Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
2,06 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BỘ MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CN MÁC LÊ-NIN …. …. TÊN TIỂU LUẬN: GV hướng dẫn:Th.S Nguyễn Thị Chính Nhóm thực hiện: nhóm 5, lớp dhkd6 TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2010 1 Lời nói đầu: ất nước ngày càng phát triển kéo theo những thay đổi tích cực và tiêu cực của xã hội. Đời sống con người hoàn hảo hơn, bên cạnh đó nhiều vấn nạn vẫn tiếp tục diễn ra mà nổi bật hơn cả là nạn “Bạo lực gia đình” – một vấn nạn mà xã hội chúng ta chưa có tiếng nói chung. Đ Bản thân chúng ta nên nhìn nhận thế nào về vấn đề ấy? Bằng sự quan sát và nhìn nhận từ thực tiễn, bằng tất cả những tâm tư, tình cảm, chúng tôi xin bày tỏ ý kiến của mình qua bài tiểu luận này. Mỗi người chúng ta sẽ có những suy nghĩ và nhìn nhận riêng. Nhưng chúng tôi mong rằng qua bài thuyết trình này, chúng ta sẽ rút ra được những ý kiến và cảm nhận đúng đắn nhất. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM, khoa Lý luận-Chính trị cùng giáo viên bộ môn: “những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-LêNin” đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành bài tiểu luận này. Đây là lần đầu tiên chúng tôi làm tiểu luận nên sẽ có những sai sót, kính mong quý thầy cô cùng các bạn sẽ thông cảm và đưa ra những nhận xét thiết thực để chúng tôi rút kinh nghiệm và sửa chửa. Tập thể nhóm 5 – Lớp DHKD6 2 MỤC LỤC Lời nói đầu Trang 2 I. Mở đầu Trang 4 1.1.Đặt vấn đề Trang 4 1.2.Mục đích-yêu cầu Trang 4 1.3.Đối tượng Trang 4 1.4.Phương pháp nghiên cứu Trang 4 1.5.Phạm vi nghiên cứu Trang 4 II.Nội dung tiểu luận Trang 5 2.1.Cơ sở lý luận Trang 6-9 2.2.Nội dung chủ yếu Trang 9 2.2.1. Thực trạng bạo lực thể chất với phụ nữ và trẻ em Trang 9-13 2.2.2. Nguyên nhân Trang 13-14 2.3.Định hướng giải quyết Trang 15-16 III.Kết luận-Kiến nghị Trang 16-18 Tài liệu tham khảo Trang 19 Phần I. MỞ ĐẦU 3 1.1 Đặt vấn đề: Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng nhân cách và tâm hồn của mỗi người, là “thiên đường”- nơi mang đến sự yên bình và an toàn cho mỗi thành viên – nơi ấp ủ bao hoài bão, chấp cánh những ước mơ. Ấy thế nhưng ở đâu đó, gia đình lại đang là “địa ngục” – nỗi đau của các cuộc bạo hành. Bạo lực gia đình đang là 1 vấn nạn lớn của xã hội và đang có xu hướng ngày càng gia tăng mà nạn nhân chủ yếu của BLGĐ lại là phụ nữ và trẻ em. Chúng ta ai cũng biết rằng bạo lực trong gia đình không những làm tổn thương, tổn hại đến sức khỏe, thể xác, tinh thần của nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của những người xung quanh và tác động đến cả xã hội. BLGĐ đang là 1 vấn đề đáng báo động. Thực trạng ấy không chỉ diễn ra ở các nước lạc hậu, kém phát triển, mà ngay cả ở những nước đang phát triển và phát triển, không phân biệt thành phần gia đình, tuổi tác, nghề nghiệp, dù ở nông thôn hay thành thị thì nạn BLGĐ vẫn có thể diễn ra mà hậu quả nó để lại là hết sức nặng nề-những cơn đau dai dẳng, những nỗi buồn có thể kéo dài cả một đời người. Với mong muốn góp một phần công sức nho nhỏ của mình vào công cuộc chống bạo lực gia đình, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay”. 1.2 Mục đích yêu cầu - Phản ánh thực trạng nạn bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay. - Nêu lên nguyên nhân, kết quả của nạn BLGĐ - Những vấn đề đặt ra trước nạn BLGĐ và định hướng giải pháp - Kết luận và kiến nghị. 1.3 Đối tượng: - Đối tượng nghiên cứu: nạn bạo lực gia đình - Đối tượng hướng tới: toàn xã hội 1.4 Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp duy vật biện chứng. 1.5 Phạm vi nghiên cứu: - Nạn BLGĐ ở Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2010. Phần II.NỘI DUNG TIỂU LUẬN 4 2.1.Cơ sở lý luận: Khái niệm cặp phạm trù: a)Khái niệm về vật chất: Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. b)Khái niệm về ý thức: Ý thức là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người, bao gồm những tri thức, kinh nghiệm, những trạng thái tình cảm, ước muốn, hy vọng, ý chí niềm tin…của con người trong cuộc sống. Ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội, là kết quả của quá trình phản ánh thế giới hiện thực khách quan vào trong đầu óc của con người. c) Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: Vật chất và ý thức tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau thông qua hoạt động thực tiễn; trong mối quan hệ đó vật chất giữ vai trò quyết định đối với ý thức. d) Gia đình là gì? Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Thực tế gia đình gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội. Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách kiếm sống, gia đình luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho các thành viên trong gia đình. Song để đưa ra được một cách xác định phù hợp với khái niệm gia đình, một số nhà nghiên cứu xã hội học đã đưa ra sự so sánh giữa gia đình loài người với cuộc sống lứa đôi của động vật, gia đình loài người luôn luôn bị ràng buộc theo các điều kiện văn hóa xã hội của đời sống gia đình ở con 5 người. Gia đình ở loài người luôn bị ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểm tra và sự tác động của xã hội; vì thế theo các nhà xã hội học, thuật ngữ gia đình chỉ nên dùng để nói về gia đình loài người. Thực tế, gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh học, tâm lý, văn hóa, kinh tế, khiến cho nó không giống với bất kỳ một nhóm xã hội nào. Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học khi xem xét về gia đình đều có thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, phù hợp với nội dung nghiên cứu phù hợp và chỉ có như vậy mới có cách tiếp cận phù hợp đến với gia đình. Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì vậy, có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người. e) Bạo lực là gì? Bạo lực là một phạm trù chỉ những hành vi đánh đập, gây tổn thương về cả mặt thể xác và tinh thần 6 f) Bạo lực gia đình là gì? Là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ với con cái hay ông bà, anh em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu cũng có xảy ra và được xếp vào nhóm các hành vi này. Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụ nữ- vợ hoặc mẹ của đối tượng, với nam giới họ là nạn nhân của bạo lực tinh thần nhiều hơn. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo không ngoại lệ giàu nghèo và trình độ học vấn cao hay thấp. - Tháng 12/1993: Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa về Bạo lực gia đình như sau: “Bất kì một hoạt động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lí hay những đau khổ của phụ nữ bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do và nó xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư”. - Ở Việt Nam: 21/11/2007 trong kì họp lần thứ hai của Quốc hội khóa XII đã thông qua bản dự thảo luật phòng chống bạo lực gia đình. Luật này đã đưa ra định nghĩa về bạo lực gia đình như sau: “Bạo lực gia đình là hành động cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về vật chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình”. Các hình thức bạo hành gia đình Phân chia theo kiểu bạo hành và đối tượng bị bạo hành + Phân chia theo kiểu bạo hành 7 • Bạo hành thể xác: Những hành vi như đá, đấm, tát tác động trực tiếp đến sức khỏe nạn nhân. Kiểu hành vi này hay xảy ra khi hai bên chênh lệch về sức mạnh thể chất như giữa chồng và vợ, bố mẹ và con cái hoặc con cái và bố mẹ già. • Bạo hành tình dục: Ép quan hệ tình dục khi bạn đời không muốn. Hành vi loạn luân giữa cha và con gái, hoặc mẹ và con trai, giữa anh chị em cũng được xếp vào loại này. • Bạo hành về tinh thần: Chửi bới, mắng nhiếc, im lặng, không nói chuyện trong thời gian dài… • Bạo hành xã hội: Ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, quản lí tiền bạc nhằm hạn chế các hoạt động xã hội mang tính chất cộng đồng. + Phân chia theo đối tượng bạo hành • Bạo hành vợ - chồng • Bạo hành với trẻ em • Bạo hành với người già Các hành vi và mức độ bạo lực thể chất xếp theo mức độ tăng dần + Thờ ơ + Ngắt, véo, gây đau + Đánh đau, gây thương tích ở những khu vực khó phát hiện + Xô đẩy, kiềm xiết + Giật kéo, lắc mạnh, rứt tóc + Tát, cắn + Đấm đá + Bóp cổ, ném đồ vật vào nạn nhân + Đánh đập nặng gây thương tích (gãy xương, chấn thương) + Quăng, ném nạn nhân + Đánh đá vùng bụng gây sẫy thai hoặc sinh con + Sử dụng hung khí có sẵn trong nhà tấn công nạn nhân + Gây thương tích nặng không cho nạn nhân chữa trị 8 + Hủy hoại hoặc làm biến dạng hình thể + Giết 2.2 Nội dung chủ yếu: 2.2.1 Thực trạng bạo lực thể chất đối với phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam: Bạo lực gia đình đang là một vấn đề có tính chất toàn quốc, được xem là đề tài thu hút giới nghiên cứu trong mọi lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Theo hội thảo “Thông tin đại chúng với việc hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình và buôn bán người" ngày12/12/2007, tại Hà Nội, do Trung tâm phụ nữ và phát triển – Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Bạo lực gia đình đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em là hiện tượng phổ biến trong tồn tại ở tất cả các nước. Bạo lực gia đình đã và đang tác động đến một bộ phận không nhỏ phụ nữ trên toàn thế giới và đang là một trở ngại lớn cho quá trình bình đẳng giới. Ở Việt Nam vấn đề bạo lực gia đình đang được quan tâm nhiều hơn khi ngày càng có nhiều người bị bạo lực gia đình được phát hiện với hậu quả để lại ngày càng nặng nề hơn. Theo báo cáo của Ủy ban dân số - gia đình và trẻ em Việt Nam năm 2006: 97% nạn nhân của bạo lực gia đình chính là những người phụ nữ. Họ là 9 những người yếu đuối về mặt sức khỏe hoặc mặt kinh tế nên thường phải gánh chịu những hậu quả nặng nề: chịu sự đánh đập, chửi mắng (bạo lực thể chất) Theo khảo sát gần đây của ủy ban các vấn đề của Quốc hội cho thấy 2.3% gia đình có hành vi bạo lực thể xác, 25% là bạo lực về tình cảm và còn 30% là bạo lực tình dục. • Đại tá Lê Việt Hùng, Phó giám đốc Công an TP Cần Thơ cho biết, năm 2008, TP Cần Thơ xảy ra trên 600 vụ BLGĐ, phổ biến là chửi bới, đánh đập, nhục mạ và cả án mạng Cũng theo ông Hùng, đây chỉ là con số mà cơ quan công an và các đoàn thể xã hội can thiệp và hòa giải thành công Và để thấy được thực trạng bạo lực thể chất ở Việt Nam hiện nay diễn ra như thế nào và hậu quả của nó ra sao thì chúng ta có thể thấy qua những con số thống kê về các mặt. a) Về mặt sức khỏe và tính mạng Bạo lực thể chất gây ảnh hưởng hết sức to lớn đến sức khỏe và tính mạng của nạn nhân bị bạo lực. Bị đánh đập, hành hạ về mặt thể xác khiến cho nạn nhân suy giảm sức khỏe, mất khả năng lao động và có thể dẫn tới một số bệnh như tâm thần hoặc cũng có thể bị giết hoặc tìm một số cách tự tử. b) Tình trạng gia đình tan vỡ Ngày nay, bạo lực trong gia đình khiến cho tỉ lệ li hôn ngày càng tăng cao. Nhất là những phụ nữ ở các thành phố lớn hoặc có trình độ dân trí cao thường chọn cho mình phương án giải thoát khỏi bị đánh đập hành hạ bằng con đường li hôn. • Theo số liệu của Bộ Công An thống kê năm 2004, số vụ li hôn tại Việt Nam có chiều hướng tăng nhanh. Năm 1991 có 22.634 vụ li hôn thì 8 năm sau đó, năm 2000 đã lên tới 30.000 vụ. Trên 70% trong số đó là bạo lực gia đình. • Theo Tòa án nhân dân tối cao thống kê từ năm 2000 đến năm 2005, Tòa án các cấp đã xử lí 186.954 vụ li hôn do bạo lực trong gia đình trong đó đánh đập ngược đãi chiếm tới 53,1% trong tất cả các nguyên nhân. 10 [...]... bộ nội lực bản thân người bị bạo hành Họ là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của nạn bạo hành mà nạn bạo hành như chúng ta đã biết chỉ có thể được phát hiện khi chính những nạn nhân đó lên tiếng Vì vậy bản thân người bị bạo hành cần phải nổ lực để có thể tự bảo vệ bản thân mình và tham gia vào công cuộc chống nạn bạo hành gia đình - Năm là: Thực hiện các biện pháp hỗ trợ nạn nhận bị bạo lực thể... trên toàn quốc năm 2008, ở Việt Nam có 21,2% số cặp vợ chồng đã trải qua một trong những hình thức bạo lực gia đình như bị la mắng, đánh đập, nhục mạ Nhưng đâu chỉ có thế! Những vụ án mạng từ những mâu thuẫn nhỏ trong gia đình xảy ra mỗi lúc một gia tăng Từ đó cho thấy, nạn bạo lực trong gia đình đang trở thành một vấn đề nhức nhối trên toàn cầu và ở Việt Nam cũng vậy Bạo lực gia đình đã và đang để lại... quan tâm giải quyết 2.3 Định hướng giải quyết Để công tác phòng chống bạo lực trong gia đình đạt được hiệu quả thì cần phải có những biện pháp cụ thể như: - Một là: Huy động sức mạnh dư luận xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình Dư luận xã hội sẽ có tác dụng hết sức to lớn trong công tác 14 phòng chống nạn bạo hành trong gia đình bởi vì nếu có sự góp sức hỗ trợ của toàn thể nhân dân thì mọi vấn đề... chỉ đối với nạn nhân bị bạo lực mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự và sự yên bình của toàn xã hội Bình đẳng giới liệu có được không trong khi nạn bạo hành gia đình ngày càng gia tăng? Đây là một câu hỏi cần được mọi người trả lời Như chúng ta đã biết, phụ nữ và trẻ em luôn là những người chịu hậu quả của nạn BLGĐ Nạn BLGĐ diễn ra không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến tinh... rằng các hình thức xử lí đối với những đối tượng gây ra bạo lực trong gia đình mới chỉ dừng lại ở mức cảnh cáo, khuyên răn, giáo dục Và chỉ khi nào nạn nhân được chứng minh là thương tích 11% trở lên mới truy cứu trách nhiệm Song không phải lúc nào nạn nhân cũng được đi giám định, cơ sở y tế địa phương cũng không đủ khả năng Vì vậy bạo lực gia đình vẫn là một vấn đề hết sức bức xúc, cần được quan tâm... người đời chê cười, gia đình chồng dè bỉu, có khi về nhà còn bị chồng đánh nhiều hơn Và một công an huyện ở tỉnh Thái Bình còn cho rằng: xung đột gia đình chỉ nên tự giải quyết trong gia đình và chín bỏ làm mười cho gia đình trong ấm ngoài êm Chỉ những người không biết suy nghĩ mới đi trình báo chính quyền f) Hình thức xử lí còn nhẹ đối với những người gây ra bạo lực Như chúng ta ai cũng đều có thể... Sáu là: Giúp các nạn nhân tìm ra nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình để có thể tìm biện pháp điều chỉnh - Bảy là: Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo, tivi …) liên tục và thường xuyên để cung cấp địa chỉ các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình Điều này sẽ giúp các nạn nhân biết được nếu họ cần sự giúp đỡ họ có thể tìm đến đúng nơi cần thiết 15 PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Theo... huấn phòng chống nạn bạo lực gia đình 17 -Đối với nhà nước: các bộ ngành, đoàn thể cần có chính sách,biện pháp cụ thể,nhằm giải quyết các vấn đề đó.Cần phải đề ra các hình phạt,biện pháp xử lí cụ thể đối với các hành vi xâm phạm đến thân thể,danh dự,nhân phẩm của con người Hoàn thiện hệ thống các bộ luật phòng chống BLGĐ Hi vọng trong một tương lai không xa, tình trạng bạo lực gia đình sẽ không còn... Hai là: Nâng cao chương trình toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư - Ba là: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về phòng chống bạo lực trong gia đình đồng thời cũng cần phải tuyên truyền giáo dục pháp luật sâu rộng trong mọi tầng lớp dân cư Bên cạnh đó cũng cần nêu lên những hậu quả của nạn bạo hành trong gia đình Từ hình thức tuyên truyền sẽ tác động vào ý thức của mọi người dân,... tế đã khiến cho những người bị lệ thuộc phải cam chịu bởi họ không phải là người nắm giữ về kinh tế c) Do vấn đề về tâm lí Những vết thương về tâm lí trong quá khứ đã ảnh hưởng đến hành vi trong hiện tại của mỗi con người - Đối với nam giới: nếu trước đây cha của họ có những hành vi bạo lực với các thành viên trong gia đình thì khi họ lập gia đình cũng dễ dàng lặp lại những hành vi đó đối với vợ con . chống bạo lực gia đình, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay . 1.2 Mục đích yêu cầu - Phản ánh thực trạng nạn bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay. . thuẫn nhỏ trong gia đình xảy ra mỗi lúc một gia tăng. Từ đó cho thấy, nạn bạo lực trong gia đình đang trở thành một vấn đề nhức nhối trên toàn cầu và ở Việt Nam cũng vậy. Bạo lực gia đình đã và. định nghĩa về bạo lực gia đình như sau: Bạo lực gia đình là hành động cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về vật chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình . Các