. Học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích học tập bộ môn. -Giáo viên hình thành cho học sinh kỹ năng giải bài tập Hóa học. -Học sinh không còn lúng túng khi giải dạng bài tập oxit axit phản ứng với dung dịch kiềm từ đó hình thành được mô hình và rèn k ỹ năng giải bài tập. 5. Khả năng và áp dụng cho đến thời điểm hiện tại: -Việc cung cấp cho học sinh các cách giải bài toán oxit axit phản ứng với dung dịch kiềmđặc biệt là xây dựng cho học sinh mô hình để giải bài toán và các kỹ năng phân tích đề giúp học định hướng đúng khi làm bài tập là điều rất cần thiết, nó giúp học sinh có tư duy khoa học khi học tập Hoá học nói riêng và các môn học khác nói chung nhằm nâng cao chất lượng trong giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. -Học sinh nắm được bản chất của phản ứng giữa oxit axit và cách giải của bài tập này sẽ giúp các em có hứng thú trong giờ học, trong việc giải bài tập và phát triển năng lực nhận thức một cách toàn diện hơn. -Đề tàiđược áp dụng giảng dạy cho các bài luy ện tập của chương trình Hóa học lớp 9, các chuyên đề dạy bồi dưỡng ở trường Trung học cơ sở Chà Là năm học 2011-2012 và có thể vận dụng hoàn thiện cho các năm học sau. . của phản ứng : Oxit axit với dung dịch kiềm của kim loại hóa trị I với dung dịch kiềm hóa trị II. -Xây dựng các cách giải với bài tập dạng oxit axit với dung dịch kiềm. 3. Giải pháp mới, tính. học sinh kỹ năng giải bài tập Hóa học. -Học sinh không còn lúng túng khi giải dạng bài tập oxit axit phản ứng với dung dịch kiềm từ đó hình thành được mô hình và rèn k ỹ năng giải bài tập. 5 học, trong việc giải đề cương ôn thi học kỳ. Chính vì những lý do trên mà người viết xin đưa ra một giải pháp Rèn kỹ năng giải bài tập dạng oxit axit phản ứng với dung dịch kiềm . 2. Phạm vi