1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

64 316 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 484,5 KB

Nội dung

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS .Nguyễn Thị Minh Huệ MỤC LỤC SV:Hoàng Thị Huệ Lớp: TC A – K39 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS .Nguyễn Thị Minh Huệ DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Doanh số cho vay DNNVV tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Error: Reference source not found Bảng 2.2:Cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Error: Reference source not found Bảng 2.3:Dư nợ cho vay DNNVV tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Error: Reference source not found Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNNVV tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Error: Reference source not found Biểu đồ 2.1:Cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng theo kỳ hạn nợ Error: Reference source not found Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng theo tài sản đảm bảo Error: Reference source not found Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Error: Reference source not found Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNNVV tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Error: Reference source not found Biểu đồ 2.5: Vòng quay vốn cho vay DNNVV của Ngân hàng Việt NamThịnh Vượng……………………… Error: Reference source not found SV:Hoàng Thị Huệ Lớp: TC A – K39 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS .Nguyễn Thị Minh Huệ LỜI MỞ ĐẦU Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một loại hình doanh nghiệp không những thích hợp đối với nền kinh tế của những nước công nghiệp phát triển mà còn đặc biệt thích hợp với nền kinh tế của những nước đang phát triển.Trước đây, việc phát triển các DNNVV cũng đã được quan tâm, song chỉ từ khi có đường lối đổi mới kinh tế do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng thì các doanh nghịêp này mới thực sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Ở Việt Nam, DNNVV chiếm tới trên 90% số doanh nghiệp và đóng góp đáng kể vào mục tiêu tăng trưởng ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm, thu nhập cá nhân và huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội Trong điều kiện hiện nay, do năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNVV chưa cao, vốn tự có của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế nên vốn vay ngân hàng là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp tăng cường đầu tư phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Thế nhưng việc tiếp cận và sử dụng vốn của các DNNVV còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Lí do là cho vay DNNVV thường tiềm ẩn rủi ro nhiều hơn so với các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, các doanh nghiệp này lại sử dụng vốn vay chưa thực sự hiệu quả. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng cho vay đối với DNNVV là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của hầu hết các ngân hàng thương mại và các DNNVV. Qua quá trình thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, tôi nhận thấy hoạt động cho vay đối với DNNVV tại ngân hàng tuy đã phát triển nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Vì vậy đề tài: “ Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng” được chọn để làm đề tài nghiên cứu SV:Hoàng Thị Huệ Lớp: TC A – K39 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS .Nguyễn Thị Minh Huệ Nội dung chính của đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SV:Hoàng Thị Huệ Lớp: TC A – K39 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS .Nguyễn Thị Minh Huệ CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 1.1.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính đặc biệt quan trọng, được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Ngân hàng thương mại ngày nay chiếm tỉ trọng lớn nhất cả về thị phần, qui mô, tài sản và số lượng trong hệ thống tài chính. Trải qua một thời gian dài với nhiều biến động của nền kinh tế, có rất nhiều khái niệm ngân hàng thương mại đã được hình thành. Theo pháp lệnh ngân hàng 23/5/1990 của Hội Đồng Nhà nước: “ Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu thường xuyên là nhận tiền gửi khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghĩa vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Luật tổ chức tín dụng của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi“ Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Một cách tiếp cận khác, dựa trên những dịch vụ mà ngân hàng mang lại: Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính tiền tệ cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán, thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. SV:Hoàng Thị Huệ Lớp: TC A – K39 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS .Nguyễn Thị Minh Huệ Đặc điểm của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tín dụng với mục đích thu lợi nhuận. Cũng giống các tổ chức tín dụng khác, mục đích cuối cùng của Ngân hàng thương mại chính là lợi nhuận, tối đa hóa giá trị vốn chủ sở hữu. Là một thực thể đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng thương mại được ví như những mạch máu của nền kinh tế với những hoạt động chủ yếu là huy động vốn và sử dụng vốn. * Huy động vốn Một đặc trưng quan trọng trong hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay, vì vậy khác với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực phi tài chính, huy động vốn là một hoạt động hết sức quan trọng. Huy động vốn là hoạt động có vai trò cung cấp đầy đủ và kịp thời các nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động khác của ngân hàng. Huy động vốn bao gồm các hoạt động: • Nhận tiền gửi Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và có được nguồn tiền chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau. Ngân hàng chủ yếu huy động vốn bằng phương thức nhận tiền gửi của cá nhân hoặc tổ chức kinh tế- xã hội. Với nhiều hình thức nhận tiền gửi như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng đã thu hút được một lượng vốn lớn trong dân cư. Bên cạnh đó, do mục đích thanh toán hộ, các ngân hàng thường có thêm nguồn tiền gửi của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên khối lượng này chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong qui mô nguồn vốn của ngân hang • Đi vay từ các nguồn khác Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại, tuy SV:Hoàng Thị Huệ Lớp: TC A – K39 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS .Nguyễn Thị Minh Huệ nhiên, khi cần các ngân hàng vẫn thường đi vay mượn thêm. Do tại nhiều nước, ngân hàng trung ương thường qui định tỷ lệ giữa nguồn tiền huy động và vốn của chủ nên nhiều ngân hàng vào các giai đoạn cụ thể phải vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động bị hạn chế. Các nguồn đi vay của Ngân hàng thương mại là vay NHNN, đi vay các tổ chức tín dụng và vay trên thị trường vốn. Hình thức cho vay chủ yếu của NHNN là tái chiết khấu các giấy tờ có giá hoặc tái cấp vốn. NHNN đóng vai trò người cho vay cuối cùng của Ngân hàng thương mại, khi đó Ngân hàng thương mại phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát, chỉ có thể được vay trong một hạn mức nhất định. Nguồn vay từ các tổ chức tín dụng là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Nguồn vay mượn từ các ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách, trong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ NHNN. Và cũng giống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng cũng có thể vay mượn bằng cách phát hành các giấy nợ ( kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn. • Các nguồn khác Ngoài hai kênh huy động vốn trên, ngân hàng còn có thể huy động vốn ở các nguồn như nguồn ủy thác, nguồn trong thanh toán …Đặc điểm của các nguồn này là phần lớn các ngân hàng không phải trả lãi, tuy nhiên chi phí để có và duy trì nó là không nhỏ. Nhìn chung, các nguồn khác trong ngân hàng thường không lớn. Việc gia tăng các nguồn này nằm trong chính sách tăng nguồn thu cho ngân hàng và bị ảnh hưởng rất lớn bởi khả năng thực hiện và mở rộng các loại hình dịch vụ khác. * Sử dụng vốn Nếu hoạt động chính của Ngân hàng thương mại là huy động vốn để sử dụng nhằm thu lợi nhuận thì việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo nên các tài sản khác nhau của ngân hàng, trong đó cho vay và đầu tư là hai loại tài sản lớn và quan trọng. • Hoạt động cho vay cho vay và đầu tư SV:Hoàng Thị Huệ Lớp: TC A – K39 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS .Nguyễn Thị Minh Huệ Hoạt động cho vay là một nghiệp vụ tín dụng điển hình nhất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, hoạt động cho vay chiếm tỉ trọng cao nhất về doanh thu và số lượng giao dịch. Đồng thời đây cũng là dịch vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng và được các ngân hàng quản lý chặt chẽ bằng việc kiểm soát qua nhiều phòng ban để đưa ra các quyết định cho vay, qua đó thực hiện chức năng trung gian tài chính của ngân hàng. Hoạt động đầu tư của Ngân hàng thương mại được thể hiện dưới nhiều hình thức: đầu tư mua bán chứng khoán, đầu tư góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh liên kết… Nhờ có những hoạt động đầu tư này mà các ngân hàng thương mại có thể sử dụng và khai thác tối đa các nguồn vốn đã huy động, đa dạng hóa kinh doanh và phân tán rủi ro, tăng cường khả năng thanh khoản cho ngân hàng thương mại, đồng thời lại mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng. •Các hoạt động khác - Hoạt động bảo lãnh: là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ khách hành của mình trong trường hợp khách hàng đó không thực hiện đúng nghiệp vụ theo như cam kết. Trong bảo lãnh, ngân hàng không xuất tiền ra mà cho khách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi. Có nhiều hình thức bảo lãnh như Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh chất lượng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng. - Hoạt động cho thuê: là hoạt động bắt nguồn từ các doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp thiết bị, nhà cửa có giá trị lớn, sử dụng lâu dài. Do người mua không có đủ tiền mua hoặc chỉ có nhu cầu sử dụng trong một thời gian ngắn hơn thời gian khấu hao của tài sản, từ đó nảy sinh nhu cầu đi thuê. Còn các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp có nhu cầu tiêu thụ để tăng doanh thu và giảm hao mòn của tài sản, từ đó nảy sinh nhu cầu đi thuê- cho thuê. - Hoạt động tài trợ thương mại: là hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng và hoạt động thu lợi nhuận từ hoạt động kinh SV:Hoàng Thị Huệ Lớp: TC A – K39 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS .Nguyễn Thị Minh Huệ doanh ngoại tệ, hoạt động chuyển tiền và thu phí qua các L/C xuất nhập khẩu và hoạt động tài trợ thương mại khác. - Hoạt động dịch vụ : hoạt động dịch vụ bao gồm các hoạt động thanh toán luân chuyển vốn giữa các doanh nghiệp, thu phí từ các dịch vụ thẻ như ATM, tín dụng quốc tế, các tiền tệ kho quỹ, phát hiện và thu hồi tiền giả, đảm bảo an toàn kho quỹ đồng thời triển khai các hoạt động dịch vụ tới các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch của ngân hàng, đẩy nhanh tiến độ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt - Hoạt động chiết khấu thương phiếu: chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho ngân hàng ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn. Thu nhập của ngân hàng từ hoạt động này chính là số tiền chiết khấu, vì có tối thiểu hai người cam kết trả tiền cho ngân hàng nên độ an toàn của thương phiếu tương đối cao. Ngoài ra thông qua thương phiếu, các doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh nhờ việc quay vòng vốn nhanh. 1.1.1.2 C ác hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại * Phân loại cho vay của ngân hàng thương mại Phân loại cho vay là một việc làm cần thiết để quản lí và sử dụng vốn vay có hiệu quả. Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên những tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay. Có rất nhiều tiêu thức để phân loại cho vay nhưng trên thực tế người ta thường phân loại cho vay theo các tiêu thức sau: Phân loại theo thời hạn cho vay Thời hạn cho vay có ảnh hưởng rất lớn tới tính an toàn và sinh lợi của món vay cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng, do đó việc phân loại theo thời hạn cho vay rất có ý nghĩa đối với ngân hàng. Ở Việt Nam, theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN/ngày 31/12/2000 của SV:Hoàng Thị Huệ Lớp: TC A – K39 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS .Nguyễn Thị Minh Huệ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: + Cho vay ngắn hạn: Là khoản cho vay có thời hạn dưới 1 năm, được sử dụng để bù đắp vốn sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp. Đây là khoản có lãi suất cho vay và rủi ro thấp nhất do thời hạn hoàn vốn nhanh, hạn chế được các yếu tố rủi ro về lãi suất, lạm phát cùng như các yếu tố rủi ro từ môi trường kinh tế đem lại. + Cho vay trung hạn: Là khoản vay có thời hạn cho vay từ 1 năm đến 5 năm.Thông thường được các doanh nghiệp sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, cơ sở vật chất, mở rộng sản xuất kinh doanh. + Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 20-30 năm. Cho vay dài hạn được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như tài trợ xây dựng cho các công trình xây dựng cơ bản như nhà cửa, sân bay, cầu đường, đầu tư trang thiết bị. Phân loại theo hình thức bảo đảm tiền vay Trong nhiều trường hợp, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo khi nhận tín dụng. Khách hàng luôn phải đối đầu với rủi ro trong kinh doanh, có thể mất khả năng trả nợ cho ngân hàng, những biến cố này có thể đem lại cho ngân hàng những tổn thất lớn. Chính vì vậy, trừ những khách hàng có uy tín cao, phần lớn khách hàng phải có tài sản bảo đảm khi nhận tín dụng của ngân hàng. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh của bên thứ ba. Theo căn cứ trên, cho vay được chia thành 2 loại: * Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Đối với những khách hàng có tín nhiệm, có khả năng tài chính vững mạnh và lợi nhuận có được từ dự án cho vay là khả quan thì ngân hàng có thể cấp vốn vay dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ bổ sung. * Cho vay có bảo đảm: là việc cho vay vốn của ngân hàng mà theo đó SV:Hoàng Thị Huệ Lớp: TC A – K39 8 [...]... khách hàng sử dụng đúng mục đích tạo ra số tiền lớn hơn và hoàn trả được ngân hàng cả gốc và lãi đúng thời hạn thì có thể nói chất lượng cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp là tốt Vốn vay của ngân hàng tạo ra hiệu quả kinh tế và xã hội Chất lượng cho vay được xét trên các quan điểm khác nhau như sau: - Chất lượng cho vay đối với ngân hàng - Chất lượng cho vay đối với khách hàng - Chất lượng cho vay. .. có thể đem lại chất lượng cao trong hoạt động tín dụng… 2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 2.2.1 Tóm tắt về khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng hoạt động chính trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm là nơi có mật độ dân cư đông đúc và tập trung các trung tâm thương mại và dịch vụ …... những ngân hàng có uy tín trên địa bàn Hà Nội, đem lại sự phát triển cho đông đảo dân cư 2.2.2 Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng 2.2.2.1 Doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh số cho vay phụ thuộc vào chính sách cho vay của ngân hàng thương mại trong từng thời kỳ cụ thể Qui mô và tốc độ tăng của doanh số cho vay cho biết khả năng mở rộng về cho. .. quả và chất lượng cho vay của ngân hàng có tốt hay không 1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.3.1 Nhân tố chủ quan Chính sách cho vay của ngân hàng Chính sách cho vay là kim chỉ nam cho hoạt động cho vay của ngân hàng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng Chính sách cho vay của ngân hàng hướng dẫn chung cho. .. cho vay đối với nền kinh tế Thực tế hiện nay cho thấy chất lượng cho vay DNNVV tại các ngân hàng thương mại chưa cao Vì vậy, cùng với việc mở rộng cho vay DNNVV, việc nâng cao chất lượng cho vay tại các ngân hàng thương mại là rất cần thiết 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại Các chỉ tiêu định tính • Hiệu quả xã hội của khoản vay Hiệu... DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1 Khái niệm chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại Chất lượng cho vay không chỉ là kết quả của một quá trình kết hợp các hoạt động của các bộ phận, các tổ chức khác nhau trong hệ thống ngân hàng mà còn thể hiện mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp, cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Chất lượng cho vay. .. THỊNH VƯỢNG 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 2.1.1 Sự hình thành và phát triển của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng 2.1.1.1 Sự hình thành và phát triển Tên ngân hàng: Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Tên viết tắt: VPBank Địa chỉ : Số 8 - Lý Thái Tổ - Quận Hoàn Kiếm - TP Hà Nội Số điện thoại: 04.39288869 Ngân hàng hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Việt Nam Thịnh. .. lại hiệu quả hoạt động cao cho ngân hàng, cho doanh nghiệp đồng thời bảo đảm chất lượng cho vay của các doanh nghiệp đó với ngân hàng Ngược lại, nếu môi trường pháp lý không hoàn chỉnh, có nhiều lỗ hổng và quy định chưa chặt chẽ sẽ tác động xấu đến cả ngân hàng và doanh nghiệp, từ đó làm cho chất lượng của khoản cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp sẽ thấp và khó có thể thu hồi được - Chính sách... toàn ngân hàng Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp cao hay thấp cho thấy hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp đạt kết quả tốt hay chưa tốt • Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng cho vay DNNVV Dư nợ cho vay DNNVV năm sau Tốc độ tăng trưởng cho vay = x 100% DNNVV Dư nợ cho vay DNNVV năm trước Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng trưởng hoạt động cho vay đối với DNNVV của ngân hàng. .. giá chất lượng cho vay của ngân hàng, nó cho biết những rủi ro cho vay mà ngân hàng có thể gặp phải nhìn vào tỉ lệ nợ quá hạn có thể đánh giá được một phần chất lượng cho vay của ngân hàng Nếu chỉ tiêu này cao thì ngân hàng sẽ bị đánh giá là có chất lượng cho vay thấp và ngược lại Tuy nhiên, nợ quá hạn là một vấn đề khó tránh khỏi trong hoạt động tín dụng ngân hàng Vì vậy điều quan trọng là ngân hàng . bản về chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Chương. trường. 1.2 CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1 Khái niệm chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại Chất lượng cho vay. VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Hoạt động cho vay của ngân

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê 2006 Khác
2. PGS.TS Lưu Thị Hương, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống Kê 2006 Khác
3. Frederic S.Mishkin, Tiền tệ ngân hàng & Thị trường tài chính, NXB Khoa học & Kỹ Thuật 2001 Khác
4. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng 2007 -2010 Khác
5. Báo cáo tín dụng của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng 2007 -2010 6. Tạp chí ngân hàng, các văn bản pháp luật liên quan đến luật doanhnghiệp, luật các tổ chức tín dụng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w