c. Xử lý rủi ro tín dụng
1.4.1.1. Kinh nghiệm của cộng hoà liên bang Đức về mô hình đảm bảo tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh NH, dù có quản trị tốt đến đâu thì vẫn luôn xuất hiện RRTD, vẫn tồn tại những khoản vay có vấn đề. Do đó, NH bắt buộc phải tìm kiếm ra những giải pháp nhằm thu hồi lại những khoản nợ xấu này. Theo các cách như: phát mại tài sản đảm bảo, thu lại số dư tiền gửi tại NH, dùng quỹ dự phòng RRTD để bù đắp, khởi kiện…
Trước khi tiến hành bất kỳ phương án xử lý RRTD nào, NH cần cân nhắc kỹ càng, dựa trên nguyên tắc : tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi đầy đủ nợ đã cho vay, đồng thời tạo cơ hội cho cả NH và khách hàng có thể duy trì hoạt động tiếp theo một cách bình thường.
1.4 Kinh nghiệm phòng ngừa và hạn chế RRTD của một số ngânhàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam. hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.
1.4.1. Phòng ngừa và hạn chế RRTD của một số ngân hàng trên thếgiới giới
1.4.1.1. Kinh nghiệm của cộng hoà liên bang Đức về mô hình đảm bảo tíndụng dụng
Cộng hoà liên bang Đức áp dụng phổ biến và khá thành công với hình thức bảo lãnh- là bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh. Ngân hàng bảo lãnh ở Đức được thành lập và hoạt động theo luật công ty với chức năng chủ yếu là bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ngân hàng trong trường hợp các doanh nghiệp này hoạt động tốt, nhưng khi vay vốn không đủ tài sản thế chấp và đề
nghị ngân hàng bảo lãnh đứng ra bảo lãnh phần tiền vay thiếu TSTC. Nguồn thu chủ yếu của ngân hàng bảos lãnh là: Kinh doanh chứng khoán có giá; lệ phí 1% giá trị bảo lãnh và hoa hồng bảo lãnh hàng năm. Theo quy định, khi có rủi ro trong cho vay thì ngân hàng bảo lãnh chịu 80%, ngân hàng cho vay chịu 20%.
Để được bảo lãnh, các doanh nghiệp phải gửi toàn bộ hồ sơ xin vay ðến ngân hàng bảo lãnh. Sau khi thẩm định toàn diện dự án vay vốn và khả năng trả nợ, hiệu quả kinh tế, giá trị TSTC. Nếu thấy phương án vay vốn tốt, nhưng giá trị TSTC nhỏ hơn tiền vay thì DN được chấp thuận bảo lãnh. Ngân hàng bảo lãnh có mối liên hệ chặt chẽ với Bộ tài chính, Bộ kinh tế để được hỗ trợ và bảo lãnh lại. Ngoài ra còn các đối tác khác tham gia cấp vốn, tư vấn, quan hệ công việc và khách hàng xin bảo lãnh, đó là ngân hàng tín dụng tái thiết, các NHTM và các quỹ tiết kiệm, các DN vừa và nhỏ.
Ngân hàng bảo lãnh ở Cộng hoà liên bang Đức đã hỗ trợ tích cực cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN vừa và nhỏ, góp phần làm đa dạng hoá thị trường vốn ở nước này và một vai trò quan trọng đối với hoạt động tín dụng của các NHTM đó là giúp các ngân hàng trong việc quản trị rủi ro tín dụng.