Vận dụng môt số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học làm văn nghị luận 9

15 1.4K 5
Vận dụng môt số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học làm văn nghị luận 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vận dụng môt số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học làm văn nghị luận 9 Tác giả:Ngô Thị Phượng Đơn vị:Trường THCS Lộc Ninh. 1. Vấn đề đặt ra: Trong nhà trường nói chung, trong trường THCS nói riêng. Ngữ văn là môn học trang bị cho học sinh những tri thức để đánh giá đúng các vấn đề về văn học. Vì vậy việc sử dụng phương pháp dạy học mỗi giáo viên cần vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học hiện có theo quan niệm dạy học tích cực kết hợp với các phương pháp dạy học hiện đại. Nếu trước đây giáo viên giảng cho hay, bình cho giỏi –Giáo viên là “chủ thể” của hoạt động thì giờ đây bằng “phân tích ngôn ngữ”, “rèn luyện theo mẫu”, “giao tiếp”, “hơp tác” học sinh tự hình thành kiến thức bài học –Học sinh là “chủ thể” của họat động học tập.Hiện nay trong giờ học Ngữ văn nói chung và phân môn làm văn nói riêng, thực chất là dạy học sinh hoạt động theo đặc trưng của môn học, học sinh được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức chỉ đạo, thông qua đó chủ động khám phá kiến thức Văn chương, kỹ năng tạo lập các kiểu văn bản, đồng thời bộc lộ quan điêm cá nhân, có kỹ năng làm việc độc lập, hợp tác để cùng nhau giải qu y ết những vấn đề mà giáo viên đặt ra. Người học giữ vai trò “trung tâm”tích c ực, chủ động trong quá trình học tập. Phương pháp dạy học “tích cực”có nhiều phương pháp khác nhau. Môn Ngữ văn, ở mỗi phân môn có phương pháp đặc thù riêng. Ở đây tôi chỉ nói đến một số phương pháp dạy học tích cực có thể vận dụng dạy phần Tập làm văn trong chương trình môn Ngữ văn THCS, đó là: - Phương pháp dạy học định hướng giao tiếp. -Phương pháp phân tích ngữ liệu mẫu. - Phương pháp dạy học hợp tác (phương pháp thảo luận nhóm). - Phương pháp rèn luyện theo mẫu.Vì vậy là một giáo viên đứng lớp làm thế nào để vận dụng tối ưu các phương pháp? Làm thế nào để phát huy được tính tích cực của học sinh khi học tập làm văn? Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng đánh giá rất caolứa tuổi học sinh trong nhà trường như sau: “Lứa tuổi học sinh rất nhạy cảm, thông minh lạ lùng lắm” Từ thực tế giảng dạy tôi xin đưa ra các giải pháp chứng minh cho vấn đề vừa nêu trên. 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: -Phạm vi nghiên cứu: Học sinhlớp 9 2 ,9 4 trường THCS Lộc Ninh. Thời gian: Giai đoạn 1: Từ 01/09/2011 đến cuối HK I Giai đoạn 2: Từ cuối HK I đến giữa HK II -Đối tượng nghiên cứu: Cách thức vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học làm văn nghị luận 9 Trường THCS LộcNinh. 3. Giải pháp hoặc tính mới, tính sáng tạo của đề tài: * Phương pháp dạy học định hướng giao tiếp: -Đây là phương pháp dạy học mới, hiện đại áp dụng trong dạy Tập làm văn rất hiệu quả, lại tăng tính thực tế. Dựa trên cơ sở nguồn gốc thực tiễn và mục đích giao tiếp của từng kiểu loại văn bản mà chọn những tình huống giao tiếp-đối thoại phù hợp rồi phân tích, tổng hợp và hình thành hiểu biết về kiểu loại văn bản. Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải gia công suy nghĩ, liên hệ sáng tạo để xây dựng những tình huống phù hợp, sinh động và kỹ năng dẫn dắt khéo léo để tổ chức học sinh tìm hiểu, phân tích tình huống từ đó hình thành khái niệm lý thuyết. Bước 1: Giáo viên lựa chọn các tình huống khác nhau. Bước 2: Học sinh tạo một đoạn hội thoại ngắn theo các tình huống mà giáo viên đưa ra. Xác định nội dung hội thoại, quan hệ giao tiếp giữa các nhân vật trong hội thoại? Ai ở vai trên? Ai ở vai dưới? Cách nói của mỗi nhân vật có phù hợp với nội dung, hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng và mục đích giao tiếp không? Bước 3:Học sinh thực hành hội thoại theo định hướng đã xác định ở bước 2. Bước 4:Học sinh đánh giá mức độ phù hợp hoặc chưa phù hợp của lời nói đối với vai xã hội và nêu tác dụng của đoạn hội thoại mới vừa tạo lập. Bước 5:Học sinh tự rút ra các khái niệm về các kiểu văn bản vừa tạo lập. * Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Phương pháp phân tích ngôn ngữ là phương pháp học sinh dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên tiến hành tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ, quan sát, và phân tích các hiện tượng đó theo định hướng của bài học từ đó rút ra lý thuyết hoặc thực hành ghi nhớ. Các thao tác cơ bản trong phân tích ngôn ngữ đó là: + Phân tích -phát hiện: Trên cơ sở các tài liệu mẫu, giáo viên nêu ra các câu hỏi để học sinh quan sát, tìm ra các đặc điểm của các hiện tượng, từ đó tự rút ra các nhận xét, kết luận về hiện tượng ngôn ngữ được học. + Phân tích -chứng minh: Giáo viên đưa ra các tài liệu có chứa các khái niệm, hiện tượng ngôn ngữ vừa học, yêu cầu học sinh vận dụng những tri thức mới học để phát hiện và chứng minh. + Phân tích -phán đoán: Là phương pháp củng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh, khác thao tác phân tích chứng minh ở chỗ không yêu cầu học sinh phải tái hiện lại định nghĩa, quy tắc m à chỉ y êu cầu học sinh phát hiện nhanh và dùng đúng các hiện tượng ngôn ngữ, các khái niệm đã học mà không cần giải thích tại sao. + Phân tích -tổng hợp: Học sinh vận dụng những kết quả phân tích để thẩm định, phân tích văn bản hoặc sử dụng chúng trong tạo lập văn bản nói, viết phù hợp mục đích giao tiếp. * Phương pháp dạy học hợp tác (thảo luận nhóm) -Dạy học hợp tác là phương pháp dạy học dựa trên sự tương tác giữa học sinh-học sinh (là chính) và tương tác giữa giáo viên-học sinh. Là phương pháp đòi hỏi có sự tham gia và hợp tác tích cực của các thành viên để tìm kiếm giải pháp cho một vấn đề, nhằm đạt được mục tiêu học tập. Trong phương pháp này giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh hợp tác nghiên cứu, tìm tòi thảo luận, tranh luận và cùng kết luận khái quát vấn đề. -Quá trình thực hiện tổ chức thảo luận nhóm cụ thể như sau: Bước 1:Thành lập nhóm: Giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức cho cả nhóm. Giáo viên hướng dẫn cách thức tổ chức nhóm, gợi ý và hướng dẫn học sinh tiến hành công việc theo thời gian cụ thể. Bước 2:Hoạt động nhóm: Nhóm trưởng phân công cho nhóm viên trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm (mỗi cá nhân đều có ý kiến). Nhóm trưởng kết luận, thống nhất bằng cách giơ tay. Giáo viên quan sát theo dõi và giúp đỡ các nhóm có vướng mắc. Bước 3:Thông báo kết quả: cử đại diện nhóm (hoặc giáo viên cử bất kỳ học sinh nào của nhóm) báo cáo kết quả làm việc trên giấy lớn hoặc trình bày miệng. Các nhóm khác bổ sung thống nhất ý kiến. Bước 4:Kết luận vấn đề: Giáo viên tổng kết, bổ sung và chuẩn xác kiến thức. Sau cùng là giáo viên nh ận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên khuyến khích các nhóm làm việc tốt, rút kinh nghiệm đối với các nhóm làm việc chưa tốt. -Để thực hiện tốt phương pháp này giáo viên nên xây dựng một số mô hình th ảo luận nhóm nhỏ như: + Mô hình 1: Phát biểu lần lượt (Mỗi người được phát biểu trong một khoảng thời gian nhất định). + Mô hình 2: Hiệp ý tay đôi (Hiệp ý theo từng đôi, sau đó đại diện từng đôi phát biểu). + Mô hình 3: Hoàn thiện từng bước (cá nhân chuẩn bị hiiệp tay đôi, hai cặp rà soát, cả nhóm hoàn thiện). -Những điều cần lưu ý khi vận dụng phương pháp hợp tác: + Vấn đề đưa ra thảo luận phải chính xác, rõ ràng. + Câu hỏi phải hợp lý, dựa trên thông tin mình muốn biết về một vấn đề cụ thể. + Đặt câu hỏi phải mang tính thách thức nhằm kích thích tư duy. + Tuyên dương câu trả lời đúng, khuyến khích sự nổ lực của học sinh khi trả lời sai. Giảm thiểu sự chê trách đối với nhóm (cá nhân) trả lời sai hoặc chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. * Phương pháp rèn luyện theomẫu: Phương pháp rèn luyện theo mẫu là phương pháp giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành phân tích và sản sinh văn bản theo những mẫu đã được lựa chọn. Các bước tiến hành phương pháp rèn luy ện theo mẫu: + Giáo viên lựa chọn mẫu theo yêu cầu và cung cấp cho học sinh. + Học sinh tiến hành phân tích mẫu. + Học sinh tự sản sinh văn bản theo mẫu. 4. Hiệu quả đem lại: Qua thời gian thực tế thực hiện tôi đã nhận thấy kết quả học tập rất rõ ràng ở học sinh. Nhìn chung các em đều rất tích cực học tập, các em đều tập trung suy nghĩ, tìm tòi đánh giá vấn đề, bài học. Không khí lớp học sôi nổi. Trong học tập không chỉ có hoạt động của giáo viên mà còn có hoạt động của học sinh. Vận dụng các phương pháp này vai trò độc tôn của người thầy giảm dần, thay vào đó là tăng cường hoạt động của học sinh. Giáo viên chỉ là người theo dõi, hướng dẫn, tác động tới quá trình hoạt động của học sinh. Bên cạnh đó tôi nhận thấy chất lượng dạy và học văn Nghị luận được nâng cao rõ rệt. Tôi thấy mình vững vàng hơn trong chuyên môn, tự tin hơn trong giạng dạy. Đối với học sinh, các em ý thức được tầm quan trọng của môn Ngữ văn, biết bày tỏ ý kiến, quan điểm, tư tưởng của mình một cách đúng đắn, biết đưa ra ý kiến thuyết phục, tích cực, chủ động tham gia thảo luận, tranh luận xây dựng bài. Từ đó phát triển đuợc tư duy [...]... thái độ học tập đúng đắn, các em yêu thầy mến bạn, ham thích đến trường góp phần thực hiện thành công phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực 5.3 Về triển vọng áp dụng và triển khai: Vận dụng các phương pháp dạy học trên không chỉ áp dụng cho việc dạy học phần Tập làm văn Nghị luận lớp 9 2 ,9 4 , mà còn có thể vận dụng cho cả quá trình dạy học Tập làm văn ở các khối 7, 8, 9 ở trường... hướng tới chân lý Văn học “Chắp đôi cánh” để các em đến với mọi thời đại văn minh, với mọi nền văn hóa, xây dựng trong các em niềm tin vào cuộc sống, hướng các em tới đỉnh cao của Chân, Thiện, Mỹ -Vì vậy việc vận dụng cácphương pháp tích cực vào trong quá trình dạy học làm văn tôi nhận thấy chất lượng môn Ngữ văn được nâng cao, đó cũng là tiền đề để nâng cao chất lượng ở các môn học khác, đặc biệt... vốn sống phong phú, đa dạng thích ứng với nhu cầu phát triển của xã hội -Dạy học làm văn Nghị luận theo hợp tác (thảo luận nhóm), giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt, logíc, lựa chọn vấn đề chính xác, rõ ràng, câu hỏi phải hợp lý phải mang tính thách thức tư duy của học sinh Giáo viên có thái độ khen, tuyên dương kịp thời, đúng lúc cần giảm thiểu sự chê trách đối với học sinh Từ đó giúp học sinh... quan điểm đúng đắn cho học sinh 5 Khả năng áp dụng cho đến thời điểm hiện tại: 5.1 Về tính mới và tính sáng tạo: -Dạy học làm văn Nghị luận theo định hướng giao tiếp, giáo viên phải gia công nghiên cứu để tìm ra nh ững tình hu ống giao tiếp hợp lý, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng đối tượng học sinh, giúp học sinh có kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách có hiệu quả trong những tình huống... thực tế áp dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu, giáo viên phải lựa chọn mẫu theo yêu cầu rèn luy ện và cung cấp cho học sinh -Học sinh nắm vững mẫu, theo yêu cầu của giáo viên các em tự sản sinh (tạo lập) văn bản và nắm vững đặc trưng các kiểu loại văn bản đã được học 5.2 Hiệu quả xã hội: - Văn học vốn rất gần gũi với cuộc sống, mà cuộc sông bao giờ cũng bề bộn và vô cùng phong phú Mỗi tác phẩm văn chương... và từ đó giúp học sinh rèn luyện phát triển tất cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết trong các hoạt động giao tiếp kích thích động cơ, nhu cầu giao tiếp phù hợp với thực tiễn xã hội -Về phương pháp phân tích ngôn ngữ, giáo viên cần đưa ra ngữ liệu mẫu chuẩn mực, hợp lý Học sinh vận dụng tri thức phân tích ngữ liệu mẫu để nắm được tri thức mới và phát triển tư duy sáng tạo, có tiềm năng vận dụng tri thức... thế hệ học sinh không chỉ thành thục về kỹ năng mà còn giàu có về cảm xúc, và tôi lại thấy mình sung sướng và hạnh phúc vì được cống hiến, góp sức mình làm đẹp cho đời, bản thân tôi luôn tạo điều kiện và cơ hội cho học sinh được tham gia chiếm lĩnh tri thức, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập, tạo cho học sinh tích cực tư duy, say mê học tập, yêu thích bộ môn, hoàn thiện năng lực văn chương,... chương là một mảng cuộc sống đã được nhà văn chọn lọc pnản ánh Vì vậy môn văn trong nhà trường có một vị trí rất quan trọng Nó là vũ khí thanh tao đắc lực có tác dụng sâu sắc đến tâm hồn tình cảm con người, nó bồi đắp cho con người trở nên trong sáng, phong phú và sâu sắc hơn M Góoc-ki nói: Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình v làm n ảy nở con người khát... các phương pháp dạy học trên không chỉ áp dụng cho việc dạy học phần Tập làm văn Nghị luận lớp 9 2 ,9 4 , mà còn có thể vận dụng cho cả quá trình dạy học Tập làm văn ở các khối 7, 8, 9 ở trường Trung học cơ sở . đến một số phương pháp dạy học tích cực có thể vận dụng dạy phần Tập làm văn trong chương trình môn Ngữ văn THCS, đó là: - Phương pháp dạy học định hướng giao tiếp. -Phương pháp phân tích ngữ. triển khai: Vận dụng các phương pháp dạy học trên không chỉ áp dụng cho việc dạy học phần Tập làm văn Nghị luận lớp 9 2 , 9 4 , mà còn có thể vận dụng cho cả quá trình dạy học Tập làm văn ở các. Vận dụng môt số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học làm văn nghị luận 9 Tác giả:Ngô Thị Phượng Đơn vị:Trường THCS Lộc Ninh. 1. Vấn đề đặt ra: Trong nhà trường nói chung, trong trường

Ngày đăng: 17/04/2015, 15:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan