Giám sát RRTD

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 29)

NH cần phải chủ động giám sát tín dụng để phát hiện rủi ro tiềm ẩn. Giám sát RRTD nhằm duy trì RRTD ở mức độ kỳ vọng, giảm thiểu tốn thất RRTD và không để NH rơi vào tình trạng đổ vỡ. Việc giám sát tín dụng được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần tùy theo mức độ an toàn của khoản vay. Trong cơ chế giám sát, NH thường thực hiện kiểm tra

nhiều khía cạnh : việc sử dụng vay vốn sau khi giải ngân, hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, chất lượng và điều kiện của tài sản bảo đảm, việc thực hiện kế hoạch trả nợ.... Tăng cường kiểm tra giám sát sau khi phát hiện ra những dấu hiệu không lành mạnh liên quan đến khoản tín dụng của NH.

Giám sát tín dụng giúp cho nhà quản lý phát hiện ra RRTD một cách nhanh chóng, sớm đánh giá được rủi ro tiềm ẩn rủi ro đối với NH, từ đó đề ra các biện pháp chống kịp thời.

Áp dụng các biện pháp hạn chế RRTD:

Trích lập dự phòng rủi ro

NH phải lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất. Dựa trên tỷ lệ rủi ro chấp nhận và danh mục các khoản cho vay rủi ro, NH lập quỹ dự phòng. Các khoản dự phòng được trích lập đối với các khoản nợ từ nhóm nợ cần chú ý đến nhóm nợ có khả năng mất vốn theo tỷ lệ tăng dần theo điều 6, 7 quyết định 493 – NHNN.

Chứng khoán hóa các khoản vay

Chứng khoán hóa các khoản cho vay là một phương pháp hạn chế rủi ro đơn giản của NH. Chứng khoán hóa đòi hỏi NH phải dành riêng một số các khoản cho vay và bán ra thị trường các chứng khoán được phát hành trên các khoản cho vay đó. Khi người đi vay hoàn trả vốn vay và lãi cho NH, NH sẽ chuyển khoản thanh toán này cho người sở hữu những chứng khoán nói trên. Về bản chất, các khoản cho vay của NH đã chuyển thành chứng khoán tự do mua bán. Về phần mình, NH sẽ nhận lại phần vốn đã bỏ ra để có các tài sản đó và sử dụng nguồn vốn này để tạo ra những tài sản mới. Việc đầu tư thông qua hoạt động chứng khoán hóa giúp NH đa dạng hóa, giảm rủi ro, giảm các chi phí liên quan đến việc giám sát các khoản vay.

Bán các khoản cho vay

NH bán nợ vẫn giữ quyền phục vụ đối với các khoản cho vay được bán. Với quyền này thì NH có thể thu thập từ lệ phí quản lý các khoản vay từ việc thu nợ, NH cũng đồng thời giám sát hoạt động của người đi vay nhằm đảm bảo rằng người đi vay tôn trọng mọi điều khoản của hợp đồng vay vốn. Việc bán các khoản cho vay cũng làm cho tốc độ tăng tài sản của NH, điều này giúp cho nhà quản lý duy trì tốt sự cân bằng giữa tốc độ tăng nguồn vốn và RRTD.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w