Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
503,12 KB
Nội dung
Vấn đề giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên trong các trường đại học,cao đẳng ở Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay Nguyễn Công Cương Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS.Chuyên Ngành: Triết học; Mã số: 60 22 80 Người hướng dẫn: TS.Nguyễn Thị Minh Tâm Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Làm rõ yêu cầu, nội dung giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên nước ta hiện nay. Phân tích thực trạng công tác giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và nguyên nhân của thực trạng, những vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên ở Hưng Yên hiện nay. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên ở Hưng Yên hiện nay. Keywords: Triết học; Đạo đức sinh thái; Hưng Yên; Giáo dục đạo đức. Content: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. ĐẠO ĐỨC SINH THÁI - TẦM QUAN TRỌNG, YÊU CẦU, NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC SINH THÁI CHO SINH VIÊN NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 9 1.1. Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên nước ta trong giai đoạn hiện nay 9 1.1.1. Giáo dục đạo đức và đạo đức sinh thái 8 1.1.2. Sự cần thiết giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên nước ta hiện nay 26 1.2. Yêu cầu, nội dung giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên nước ta trong giai đoạn hiện nay 39 1.2.1. Một số yêu cầu trong giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên nước ta trong giai đoạn hiện nay 39 1.2.2. Nội dung giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên nước ta trong giai đoạn hiện nay 42 Chương 2. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC SINH THÁI CHO SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 58 2.1. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và những vấn đề đặt ra 58 2.1.1. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 60 2.1.2. Những vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 81 2.2. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 88 2.2.1. Phương hướng 88 2.2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 97 KẾT LUẬN 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116 PHỤ LỤC 121 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực từ lâu được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, ngày nay vấn đề đó được xem là "quốc sách hàng đầu". Mục tiêu giáo dục ở nước ta trong giai đoạn hiện nay theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII là: Thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành cho học sinh, sinh viên. Tinh thần đó tiếp tục được khẳng định ở các kỳ Đại hội IX, X, XI. Đảng ta tiếp tục khẳng định cần phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” để nhằm chấn hưng nền giáo dục Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nhìn một cách tổng quát, nhiệm vụ giáo dục hiện nay của nước ta là đào tạo được những con người có cả đức và tài. Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành hữu quan cần phải quan tâm chăm lo giáo dục về mọi mặt, trong đó giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Ngày nay, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại, của kinh tế tri thức và toàn cầu hoá, nền sản xuất vật chất của nhân loại phát triển mạnh mẽ. Quá trình này cũng đưa đến hậu quả là lượng khí thải quá lớn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác sử dụng không tái tạo kịp đã gây hiệu ứng nhà kính, gây mất cân bằng sinh thái, dẫn đến nguy cơ khủng hoảng môi trường sinh thái trên toàn cầu. Vấn đề bảo vệ môi trường và con người cần có đạo đức sinh thái đã trở thành một trong những vấn đề toàn cầu mang tính cấp bách hiện nay. Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới hơn 20 năm qua đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn và toàn diện; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, quá trình công nghiện hóa, hiện đại hóa đã tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái, khả năng tự phục hồi của tự nhiên không cân bằng được với mức độ khai thác của con người. Tình trạng cạn kiệt tài nguyên (bao gồm cả tài nguyên không tái tạo được và tài nguyên tái tạo được), tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường (do chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt, do sử dụng hóa chất nông nghiệp) không chỉ tạo ra những trở ngại cho tăng trưởng kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình CNH, HĐH hiện nay là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường như Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về bảo vệ môi trường trong thời ký đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết sô 41-NQ/TW; Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi); các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường… Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 20/4/2008 cả nước có khoảng gần 200 khu công nghiệp được Chính Phủ quyết định thành lập trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Tuy nhiên, theo Báo cáo của Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, tỷ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải rất thải rất thấp, có nơi chỉ đạt 15-20%. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái của các địa phương có khu công nghiệp bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm họa về môi trường: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất…Ngoài ra, do sự phát triển của các làng nghề thủ công, các đô thị đã làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng như ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn… Tình trạng đáng báo động về môi trường ở nước ta hiện nay có cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan, nghĩa là có nguyên nhân thuộc về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, có nguyên nhân thuộc về quản lý, nhận thức. Điều đó đặt ra vấn đề làm thế nào để vừa phát triển kinh tế vừa bảo về môi trường sinh thái, phát triển một cách có bền vững. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi sự nâng cao nhận thức vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái trong tư duy lãnh đạo của các cấp, các ngành và trong đời sống nhân dân, trong đó có lực lượng sinh viên. Trong giai đoạn hiện nay, sinh viên là lực lượng đông đảo, có học thức, có trình độ, có năng lực và đầy nhiệt huyết, nhạy bén trong việc tiếp thu cái mới, trong tương lai gần họ sẽ là lực lượng lao động có trình độ, là bộ phận sẽ tham gia vào đội ngũ trí thức góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của đất nước. Do đó, giáo dục đạo đức, trong đó có giáo dục đạo đức sinh thái, có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc định hướng đúng đắn để những người “chủ tương lai của đất nước” nhận thức được sự cần thiết bảo vệ môi trường sinh thái, có hành vi đạo đức sinh thái tự giác trong cuộc sống, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước. Chính vì những lý do như trên, với mong muốn góp phần xây dựng đạo đức sinh thái trong sinh viên, tôi chọn đề tài “Vấn đề giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng ở Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn thạc sỹ triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái còn khá mới mẻ, tuy nhiên những năm gần đây, ở nước ta đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề này như: “Môi trường sinh thái. Vấn đề và giải pháp”(Phạm Thị Ngọc Trầm. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997); “Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững”(Lưu Đức Hà, Nguyễn Ngọc Sinh, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2000); “Các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường”(Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995); “Luật bảo vệ môi trường”(Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005); “Văn hoá sinh thái, nhân văn và hệ thống tự nhiên, con người, xã hội”(Vũ Minh Tâm, Tạp chí Khoa học xã hội, số 6, 2006); “Ý thức sinh thái và sự phát triển lâu bền” (Phạm Văn Boong, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002); “Vấn đề xây dựng đạo đức sinh thái trong điều kiện kinh tế thị trường”(Phạm Thị Ngọc Trầm, Tạp chí Triết học, số 3, 2002); “Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái” (Vũ Trọng Dung, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009)… Tuy nhiên, vấn đề giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên, trực tiếp là sinh viên trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, một tỉnh mang những đặc thù của các tỉnh đồng bằng sông Hồng đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đặt ra những vấn đề cần giải quyết về môi trường sinh thái, về giáo dục đạo đức sinh thái, chưa có sự nghiên cứu mang tính chuyên đề, chuyên sâu. Việc nghiên cứu vấn đề này sẽ góp tiếng nói trong việc giải quyết vấn đề đạo đức sinh thái trên địa bàn và trong vùng đồng bằng sông Hồng nước ta. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Qua thực tế ở một số trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, phân tích thực trạng giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên, từ đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, làm rõ khái niệm đạo đức sinh thái, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức sinh thái ở nước ta hiện nay. Thứ hai, làm rõ yêu cầu, nội dung giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên nước ta hiện nay. Thứ ba, phân tích thực trạng công tác giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và nguyên nhân của thực trạng, những vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên ở Hưng Yên hiện nay. Thứ tư, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên ở Hưng Yên hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Vấn đề giáo dục đạo đức sinh thái (đạo đức sinh thái, phương thức, yêu cầu, nội dung giáo dục) cho sinh viên ở Hưng Yên hiện nay. - Luận văn chủ yếu tập trung phân tích vấn đề giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên ở một số trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trường Đại học Chu Văn An, Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Tài chính-Quản trị kinh doanh, Cao đẳng Bách khoa Hưng Yên, Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên, Cao đẳng Y tế Hưng Yên, Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên, Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi, Cao đẳng ASEAN) giai đoạn từ năm 2000 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn chủ yếu dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên Việt Nam. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các công trình khoa học khác có liên quan đến đề tài nhằm làm sáng tỏ thực chất, vai trò, nội dung, ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên ở Hưng Yên hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp phương pháp hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp, phỏng vấn, điều tra xã hội học… 6. Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa của luận văn - Góp phần làm sáng tỏ vai trò, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, để hình thành ở họ những phẩm chất đạo đức sinh thái cần thiết. - Từ thực trạng giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên ở Hưng Yên hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết. Chương 1: ĐẠO ĐỨC SINH THÁI - TẦM QUAN TRỌNG, YÊU CẦU, NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC SINH THÁI CHO SINH VIÊN NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1. Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên nước ta trong giai đoạn hiện nay 1.1.1. Giáo dục đạo đức và đạo đức sinh thái 1.1.1.1. Giáo dục đạo đức Khái niệm giáo dục được sử dụng trong khoa học sư phạm hiện nay để chỉ quá trình tác động có định hướng của nhân tố chủ thể (các thiết chế xã hội, nhà trường, gia đình) lên đối tượng giáo dục nhằm đạt các mục đích được xác định nhất định. Bản chất giáo dục là quá trình truyền thụ và tiếp thu, lĩnh hội tri thức của các thế hệ loài người nhằm những mục tiêu xác định đáp ứng yêu cầu của phát triển xã hội về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; nhằm xây dựng nhân cách con người. Giáo dục xuất hiện, phát triển không ngừng theo trình độ phát triển của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Từ quan niệm về giáo dục và quan niệm về đạo đức, có thể định nghĩa giáo dục đạo đức như sau: Giáo dục đạo đức là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục (các thiết chế xã hội, nhà trường, gia đình…) tới cá nhân, nhằm cung cấp tri thức đạo đức, bồi dưỡng tình cảm đạo đức cho đối tượng giáo dục, nhằm mục đích hình thành ở họ ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi đạo đức phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội, giúp cá nhân điều chỉnh những hành vi lệch chuẩn về đạo đức. Sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức trong gia đình, trong xã hội ở quốc gia dân tộc, ở mọi thời đại là do vai trò quan trọng của đạo đức, do chức năng của đạo đức trong đời sống xã hội quy định. Đó là: Trước hết, đạo đức là một hệ thống các giá trị xã hội, có chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng điều chỉnh hành vi của con người. Giáo dục đạo đức là giải pháp nâng cao ý thức đạo đức của con người, qua đó nâng cao hiệu quả điều chỉnh của đạo đức đối với hành vi của con người, của các thành viên xã hội phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội, nhằm xây dựng đạo đức theo yêu cầu phát triển của xã hội. Đạo đức có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người. Quá trình hình thành đạo đức bắt nguồn từ hoạt động lao động và các hoạt động giao tiếp của con người. Các quan hệ đạo đức ra đời phản ánh tính hướng thiện của con người, có tác dụng điều chỉnh hành vi của con người. Xã hội càng phát triển, các quan hệ xã hội của con người ngày càng trở nên phong phú và phức tạp, những quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũng biến đổi, ngày càng có nội dung phong phú, sâu rộng hơn. Từ hệ thống giá trị đó, đạo đức - với tính độc lập tương đối, tác động trở lại tồn tại xã hội, nên đạo đức trở thành một trong những phương thức định hướng, điều chỉnh, đánh giá hành vi ứng xử của con người (trong các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, với cộng đồng, với xã hội và tự nhiên, và với chính bản thân). Sự cần thiết giáo dục đạo đức là do hệ thống giá trị đạo đức xã hội luôn vận động biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục đạo đức nhằm góp phần định hướng giá trị đạo đức, điều chỉnh hành vi đạo đức xã hội, xây dựng nhân cách theo nhu cầu phát triển của xã hội. Sự hình thành, phát triển, hoàn thiện hệ thống giá trị đạo đức phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác phụ thuộc vào sự phát triển và hoàn thiện của ý thức đạo đức và sự điều chỉnh đạo đức. 1.1.1.2. Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái Sở dĩ gọi là đạo đức sinh thái, đạo đức môi trường bởi vì, căn cứ vào thuật ngữ “sinh thái” theo tiếng Hylạp là “oikos” có nghĩa là nhà ở, nơi cư trú, sinh sống của các sinh thể, kể từ những sinh vật nhỏ bé nhất cho đến con người. Còn theo cách hiểu hiện đại, sinh thái là lĩnh vực của các mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau giữa cơ thể sống và môi trường xung quanh chúng, cụ thể là mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau giữa con người - xã hội loài người và toàn bộ sinh quyển. Đạo đức duy sinh vật (biocentric ethics), xuất hiện vào những năm 70 - 80 thế kỷ XX, người sáng lập là Paul W.Taylor. Đạo đức duy sinh thái (ecocentric ethics), đại diện là Aldo Leopold. [...]... ngũ sinh viên có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng đạo đức sinh thái ở nước ta hiện nay Thứ năm, sự cần thiết giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên nước ta xuất phát từ chính yêu cầu, mục tiêu hoàn thiện nhân cách cho sinh viên 1.2 Yêu cầu, nội dung giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên nước ta trong giai đoạn hiện nay 1.2.1 Một số yêu cầu trong giáo dục đạo đức. .. của giáo dục đạo đức Giáo dục đạo đức sinh thái cũng cần thiết, như giáo dục đạo đức nói chung 1.1.2 Sự cần thiết giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên nước ta hiện nay Giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên nước ta hiện nay là công việc quan trọng, cần thiết vì các lý do sau: Thứ nhất, giáo dục đạo đức sinh thái là việc làm cần thiết bắt nguồn từ vai trò, chức năng và giá trị xã hội của đạo đức. .. đối với việc giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên Thứ hai, kết hợp chặt chẽ giữa các loại hình giáo dục trong giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên Thứ ba, xây dựng môi trường kinh tế - xã hội trong sạch, lành mạnh tác động tích cực đến việc giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên Để thực hiện được những phương hướng trong việc giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên cần thực hiện những giải... trường Đại học và Cao đẳng Đảng uỷ, Ban Giám hiệu các trường Đại học và Cao đẳng đã có sự quan tâm đối với công tác giáo dục đạo đức, trong đó có giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên Cơ sở pháp lý của công tác giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên trong các trường Đại học và cao đẳng là những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việc giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên được Ban Giám... môi trường, Đảng và Nhà nước không ngừng bổ sung, hoàn thiện và thể chế hóa các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa các loại hình giáo dục trong giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên cần phải kết hợp nhiều loại hình giáo dục Cụ thể như sau: Thứ nhất, vì Đạo đức sinh thái ... chính quyền, các ban ngành đoàn thể, Bộ khoa học, tài nguyên và môi trường, Bộ giáo dục và đào tạo, các cơ sở đào tạo 1.2.2 Nội dung giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên nước ta trong giai đoạn hiện nay Thứ nhất, giáo dục những tri thức và chuẩn mực đạo đức sinh thái cho sinh viên Giáo dục đạo đức môi trường trước hết chính là giáo dục cho con người những tri thức khoa học, hiểu biết đúng đắn... môi trường tự nhiên vì mục tiêu phát triển bền vững cho tương lai Việc giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên được các tổ chức đoàn thể của sinh viên thực hiện thông qua các phong trào hoạt động Đoàn thanh niên các trường Đại học, Cao đẳng đã phối hợp với Tỉnh Đoàn Hưng Yên, phối hợp với các phòng ban trong nhà trường, tổ chức nhiều hoạt động nhằm giáo dục đạo đức sinh viên, trong đó có giáo dục đạo. .. thái chưa trở thành một môn học độc lập trong các trường Đại học, Cao đẳng Thứ hai, để giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên một cách có hiệu quả là phải gắn lý luận với thực tiễn Thứ ba, giáo dục đạo đức sinh thái trong gia đình, nhà trường và các đoàn thể xã hội Thứ tư, giáo dục đạo đức sinh thái thông qua các phương tiện thông tin đại chúng Ba là, xây dựng môi trường kinh tế - xã hội trong sạch,... đến môi trường sinh thái 2.2 Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 2.2.2.1.Phương hướng Một là, quán triệt quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với việc giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay Trong những năm qua trước yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với việc giải quyết vấn đề ô nhiễm... dựng 2.1.2 Những vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Thứ nhất, mâu thuẫn giữa tính cấp thiết của việc giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên hiện nay với sự quan tâm, ưu tiên cho công tác này trong chương trình đạo tạo chính khóa và sự quan tâm của Ban Giám hiệu, của các tổ chức đoàn thể trong các trường Đại học và Cao đẳng Thứ hai, mâu . phần xây dựng đạo đức sinh thái trong sinh viên, tôi chọn đề tài Vấn đề giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng ở Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay làm luận. trong giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên nước ta trong giai đoạn hiện nay 39 1.2.2. Nội dung giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên nước ta trong giai đoạn hiện nay 42 Chương 2. GIÁO DỤC. của giáo dục đạo đức. Giáo dục đạo đức sinh thái cũng cần thiết, như giáo dục đạo đức nói chung. 1.1.2. Sự cần thiết giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên nước ta hiện nay Giáo dục đạo đức