1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thủ Đô

52 387 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 405,5 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân nói chung, các thầy cô của Viện Thương Mại và Kinh Tế Quốc Tế nói riêng đã dày công dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quí giá, không chỉ là lĩnh vực chuyên môn mà còn là tấm gương về sự tận tụy, nhiệt tình trong công việc trong thời gian qua. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Đinh Lê Hải Hà, người trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, giúp em có thể hoàn thành tốt chuyên đề này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong phòng tín dụng, ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn- chi nhánh Thủ Đô đã truyền đạt, giúp đỡ em trong quá trình em thực tập và làm việc tại ngân hàng. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Cao Văn Công LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đề tài này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành, khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sỹ: Đinh Lê Hải Hà. Các số liệu, bảng biểu và những kết quả trong khóa luận là trung thực, các nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có. Một lần nữa tôi xin khăng định về sự trung thực của lời cam đoan trên. Người thực hiện Cao Văn Công Danh Mục Bảng Bảng Tên Trang Bảng 2.1 Số Dư Nguồn Vốn Huy Động Huy Động Các Năm 2010, 2011, 2012. 15 Bảng 2.2 Dư Nợ Năm Các Năm 2010, 2011, 2012. 17 BẢng 2.3 Hiệu Quả Tín Dụng Tại Chi Nhánh Agribank Thủ Đô 20 Bảng 2.4 Nợ Quá Hạn Theo Thời Hạn Cho Vay Của Agribank Thủ Đô 22 Danh Mục Sơ Đồ Sơ Đồ Tên Trang Sơ Đồ 1 Tổ Chức Bộ Máy Ngân Hàng No&Ptnt Việt Nam 6 Sơ Đồ 2 Mô Hình Tổ Chức Chi Nhánh Thời Điểm 31/9/2012 11 Biểu Đồ 2.1 Tỷ Trọng Nợ Quá Hạn Trong Tổng Dư Nợ qua các Năm(2010-2012)(%) 21 Danh Mục Viết Tắt NHNO&PTNT: Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn. NHNN: Ngân Hàng Nhà Nước GD: Giao Dịch NHTM: Ngân Hàng Thương Mại DNNQD: Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh CN&HGĐ: Cá Nhân Và Hộ Gia Đình RRTD: Rủi Ro Tín Dụng LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động của ngân hàng, là các hoạt động kinh doanh về tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng huy động tiền sau đó cho các tổ chức hay cá nhân vay trong một khoảng thời gian nhất định để thu về lợi nhuận. Trong quá trình cho vay, phát sinh một số khoản vay mà khách hàng không trả được gốc hoặc lãi hoặc cả gốc và lãi, điều này làm cho ngân hàng mất một phần vốn và lợi nhuận. Nếu số lượng này lớn đến một mức độ nhất định,nguy cơ ngân hàng sẽ không trả nổi các khoản tiền đã huy động, dẫn tới nguy cơ đổ vỡ. Sự đổ vỡ này không những sẽ tác động trực tiếp đến ngân hàng mà còn kéo theo tác động rất xấu với nền kinh tế xã hội. Trong lịch sử tín dụng, trong nước đã chứng kiến rất nhiều ngân hàng,các tổ chức tín dụng rơi vào tình trạng phá sản. Trên thế giới, vào năm 2008, nước Mỹ đã gặp phải cuộc khủng hoảng ngân hàng xuất phát từ hoạt động cho vay dưới tiêu chuẩn, gây ra thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Mỹ và lan rộng ra khắp thế giới. Cho dù là các ngân hàng lớn và lâu đời như các ngân hàng Mỹ,0020Châu Âu hay ở các ngân hàng nhỏ như ở nước ta thì việc thua lỗ hay phá sản của các ngân hàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng quan trọng nhất là việc quản trị rủi ro kém hiệu quả, thường khởi điểm từ những khoản tín dụng xấu không được kiểm soát ở một vài chi nhánh nào đó đã lớn dần và đã ảnh hưởng ra toàn hệ thống. Các luận chứng trên cho thấy quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng đã trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết, là khâu quan trọng có tính sống còn đối với tất cả các ngân hàng trong thời đại hiện nay. Nó thu hút được sự quan tâm đặc biệt không chỉ từ giới tài chính ngân hàng,hệ thống kinh tế xã hội, các nhà hoạch định chính sách của tất cả các quốc gia trên thế giới. Chính vì lý do đó, tôi đã lựa chọn đề tài : “Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thủ Đô” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống những vấn đề mang tính lí luận về rủi ro tín dụng của ngân hàng và phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Phân tích thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh thủ đô; từ đó đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Là những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, từ đó tìm giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng. Phạm vi nghiên cứu: khảo sát hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Thủ Đô trong ba năm: 2010,2011,2012. Có rất nhiều nguyên nhân rủi ro tín dụng, có thể là rủi ro khi ngân hàng bị ứ đọng vốn, rủi ro thiếu vốn khả dụng, rủi ro từ biến đổi giá trị các vật đảm bảo tín dụng tronbg thời hạn cho vay hay rủi ro không thu hồi được nợ. Từ đó, đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng; suy luận logic kết hợp với phương pháp duy vật lịch sử; phương pháp so sánh;thống kê và đồ thị Thu thập số liệu: các báo cáo, tài liệu của ngân hàng, thông tin trên báo chí và internet. 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, Đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn,chi nhánh Thủ Đô. Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Vũng Tàu. Chương 3: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Thủ Đô. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) VÀ CHI NHÁNH THỦ ĐÔ 1.1 KHÁI QUÁT VÊ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIÊP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN VIÊT NAM (AGRIBANK) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank được thành lập ngày 26/3/1988 theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là sự phát triển nông nghiệp, nông dân,nông thôn. Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2012; vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện,cụ thể. - Tổng tài sản: trên 617.859 tỷ đồng. - Tổng nguồn vốn: trên 540.378 tỷ đồng. - Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng. - Tổng dư nợ: trên 480.453 tỷ đồng. - Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, mở rộng thị trường sang Campuchia. - Nhân sự: gần 40.000 cán bộ,công nhân viên. Agribank rất chú trọng đầu tư phát triển,đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tân tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại với độ nhanh, an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng ở trong và ngoài nước. Agribank hiện đang có hàng triệu khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục ngàn khách hàng là doanh nghiệp. Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.043 ngân hàng đại lý, tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ và vẫn đang nỗ nỗ lực tiếp tục mở rộng. Agribank là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010, là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như: Hội nghị FAO vào năm 1991, Hội nghị APRACA vào năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA vào năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản vào năm 2002 Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế biến động phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… tín tưởng ủy thác triển khai hơn 123 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt hơn 5,8 tỷ USD. Ngoài ra,Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới như hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III (WB); Dự án Biogas (ADB); Dự án JIBIC (Nhật Bản);v v Cùng với nhiệm vụ kinh doanh, Agribank luôn chú trọng đến trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp phát triển an sinh xã hội của đất nước. Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh, Agribank đã tổ chức triển khai hỗ trợ hơn 160 tỷ đồng cho hai huyện Mường Ảng và Tủa Chùa của tỉnh Điện Biên. Năm 2009 ,sau khi bàn giao 2.188 nhà ở cho người nghèo thì đến tháng 8/2010 Agribank tiếp tục bàn giao 41 khu nhà ở với 329 phòng, 40 khu vệ sinh, 40 hệ thống cấp nước, 40 nhà bếp, 9.000m2 sân bê tông cùng với trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cho 38 trường học trên địa bàn hai huyện này. Cùng với đó, Agribank ủng hộ hoạt động xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết tại nhiều địa phương trên cả nước; tặng sổ tiết kiệm cho các cựu nữ thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn; tài trợ chi phí mổ tim cho các em nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh; tài trợ kinh phí xây dựng Bệnh viện ung bướu khu vực miền Trung; tôn tạo, tu bổ các di tích lịch sử quốc gia. Mỗi năm, cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống đóng góp 4 ngày lương của mình ủng hộ cho Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Ngày vì người nghèo, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Quỹ tình nghĩa ngành ngân hàng. Số tiền Agribank đóng góp cho các hoạt động xã hội từ thiện vì cộng đồng tăng dần qua các năm, riêng năm 2011 lên tới 200 tỷ đồng, đến năm 2012 là 333 tỷ đồng. Với những thành tựu đã đạt được, vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2009), Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư tới thăm và làm việc. Tổng Bí thư đã ghi nhân và biểu dương những đóng góp quan trọng của Agribank và nhấn mạnh nhiệm vụ của Agribank đó là: Quán triệt sâu sắc, thực hiện tốt nhất Nghị quyết 26-NQ/TW theo hướng “Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân. Với vị thế là Ngân hàng thương mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực,cải thiện cơ chế hoạt động, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. BỘ MÁY TỔ CHỨC Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy ngân hàng No&PTNT Việt Nam HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban thư ký HĐQT Ban kiểm soát HĐQT TỔNG GIÁM ĐỐC Kế toán trưởng Các phó Tổng giám đốc Hệ thống kiểm tra nội bộ Hệ thống ban chuyên môn nghiệp vụ Sở giao dịch Chi nhánh loại 1,2 Văn phòng đại diện Đơn vị sự nghiệp Công ty trực thuộc Phòng giao dịch Chi nhánh loại 3 Phòng giao dịch Phòng giao dịch 1.2 KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH AGRIBANK THỦ ĐÔ 1.2.1 Quá trình thành lập, phát triển của Chi nhánh Tên giao dịch chính thức: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)-chi nhánh Thủ Đô. Địa chỉ: 91 Phố Huế, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Ngày 29/2/2008 ,Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam có quyết định số 146/QĐ/HĐQT-TCCB, điều chỉnh Chi nhánh NHNo&PTNT Bùi Thị Xuân (tiền thân của Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô) phụ thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội về phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Đây là dấu mốc thời gian quan trọng, đánh dấu sự ra đời của Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô. Ngày 25 tháng 11 năm 2008, căn cứ Quyết định số 1445/QĐ/HĐQT-TCCB của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT Bùi Thị Xuân chính thức đổi tên thành Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô, chuyển địa điểm từ 40 Bùi Thị Xuân sang địa điểm mới là số 91 Phố Huế, phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Bắt đầu từ đây, Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô thực sự đi vào hoạt động với một cái tên mới, mang màu sắc,đặc trưng của riêng mình, có tầm vóc của một chi nhánh cấp I độc lập. Hiểu rõ trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, trong đó trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, chi nhánh NHNo&PTNT thủ đô đã nhanh chóng tìm hiểu, khai thác, và tận dụng triệt để các nguồn vốn huy động được để đầu tư cho các thành phần kinh tế, trong đó ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp. Bằng những biện pháp linh hoạt, phù hợp, kịp thời nắm bắt được với thời cuộc, tình hình kinh tế Việt Nam,khu vực và thế giới, phát huy tối đa những ưu thế của mình, kiên quyết khắc phục những khó khăn: như thiếu vốn, thiếu nhân lực,kinh nghiêm… nên sau một thời gian ngắn, NHNo&PTNT thủ đô đã đủ nguồn vốn và nguồn lực, đáp ứng tốt nhu cầu cơ bản cho khách hàng. Bằng những cố gắng nỗ lực của mình, NHNo&PTNT chi nhánh thủ đô đã và [...]... lường rủi ro tiên tiến, , làm cơ sỏ cho việc ra quyết định tín dụng, đảm bảo đưa ra những quyết sách điều hành phòng ngừa và hạn chế rủi ro nhanh nhạy, chi phí thấp và hiệu quả cao Thực trạng về công tác kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vốn rất phức tạp và nguy cơ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng Đối mặt với rủi ro bằng... Trạng Về Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh AGRIBANK Thủ Đô Nguyên tắc cấp tín dụng Công tác xét duyệt các khoản cấp tín dụng phải được tuân thủ đúng nguyên tắc đó là sự nhất trí thông qua của 100% các thành viên Trong quá trình thẩm định, các khách hàng vay là tổ chức hoặc cá nhân đều được đánh giá và xếp hạng; sau đó tiếp tục phân tích các rủi ro, tính toán các hạn mức tín dụng hoặc các khoản... cấp cho mỗi khách hàng Đặc biêt, Agribank Thủ đô luôn nghiêm túc thực hiện việc trích lập quĩ dự phòng rủi ro tín dụng, chấp hành đúng quy định của NHNN với mức trích lập đủ các khoản nợ quá hạn Thực trạng về công tác nhận biết và đánh giá rủi ro tín dụng Nhận biết và đánh giá rủi ro tín dụng là bước đầu tiên cực kỳ quan trọng trong công tác tín dụng của ngân hàng để đánh giá được rủi ro có thể xảy ra... lường rủi ro tín dụng Trong những năm qua, Công tác phân tích đo lường RRTD ở Agribank thủ đô ngày càng được quan tâm và chú trọng; công tác định lượng, định tính các rủi ro tín dụng đã có được những thành tựu đáng kể , tuy nhiên việc đánh giá ấy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng còn chưa hoàn thiện, các công cụ lượng hoá rủi ro tín dụng vẫn chưa được vận dụng một... tín dụng, rủi ro tín dụng là nguy cơ tiềm ẩn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh Agribank thủ đô cũng đang phải đối mặt với nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng của mình, những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng đó là mất vốn, đó là sự tăng cao của các khoản nợ quá hạn và nợ khó đòi, gây thất thoát nguồn lực, giảm lợi nhuận Trong những năm vừa qua, bên cạnh việc chú trọng vào... kỳ hạn nợ và gia hạn nợ, giúp đỡ thêm vốn cho khách hàng khi nhìn thấy được khả năng phục hồi sản xuất và phát triển trong tương lai 2.3.3 Đánh giá về thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank thủ đô Những mặt đạt được Sau hơn 4 năm tồn tại và phát triển, với sự cố gắng học hỏi để không ngừng tiến bộ, Agribank thủ đô đã đạt được những thành công bước đầu trong công tác quản lý RRTD, hạn chế rủi. .. khách quan trong hoạt động cấp tín dụng, chất lượng tín dụng ngày một nâng cao Nhờ những sự đổi mới trong công tác quản lý rủi ro của mình mà Agribank thủ đô đã kiểm soát và xử lý hiệu quả các rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng, giúp Ngân hàng có có những bước phát triển nhanh và bền vững Những mặt hạn chế Mặc dù đã có những thành công đáng kể, ngày càng nâng cao được chất lượng tín dụng, tuy nhiên... lượng tín dụng để giảm thiểu rủi ro của các khoản vay, đảm bảo doanh thu và lợi nhuận cho Ngân hàng Trong điều kiện nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động khó lường, thách thức cũng đồng nghĩa tạo ra cơ hội, Agribank thủ đô tiếp tục nỗ lưc không ngừng để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của mình, phát triển và vận dụng hiệu quả các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng đã và đang được áp dụng. .. cho Ngân hàng thì công tác quản trị rủi ro tín dụng cũng là một nhiêm vụ được quan tâm hàng đầu Để đánh giá chính xác hơn về thực trạng rủi ro tín dụng của chi nhánh Agribank thủ đô, ta hãy xem xét qua các chỉ tiêu định lượng trong bảng số liệu sau: BẢNG 2.3: HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH AGRIBANK THỦ ĐÔ Năm Chỉ tiêu 2010 2011 11/10 (+/-%) Tổng dư nợ (Tỷ đồng) 7.064 7.088 0.34 91.83 70.88 Nợ quá hạn. .. cho vay trung và dài hạn lại có xu hướng giảm dần Điều đó chứng tỏ ngân hàng đã đặc biệt chú ý đến công tác quản trị rủi ro trong các khoản cho vay lớn, hạn chế được rủi ro từ các khoản vay này sẽ giúp ngân hàng tránh được những tổn thất lớn về nguồn vốn Các khoản vay ngắn hạn vẫn là những rủi ro tín dụng chủ yếu của Agribank thủ đô, những khoản vay này vẫn còn có nhiều vấn đề và Ngân hàng cần tập trung . rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Thủ Đô. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) VÀ CHI NHÁNH THỦ ĐÔ 1.1 KHÁI QUÁT VÊ NGÂN HÀNG NÔNG. về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Thủ Đô. Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Vũng Tàu. Chương 3: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi. nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thủ Đô để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống những vấn đề mang tính lí luận về rủi ro tín dụng của ngân hàng và phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w