Để hội nhập thành công và không bị lép vế trên sân nhà, các NHTM, đặcbiệt là các NHTM nhà nước- những đầu tàu, mũi nhọn của hệ thống NHTM ViệtNam, phải lành mạnh hoá tài chính theo chuẩn
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cám ơn tới các thầy cô giáo trong trường Học viện ngânhàng đã dìu dắt, dạy dỗ em để em có kiến thức đầy đủ hơn để hoàn thành tốtchuyên đề tốt nghiệp này
Tuy nhiên đây là vấn đề rất rộng, rất phức tạp, mặc dù đã có nhiều cốgắng, nhưng do hạn chế về trình độ năng lực, cho nên chuyên đề không tránhkhỏi những khiếm khuyến, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của cácthầy, cô giáo
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2013
Sinh viên
Trần Thị Chà
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế củaNgân hàng
Người viết chuyên đề
Trần Thị Chà
Trang 3BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
CN- TTCN Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp
Trang 4DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒBảng
Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh tín dụng của BIDV-chi nhánh Quang Trung năm2010-2012……… ……….……… 40Bảng 2.2: Nợ quá hạn theo nhóm từ năm 2009- 2011 của BIDV-chi nhánhQuang Trung ……….……… 43Bảng 2.3: Nợ quá hạn theo mức độ đảm bảo từ năm 2010- 2012 của BIDV-chinhánh Quang Trung …… ………….………… ………… 45
Bảng 2.4: Tình hình nợ xấu từ năm 2010- 2012 của BIDV-chi nhánh QuangTrung ……… 46Bảng 2.5: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro từ năm 2010- 2012 của BIDV-chinhánh Quang Trung ……… …… 50Bảng 2.6: Mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng từ năm 2010-
2012 của BIDV-chi nhánh Quang Trung ……… ……….… 51 Bảng 2.7: Mức độ tập trung tín dụng theo thời hạn khoản vay…… 53
Bảng 2.8: Nợ đã xử lý rủi ro bằng quỹ dự phòng……… 58
Biểu Đồ:
Biểu đồ 2.1: Nợ quá hạn theo nhóm tại BIDV-chi nhánh Quang Trung từ 2012……… …… … … 44Biểu đồ 2.2: Nợ quá hạn theo mức độ đảm bảo tại BIDV-chi nhánh Quang Trung
2010-từ 2010- 2012 ……… ……… 45Biểu 2.3: Mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng từ 2010-2012 52
Biểu đồ 2.4: Mức độ tập trung tín dụng theo thời hạn khoản vay… 53
Sơ đồ:
2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của BIDV-chi nhánh Quang Trung … 38
Trang 5MỤC LỤC
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nềnkinh tế hàng hoá để giải quyết vấn đề phân phối vốn, nhu cầu thanh toán phục vụcho phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, cá nhân vớiđặc thù kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ Vì thế chất lượng và tốc độ tăng trưởng
về huy động vốn và cho vay vốn của các ngân hàng sẽ tác động rất lớn tới tốc độtăng trưởng một cách bền vững của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh
tế nói chung
Thực hiện những cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng trong hiệp địnhthương mại Việt- Mỹ và gia nhập WTO đã và đang đặt ra cho hệ thống NHTMViệt Nam những thách thức vô cùng to lớn Trong đó ngân hàng là lĩnh vực hoàntoàn mở trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam
Để hội nhập thành công và không bị lép vế trên sân nhà, các NHTM, đặcbiệt là các NHTM nhà nước- những đầu tàu, mũi nhọn của hệ thống NHTM ViệtNam, phải lành mạnh hoá tài chính theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao năng lựccạnh tranh đó là quản lý tốt rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt và thườngxuyên là rủi ro tín dụng Mà nghiệp vụ tín dụng mang lại lợi nhuận chủ yếu chongân hàng Vì thế “An toàn” là nguyên tắc hàng đầu và ngăn ngừa rủi ro, nhất làrủi ro tín dụng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các Ngân hàngthương mại hiện nay
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên, cùng với quá trình học tập tại Học
viện ngân hàng em lựa chọn đề tài: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung” Với mong muốn công tác quản lý rủi ro tín dụng ở ngân hàng này được
tốt hơn và có điều kiện triển khai có hiệu quả ở các chi nhánh trong thành phố
Trang 73 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàngBIDV chi nhánh Quang Trung
Phạm vi nghiên cứu: thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tạingân hàng BIDV chi nhánh Quang Trung từ năm 2010- 2012
4 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
để xem xét các sự vật, hiện tượng trong trạng thái vận động biến đổi khôngngừng và thường xuyên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau; phương phápphân tích tổng hợp số liệu thực tế, vận dụng lý luận vào thực tiễn để giải thíchnguyên nhân từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp
5 Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của chuyên đề được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng của Ngân hàng thươngmại
Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV chi nhánhQuang Trung
Chương 3: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàngBIDV chi nhánh Quang Trung
Trang 8CHƯƠNG 1 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Xuất phát từ gốc La tinh CREDITTUM có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệmhay chính là lòng tin
Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam thì tín dụng là quan hệ vay mượn lẫnnhau trên cơ sở có hoàn trả cả gốc và lãi
C.Mác cho rằng: Tín dụng là quá trình chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu đến người sử dụng sau một thời gian nhất định thu hồi lại một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu”.
1.1.2 Đặc trưng của tín dụng ngân hàng
- Tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin: Tín dụng là sự cung cấp
một lượng giá trị dựa trên cơ sở lòng tin Ở đây người cho vay tin tưởng người đivay sử dụng vốn vay có hiệu quả sau một thời gian nhất định và do đó có khảnăng trả được nợ
- Tín dụng phải trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi: Nếu không có sự
hoàn trả thì không được coi là tín dụng Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúccho vay (giá trị gốc), nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, khách hàng phải trảcho ngân hàng một khoản lãi, đây chính là giá của quyền sử dụng vốn vay.Khoản lãi phải luôn luôn là một số dương, có như vậy mới bù đắp được chi phíhoạt động và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, phản ánh bản chất hoạt động kinhdoanh của ngân hàng
- Tín dụng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn: Để đảm bảo thu
hồi nợ đúng hạn, người cho vay thường xác định rõ thời gian cho vay Để xácđịnh thời hạn cho vay hợp lý, ngân hàng phải căn cứ vào tính chất thời hạnnguồn vốn của mình và quá trình luân chuyển vốn của đối tượng vay
Trang 9Mác đã viết: “Tiền chẳng qua chỉ rời khỏi tay người sử dụng trong một thờigian sở hữu sang tay nhà tư bản hoạt động, cho nên tiền không phải được bỏ ra
để thanh toán, cũng không phải tự đem cho vay, tiền chỉ đem nhượng lại với điềukiện là nó sẽ quay trở về điểm xuất phát một kỳ hạn nhất định”
- Tín dụng ẩn chứa nhiều khả năng rủi ro: Do sự không cân xứng về
thông tin, người cho vay không hiểu rõ hết về người đi vay Một mối quan hệ tíndụng được gọi là hoàn hảo nếu người đi vay hoàn trả được đầy đủ cả gốc và lãiđúng hạn Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của quá trình hoạt động tíndụng, là sự báo hiệu của rủi ro (rủi ro mất vốn và rủi ro thanh khoản)
- Tín dụng phải dựa trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện: Quá trình
xin vay và cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ như: Hợpđồng tín dụng, khế ước vay tiền, hợp đồng bảo đảm tiền vay, bảo lãnh…, trong
đó bên đi vay phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay cho ngân hàng khiđến hạn
Từ các đặc trưng trên cho thấy, tín dụng ngân hàng phải đảm bảo được hainguyên tắc cơ bản sau:
+ Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích
+ Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết tronghợp đồng
- Căn cứ vào sự đảm bảo
+ Tín dụng có đảm bảo không bằng tài sản (tín chấp)
Trang 10+ Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu
1.1.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng
- Đối với nền kinh tế
+ Vai trò kinh tế cơ bản của tín dụng ngân hàng là luân chuyển vốn từnhững người có nguồn vốn thặng dư đến những người thiếu hụt vốn
+ TDNH giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế + Thông qua việc đầu tư vốn tín dụng vào những ngành, nghề, khu vựckinh tế trọng điểm sẽ thúc đẩy sự phát triển của các nghành nghề đó, hình thàhnên cơ cấu hiện đại, hợp lý và hiệu quả
+ Tín dụng ngân hàng góp phần lưu thông tiền tệ, hàng hoá, điều tiết thịtrường, kiểm soát giá trị đồng tiền và thúc đẩy quá trình mở rộng giao lưu kinh tếgiữa các nước
+ Tín dụng ngân hàng mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nướcthông qua thuế thu nhập và lãi từ uỷ thác đầu tư vốn của chính phủ
+ Tín dụng ngân hàng là kênh truyền tải vốn tài trợ của nhà nước đến nôngnghiệp, nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định chính trị, xã hội
- Đối với khách hàng
+ TDNH đáp ứng kịp thời nhu cầu về số lượng và chất lượng vốn cho
Trang 11khách hàng
+ TDNH giúp nhà đầu tư nắm bắt được những cơ hội kinh doanh
+ TDNH ràng buộc trách nhiệm khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãitrong thời hạn nhất định như thoả thuận
- Đối với ngân hàng
+ Tín dụng là hoạt động truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổngtài sản có và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng (từ 70% đến 90%).+ Thông qua hoạt động tín dụng mà ngân hàng đa dạng hoá được danh mụctài sản có, giảm thiểu rủi ro
+ Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng mở rộng được các loại hìnhdịch vụ khác, như thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn…
1.2 Rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
RRTD là khoản lỗ tiềm tàng vốn có, được tạo ra khi NH cấp tín dụng.Nói cách khác, RRTD là những thiệt hại, mất mát mà ngân hàng gánh chịu
do người vay vốn hay người sử dụng vốn không trả đúng hạn, không thực hiệnđúng nghĩa vụ cam kết trong HĐTD vì bất kể lý do gì
Theo QĐ 493 của NHNN: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thấttrong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặckhông có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.”
Rủi ro tín dụng phát sinh khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng baogồm các hình thức cấp tín dụng: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tàichính, bao thanh toán
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn các rủi ro trong toàn bộ dư nợ cho vay của ngânhàng và gắn liền với khả năng trả nợ theo HĐTD của khách hàng, rủi ro tín dụng có thểphân chia thành hai loại: rủi ro đọng vốn và rủi ro mất vốn
- Rủi ro đọng vốn: Là rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiện
nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc hoặc lãi vay, sự sai hẹn này là
Trang 12do trễ hẹn Rủi ro đọng vốn sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn, trong đóphần lớn vốn thu được từ nợ gốc và lãi, hay nói cách khác là ngân hàng đem sốvốn thu về để tái đầu tư nhưng nếu khoản vay bị ứ đọng không thu được thì kếhoạch đặt ra không thực hiện được, làm cho ngân hàng mất nguồn thu mới, ảnhhưởng đến uy tín của ngân hàng trong các khoản vay mới và gây khó khăn choviệc chi trả người gửi tiền.
- Rủi ro mất vốn: Là rủi ro tín dụng khi khách hàng không trả một phần
hoặc toàn bộ khoản tín dụng (xét trên khía cạnh số lượng), từ đó làm cho ngânhàng tăng chi phí do phải trích lập dự phòng rủi ro, chi phí cho việc đi thu nợ;làm cho dòng tiền của ngân hàng giảm sút, đồng thời doanh thu của ngân hàngchậm lại hoặc mất Nếu bị mất gốc thì quy mô của ngân hàng sẽ bị giảm, nếu bịmất lãi thì khả năng sinh lời sẽ giảm
1.2.3 Sự cần thiết phải phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
Một trong những hoạt động chính của ngân hàng thương mại là hoạt độngcho vay nên rủi ro tín dụng là một nhân tố hết sức quan trọng, đòi hỏi các ngânhàng phải có khả năng phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro hiệu quả vì nếu ngânhàng chấp nhận nhiều khoản cho vay có rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng có khảnăng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp Điều này
có thể làm giảm hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng, thậm chíphá sản Vì thế bộ phận quản trị tín dụng và quản lý rủi ro là hai bộ phận
1.2.4 Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng
1.2.4.1 Dấu hiệu từ phía khách hàng
- Dấu hiệu từ báo cáo tài chính
+ Bảng tổng kết tài sản: Ngân hàng không nhận được các báo cáo tài chính từkhách hàng kịp thời; Tiền mặt giảm; Giá trị tuyệt đối và tương đối của các khoảnphải thu tăng một cách đột biến; Khả năng thanh khoản/ VLĐ giảm; Những thayđổi rõ rệt về cơ cấu tài sản kinh doanh; Những thay đổi nhanh chóng của TSCĐ;Các khoản dự phòng tăng mạnh; Tập trung đầu tư nhiều vào tài sản vô hình; Giatăng sự mất cân đối của các khoản nợ ngắn hạn; Các khoản nợ dài hạn tăng đáng
Trang 13kể hoặc chiếm tỷ lệ lớn (nợ vay trung, dài hạn/ VCSH lớn hơn 3); Những thayđổi đáng kể trong cơ cấu bảng tổng kết tài sản.
+ Báo cáo thu nhập, chi phí: Doanh số bán hàng giảm; Doanh số bán hànggia tăng một cách nhanh chóng; Mức độ chênh lệch lớn giữa tổng doanh thu vàdoanh thu ròng; Tỷ lệ phần trăm của chi phí trên tổng doanh thu và doanh thuròng; Các khoản lỗ từ NQH tăng lớn; Chi phí quản lý tăng cao không cân xứng
so với mức tăng của doanh thu bán hàng; Tổng TSC tăng so với tỷ suất doanhthu bán hàng/ lợi nhuận; Xuất hiện lỗ từ hoạt động kinh doanh; Lưu chuyển tiềnròng từ hoạt động kinh doanh âm hoặc có kết quả âm từ chu kỳ kinh doanh
- Dấu hiệu từ hoạt động kinh doanh: Thay đổi về phạm vi kinh doanh; Số liệu tài chính nghèo nàn và quản lý hoạt động kém hiệu quả; Khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ người bán; Bố trí nhà máy và thiết bị không hợp lý; Sử dụng nguồn nhân lực kém hiệu quả
- Dấu hiệu từ giao dịch ngân hàng: Số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng
giảm; Công tác kế hoạch hoá tài chính cho các nhu cầu về tài sản cố định hoặccác nhu cầu về vốn lưu động thể hiện sự đơn giản, kém cỏi; Trông cậy nhiều vàocác khoản nợ ngắn hạn; Thanh toán không kịp thời các khoản nợ đến hạn, phảiđiều chỉnh kỳ hạn nợ liên tục
- Dấu hiệu liên quan đến quản trị doanh nghiệp: Thay đổi trong thái độ,
thói quen cá nhân của những người lãnh đạo doanh nghiệp; Thay đổi thái độ đốivới NH, CBNH, đặc biệt là khi họ tạo cảm giác thiếu tính hợp tác; Tái diễnnhững vấn đề bất ổn nhưng lại quá tự tin là có thể giải quyết được; Không có khảnăng thực hiện kế hoạch; Báo cáo và quản lý tài chính yếu kém; Các chức năngđiều hành và phân công xử lý công việc thể hiện sự chắp vá; Mạo hiểm khi muabán, khi thực hiện công việc kinh doanh mới tại khu vực kinh doanh mới hoặcdây chuyền sản xuất mới; Mong muốn và khăng khăng đòi “đánh bạc” với kinhdoanh chứa đựng những rủi ro quá mức
1.2.4.2 Dấu hiệu liên quan đến công tác quản lý tín dụng
- Quy trình cho vay không được tuân thủ đúng quy định của ngân hàng
- CBTD có mối quan hệ đặc biệt bất bình thường với khách hàng
Trang 14- Các cấp quản lý trong ngân hàng thiếu sự giám sát quản lý.
- Lãnh đạo ngân hàng quá độc đoán khi phê duyệt khoản vay
- Không thể kiểm tra tài sản kinh doanh của người vay
- Cho vay dựa vào giá trị sổ sách của doanh nghiệp, không kiểm toán vàxác minh báo cáo tài chính của người vay
- Không thể đánh giá chính xác, đánh giá quá cao, không quản lý hợp lýTSTC khi tình trạng suy giảm trở nên không thể cứu vãn
- Giải ngân trước khi hoàn thiện hồ sơ
- Đảo nợ
- Vốn vay không được sử dụng đúng mục đích
1.2.4.3 Dấu hiệu từ khoản vay
- Hồ sơ cho vay thiếu sự chặt chẽ, độ tin cậy của những thông tin trong bộ
hồ sơ bị nghi ngờ
- Giá trị thực tế của TSBĐ thấp
- Kế hoạch trả nợ và nguồn trả nợ không hợp lý
- Nguồn trả nợ không đúng với kế hoạch vay vốn
1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng
Có nhiều chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng của một ngân hàng Song có thể
kể đến một vài chỉ tiêu quan trọng sau:
1.2.5.1 Các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn:
NQH phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả đượctoàn bộ hay một phần tiền gốc hoặc lãi vay, căn cứ vào tính chất rủi ro, người ta
Trang 15có các chỉ tiêu phản ánh NQH sau:
a Tỷ lệ tổng dư nợ có NQH:
Do chỉ tiêu “Tổng dư nợ có nợ quá hạn” bao gồm toàn bộ dư nợ của mộtkhách hàng (kể cả đến hạn và chưa đến hạn) kể từ khi xuất hiện món NQH đầutiên, nên nó phản ánh chính xác hơn mức độ rủi ro (chất lượng) tín dụng củangân hàng
1.2.5.2 Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu
Để hình thành chỉ tiêu “Nợ xấu”, chúng ta phải tiến hành phân loại nợ củaNHTM thành 5 nhóm sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ
cả gốc và lãi đúng hạn
- Các khoản NQH dưới 10 ngày và TCTD đánh giá có khả năng thu hồi đầy
đủ gốc và lãi bị qúa hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
Tỷ lệ NQH =
Tổng dư nợ có NQHTổng dư nợ
x 100%
Tỷ lệ khách hàng có NQH =
Tổng số khách hàng quá hạnTổng số KH có dư nợ
x 100%
Trang 16- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn):
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năngtrả lãi đầy đủ theo HĐTD
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản NQH từ 181 ngày đến 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theothời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản NQH trên 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trởnên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạntrả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bịquá hạn hoặc đã quá hạn
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý
“Nợ xấu” (Non- Performance Loan- NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm
3, 4 và 5
Tỷ lệ nợ xấu” cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là
nợ xấu Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tíndụng của ngân hàng Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của
Tỷ lệ nợ xấu =
Tổng dư nợ
x 100%
Nợ xấu
Trang 17ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơmất vốn.
1.2.5.3 Chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ mất vốn
Dư nợ mất vốn là các khoản nợ thuộc nhóm 5 Tỷ lệ mất vốn càng cao thìthiệt hại cho ngân hàng càng lớn vì nó phản ánh những khoản tín dụng mà ngânhàng bị mất và phải dùng quỹ dự phòng để bù đắp Thông thường, mất vốn nếulớn hơn 2% có nghĩa là chất lượng tín dụng có vấn đề
1.2.5.4 Các chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng
a Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Tuỳ theo cấp độ rủi ro mà TCTD phải trích lập dự phòng RRTD từ 0 đến100% giá trị của từng khoản cho vay (sau khi trừ giá trị TSBĐ đã được định giálại) Như vậy, nếu một ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ tríchlập dự phòng cũng sẽ càng cao Thông thường, tỷ lệ này dao động trong khoảng
từ 0 dến 5%
b Tỷ lệ xoá nợ:
Những khoản nợ khó đòi sẽ được xoá theo quy chế hiện hành (đưa ra hạchtoán ngoại bảng) và được bù đắp bởi quỹ dự phòng RRTD Như vậy, một ngânhàng có tỷ lệ xoá nợ cao thể hiện tỷ lệ mất vốn lớn, nghĩa là chất lượng tín dụngthấp Nếu tỷ lệ này lớn (thường là từ 2% trở lên), thì chất lượng tín dụng củangân hàng được xem là có vấn đề
1.2.5.5 Các chỉ tiêu phân tán rủi ro:
Trang 18- Phân tán rủi ro theo ngành kinh tế
- Phân tán rủi ro theo khu vực địa lý
- Dư nợ cho vay 10 khách hàng lớn nhất trên tổng dư nợ
1.2.5.6 Mức độ tập trung tín dụng
Mức độ tập trung tín dụng là tỷ trọng đầu tư vốn tín dụng phân theo từngđối tượng khách hàng, từng nhóm khách hàng, từng ngành, từng thời hạn, từngloại tiền và khu vực địa lý và mức độ tập trung cụ thể đối với từng chỉ tiêu là baonhiêu thì lại tuỳ thuộc vào chính sách tín dụng của từng ngân hàng dựa trên quyđịnh của NHNN trong từng thời kỳ
- Mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng: Mức độ tập trungtín dụng theo đối tượng khách hàng được xét theo hai chỉ tiêu là theo một kháchhàng và theo một nhóm khách hàng
Theo quy định của NHNN thì tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàngkhông được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, tổng mức cho vay vàbảo lãnh đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 25%vốn tự có của TCTD
Mức độ tập trung tín dụng = x 100%
đối với một khách hàng
Theo quy định của NHNN thì tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm kháchhàng có liên quan không được vượt quá 50% VTC của TCTD; Tổng mức chovay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá60% VTC của TCTD Mức độ dồn vốn tín dụng vào một nhóm khách hàng càngcao thì lợi nhuận đem lại càng lớn và đồng thời rủi ro tiềm ẩn càng cao
Mức độ tập trung tín dụng Vốn TD cao nhất cấp cho một nhóm KH
đối với một nhóm KH = x 100% Tổng dư nợ
Tổng dư nợvốn tín dụng cao nhất cấp cho 1 KH
Trang 19- Mức độ tập trung tín dụng theo thời hạn: Mức độ tập trung tín dụng theothời hạn là tỷ trọng vốn tín dụng mà ngân hàng đang cấp cho các hình thức tíndụng ngắn hạn, trung và dài hạn trong danh mục đầu tư của ngân hàng đó Mức
độ dồn vốn vào hình thức tín dụng nào càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn
- Mức độ tập trung tín dụng theo loại tiền: Mức độ tập trung tín dụng theo loại tiền là
tỷ trọng dồn vốn tín dụng vào VNĐ hay ngoại tệ, phụ thuộc vào chính sách tín dụng của từng ngân hàng trong từng thời kỳ Mức độ dồn vốn vào loại tiền nào càng cao thì lợi
nhuận đem lại cho ngân hàng từ loại tiền đó càng lớn nhưng rủi ro lại càng cao.
Mức độ tập trung tín dụng theo VNĐ
=
Dư nợ bằng VNĐ
100%Tổng dư nợ
Mức độ tập trung tín dụng theo ngoại tệ
- Mức độ tập trung tín dụng theo khu vực địa lý: Mức độ tập trung tín dụngtheo khu vực địa lý là mức độ đầu tư vốn tín dụng cho các khách hàng hoạt độngtheo khu vực nào ở trong nước và nước ngoài Ngân hàng cho vay ở khu vực nàonhiều nhất thì có thể hiểu đây chính là đoạn thị trường mục tiêu của ngân hàng
1.2.6 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
RRTD là rủi ro cơ bản nhất của các NHTM RRTD có nhiều nguyên nhân,nhưng có thể quy lại những nguyên nhân cơ bản sau:
1.2.6.1 Các nguyên nhân khách quan
- Môi trường pháp lý:
Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấ p địa phương
Trang 20Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN
Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập
- Môi trường kinh tế:
Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới:
Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế:
Sự tấn công của hàng nhập lậu
Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủnghoảng thừa về đầu tư trong một số ngành
Và một số nguyên nhân khách quan khác như:
- Do nhân tố quốc tế
- Môi trường tự nhiên
- Môi trường xã hội
- Môi trường công nghệ
1.2.6.2 Nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân từ phía khách hàng
Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay
Khả năng quản lý kinh doanh kém
Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch
- Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Do thiếu thông tin về khách hàng
Cán bộ ngân hàng bất cập về trình độ hoặc vi phạm đạo đức trong kinhdoanh
Cán bộ tín dụng không bao quát được hầu hết các điểm yếu về mặt pháp lýhoặc sai sót do khách quan, chủ quan khác của doanh nghiệp trong hồ sơ, chứng
từ xin vay
Thiếu thông tin tín dụng, hoặc thông tin tín dụng không chính xác, kịp thời,chưa có danh sách “Phân loại doanh nghiệp”, chưa có sự phân tích đánh giádoanh nghiệp một cách khách quan đúng đắn
Cơ chế, chính sách ban hành không hợp lý, không phù hợp với sự biếnđộng của thị trường
- Các nguyên nhân khác
Trang 21Giá trị TSBĐ tiền vay không đáp ứng được yêu cầu thu nợ của NH
Giá cả biến động theo chiều hướng bất lợi
Tính khả mại thấp
Đối với đảm bảo bằng bảo lãnh Ngân hàng gặp rủi ro khi người bảo lãnh từchối hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Những biến động xấu của nền kinh tế thế giới
1.3 Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.
1.3.1 Khái niệm Quản lý rủi ro tín dụng
Quản lý RRTD là một nội dung quan trọng gắn liền với mọi hoạt động củaNgân hàng thương mại Quản lý RRTD không có nghĩa là né tránh rủi ro mà làviệc xác định một mức rủi ro có thể chấp nhận được, trên cơ sở đó đưa ra cácbiện pháp để đảm bảo RRTD của NH không vượt quá mức quy định cho trước.Quản lý RRTD là quá trình đo lường, đánh giá rủi ro trong quá trình chovay, theo dõi giám sát và xử lý kịp thời để đảm bảo quyền lợi của NH nếu có bất
kỳ sự thay đổi nào cho đến khi khoản vay được hoàn trả Chính sách quản lýRRTD có tính chất phòng ngừa và làm giảm những tổn thất trong hoạt động tíndụng của NH, đảm bảo các khoản vay được hoàn trả đầy đủ, đúng hạn
Mục tiêu của quản lý RRTD
Việc quản lý RRTD phải được quan tâm và đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Tạo lập được một danh mục tín dụng hợp lý, có khả năng sinh lời cao, ítrủi o và khi cần thiết có thể chứng khoán hóa để hỗ trợ thanh khoản
- Tạo được sự chủ động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ phậntác nghiệp nhằm tìm kiếm các khoản vay có khả năng sinh lời cao và ít rủi ro
- Có những quy định để thực hiện thống nhất, minh bạch các bước côngviệc trong quá trình cho vay, các quy định hợp lý về cơ cấu, tỷ lệ
- Đảm bảo phản ánh minh bạch, chính xác chất lượng tín dụng, trích dựphòng để bù đắp những rủi ro phát sinh troang quá trình cho vay
- Có hệ thống kiểm tra, kiểm soát thích hợp để phát hiện, ngăn ngừa và xử
lý kịp thời các rủi ro phát sinh trong danh mục tín dụng
1.3.2 Quy trình quản lý RRTD
Trang 22Việc đánh giá RRTD thực chất là một quá trình liên tục bắt đầu từ khâuthẩm định đánh giá trước khi phê duyệt khoản vay; giải ngân; theo dõi khoản vay( bao gồm cả việc đưa ra các dấu hiệu cảnh báo sớm về tình trạng của kháchhàng), quản lý các khoản nợ xấu có vấn đề (bao gồm cả việc đưa ra giải pháp,phương án thu hồi nợ nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại cho NH), chođến khi thu hồi vốn.
Sơ đồ 1.1:Chu trình kiểm soát tín dụng liên tục
Trong đó:
Kiểm soát trước khi cho vay:
- thiết lập một chính sách và thủ tục tín dụng bằng văn bản
- thẩm định trước khi cho vay
- phê duyệt khoản vayKiểm soát trong khi cho vay:
- Xác lập hợp đồng tín dụng
- Giám sát quá trình giải ngân
- Giám sát tín dụng
Kiểm soát sau khi cho vay:
- Theo dõi đôn đốc thu hồi nợ
cho vay
Trang 23Sơ đồ 1.2: Ngăn ngừa và xử lý rủi ro tín dụng
1.3.3 Nội dung quản lý RRTD
Chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu, bộ
phận xử lý nợ thực hiện việc rà soát
Trang 24Một trong những biện pháp quan trọng để các khỏan tín dụng NH đáp ứngđược các tiêu chuẩn pháp lý và đảm bảo an toàn là việc hình thành một “Chínhsách tín dụng an toàn và hiệu quả“ Chính sách tín dụng cung cấp cho CBTD vànhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết để ra cac quyết định tín dụng và địnhhướng danh mục đầu tư tín dụng của NH Nếu một chính sách tín dụng hoạtđộng không hiệu quả thì phải tiến hành kiểm tra hoặc phải được tăng cường quản
- Phân cấp ủy quyền cho vay đối với từng CBTD và từng hợp đồng tíndụng ( quy định mức cho vay tối đa, các loại tín dụng được phép và chữ ký củangười có trách nhiệm)
- Phân cấp chịu trách nhiệm trong công việc và báo cáo thông tin trongnội bộ phòng tín dụng; phân cấp chịu trách nhiệm trong nội bộ NH, phân côngcán bộ chịu trách nhiệm duy trì và kiểm tra hồ sơ tín dụng
- Quy trình tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định đối với đơn xinvay của khách hàng, hồ sơ bắt buộc đối với từng đơn vị vay
- Các chỉ dẫn, định giá và hoàn tất hồ sơ đảm bảo tín dụng
- Quy trình chính sách và quy trình ấn định mức lãi suất tín dụng, các điềukiện hoàn trả khoản vay
- Quy định những tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các loại tín dụng, quyđịnh giới hạn tối đa cho phép
- Quy định những lĩnh vực hoạt động chính của NH, từ đó hướng tín dụngvào những lĩnh vực này
- Các phương pháp ưu tiên trong việc phát hiện, xử lý những khoản tíndụng có vấn đề
Trang 25b Xây dựng hệ thống theo dõi cảnh báo sớm RRTD
Cho dù hầu hết các NH đã xây dựng một cơ chế đảm bảo an toàn tín dụng,nhưng các điều kiện cấp tín dụng có thể thay đổi theo thời gian, do đó có thể cóđiều không thể tránh khỏi là một số khoản tín dụng vẫn có thể gặp rủi ro Vì vậy
NH cần xây dựng một hệ thống theo dõi cảnh báo sớm những RRTD để đưa rabiện pháp kịp thời ngăn chặn RRTD có thể bùng phát
Nhận dạng rủi ro bao gồm các bước : theo dõi, xem xét, nghiên cứu môitrường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng RRTD, nguyên nhântừng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD
Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê tất cả các dạngrủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp : lập bảng câu hỏinghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâmđến điều tra các hồ sơ có vấn đề Kết quả phân tích cho ra những dấu hiệu nhữngbiểu hiện, nguyên nhân RRTD, từ đó nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu để phòngngừa rủi ro
Sau đây là một số dấu hiệu chung nhất để nhận biết RRTD của hầu hếtcác khoản tín dụng có vấn đề:
Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng
- Giảm sút mạnh số dư tiền gửi : Số dư trên tài khoản tiền gửi của kháchhàng giảm sút rõ rệt, hoặc một cách bất thường, xuất hiện các séc phát hành quá
số dư
- Mức độ vay thường xuyên gia tăng, chấp nhận vay với lãi suất cao
- Sự chậm trễ bất thường và không có lý do chính đáng trong việc cungcấp các báo cáo tài chính hoặc chậm trễ, né tránh trong việc gặp gỡ CBTD
- Thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi Khách hàng có ý muốn khất
nợ, xin gia hạn nợ, thậm chí chấp nhận NQH với lãi suất cao
- Thường xuyên vay vượt quá nhu cầu dự kiến
- Sử dụng vốn sai mục đích, sử dụng các khoản nợ ngắn hạn để tài trợ nhucầu trung – dài hạn
Trang 26- Chất lượng tài sản đảm bảm giảm sút.
Nhóm liên quan đến tình hình tài chính:
- Giảm các khoản phải trả và tăng các khoản phải thu
- Các hệ số thanh toán đi theo chiều hướng xấu
- Tăng doanh số bán nhưng giảm lãi
- Hoạt động thua lỗ, các chỉ tiêu sinh lời giảm,
- Giá cổ phiếu giảm, hệ số đòn bẩy tài chính tăng
- Khả năng tiền mặt giảm
- Thường xuyên không đạt mức kế hoạch sản xuất và bán hàng, chất lượngsản phẩm dịch vụ giảm sút, mất uy tín trên thị trường, bạn hàng, người tài trợ
- Thay đổi bất thường trong khấu hao, kế hoạch trả lương, giá trị hàng tồnkho
Nhóm liên quan đến tình hình quản lý
- Hệ thống quản trị bất đồng về mục đích, điều hành độc đoán hoặc quáphân tán
- Thay đổi thường xuyên cơ cấu quản trị, thuyên chuyển nhân viên diễn rathường xuyên
- Tranh chấp trong quản lý
- Có nhiều chi phí quản lý bất hợp lý
1.3.3.2 Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
a Đo lường rủi ro tín dụng
Để kiểm soát được RRTD, NH cần phải tính toán, cân nhắc các mức độ rủi
ro và mức độ chịu đựng tổn thất khi rủi ro xảy ra, từ đó có thể đưa ra biện phápphòng ngừa
Để đo lường rủi ro, cần thu thập số lượng và phân tích đánh giá mức độ rủi
ro dựa trên các tiêu chuẩn được đặt ra Các đối tượng cần đánh giá mức độ rủi robao gồm : khách hàng và khoản vay
Đánh giá rủi ro khách hàng vay
Trang 27Đánh giá rủi ro khách hàng vay được hiểu là việc phân tích mức độ RRTDcủa khách hàng trên cơ sở xử lý những thông tin thu thập được Có nhiều môhình được NH sử dụng để đánh giá rủi ro khách hàng, như sau:
Từ những tài liệu mà khách hàng cung cấp cho NH cộng với những nguồnthu thập thông tin khác NH sẽ tổ chức phân tích, đánh giá lịch sử hình thành, uytín của khách hàng, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả của dự án xin vay,mối quan hệ với NH và các tổ chức tín dụng khác, sự sòng phẳng trong việc trả
nợ đây là cơ sở để NH lập hồ sơ khách hàng Các thông tin tài chính và thông tinphi tài chính sẽ được nhập vào máy tính, thông qua hệ thống thông tin tín dụng
để phân tích, xử lý bằng phần mềm cho điểm Kết quả sẽ đưa ra là một con số điểm số tín dụng của khách hàng vay, phản ánh mức độ rủi ro tiềm ẩn của kháchhàng Dựa vào điểm số tín dụng, NH sẽ xếp hạng khách hàng vay tương ứng vớitừng mức độ rủi ro khác nhau
Ưu điểm : đơn giản, cho phép xử lý nhanh chóng một khối lượng lớnkhách hàng vay vốn
- Nhược điểm : Có một vài chỉ tiêu do sự đánh giá chủ quan của CBTD, vìvậy có thể phản ánh không trung thực uy tín của khách hàng
Mô hình điểm số Z ( Z- Credit scoring model)
Đây là mô hình do E.I Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các DNvay vốn Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với
Trang 28người đi vay và phụ thuộc vào:
- Trị số của các chỉ số tài chính của người vay
- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ củangười vay trong quá khứ
Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm số như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5
Trong đó:
X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản
X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản
X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản
X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạch
toán của nợ
X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản
Trị số Z càng cao, thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp Ngược lại,khi trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm cónguy cơ vỡ nợ cao
Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấphơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao
- Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường RRTD tương đối đơn giản
- Nhược điểm:
Chỉ cho phép phân loại giữa nhóm khách hàng rủi ro và không rủi ro
Không có bằng chứng thuyết phục chứng minh các thông số thể hiện tầmquan trọng của các chỉ số trên công thức là không đổi trong bối cảnh điều kiệntín dụng và hoàn cảnh tài chính không ngừng biến động
Không tính đến một số nhân tố mang tính chất định tính ảnh hưởng đếnchất lượng khoản vay (phẩm chất tín dụng khách hàng, mối quan hệ tín dụnggiữa khách hàng và NH cho vay, các yếu tố vĩ mô cũng như sự biến động củachu kỳ kinh tế)
Trang 29 Đánh giá rủi ro khoản vay
Basel II còn có thể tính xác suất theo rủi ro dự kiến, hay tổn thất dự kiến EL(expected loss) theo khả năng vỡ nợ PD ( Probality of default) với mức độ tổnthất khi vỡ nợ LGD ( Loss given default) theo công thức sau:
EL = Giá trị khoản vay PD LGD
Theo công thức này, nếu mỗi món vay coi như là thực hiện một phép thử
và nếu có số liệu thống kê rủi ro đầy đủ, chúng ta có thể xác định được một cáchtương đối chính xác xác suất bị rủi ro của từng loại tài sản của NH trong từngthời kỳ, từng loại hình tín dụng, từng lĩnh vực đầu tư Điều này có ý nghĩa rấtquan trọng Trên cơ sở xác suất rủi ro đã tính toán, NH có thể xây dựng cơ cấulãi suất cho phù hợp đảm bảo kinh doanh có lãi Dựa vào xác suất rủi ro, NH cóchiến lược quản lý các tài sản có và tài sản nợ thích hợp, đảm bảo khả năngthanh toán
b Giám sát RRTD
NH cần phải chủ động giám sát tín dụng để phát hiện rủi ro tiềm ẩn Giámsát RRTD nhằm duy trì RRTD ở mức độ kỳ vọng, giảm thiểu tốn thất RRTD vàkhông để NH rơi vào tình trạng đổ vỡ Việc giám sát tín dụng được tiến hànhđịnh kỳ hoặc đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần tùy theo mức độ
an toàn của khoản vay Trong cơ chế giám sát, NH thường thực hiện kiểm tranhiều khía cạnh : việc sử dụng vay vốn sau khi giải ngân, hoạt động sản xuất
Trang 30kinh doanh, tình hình tài chính, chất lượng và điều kiện của tài sản bảo đảm, việcthực hiện kế hoạch trả nợ Tăng cường kiểm tra giám sát sau khi phát hiện ranhững dấu hiệu không lành mạnh liên quan đến khoản tín dụng của NH.
Giám sát tín dụng giúp cho nhà quản lý phát hiện ra RRTD một cách nhanhchóng, sớm đánh giá được rủi ro tiềm ẩn rủi ro đối với NH, từ đó đề ra các biệnpháp chống kịp thời
Áp dụng các biện pháp hạn chế RRTD:
Trích lập dự phòng rủi ro
NH phải lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất Dựa trên tỷ lệ rủi rochấp nhận và danh mục các khoản cho vay rủi ro, NH lập quỹ dự phòng Cáckhoản dự phòng được trích lập đối với các khoản nợ từ nhóm nợ cần chú ý đếnnhóm nợ có khả năng mất vốn theo tỷ lệ tăng dần theo điều 6, 7 quyết định 493 –NHNN
Chứng khoán hóa các khoản vay
Chứng khoán hóa các khoản cho vay là một phương pháp hạn chế rủi rođơn giản của NH Chứng khoán hóa đòi hỏi NH phải dành riêng một số cáckhoản cho vay và bán ra thị trường các chứng khoán được phát hành trên cáckhoản cho vay đó Khi người đi vay hoàn trả vốn vay và lãi cho NH, NH sẽchuyển khoản thanh toán này cho người sở hữu những chứng khoán nói trên Vềbản chất, các khoản cho vay của NH đã chuyển thành chứng khoán tự do muabán Về phần mình, NH sẽ nhận lại phần vốn đã bỏ ra để có các tài sản đó và sửdụng nguồn vốn này để tạo ra những tài sản mới Việc đầu tư thông qua hoạtđộng chứng khoán hóa giúp NH đa dạng hóa, giảm rủi ro, giảm các chi phí liênquan đến việc giám sát các khoản vay
Bán các khoản cho vay
Các NH thường bán các khoản cho vay để giảm thiểu rủi ro Thông thường
NH bán nợ vẫn giữ quyền phục vụ đối với các khoản cho vay được bán Với
Trang 31quyền này thì NH có thể thu thập từ lệ phí quản lý các khoản vay từ việc thu nợ,
NH cũng đồng thời giám sát hoạt động của người đi vay nhằm đảm bảo rằngngười đi vay tôn trọng mọi điều khoản của hợp đồng vay vốn Việc bán cáckhoản cho vay cũng làm cho tốc độ tăng tài sản của NH, điều này giúp cho nhàquản lý duy trì tốt sự cân bằng giữa tốc độ tăng nguồn vốn và RRTD
c Xử lý rủi ro tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh NH, dù có quản trị tốt đến đâu thì vẫn luônxuất hiện RRTD, vẫn tồn tại những khoản vay có vấn đề Do đó, NH bắt buộcphải tìm kiếm ra những giải pháp nhằm thu hồi lại những khoản nợ xấu này.Theo các cách như: phát mại tài sản đảm bảo, thu lại số dư tiền gửi tại NH, dùngquỹ dự phòng RRTD để bù đắp, khởi kiện…
Trước khi tiến hành bất kỳ phương án xử lý RRTD nào, NH cần cân nhắc
kỹ càng, dựa trên nguyên tắc : tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi đầy đủ nợ đãcho vay, đồng thời tạo cơ hội cho cả NH và khách hàng có thể duy trì hoạt độngtiếp theo một cách bình thường
1.4 Kinh nghiệm phòng ngừa và hạn chế RRTD của một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam 1.4.1 Phòng ngừa và hạn chế RRTD của một số ngân hàng trên thế giới
1.4.1.1 Kinh nghiệm của cộng hoà liên bang Đức về mô hình đảm bảo tín dụng
Cộng hoà liên bang Đức áp dụng phổ biến và khá thành công với hình thứcbảo lãnh- là bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh Ngân hàng bảo lãnh ở Đức đượcthành lập và hoạt động theo luật công ty với chức năng chủ yếu là bảo lãnh chocác doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ngân hàng trong trường hợp các doanhnghiệp này hoạt động tốt, nhưng khi vay vốn không đủ tài sản thế chấp và đềnghị ngân hàng bảo lãnh đứng ra bảo lãnh phần tiền vay thiếu TSTC Nguồn thu
Trang 32chủ yếu của ngân hàng bảos lãnh là: Kinh doanh chứng khoán có giá; lệ phí 1%giá trị bảo lãnh và hoa hồng bảo lãnh hàng năm Theo quy định, khi có rủi rotrong cho vay thì ngân hàng bảo lãnh chịu 80%, ngân hàng cho vay chịu 20%.
Để được bảo lãnh, các doanh nghiệp phải gửi toàn bộ hồ sơ xin vay ðếnngân hàng bảo lãnh Sau khi thẩm định toàn diện dự án vay vốn và khả năng trả
nợ, hiệu quả kinh tế, giá trị TSTC Nếu thấy phương án vay vốn tốt, nhưng giátrị TSTC nhỏ hơn tiền vay thì DN được chấp thuận bảo lãnh Ngân hàng bảolãnh có mối liên hệ chặt chẽ với Bộ tài chính, Bộ kinh tế để được hỗ trợ và bảolãnh lại Ngoài ra còn các đối tác khác tham gia cấp vốn, tư vấn, quan hệ côngviệc và khách hàng xin bảo lãnh, đó là ngân hàng tín dụng tái thiết, các NHTM
và các quỹ tiết kiệm, các DN vừa và nhỏ
Ngân hàng bảo lãnh ở Cộng hoà liên bang Đức đã hỗ trợ tích cực cho cáchoạt động sản xuất kinh doanh của các DN vừa và nhỏ, góp phần làm đa dạnghoá thị trường vốn ở nước này và một vai trò quan trọng đối với hoạt động tíndụng của các NHTM đó là giúp các ngân hàng trong việc quản trị rủi ro tín dụng
1.4.1.2 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của Citibank
Một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh được đánh giácao trên thế giới là citigroup, trong đó kết quả hoạt động của Citigroup đã tạonên một nguồn thu lớn cho Citigroup Những thành công của Citigroup có sựđóng góp không nhỏ của chính sách quản lý rủi ro của tập đoàn Chủ tịch tậpđoàn Citigroup- Walter Wriston đã từng nói lên vai trò quan trọng của hoạt độngquản lý rủi ro như sau: “Toàn bộ cuộc sống trong hoạt động ngân hàng là quản lýrủi ro”
Mô hình tín dụng thương mại được tiêu chuẩn hoá và trải qua 3 giai đoạn củaquá trình xét duyệt: Gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch
Ba giai đoạn trong chính sách tín dụng chủ chốt của Citibank bao gồm:Hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay khách hàng; đánhgiá và báo cáo thực thi Trong các giai đoạn này, trách nhiệm của các bộ phậntham gia được thể hiện một cách rất cụ thể như sau:
Trang 33- Uỷ ban quản lý thực hiện các nhiệm vụ: Thiết lập mục tiêu hoạt động vàtiêu chuẩn danh mục đầu tư đối với ngân hàng; đặt hạn mức tín dụng đối với uỷban chính sách tín dụng.
- Uỷ ban chính sách tín dụng thực hiện các nhiệm vụ: Đặt ra hạn mức tíndụng cùng với uỷ ban quản lý; xây dựng chính sách tín dụng; quản lý và đánhgiá danh mục đầu tư và quản lý rủi ro tín dụng
- Bộ phận quản lý rủi ro thực thi các nhiệm vụ: Lập ra chiến lược kinhdoanh; nhận định thị trường mục tiêu và mức chấp nhận rủi ro; gặp gỡ kháchhàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt dư nợ rủi ro, theo dõi việc hoàn trả và các hồ
sơ tín dụng, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tư, theo dõi cácvấn đề phát sinh trong quá trình tín dụng; xúc tiến tiến độ khoản vay
Mục tiêu của quy trình tín dụng hiệu quả là đảm bảo ngân hàng hoạt độngđạt hiệu quả cao, rủi ro được giảm thiểu một cách tốt nhất với lợi nhuận mụctiêu
1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
Qua kinh nghiệm của một số ngân hàng trong quản trị rủi ro tín dụng, cóthể rút ra một số bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam:
Thứ nhất là tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của các ngân hàng bảo
lãnh, các tổ chức mua bán nợ, kinh doanh rủi ro góp phần tăng cường các biệnpháp, giải pháp trong hoạt động tài trợ rủi ro đồng thời góp phần phát triển đầy
đủ các thị trường
Thứ hai là xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro độc lập, đảm bảo
tính độc lập giữa CBTD, cán bộ quản lý tín dụng với cán bộ quản lý rủi ro, cán
bộ rủi ro
Thứ ba là thực hiện cải tổ các yếu tố có ảnh hưởng tác động đến năng lực
quản trị rủi ro, bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lược, mục tiêu và chínhsách quản trị rủi ro
Thứ tư là xây dựng thị trường mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của NH.
Trang 34Thứ năm là thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức
để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD cho cán bộ thẩm định RRTD,cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quảntrị RRTD
Thứ sáu là chú trọng hơn đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ
thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường RRTD, thực hiệnchấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chútrọng thực hiện phân nhóm khách hàng
Tóm tắt chương 1
Nhìn chung trong chương 1 đã làm rõ được cơ sở lý luận về tín dụng và rủi
ro tín dụng của ngân hàng thương mại như khái niệm, đặc trưng, rủi ro, hậu quả
và nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, các chỉ tiêu đo lường, các dấu hiệu nhậnbiết rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi RRTD , đồng thời cũng nêu ra nhữngkinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam Đây là những cơ sở lýluận quan trọng để cho chuyên đề vận dụng vào giải thích thực trạng RRTD vàcác biện pháp phòng ngừa, hạn chế RRTD tại ngân hàng BIDV chi nhánh QuangTrung trong chương 2
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV –
CHI NHÁNH QUANG TRUNG 2.1 Khái quát về BIDV chi nhánh Quang Trung.
Trang 352.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng BIDV chi nhánh Quang Trung.
Ngân hàng BIDV chi nhánh Quang Trung là một trong những chi nhánhnằm trong hệ thống các chi nhánh của ngân hàng BIDV Việt Nam, do đó lịch sửhình thành và phát triển của chi nhánh Quang Trung luôn gắn liền với từng bướcphát triển của ngân hàng BIDV Việt Nam
Chi nhánh Quang Trung được hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động từtháng 04/2005 trên cơ sở nâng cấp Phòng Giao dịch Quang Trung - Sở giao dịch
1, nhằm khai thác triệt để thế mạnh của một đơn vị BIDV trên địa bàn trú đóngcủa Sở giao dịch trước đây Địa chỉ trụ sở chính tại 53 Quang Trung Hà Nội Tàisản ban đầu khi mới thành lập là nguồn huy động vốn 1.300 tỷ và nguồn nhânlực 65 cán bộ được điều động từ Hội sở chính và Sở giao dịch
Xác định phương hướng phát triển theo mô hình của một ngân hàng hiệnđại, là đơn vị cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và phục vụ đối tượng kháchhàng khu vực dân doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp đangtrong lộ trình cổ phần hoá, Chi nhánh Quang Trung đã nỗ lực không ngừng trongviệc tiếp cận và tìm kiếm khách hàng, tích cực thực hiện công tác phát triểnnguồn nhân lực, mở rộng và phát triển mạng lưới, nghiên cứu các sản phẩm dịch
vụ mới nhằm nâng cao khả năng hoạt động của chi nhánh và đáp ứng tối đacác nhu cầu của các đối tượng khách hàng thuộc khối bán lẻ
Sau 21 tháng kể từ ngày thành lập, cuối năm 2006, chi nhánh QuangTrung đã đạt được số dư huy động vốn 3.742 tỷ tăng gần gấp 3 lần, Dư nợ chovay gần 1.000 tỷ tăng hơn 3 lần, Thu dịch vụ trong 21 tháng đạt gần 8 tỷ đồng
Số cán bộ tại chi nhánh đạt 142 với mô hình tổ chức ngày càng được hoàn thiện:gồm 14 phòng và 1 tổ nghiệp vụ Đặc biệt, chi nhánh Quang Trung là chi nhánhđầu tiên đã có mô hình tổ Marketing chuyên trách, Tổ chứng khoán và Ban pháttriển mạng lưới bán chuyên trách phục vụ cho những nhiệm vụ đặc thù của đơn
vị Với những nỗ lực của tập thể cán bộ chi nhánh, trong hai năm 2005, 2006, chinhánh Quang Trung liên tục đạt danh hiệu đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Trang 36Cùng với những thành công ban đầu trong hoạt động kinh doanh, cáccông tác chính trị, đoàn thể thường xuyên được coi trọng và hoạt động có hiệuquả Chi bộ Đảng được kiện toàn về tổ chức, hoạt động theo đúng điều lệ, pháttriển được 7 đảng viên mới, số đảng viên của chi bộ hiện đã lên tới 24, cùng với
8 cảm tình đảng đang tiếp tục theo dõi, bồi dưỡng và chuẩn bị kết nạp Tổ chứccông đoàn thực hiện tốt các nhiệm vụ theo điều lệ, đảm bảo tốt quyền lợi và sựphát triển của đoàn viên Chi đoàn thanh niên tích cực hoạt động phong trào,nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của cán bộ trẻ, tăng cường hiểu biết và gópphần vào thành tích chung trong hoạt động của BIDV khu vực và toàn hệ thống
Nhìn chung, trong thời gian hoạt động chưa lâu, nhưng bộ máy của Chinhánh và các tổ chức đoàn thể đã dần được phát triển, bổ sung và hoàn thiện,hoạt động có sự phối hợp và mang lại hiệu quả tốt Tập thể cán bộ người laođộng trong chi nhánh có tinh thần gắn kết, thẳng thắn đấu tranh và phê bìnhtrong nội bộ nhằm đạt được tinh thần đoàn kết đích thực, cùng rút kinh nghiệm
và xác định tư tưởng phấn đấu chung Trên tinh thần đó, với những nền tảng banđầu đã đạt được, trong thời gian tới đây, chi nhánh Quang Trung phấn đấu sẽ đạtđược quy mô tài sản trên 7.000 tỷ vào cuối năm 2013, lợi nhuân bình quân sauthuế đạt trên 300tr/người; đủ các điều kiện để trở thành chi nhánh cấp 1 hạng 1của hệ thống BIDV, đặc biệt sẽ hoàn thành toàn diện và vượt mức theo lộ trìnhtừng quý của kế hoạch 2013, góp phần lành mạnh hoá và nâng cao năng lực hoạtđộng của BIDV phục vụ tiến trình phát triển vững mạnh của ngân hàng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng BIDV – chi nhánh Quang Trung.
Được nâng cấp từ Phòng giao dịch thành chi nhánh cấp I từ năm 2005,đến nay chi nhánh BIDV Quang Trung đã xây dựng cho mình được một cơ cấu
tổ chức khá hiện đại và gọn nhẹ Cụ thể mô hình tổ chức của chi nhánh như sau:
Khối Quản lý nội bộ
P Tổ chức hành chính
P Kế hoạch tổng hợp
P Tài chính kế toán
Giám Đốc
Khối Quản lý rủi ro
Phó Giám Đốc 2
Khối Quản lý rủi ro
Khối Tác nghiệp
P Dịch
vụ khách hàng
P Thanh toán quốc tế
P Quản
P Quản trị tín dụng
P Giao dịch
Trang 37Nhìn chung các phòng ban của chi nhánh đều cùng thực hiện những chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất, các phòng đều có chung chức năng là đề xuất, tham mưu giúp
Giám đốc chi nhánh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác đồng thời tìm cácgiải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng được giao, các văn bản
hướng dẫn thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được giao
Trang 38Thứ hai, các phòng chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao,
trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao theo đúng quy chế, thẩm quyền, quy trình nghiệp vụ góp phần hoàn thành nhiệm
vụ kinh doanh của toàn Chi nhánh Các phòng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm
về tính đúng đắn, chính xác, trung thực và đảm bảo tính an toàn, hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ của các phòng được giao
Thứ ba, các phòng tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin, tổng hợp và lập
các báo cáo trong phạm vi nhiệm vụ, nghiệp vụ của phòng để phục vụ công tác quản trị điều hành của Chi nhánh
Thứ tư, thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, rèn luyện, đào tạo
cán bộ về năng lực, chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường,giữ uy tín, hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp về Chi nhánh Nghiên cứu, đề xuất ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ mà phòng được giao quản lý
Cuối cùng, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Chi nhánh theo
qui trình nghiệp vụ Bên cạnh đó, luôn có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết,vững mạnh, tích cực tham gia các phong trào thi đua Thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ để góp phần phát triển nguồn nhân lực của Chi nhánh
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng BIDV – chi nhánh Quang Trung từ năm 2010 đến năm 2012.
2.1.3.1 Công tác tín dụng
Hoạt động tín dụng là một hoạt động quan trọng nhất để tạo ra lợi nhuậncho NH Trong những năm qua, Chi nhánh đã xây dựng mức tăng trưởng tíndụng phù hợp với quy mô và tập trung nâng cao chất lượng tín dụng Với nguồnvốn huy động khá lớn và ổn định, Chi nhánh đã thỏa mãn được những nhu cầuvay vốn hợp lý cho các bạn hàng chiến lược và các khách hàng có quan hệ tíndụng với NH