c. Xử lý rủi ro tín dụng
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
Qua kinh nghiệm của một số ngân hàng trong quản trị rủi ro tín dụng, có thể rút ra một số bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam:
Thứ nhất là tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của các ngân hàng bảo lãnh, các tổ chức mua bán nợ, kinh doanh rủi ro góp phần tăng cường các biện pháp, giải pháp trong hoạt động tài trợ rủi ro đồng thời góp phần phát triển đầy đủ các thị trường.
Thứ hai là xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro độc lập, đảm bảo tính độc lập giữa CBTD, cán bộ quản lý tín dụng với cán bộ quản lý rủi ro, cán bộ rủi ro.
Thứ ba là thực hiện cải tổ các yếu tố có ảnh hưởng tác động đến năng lực quản trị rủi ro, bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lược, mục tiêu và chính sách quản trị rủi ro.
Thứ tư là xây dựng thị trường mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của NH.
Thứ năm là thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD cho cán bộ thẩm định RRTD, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị RRTD.
Thứ sáu là chú trọng hơn đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường RRTD, thực hiện chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng.
Tóm tắt chương 1
Nhìn chung trong chương 1 đã làm rõ được cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại như khái niệm, đặc trưng, rủi ro, hậu quả và nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, các chỉ tiêu đo lường, các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi RRTD , đồng thời cũng nêu ra những kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đây là những cơ sở lý luận quan trọng để cho chuyên đề vận dụng vào giải thích thực trạng RRTD và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế RRTD tại ngân hàng BIDV chi nhánh Quang Trung trong chương 2.
CHƯƠNG 2