Giải pháp phát triển bền vững đi đôi bảo vệ môi trường không khí tại uông bí quảng ninh

73 960 0
Giải pháp phát triển bền vững đi đôi bảo vệ môi trường không khí tại uông bí quảng ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤCLời cam đoan2Danh mục các chữ viết tắt3Danh mục bảng, biểu và mô hình3Lời mở đầu4CHƯƠNG I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ THỊ XÃ UÔNG BÍ61.1. Ô nhiễm môi trường không khí với yêu cầu phát triển bền vững61.1.1. Yêu cầu phát triển bền vững (PTBV)61.1.2. Bền vững về môi trường91.1.3. Ô nhiễm môi trường không khí, yếu tố ảnh hưởng đến bền vững môi trường131.1.3.1. Ô nhiễm môi trường131.1.3.2. Ô nhiễm không khí và các yếu tố ảnh hưởng.141.2. Sự cần thiết chống ô nhiễm môi trường không khí ở thị xã Uông Bí.161.2.1. Giới thiệu chung về thị xã Uông Bí.161.2.2. Mục tiêu PTBV thị xã Uông Bí và yêu cầu chống ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường khí bụi nói riêng.191.2.2.1. Mục tiêu PTBV thị xã Uông Bí191.2.2.2. Yêu cầu bảo về môi trường không khí trong chiến lược PTBV thị xã.201.2.3. Các yếu tố tiềm ẩn bùng phát ô nhiễm môi trường không khí thị xã Uông Bí.221.2.3.1. Hoạt động vận chuyển than.221.2.3.2. Hoạt động của các nhà máy nhiệt điện231.2.3.3. Hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng.231.2.3.4. Hoạt động giao thông vận tải.241.2.4. Dự báo biến đổi chất lượng môi trường không khí thị xã đến năm 2020251.2.5. Kết luận về sự cần thiết chống ô nhiễm môi trường không khí thị xã Uông Bí.27CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ, QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ THỊ XÃ UÔNG BÍ.292.1. Công tác chống ô nhiễm môi trường không khí ở thị xã Uông Bí thời gian qua.292.1.1. Các chủ trương chính sách.302.1.2. Thực trạng công tác quản lý ô nhiễm môi trường không khí thời gian qua322.1.2.1. Bộ máy quản lý322.1.2.2. Các hoạt động chống ô nhiễm332.1.3. Kết luận về công tác chống ô nhiễm môi trường không khí ở thị xã Uông Bí thời gian qua.372.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí thị xã.382.2.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nói chung.382.2.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí tại các khu vực trên địa bàn.392.2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí tại khu vực khai thác than.392.2.2.2. Hiện trạng môi trường khu vực đô thị.412.2.2.3. Hiện trạng môi trường các khu du lịch.422.3. Nguồn gốc ô nhiễm môi trường không khí thị xã.432.3.1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí từ hoạt động kinh tế xã hội.432.3.1.1 Hoạt động sản xuất công nghiệp.432.3.1.2. HĐ giao thông đường bộ và xây dựng cơ sở hạ tầng của các dự án462.3.1.3. Các bãi rác thải472.3.1.4. HĐ sinh hoạt của người dân.472.3.2. Đánh giá tình trạng ô nhiễm không khí482.3.2.1. Ô nhiễm bụi482.3.2.2. Ô nhiễm khí thải502.3.2.3. Tiếng ồn TCCP: 60dba (TCVN 5949 1998)512.4. Kết luận về tình trạng ô nhiễm môi trường không khí thị xã Uông Bí.512.4.1. Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí512.4.2. Nguyên nhân522.4.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí đến mục tiêu phát triển bền vững thị xã Uông Bí53CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ NHẰM MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ XÃ UÔNG BÍ.553.1 Quan điểm chống ô nhiễm môi trường không khí ở Uông Bí.553.2. Mục tiêu chống ô nhiễm môi trường không khí563.3. Các giải pháp573.3.1. Công tác quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã Uông Bí đến 2020573.3.1.1 Sự cần thiết.573.3.1.2. Một số kiến nghị điều chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường Uông Bí.583.3.1.3. Một số giải pháp thúc đẩy quá trình thực hiện QH bảo vệ môi trường Uông Bí.613.3.2 Thay đổi về cơ chế chính sách quản lý môi trường.623.3.2.1. Thực trạng về pháp luật môi trường ở Việt Nam.633.3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện khung pháp luật về môi trường ở Việt Nam hiện nay.663.3.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách đối với thị xã Uông Bí.683.3.3. Tăng cường huy động vốn đầu tư bảo vệ môi trường.723.3.4Ứng dụng khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất.743.3.5 Giải pháp về tổ chức quản lý ô nhiễm không khí:793.3.5.1. Vấn đề về bộ máy quản lý môi trường.793.3.5.2. Vấn đề theo dõi quan trắc phát hiện ô nhiễm813.3.5.3. Vấn đề xử lý vi phạm ô nhiễm không khí833.3.6 Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường không khí843.3.6.1. Nhiệm vụ của công tác xã hội hoá HĐ bảo vệ môi trường.853.3.6.2. Hình thức tham gia.873.3.6.3. Các giải pháp xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.88Kết luận.91Danh mục tài liệu tham khảo.92

MỤC LỤC Có rất nhiều hình thức ô nhiễm môi trường là: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm sóng… Ô nhiễm không khí chính là một dạng của ô nhiễm môi trường, là một hình thức ô nhiễm rất phổ biến và có tác hại nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Trong số các loại ô nhiễm môi trường thì ô nhiễm không khí là dễ lan truyền nhất, chỉ một lượng nhỏ khí thải độc hại được thải vào bầu không khí thì sẽ được lan truyền đi rất nhanh, tác hại trở nên rất khó kiểm soát. Ô nhiễm không khí đặc biệt do tác động xấu của con người trong khai thác tự nhiên cũng đã kéo theo rất nhiều những tác động nghiêm trọng khác nữa đối với đời sống của chính con người 9 Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế thì các nước đang phát triển ngày nay đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra khá trầm trọng. Thực tế cho thấy là nhiều nước đang phát triển đã thực sự bị dồn vào thế buộc phải chống lại nạn ô nhiễm công nghiệp. Các nhà máy đang hoạt động sạch hơn so với 1 thập kỷ trước đây, và tổng phát thải đang bắt đầu giảm kể cả ở những vùng mà công nghiệp đang tiếp tục tăng trưởng rất nhanh. Đã bắt đầu có các hoạt động làm sạch môi trường do các nước đang phát triển cho rằng lợi ích của việc kiểm soát ô nhiễm lớn hơn rất nhiều so với các chi phí. Sự nhận thức này đã thúc đẩy nhiều nước thông qua các chiến lược đổi mới lôi kéo sự tham gia của cộng đồng, các nhà đầu tư và các nhà cải cách chính sách kinh tế vào trận chiến chống lại nạn ô nhiễm môi trường. Về phần mình, những cơ sở gây ô nhiễm cũng khám phá ra rằng không có chỗ cho họ ẩn nấp nữa và cũng chứng tỏ rằng họ cũng có thể giảm ô nhiễm một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo sản xuất có lãi nếu những người làm quản lý môi trường đưa ra những khích lệ đích đáng. Ô nhiễm công nghiệp vẫn tiếp tục là một cái giá quá đắt đối với các nước đang phát triển nhưng không có lý do gì để tiếp tục coi ô nhiễm công nghiệp như là cái giá phải trả cho sự phát triển. Phát triển bền vững hơn lúc nào hết đã khẳng định trở thành sự lựa chọn chiến lược hết sức đúng đắn. Uông Bí là một thị xã nằm ở phía tây của vùng mỏ Quảng Ninh có trữ lượng than đá rất lớn (690 triệu tấn, chiếm 46% lượng than toàn tỉnh Quảng Ninh). Cũng giống như nhiều địa phương khác trong tỉnh, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng than, nhiệt điện thì môi trường Uông Bí đang bị ô nhiễm trầm trọng. Trong đó, ô nhiễm không khí là hình thức ô nhiễm nổi cộm và có tác động lớn nhất đối với cuộc sống của người dân nơi đây. Là sinh viên kinh tế, trong thời gian thực tập cuối khoá học được tiếp xúc với vấn đề rất đáng quan tâm này, em xin được đóng góp cái nhìn và một số ý kiến của bản thân góp phần thực hiện mục tiêu chống ô nhiễm môi trường không khí để Uông Bí có thể phát triển nhanh và bền vững tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của thị xã. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng môi trường và công tác quản lý bảo vệ môi trường, qua đó đưa ra đánh giá về những mặt đã làm được cũng như những vấn đề còn hạn chế của công tác môi trường thị xã Uông Bí. Từ đó, đề tài đề xuất một số giải pháp để chống ô nhiễm môi trường không khí nhằm hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững của Uông Bí, đô thị phía tây tỉnh Quảng Ninh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là môi trường không khí thị xã _một bộ phận quan trọng và còn nhiều yếu kém trong cực môi trường của quá trình phát triển bền vững Uông Bí. Đối tượng nghiên cứu cụ thể bao gồm: thực trạng môi trường không khí và công tác bảo vệ môi trường không khí Uông Bí thời gian qua. Trong phạm vi của đề tài không nghiên cứu tất cả vấn đề môi trường mà chỉ tập trung vào môi trường không khí, một bộ phận môi trường có tình trạng ô nhiễm nổi cộm nhất hiện nay tại Uông Bí. 4. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh và phương pháp thống kê….trên cơ sở lý thuyết đã được học và đặc biệt là thu thập số liệu thống kê tại cơ quan thực tập bao gồm các bản quy hoạch, báo cáo, Nghị quyết, Nghị định của Chính Phủ, Bộ kế hoạch & đầu tư, Sở tài nguyên và môi trường Quảng Ninh … 5. Kết cấu của đề tài. Bố cục đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Sự cần thiết của vấn đề chống ô nhiễm môi trường không khí thị xã Uông Bí. Chương 2: Thực trạng môi trường không khí, quản lý và bảo vệ môi trường không khí thị xã Uông Bí. Chương 3: Một số giải pháp chống ô nhiễm môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững thị xã Uông Bí. CHƯƠNG I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ THỊ XÃ UÔNG BÍ 1.1. Ô nhiễm môi trường không khí với yêu cầu phát triển bền vững 1.1.1. Yêu cầu phát triển bền vững (PTBV) Phát triển bền vững là một khái niệm được nảy sinh từ sau cuộc khủng hoảng môi trường và ngày càng trở thành trung tâm của sự phát triển trong mọi lĩnh vực khi xã hội bước vào thế kỉ 21. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một định nghĩa nào đầy đủ và thống nhất về PTBV. Theo Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) thì: PTBV là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. PTBV bao gồm 3 thành phần chính là: bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững về môi trường. Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu và được nhắc tới đầu tiên trong PTBV. Đó trước hết là sự phát triển về kinh tế để có thể đảm bảo cho những nhu cầu tối thiểu của con người. Tuy nhiên cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới thì PTBV còn đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Yếu tố mới được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít trong giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người. Khía cạnh xã hội của PTBV yêu cầu chú trọng vào sự phát triển công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân. Như vậy, trên khía cạnh xã hội PTBV bao hàm việc cải thiện giáo dục, chăm lo sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em, chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, tạo ra sự công bằng về quyền sử dụng ruộng đất, đồng thời xóa dần sự cách biệt về thu nhập cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội. Khía cạnh môi trường trong PTBV ngày nay không còn được coi là một vấn đề thứ yếu như trong một số thập niên của thế kỷ trước nữa. Bền vững môi trường đã trở thành một đòi hỏi cấp bách và tất yếu khi loài người đã đạt đến một sự phát triển kinh tế và xã hội nhất định. Cần duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất. Hình1. Mô hình phát triển bền vững Phát triển bền vững chính là trung tâm, là sự hài hoà của các giá trị kinh tế - xã hội - môi trường… trong quá trình phát triển. Mỗi mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội hay môi trường có vị trí riêng song nó được gắn liền với các mục tiêu còn lại. Sự hoà nhập hài hoà hữu cơ này tạo nên sự phát triển tối ưu cho cả nhu cầu hiện tại và tương lai vì xã hội loài người. Trong những năm qua ở nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển khác nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên đã bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Các nước đang phát triển chiếm ½ diện tích lục địa nhưng lại là nơi sinh sống của ¾ dân số thế giới, đây cũng là khu vực rất giàu tài nguyên thiên nhiên nhất là tài nguyên khoáng sản – cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng để phát triển công nghiệp. Việc khai thác và chế biến khoáng sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế ở các nước đang phát triển, đó là nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ. Việc khai thác các mỏ khoảng sản mà không chú trọng đến các biện pháp bảo vệ môi trường ở hầu hết các nước này đã làm cho nguồn nước, đất, không khí, sinh vật ở các khu vực có tài nguyên bị phá hoại trầm trọng. BỀN VỮNG KINH TẾ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG XÃ HỘI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Một trong những lý do dẫn đến PTBV trở thành một viễn cảnh “xa vời” của các nước đang phát triển như Việt Nam là do hệ thống chính sách và công cụ pháp luật chưa đồng bộ để có thể kết hợp hiệu quả giữa 3 mặt của sự phát triển bền vững: kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng có thể nói sự yếu kém về năng lực và hạn chế về kinh nghiệm của bộ máy lập pháp, hành pháp là một nguyên nhân chủ quan quan trọng. Cần khắc phục nhanh chóng điểm yếu này trong giai đoạn phát triển tiếp theo nếu các nước đang phát triển không muốn ngày càng gia tăng khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển. Phát triển bền vững là một nội dung rất rộng và có tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống xã hội. Sự quan trọng và phức tạp của nó đòi hỏi tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa ba lĩnh vực của PTBV: kinh tế, xã hội, môi trường. Không một quốc gia nào có thể đảm bảo sự phát triển bền vững cho riêng mình trong thế cô lập với phần còn lại của thế giới kể cả các nước phát triển. Trong một thời kỳ cụ thể, người ta có thể ưu tiên phát triển một mặt nào đó của PTBV, song mức độ và thời hạn của sự ưu tiên đó chỉ có giới hạn. Từ những bài học kinh nghiệm thực tiễn con người đã cảnh giác và tìm chiến lược phát triển mới, đúng đắn cho mình đó là: coi các vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường là ba yếu tố cấu thành của xã hội. PTBV trở thành nhu cầu cấp bách và xu thế phát triển tất yếu của hầu hết các nước trên thế giới. 1.1.2. Bền vững về môi trường Vấn để ô nhiễm môi trường đang từng ngày trở thành vấn đề đáng lưu tâm song song với sự đi lên nhanh chóng của nền kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người đang tăng lên không ngừng cùng với việc môi trường cũng ngày càng đứng trước những thách thức lớn hơn. Có thể khẳng định rằng tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần cho phát triển, chứ không đồng nghĩa với phát triển, nhất là PTBV. Môi trường tự nhiên và sản xuất xã hội quan hệ khăng khít, chặt chẽ, tác động lẫn nhau trong thế cân đối thống nhất: môi trường tự nhiên cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên, rất nhiều quốc gia phát triển chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại Môi trường và nhất là bền vững môi trường có vai trò quyết định đối với sự PTBV về KT -XH ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương vì: Thứ nhất, môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống. Hoạt động sản xuất là một quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật, sức lao động của con người để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Các hoạt động sống cũng vậy, con người cũng cần có không khí để thở, cần có nhà để ở, cần có phương tiện để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải trí, học tập nâng cao hiểu biết… Những cái đó không gì khác là các yếu tố môi trường. Như vậy, chính các yếu tố môi trường là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt động sống của con người. Hay nói cách khác môi trường là “đầu vào” của sản xuất và đời sống. Ngược lại, môi trường tự nhiên cũng lại là nơi chứa đựng, đồng hóa “đầu ra” các chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất và đời sống. Quá trình sản xuất thải ra môi trường rất nhiều chất thải (bụi, khí thải, nước thải, chất thải rắn). Trong các chất thải này có thể có rất nhiều loại độc hại làm ô nhiễm, suy thoái, hoặc gây ra các sự cố về môi trường. Quá trình sinh hoạt, tiêu dùng của xã hội loài người cũng thải ra môi trường rất nhiều chất thải. Những chất thải này nếu không được xử lý tốt cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Như vậy muốn môi trường bền vững thì phải làm thế nào để hạn chế được nhiều nhất các chất thải, đặc biệt là chất thải gây ô nhiễm, tác động tiêu cực đối với môi trường. Thứ hai, môi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển KT- XH. Phát triển KT-XH là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân cũng như của cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Trong hệ thống KT-XH, hàng hóa được di chuyển từ sản xuất đến lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, chất thải. Các thành phần đó luôn luôn tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Tác động của con người đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho quá trình cải tạo đó, nhưng cũng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển KT-XH thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên _đối tượng của sự phát triển KT-XH hoặc gây ra các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động KT-XH trong khu vực. Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây ô nhiễm môi truờng khác nhau: Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80% tài nguyên và năng lượng của loài người. Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh, hoạt động của quá nhiều các phương tiện giao thông vận tải đã tạo ra một lượng lớn chất thải độc hại vào môi trường (đặc biệt là khí thải). Hiện nay việc có được mua bán hay không quyền phát thải khí thải giữa các nước đang là đề tài tranh luận chưa ngã ngũ trong các hội nghị thượng đỉnh về môi trường, các nước giàu vẫn chưa thực sự chia sẻ tài lực với các nước nghèo để giải quyết những vấn đề có liên quan tới môi trường. Ô nhiễm do nghèo đói: Mặc dù chiếm tới 80% dân số thế giới, song chỉ sử dụng 20% tài nguyên và năng lượng của thế giới, nhưng những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con đường duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên: rừng, khoáng sản, đất đai… mà đa số các loại tài nguyên này không có khả năng hoàn phục. Nghèo đói là thách thức lớn nhất đối với công tác BVMT hiện nay. Do vậy, để giải quyết vấn đề môi trường, trước hết các nước nghèo phải giải quyết triệt để nghèo đói. Để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói đều tạo ra khả năng gây ô nhiễm môi trường, vấn đề ở đây là phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển và BVMT. Để PTBV không được khai thác quá mức dẫn tới hủy hoại tài nguyên, môi trường; thực hiện các giải pháp sản xuất sạch, phát triển sản xuất đi đôi với các giải pháp xử lý môi trường; bảo tồn các nguồn gen động vật, thực vật; bảo tồn đa dạng sinh học; không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân về BVMT Thứ ba, môi trường có liên quan tới tương lai của đất nước, dân tộc. Như trên đã nói, BVMT chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế cũng như xã hội được bền vững. KT-XH phát triển giúp chúng ta có đủ điều kiện để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc. Điều đó lại tạo điều kiện ổn định chính trị xã hội để KT-XH phát triển. BVMT là việc làm không chỉ có ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng hơn, cao cả hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai. Nếu một sự phát triển mang lại những lợi ích kinh tế trước mắt mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường, làm cho các thế hệ sau không còn điều kiện để phát triển mọi mặt thì sự phát triển đó không được gọi là bền vững. Thế hệ hôm nay không quan tâm tới, không làm tốt công tác BVMT, làm cho môi trường bị hủy hoại thì các thế hệ trong tương lai chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả do môi trường mang lại. 1.1.3. Ô nhiễm môi trường không khí, yếu tố ảnh hưởng đến bền vững môi trường. 1.1.3.1. Ô nhiễm môi trường Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên đã làm cho môi trường bị phá vỡ sự cân bằng và khả năng tự phục hồi vốn có của nó. Ô nhiễm môi trường chính là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học Gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác. Có rất nhiều hình thức ô nhiễm môi trường là: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm sóng… Ô nhiễm không khí chính là một dạng của ô nhiễm môi trường, là một hình thức ô nhiễm rất phổ biến và có tác hại nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Trong số các loại ô nhiễm môi trường thì ô nhiễm không khí là dễ lan truyền nhất, chỉ một lượng nhỏ khí thải độc hại được thải vào bầu không khí thì sẽ được lan truyền đi rất nhanh, tác hại trở nên rất khó kiểm soát. Ô nhiễm không khí đặc biệt do tác động xấu của con người trong khai thác tự nhiên cũng đã kéo theo rất nhiều những tác động nghiêm trọng khác nữa đối với đời sống của chính con người. 1.1.3.2. Ô nhiễm không khí và các yếu tố ảnh hưởng. Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa. Các dấu hiệu và tiêu chí đánh giá ô nhiễm môi trường không khí. Dấu hiệu: có thể phát hiện ra ô nhiễm không khí thông qua những dấu hiệu bất thường của một trong các yếu tố sau: sức khoẻ con người, đời sống sinh vật, khí hậu, hiệu ứng nhà kính, mưa axit, mỏng màn ozôn và ảnh hưởng lên vật liệu. Sự thay đổi của các yếu tố trên có thể được nhận thấy một cách dễ dàng nhưng cũng có thể phải cần đến những chuyên gia, các nhà khoa học với những thiết bị công nghệ đo lường hiện đại. Tiêu chí đánh giá ô nhiễm môi trường không khí: thường căn cứ trên 5 tiêu chí, bao gồm: Bụi có kích thước nhỏ hơn 10 micron (PM10), khí SO 2 , NO 2 , CO và O 3 . Trong đó bụi là chất ô nhiễm rất nguy hiểm vẫn ít được biết đến. Các hạt bụi kích thước nhỏ có khả năng đi sâu vào phổi và gây nên những bệnh về đường hô hấp rất nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong. Theo 1 nghiên cứu của ngân hàng thế giới năm 2000 cho thấy tại 4 thành phố lớn của Trung Quốc là Trùng Khánh, Bắc Kinh, Thượng Hải và Thẩm Dương mỗi thành phố đã có khoảng 10.000 người chết trước khi trưởng thành do bị nhiễm bụi. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng đều do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành. Tiêu chuẩn đang được áp dụng phổ biến hiện nay được ban hành vào ngày 25 tháng 6 năm 2002 (Quyết định 35/2002/QĐ-BKHCNMT về việc công bố danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng). QĐ này gồm 12 tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí. Có 2 nguồn gốc chính gây ô nhiễm môi trường không khí là nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. Nguồn tự nhiên: do các hoạt động như núi lửa, cháy rừng, bão bụi, và các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên gây nên. [...]... lên tại Uông Bí, lại là một sinh viên thuộc chuyên ngành kế hoạch phát triển em mong muốn thông qua chuyên đề thực tập của mình đóng góp một phần kiến thức để chống ô nhiễm môi trường không khí giúp thị xã thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững CHƯƠNG II THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ, QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ THỊ XÃ UÔNG BÍ 2.1 Công tác chống ô nhiễm môi trường không khí. .. đến môi trường không khí Tuy nhiên kết quả này cũng cho thấy cái nhìn toàn diện về các vấn đề môi trường không khí trong tương lai khu vực thị xã Uông Bí để từ đó có các giải pháp, QH và quản lý hiệu quả nhằm làm giảm các tác động tiêu cực của các hoạt động phát triển lên môi trường, trong đó có môi trường không khí 1.2.5 Kết luận về sự cần thiết chống ô nhiễm môi trường không khí thị xã Uông Bí Thực... đến bảo vệ môi trường …Chính phủ và các bộ ngành, địa phương hàng năm đều có kế hoạch bảo vệ môi trường như: đầu tư ngân sách, nhân lực cho các hoạt động bảo vệ môi trường, thường xuyên quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường, tiến hành thanh tra nhà nước về môi trường, mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, không ngừng giáo dục và nâng cao nhận thức cho toàn dân về bảo vệ môi trường, phát. .. xã hội - môi trường, chỉ có như vậy phát triển bền vững mới trở thành mục tiêu thực hiện được trong một thời gian không xa 1.2.4 Dự báo biến đổi chất lượng môi trường không khí thị xã đến năm 2020 Trong những năm tới cùng với sự phát triển của cả tỉnh Uông Bí sẽ ngày càng phát triển, mở rộng vì vậy việc đánh giá, dự báo tải lượng và xu hướng diễn biến môi trường nói chung và môi trường không khí nói... rằng nếu muốn phát triển bền vững thì không thể không chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường, môi trường chính là một cực quan trọng mà nếu thiếu thì hai cực kinh tế, xã hội còn lại cũng không thể bền vững được Có nhiều ý kiến của các nhà kinh tế môi trường cho rằng các chỉ số đo lường sự phát triển kinh tế hiện nay như GDP hay GNP đã không phản ánh đúng trạng thái thực của một nền kinh tế bền vững Nghĩa... thiếu tình bền vững Để theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững thì vấn đề đặt ra cho Uông Bí trước mắt và lâu dài là phải có các giải pháp, kế hoạch hành động thật cụ thể để vừa phát triển mạnh về kinh tế vừa đảm bảo ổn định môi trường và xã hội Cũng đã có khá nhiều các tác giả, những nhà khoa học chọn đề tài về môi trường thị xã làm vấn đề để nghiên cứu, tuy nhiên vấn đề ô nhiễm môi trường không khí vẫn... cung với sự phát triển quá nhanh của các ngành công nghiệp thì môi trường và hệ thống cơ sở hạ tầng đã không thể đáp ứng kịp yêu cầu cho sự phát triển đó Chính vì vậy môi trường của Uông Bí vẫn ngày càng bị ô nhiễm nặng nề hơn Công tác bảo vệ môi trường vẫn chỉ là sự hô hào của các cơ quan chuyên trách và sự cam kết còn mang nặng tính hình thức của các doanh nghiệp Các hoạt động bảo vệ môi trường chỉ... xã phát triển nhanh theo hướng bền vững với cơ cấu kinh tế hợp lý - Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, chú trọng nâng cao chất lượng sự nghiệp văn hoá – giáo dục – y tế… thực hiện tốt chính sách xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội - Môi trường được đảm bảo, giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc, các đi m nóng” về môi trường: Cải thiện chất lượng môi trường không khí. .. thống các đi u luật và duới luật còn thiếu và chưa rõ ràng Đi m yếu này và giải pháp khắc phục sẽ được bàn tới cụ thể hơn trong chương 3 dưới đây 2.1.3 Kết luận về công tác chống ô nhiễm môi trường không khí ở thị xã Uông Bí thời gian qua Thời gian qua Uông Bí đã có các chính sách và biện pháp để quản lý ô nhiễm môi trường, tuy nhiên công tác này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, PTBV... 2.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí thị xã 2.2.1 Hiện trạng ô nhiễm môi trường nói chung Môi trường Uông Bí hiện nay bị ô nhiễm nghiêm trọng trên tất cả phương diện: ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm rác thải rắn Ngoài các nguồn ô nhiễm do sinh hoạt phần lớn tác nhân gây ô nhiễm môi trường thị xã là do các hoạt động công nghiệp phát sinh do khai thác . tiêu phát triển bền vững thị xã Uông Bí. CHƯƠNG I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ THỊ XÃ UÔNG BÍ 1.1. Ô nhiễm môi trường không khí với yêu cầu phát triển bền vững 1.1.1 nhiễm môi trường không khí thị xã Uông Bí. Chương 2: Thực trạng môi trường không khí, quản lý và bảo vệ môi trường không khí thị xã Uông Bí. Chương 3: Một số giải pháp chống ô nhiễm môi trường. đất. Hình1. Mô hình phát triển bền vững Phát triển bền vững chính là trung tâm, là sự hài hoà của các giá trị kinh tế - xã hội - môi trường trong quá trình phát triển. Mỗi mục tiêu phát triển kinh tế,

Ngày đăng: 17/04/2015, 16:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Có rất nhiều hình thức ô nhiễm môi trường là: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm sóng… Ô nhiễm không khí chính là một dạng của ô nhiễm môi trường, là một hình thức ô nhiễm rất phổ biến và có tác hại nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Trong số các loại ô nhiễm môi trường thì ô nhiễm không khí là dễ lan truyền nhất, chỉ một lượng nhỏ khí thải độc hại được thải vào bầu không khí thì sẽ được lan truyền đi rất nhanh, tác hại trở nên rất khó kiểm soát. Ô nhiễm không khí đặc biệt do tác động xấu của con người trong khai thác tự nhiên cũng đã kéo theo rất nhiều những tác động nghiêm trọng khác nữa đối với đời sống của chính con người.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan