Hoàn thiện chính sách cổ tức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

78 550 4
Hoàn thiện chính sách cổ tức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1- TTGDCK -Trung tâm giao dịch chứng khoán 2- TMCP -Thương mại cổ phần 3- TP HCM- Thành phố Hồ Chí Minh 4- STB- cổ phiếu ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 5- Sacombank - ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 6- TSCĐ – Tài sản cố định 7- Vốn CSH – Vốn chủ sở hữu DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 : So sánh tỷ suất cổ tức của hai mã chứng khoán 14 Bảng 1.2 : Mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và từng giai đoạn phát triển 25 của ngân hàng 25 Bảng 2.1 : Tổng hợp mức trả cổ tức của Sacombank từ 2006-2010 41 Bảng 2.2 : Tổng hợp số lượng cổ phiếu phát hành thêm để tăng 47 vốn điều lệ trong giai đoạn 2006 – 2010 47 Bảng 2.3 : Các chỉ số hoạt động kinh doanh giai đoạn 05 năm (2006 – 2010) 51 Bảng 2.4 : Mạng lưới hoạt động của Sacombank giai đoạn 2006 – 2010 53 Bảng 3.1: Ảnh hưởng của thuế thu nhập cá nhân tới thu nhập 61 thực tế của các cổ đông 61 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1: Mối quan hệ giữa EPS và Hệ số chi trả cổ tức 43 Biểu đồ 2.2: Mối tương quan giữa vốn chủ sở hữu và lợi nhuận trước thuế 52 Đồ thị 3.1: Giá cổ phiếu STB ở mức cao nhất trong tám tháng đầu năm 2011 71 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Thị trường chứng khoán là kênh thu hút vốn dài hạn cho nền kinh tế. Mục tiêu của thị trường chứng khoán là tạo ra một thị trường vốn phục vụ cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh. Khi thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán, ngoài tình hình hoạt động của doanh nghiệp thì tỷ lệ chi trả cổ tức và hình thức chi trả cổ tức luôn là vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm để lựa chọn, đánh giá và ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Còn về phía các doanh nghiệp, chính sách cổ tức là một công cụ điều tiết giữa lợi nhuận phân phối và lợi nhuận giữ lại sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư, phát triển doanh nghiệp, vừa đáp ứng được yêu cầu của cổ đông về tỷ lệ chia cổ tức. Vậy cần trả cổ tức ở mức nào là hợp lý, chính sách cổ tức có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp hay không là những câu hỏi cần được xem xét trước khi doanh nghiệp đưa ra các quyết định tài chính. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thành lập năm 1991 với số vốn điều lệ 3 tỷ đồng và chính thức niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ngày 12/07/2006. Đến nay vốn điều lệ của Sacombank là 9179 tỷ đồng. Sacombank hiện là một trong những ngân hàng TMCP tại Việt Nam có mức chi trả cổ tức tương đối cao và ổn định. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực có tác động tốt đối với sự phát triển của ngân hàng, chính sách cổ tức của Sacombank còn nhiều mặt hạn chế làm giảm mức độ hấp dẫn của cổ phiếu Sacombank trên thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài: “Hoàn thiện chính sách cổ tức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài nhằm vào ba mục tiêu cơ bản:  Thứ nhất: đưa ra một số vấn đề lý luận cơ bản về cổ tức và chính sách chi trả cổ tức của một ngân hàng thương mại cổ phần.  Thứ hai: từ những vấn đề lý luận cơ bản đó, tác giả phân tích và đánh giá thực trạng chính sách trả cổ tức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, rút ra 5 những kết quả đã đạt được và những hạn chế cần giải quyết.  Thứ ba: đưa ra một số căn cứ để xây dựng một chính sách cổ tức hợp lý và đề xuất giải pháp để hoàn thiện chính sách cổ tức của ngân hàng trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Chính sách trả cổ tức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách cổ tức của Sacombank từ khi chính thức niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 đến nay. Trong giai đoạn này, Ngân hàng cần phải công khai, minh bạch mọi thông tin liên quan. Vì vậy, mọi quyết định của Ban quản trị ngân hàng, nhất là chính sách trả cổ tức sẽ có tác động nhất định đến giá cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường. Từ việc xem xét, đánh giá thực trạng chính sách cổ tức, đề tài sẽ đề xuất những căn cứ và biện pháp để hoàn thiện chính sách cổ tức của Sacombank nhằm mục đích vừa làm hài lòng các cổ đông, vừa đảm bảo thu hút vốn đầu tư cho sự phát triển của ngân hàng trong tương lai. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài − Phương pháp mô tả: nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về cổ tức và chính sách cổ tức − Phương pháp thống kê: nhằm tập hợp các số liệu và đánh giá thực trạng. − Phương pháp so sánh và tổng hợp: nhằm so sánh, đối chiếu các thông tin để tìm hiểu nguyên nhân và có các kết luận phù hợp. Từ đó đưa ra những căn cứ và giải pháp cụ thể giải quyết vấn đề. 5. Kết cấu đề tài Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận được chia thành ba chương:  Chương 1: Các vấn đề cơ bản về chính sách cổ tức của Ngân hàng TMCP  Chương 2: Thực trạng chính sách cổ tức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín  Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách cổ tức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 6 CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 1.1 Lợi nhuận và cổ tức của ngân hàng thương mại cổ phần Lợi nhuận Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch khi lấy doanh thu trừ đi các khoản chi phí mà ngân hàng bỏ ra để đạt được doanh thu đó trong một thời kỳ nhất định. Lợi nhuận của ngân hàng bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác. Cổ tức Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng thương mại cổ phần được chia làm hai phần: một phần lợi nhuận dành để chia cho các cổ đông hiện hành, phần còn lại được giữ lại để tái đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn trong tương lai của ngân hàng. Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế của ngân hàng được trích ra hàng năm để trả cho mỗi cổ phần mà các cổ đông đang nắm giữ. Cổ tức được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá cổ phiếu. So sánh cơ chế phân phối lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần với công ty cổ phần Xuất phát từ các chức năng đặc trưng của ngân hàng thương mại mà một công ty cổ phần thông thường không có: chức năng tạo tiền, thanh toán, huy động tiết kiệm. - Chức năng tạo tiền: với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, các ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt động tín dụng và đầu tư. Các hoạt động đặc trưng này của ngân hàng thương mại sẽ làm tăng hoặc giảm cung tiền cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tùy thuộc vào chính sách tiền tệ mà ngân hàng Trung Ương đưa ra trong từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Với chức năng tạo tiền, ngân hàng thương mại đã đáp ứng nhu cầu vốn, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh 7 doanh phát triển, từ đó tăng tích lũy cần thiết cho nền kinh tế và cho chính bản thân ngân hàng. - Chức năng thanh toán: bên cạnh chức năng tạo tiền, các ngân hàng thương mại còn thực hiện chức năng thanh toán, có nghĩa là thực hiện việc chuyển dịch vốn từ một tài khoản này sang một tài khoản khác. Thông qua hệ thống thanh toán điện tử trong nội bộ một ngân hàng và liên ngân hàng, chức năng thanh toán của ngân hàng thương mại được thực hiện dễ dàng. Số dư tiền gửi của cá nhân và doanh nghiệp trên tài khoản thanh toán là một phần trong khoản mục nguồn vốn của ngân hàng thương mại trên Bảng cân đối kế toán. - Chức năng huy động tiết kiệm: Tiết kiệm là hình thức tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân hoặc doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại. Huy động tiết kiệm là một chức năng quan trọng của ngân hàng thương mại nhằm tạo điều kiện cho người gửi tiền có khoản thu nhập thông qua lãi suất với mức độ an toàn và tính thanh khoản cao. Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính dẫn vốn từ những người có nguồn tiền nhàn rỗi đến những người có nhu cầu sử dụng vốn. Số dư tiền gửi có kỳ hạn cũng là một khoản mục nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán của ngân hàng thương mại. Như vậy, một công ty cổ phần trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường không có những chức năng đặc trưng trên của ngân hàng thương mại nên các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần có sự khác nhau so với Bảng cân đối kế toán của ngân hàng thương mại. Bên trái của Bảng cân đối kế toán tóm tắt tình hình tài sản của công ty, trong đó bao gồm hai khoản mục tài sản chính: tài sản lưu động và tài sản cố định, được liệt kê theo thứ tự thanh khoản giảm dần. Bên phải của Bảng cân đối kế toán trình bày tóm tắt các nguồn vốn mà công ty sử dụng để tài trợ cho tài sản, gồm có nguồn vốn chủ sở hữu và nợ. Trình tự sắp xếp nguồn vốn theo thời gian hoàn trả, khoản nào đến hạn trả trước thì được xếp lên trước. Nguồn vốn chủ sở hữu được xếp cuối cùng, không phải trả lại, trừ khi công ty giải thể. 8 Ví dụ: Bảng cân đối kế toán của một công ty cổ phần Y (Đơn vị tính: triệu đồng) Tài sản Năm N Năm N-1 Nợ và vốn chủ sở hữu Năm N Năm N-1 Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn -Tiền mặt và tiền gửi 100 150 -Phải trả nhà cung cấp 600 300 -Đầu tư ngắn hạn - 650 -Vay ngắn hạn ngân hàng 1100 600 -Khoản phải thu 3750 3150 -Phải trả khác 1400 1300 -Tốn kho 6150 4150 Tổng nợ ngắn hạn 3100 2200 Tổng TSLĐ 10000 8100 Nợ dài hạn 7540 5800 Tài sản cố định Tổng nợ phải trả 10640 8000 -Nhà xưởng, thiết bị 8000 7000 Vốn chủ sở hữu -Khấu hao TSCĐ (3200) (2800) -Cổ phiếu ưu đãi 400 400 -TSCĐ vô hình 5200 4500 -Cổ phiếu thường 1300 1000 Tổng tài sản cố định 10000 8700 -Thặng dư vốn 3400 3200 -Lợi nhuận giữ lại 4260 4200 Tổng vốn chủ sở hữu 9360 8800 Tổng tài sản 20000 16800 Tổng nợ và vốn CSH 20000 16800 9 Ví dụ về bảng cân đối kế toán của ngân hàng thương mại X (Đơn vị tính: tỷ đồng) Tài sản Năm N Năm N-1 Nợ và vốn chủ sở hữu Năm N Năm N-1 Tiền mặt 1869 1511 Tiền gửi của Kho bạc nhà nước và tiền vay NHTW 10.136 6754 Tiền gửi tại NHTW 2607 2205 Tiền gửi của các TCTD khác 6550 4105 Tiền gửi tại các TCTD khác 38.128 8.927 Tiền vay các TCTD khác 5973 3421 Cho vay khách hàng 51.772 48.625 Tiền gửi của khách hàng 80.340 71.810 Cho vay các TCTD khác 1194 1068 Vốn tài trợ ủy thác và đầu tư 120 152 Dự phòng rủi ro tín dụng (1078) (994) Nợ khác 2632 5342 Đầu tư chứng khoán 1245 1125 Tổng nợ phải trả 105.751 91.584 Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán (199) (179) Vốn chủ sở hữu Góp vốn liên doanh, đầu tư dài hạn 5368 4865 -Vốn điều lệ 2538 2434 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (64) (58) -Các quỹ 126 121 Tài sản cố định 502 490 -Lợi nhuận chưa phân phối 1143 1096 Tài sản khác 8214 7650 Tổng vốn CSH 3807 3651 Tổng tài sản 109.558 95.235 Tổng nợ và vốn CSH 109.558 95.235 So sánh hai Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần và ngân hàng thương mại cổ phần cơ bản giống nhau ở kết cấu đều có hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn (nợ và vốn CSH). Tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn. Tuy nhiên xuất phát từ các chức năng đặc thù của ngân hàng thương mại như đã đề cập ở trên, 10 [...]... và quyền kiểm soát ngân hàng) Có nhiều chính sách trả cổ tức mà một ngân hàng TMCP có thể lựa chọn để vận dụng cho phù hợp với tình hình tài chính thực tế của ngân hàng như: chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt ổn định; chính sách chi trả cổ tức thấp, ưu tiên giữ lại lợi nhuận tái đầu tư; chính sách chi trả cổ tức thấp và trả cổ tức bằng cổ phiếu Nhưng cho dù sử dụng bất kỳ chính sách nào thì trong... trả cổ tức và thời gian trả cổ tức 1.2.2 Mục tiêu của chính sách cổ tức Mục tiêu của chính sách cổ tức là tạo ra sự cân đối giữa mức cổ tức trả cho các cổ đông và tỷ lệ lợi nhuận giữ lại sao cho tối đa hóa giá trị cổ phần, cũng như tối đa hóa lợi ích của các cổ đông 1.2.3 Các chỉ tiêu đo lường chính sách cổ tức Để đánh giá một chính sách cổ tức, người ta chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu sau:  Thứ nhất: cổ. .. và mức cổ tức họ nhận được cao là chắc chắn Điều này tác động làm tăng giá cổ phiếu trên thị trường 1.2 Chính sách cổ tức 1.2.1 Khái niệm chính sách cổ tức Chính sách cổ tức chính là quyết định phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp: bao nhiêu được giữ lại để tái đầu tư và bao nhiêu dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông Một chính sách cổ tức bao gồm 3 nội dung cơ bản: công bố mức cổ tức được... mới …nên chính sách cổ tức sẽ có ảnh hưởng nhất định đến giá trị của một ngân hàng TMCP Chính sách chi trả cổ tức có tác động trực tiếp đến nguồn vốn tái đầu tư của ngân hàng và mức lợi nhuận ròng hàng năm sẽ thu được, do đó nó có ảnh hưởng đến giá trị của ngân hàng, nhất là khi ngân hàng theo đuổi một chính sách cổ tức ổn định và nhất quán Đó là vì: 35 - Nếu lựa chọn hình thức chi trả cổ tức bằng... ngân hàng có nhiều cơ hội đầu tư đem lại lợi nhuận kỳ vọng cao hơn mức cổ tức mong đợi của các cổ đông thì ngân hàng sẽ giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư và chia cổ tức ở một tỷ lệ thấp Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần có thể chi trả cổ tức theo tỷ lệ thay đổi qua các năm tùy thuộc vào cơ hội đầu tư mà ngân hàng có được  Mô hình chính sách trả cổ tức bằng tiền mặt kết hợp với trả cổ tức bằng cổ phiếu:... lại cổ phần làm cổ phiếu quỹ để giảm số lượng cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường, từ đó làm tăng giá trị cổ phiếu của ngân hàng, gia tăng lợi ích cho cổ đông 1.2.6.2.2 Khả năng thanh khoản của ngân hàng Khả năng thanh khoản của ngân hàng quyết định đến hình thức chi trả cổ tức Khả năng thanh khoản của ngân hàng càng lớn, ngân hàng càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức bằng tiền mặt Một ngân hàng. .. cổ phiếu STB Tóm lại, những chỉ tiêu trên là cơ sở để các nhà đầu tư cân nhắc và ra quyết định đầu tư, đồng thời có tác động đến giá thị trường của cổ phiếu 1.2.4 Các mô hình chính sách trả cổ tức Để xác định mức trả cổ tức, nhà quản trị tài chính của ngân hàng thường sử dụng ba mô hình sau:  Mô hình chính sách trả cổ tức bằng tiền mặt ổn định: các ngân hàng thương mại cổ phần áp dụng chính sách cổ. .. nhập của ngân hàng trong kỳ Cổ tức mỗi cổ phần thường Thu nhập mỗi cổ phần thường Đây là một trong những nhân tố quyết định đến thị giá của cổ phiếu Tỷ lệ chi trả cổ tức = Ví dụ: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (mã chứng khoán: STB) công bố mức chi trả cổ tức năm 2008 là 15% bằng cổ phiếu Thu nhập mỗi cổ phần trên báo cáo 14 kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 là 1869 VNĐ Tỷ lệ chi trả cổ tức của... dùng 18 để trả cổ tức cho cổ đông vào các năm tiếp theo khi cần thiết 1.2.5.3 Cổ tức trả bằng tài sản Trả cổ tức bằng tài sản là hình thức ngân hàng có thể trả cho cổ đông bằng những thành phẩm, bất động sản hay tài sản tài chính của các công ty cổ phần khác như cổ phiếu, trái phiếu mà ngân hàng sở hữu 1.2.5.4 Mua lại cổ phần Ngoài hình thức trả cổ tức bằng tiền mặt, ngân hàng thương mại cổ phần có thể... vị tính: VNĐ) Mã chứn g khoá n KBC STB Cổ tức Giá thị trường ngày 31/12/09 Tỷ suất cổ tức Công ty CP phát triển đô thị 3000 59.500 5.04% Kinh Bắc Ngân hàng TMCP Sài Gòn 1500 24.000 6.25% Tên công ty Thương Tín Như vậy, ta có thể thấy Công ty cổ phần phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) trả cổ tức ở mức 30% trên mệnh giá cao hơn so với mức 15% trên mệnh giá của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) Nhưng tính . về chính sách cổ tức của Ngân hàng TMCP  Chương 2: Thực trạng chính sách cổ tức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín  Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách cổ tức tại Ngân hàng TMCP Sài. để hoàn thiện chính sách cổ tức của ngân hàng trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Chính sách trả cổ tức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. dịch chứng khoán 2- TMCP -Thương mại cổ phần 3- TP HCM- Thành phố Hồ Chí Minh 4- STB- cổ phiếu ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 5- Sacombank - ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 6- TSCĐ – Tài sản

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan